Saturday, May 5, 2012

Làm Tình Với Mùa Đông



Chiều hôm lái xe qua phố, ngỡ ngàng thấy đông trần truồng, khoe từng mảng thịt da căng mọng, hưng hức gợi tình.  Đông đứng đấy trơ trụi và kiêu hãnh đầy dục tính trong cái tiết trời giá lạnh của một mùa mới của đất trời.  Lần đầu tiên tôi bắt gặp đông trong một dáng vẻ kỳ lạ, đầy bí ẩn và quyến rũ như thế.

Hot Boy Nổi Loạn: Sài Gòn, Đĩ, Điếm và Tình Yêu




Sài Gòn: 

Qua bộ phim Hot Boy Nổi Loạn, Sài Gòn hiện lên với một dung nhan thật mới: đẹp lộng lẫy và lung linh, như một thiên đường. Trước đây, cách đây nhiều thập niên, Sài Gòn đã từng được ca tụng là Hòn Ngọc Viễn Đông. Bây giờ, “hòn ngọc” ấy sau những ngày tháng bị bỏ lu mờ, đã được mài giũa lại và lại hiện lên với một vẻ đẹp kỳ ảo hiếm có. Tôi đã thấy trong phim những ngôi nhà, những căn hộ với một dáng vẻ thật đặc biệt và mang dáng nét của Sài Gòn, chứ không phải của bất kỳ một thành phố nào khác. Tôi đã từng sống trong một trong những căn hộ như vậy. Những chiếc cầu cao và dài hiện ra trong bộ phim rộng rãi và thênh thang như cái mênh mông của một cõi thiên đường. Cõi thiên đường ấy đã và đang là nơi chốn hứa hẹn của biết bao nhiêu dân nhập cư. Họ đến tạo dựng nên sự nghiệp và nhiều người đã ở lại vĩnh viễn, dài lâu, và rồi trở thành dân Sài Gòn. Cũng có người đã đến nhưng lại bị lạc giữa chốn thiên đường ấy như Lam, như Đông…

Đọc 24 Giờ Trong Đời Một Người Đàn Bà - Jeffrey Thai


Đời sống của một con người nếu may mắn thì có thể kéo dài đến trăm năm.  Thường thì chỉ là 70 hay 80 năm cho nhân loại của ngày hôm nay.  Nếu đếm từng ngày thì khoảng thời gian ấy có vẻ dài nhưng ít ai trong chúng ta có may mắn để thực sự "sống" một cách trọn vẹn và đủ đầy trọn khoảng thời gian đó.  Có những đoạn đời trong cuộc sống của chúng ta  trôi qua một cách tẻ nhạt, không hương sắc.  Bên cạnh đó, cũng có những đoạn đời, dẫu không dài, thậm chí ngắn, rất ngắn (như chỉ 24 giờ thôi), lại để lại một dư âm và ký ức... không thể nào quên.

Đèn Không Hắt Bóng: Đời Người Một Nhúm Tro Bay



Có một tác phẩm văn học đã ám ảnh tôi nhiều năm. Tôi không còn có thể nhớ được là, tôi đã đọc nó tổng cộng bao nhiêu lần. Tôi cứ đọc đi rồi đọc lại, lần nào cảm xúc cũng như lần đầu. Do đọc nó nhiều lần nên nó đã trở nên quá đỗi thân thương với tôi, thân thương như một đoạn đời tôi đã sống qua, như một cố nhân đã đi qua đời tôi. Tác phẩm ấy ám ảnh tôi về một nỗi đau- một nỗi đau thể xác gây đau đớn đến giới hạn tận cùng, mà khả năng một con người có thể chịu đựng được. Nỗi đau ấy đã đến với đời sống của một con người một cách thật tình cờ, không báo trước. Tuy không hề báo trước, nó lại nhẫn tâm đặt một dấu chấm hết vô cùng ngắn, gọn và ngỡ ngàng lên trên một số phận. Tác phẩm tôi đang nói tới ấy, là tác phẩm Đèn Không Hắt Bóng của đại danh hào Nhật Watanabe Junichi.

Đèn Không Hắt Bóng: Nỗi Đau Chất Ngất và Tình Si Ngậm Ngùi



"Đèn không hắt bóng" là quyển tiểu thuyết đỉnh cao của nhà văn Nhật Watanabe Junichi. Nó không chỉ nổi tiếng ở Nhật mà còn rất được ái mộ bởi khá đông độc giả người Việt của nhiều thế hệ. Nói nó là đỉnh cao của ông vì ngoài nó ra ông còn viết nhiều quyển tiểu thuyết khác nữa nhưng không quyển nào vượt qua được nó. Quyển tiểu thuyết này được viết một cách hấp dẫn và hàm chứa một ý nghĩa thâm trầm đến nỗi hiếm có độc giả nào đọc nó chỉ một lần. Riêng tôi, người viết, đã đọc nó trên mười lần và mỗi lần đều với cùng sự say mê và háo hức.

Độc Thoại Với Người Anh Hùng Ruồi Trâu


Arthur mến,

Xin cho tôi được gọi anh bằng cái tên trìu mến đó, cái tên mà Giemma vẫn thường gọi anh một cách âu yếm khi cô ấy còn là một con bé xấu xí với mái tóc đuôi lợn bỏ xoã sau lưng. Có thể anh sẽ hơi ngạc nhiên khi nghe tôi nói, tự hỏi không biết tôi- người đang độc thoại với anh- là ai. Nhưng điều đó có gì là quan trọng chứ? Dẫu anh không biết tôi thì điều đó cũng không ảnh hưởng gì đến việc tôi, cũng như hàng triệu người khác, muốn được làm một người bạn của anh, một người đồng chí của anh và tất cả chúng tôi cùng một lòng ngưỡng mộ anh. Anh nói sao? Anh đâu có gì để ngưỡng mộ à? Có chứ. Rồi tôi sẽ nói anh nghe.

Chuyện Con Chim Chưa Tìm Được Bài Hát Cuối Đời


Truyện ngụ ngôn kể rằng có một loài chim kia chẳng bao giờ cất tiếng hót nào trong suốt cuộc đời của nó. Đến lúc cuối đời, do một thôi thúc bẩm sinh, nó mới tìm cách lao vào những bụi mận gai có nhiều gai nhọn. Những chiếc gai đâm vào cổ họng nó làm túa máu. Trong nỗi đớn đau tận cùng đó, nó bỗng cất tiếng hót đầu đời với những thanh âm quyến rũ, tuyệt vời nhất. Và đó cũng là những thanh âm cuối đời của nó.

Đọc Vòng Tay Học Trò Của Nguyễn Thị Hoàng



Tôi đã đọc rất nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng cách đây khá lâu. Lâu đến nỗi không còn nhớ đã đọc những tác phẩm gì và đọc như thế nào. Nhưng văn phong súc tích, gợi cảm và giàu hình ảnh của bà thì không thể quên. Cũng như không thể nào quên tác phẩm đã làm khuấy động dư luận giới văn chương "Vòng tay học trò" của bà - tác phẩm mà khi ra đời đã bị dư luận còn mang nặng tư tưởng Khổng Giáo lúc bấy giờ của thập niên 60 của thế kỷ trước cho là vô luân. Dĩ nhiên,tôi sẽ không đề cập đến tác phẩm này, cũng như mối quan hệ tình cảm mà nó khắc họa, với cái nhìn lỗi thời, lạc hậu và phi nhân bản đó.

Mai Quốc Huy, Nhạc Sến và Tôi



Tôi xa quê hương đã lâu.  Đủ lâu để nhiều thứ trong mớ ký ức hỗn mang trở nên phôi phai, mờ nhạt.  Xa quê hương không chỉ là xa một địa danh, mà còn nhiều thứ khác nữa cũng trở nên… xa.  Như âm nhạc chẳng hạn.  Một cuộc sống mới với một thứ ngôn ngữ mới dễ khiến người ta dần trở nên xa lạ với những tiếng hát, những giai điệu trữ tình của quê hương.

Trên những chuyến lái xe phiêu lưu dài thăm thẳm băng qua những tiểu bang rộng lớn của nước Mỹ; tôi đã thấy mình đắm say, nghe đi, nghe lại những giai điệu nhạc đồng quê Mỹ qua tiếng hát của danh ca Kenny Chesney. Và tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, sẽ có một ngày tôi sẽ nghe lại những âm điệu của một đoạn đời quá khứ mà tôi đã bỏ lại đằng sau. Những đĩa CD nhạc Việt mà tôi mua từ rất lâu lắm, để thỉnh thoảng nghe mỗi khi nhớ quê xưa, đã dần phủ một lớp bụi thật dày vì từ lâu rồi không còn được chạm đến.


Phi Nhung: Sự Mộc Mạc và Hồn Nhiên Vô Đối


Nếu được hỏi ca sĩ nào trong giới Showbiz Việt, ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại, có phong cách quê mùa nhất, có lẽ không khó để người ta chỉ ngay ra một cái tên khá nổi tiếng: Phi Nhung. Vâng, cô là một ngoại lệ hiếm hoi và thú vị trong giới ca sĩ. Ít có ca sĩ nào lại mộc mạc, hồn nhiên, và thậm chí là quê mùa "đặc sệt" như cô. Cũng có thể có những ca sĩ xuất thân từ chốn làng quê, đồng ruộng, nhưng ngay sau khi trở thành một người ca sĩ có chút ít tiếng tăm, họ "lột xác" nhanh ghê gớm lắm: từ phong thái, dáng điệu, đến quần áo, lời ăn, tiếng nói. Riêng với cô, thì không.

Một Phút Mổ Xẻ "Ông Hoàng Nhạc Việt"




Đàm Vĩnh Hưng là một ca sĩ. Một ca sĩ nổi tiếng. Nổi tiếng nhất làng nhạc Việt . Điều đó hầu như ai cũng biết. Báo chí hầu như không ngày nào không nói về Hưng. Có khen hay chê thêm nữa cũng bằng thừa. 

Út Bạch Lan: Lòng Vị Tha Cao Cả




Tôi vừa đọc xong bài phỏng vấn và câu chuyện về Út Bạch Lan- một nữ nghệ sĩ tài danh "một thời vang bóng" của sân khấu cải lương Việt Nam. Đó là câu chuyện về việc bà đã từng nuôi dưỡng bốn đứa con rơi của chồng, vốn cũng là một nam nghệ sĩ nổi tiếng, nổi tiếng cả về tài năng cũng như về cái số đào hoa và cái thói tình bạc. Tôi không viết tên của ông ra đây vì mục đích chính của bài viết này không phải là để nói về danh tiếng cũng "một thời vang bóng" của ông và dẫu tôi không viết thì mọi người cũng thừa biết ông là ai và cuộc đời tình ái của ông như thế nào. Mọi người thậm chí còn biết cái nhà hàng của ông ở Bắc California hiện nay buôn bán, hoạt động ra sao.

Lạm Bàn về Nhạc Sến nhân Liveshow của Chế Linh




Cuộc hội ngộ sau 30 năm của ca sĩ hải ngoại Chế Linh với khán giả thủ đô qua hai liveshow được tổ chức vào ngày 21/10 và 12/11 vừa qua đã đánh dấu một hiện tượng đặc biệt: sự lên ngôi của "nhạc sến". "Nhạc sến" vốn là dòng nhạc thường xuyên bị "rẻ rúng" trên miệng lưỡi của người đời, bị "gắn mác" quê mùa trong con mắt của nhân gian, nay đã có dịp để phô diễn giá trị đích thực của mình khi "ông hoàng" của nó - người ca sĩ ngót nghét tuổi 70 - đã trở lại. Chưa bao giờ khán giả lại náo nức, hăm hở đến như vậy đối với một show ca nhạc: vé xem được tìm mua ráo riết mặc dù giá không hề rẻ, giá vé cao nhất lên đến 3 triệu đồng/1 cặp vé.

Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà: Thiên Thu Tình Tuyệt Vọng

Nha tho duc ba
 Nhà thờ đức bà Paris (Notre Dame de Paris)
                                         
Cô gái Gypsi tên Esmeralda hoảng sợ khi nhìn thấy gương mặt ấy lần đầu tiên.  Đó không phải là bộ mặt của con người.  Bộ mặt đó làm người ta liên tưởng đến loài quỉ dữ.  Nó có thể làm một đứa trẻ thơ khóc thét lên.  Chưa bao giờ cô ta nhìn thấy một gương mặt xấu xí đến như thế trong suốt cuộc đời của cô ta.  Đó chính là bộ mặt của Quasimodo, thằng gù gióng chuông ở nhà thờ đức bà của thành phố Paris cổ xưa . 

Để Mai Tính và Chị Hội của Thái Hòa

   

 
Bộ phim "Để Mai Tính" của đạo diễn Charlie Nguyễn vừa được trình chiếu tại Mỹ trong khoảng thời gian gần đây.  Nhiều người quan tâm đến nó do thông tin nó là một bộ phim hài khá hút khách khi trình chiếu ở Việt Nam. Qua tựa đề phim tiếng Anh "Fool for Love" (Si dại vì tình yêu), không khó để người xem có thể dự đoán được đây là một câu  chuyện tình si với ít nhiều trớ trêu, ngang trái. 

Cánh Đồng Bất Tận: Có Dễ Tha Thứ Thế Chăng?

                                                                     
 
                          
Trước tiên xin được nói về cái tựa đề của bộ phim khi nó được đưa ra thị trường quốc tế để chiếu cho những người nói tiếng Anh xem.  Tôi nhớ có đọc đâu đó một nhận định cho rằng sao khi dịch qua tiếng Anh lại không dùng tựa đề The Endless Field là một cái tên rất sát nghĩa với tựa đề tiếng Việt, mà lại đổi thành Floating Lives (tức là Những Phận Người Trôi Nổi).  Sau khi xem xong bộ phim (và cả đọc xong truyện ngắn) tôi đã tìm được câu trả lời mà tôi cho là khá hợp lý:  Cánh Đồng Bất Tận là câu chuyện về những phận người trôi nổi nhưng trong khi cái tên Cánh Đồng Bất Tận là một cái tên đẹp, gợi hình và gợi cảm đối với người nói tiếng Việt thì cái tên Những Phận Người Trôi Nổi lại giúp cho những người nói tiếng Anh dễ thẩm thấu hơn. 
 

Tình Yêu Online: Mật Ngọt hay Hệ Lụy?

                                             
                                             
                                         Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
                                         Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
                                         Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
                                         Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu...
                                      
Trong bài thơ Vì Sao của mình, Xuân Diệu đã nói như thế về tình yêu:  Mơ hồ và bất chợt.  Trịnh Công Sơn cũng đồng tình với Xuân Diệu về dáng nét mơ hồ ấy của tình yêu khi ông "than vãn" rằng:  "Chấp nhận tình yêu là chấp nhận một thứ có có, không không, đùa đùa, thật thật."