Sunday, May 22, 2022

CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG VỀ VẾT XƯỚC XE VÀ CHIẾC PHONG BÌ NĂM TRIỆU - HẢI LAM

 


Trên đường phố, dưới cái nắng bỏng rát của tháng 7 quện vào cái khó chịu của thứ không khí đầy khói bụi, dòng xe nhích từng chút một. Giờ tan tầm, kết thúc sự tất bật ở cơ quan, ai cũng muốn tranh thủ từng phút để sớm về nhà, ở đó có một sự tất bật khác đang chờ họ. Ông lão đạp xích lô cũng hòa mình trong dòng chảy ấy.

Cái mệt đã thấm sâu vào từng nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Những giọt mồ hôi đã thấm đẫm tấm áo cũ sờn và chiếc khăn mặt vắt ngang nơi cổ. Ông lão đang gồng mình điều khiển chiếc xích lô trở đầy những thanh sắt dài 3m, nặng trịch.

HENRY MILLER NHÀ VĂN DUNG TỤC - VÕ CÔNG LIÊM


Giữa thế kỷ XX xuất hiện một tác giả khác đời, người đã gây ảnh hưởng không ít trong văn học thời bấy giờ,thay đổi cục diện văn chương Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới.  Một thứ văn chương đồi trụy,dâm dục,phi đạo đức làm thương tổn đến những nhà đạo đức học,luân lý học…

Đó là nhà văn Henry Miller(*)  Đời lên án ông gắt gao, cho ông là con người đảo khuynh; điều mà xưa nay người ta tránh nói tới thì nay ông mạnh dạn phanh phui,huỵch toẹt không ngại ngùng.  ”why not”!tại sao không!  Từ đó sinh ra hiện tượng Miller.  Một hiện tượng phủ nhận mọi tác quyền cũng như những ấn phẩm của ông.Hoa Kỳ và Anh quốc đồng loạt bôi bác,trù dập thứ văn chương dung tục như thế.  Vậy nguồn cơn nào đã đẩy ông vào con đường viết lách một cách bạo miệng bạo mồm như thế?

100 NĂM SAU VẪN BỒI HỒI "TÔI ĐI HỌC"


 “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”.

Đó là đoạn mở đầu bài văn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thường được nhắc đến mỗi khi bắt đầu năm học mới. Nếu tính từ ngày đầu đi học của nhà văn (sinh 1911), “buổi mai hôm ấy” đến nay cũng đã hơn 100 năm. Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi tìm lại ngôi trường làng 100 năm trước cậu học trò Trần Thanh Tịnh đã khởi đầu với bài Tôi đi học.