Saturday, December 17, 2022

HUYỀN THOẠI: "THÚY ĐÃ ĐI RỒI " - HÀ ĐÌNH NGUYÊN

 


Trong gia tài sáng tác khá đồ sộ của nhạc sĩ Y Vân, có một bản nhạc đặc biệt:" Thúy đã đi rồi.."

. Bản nhạc này rất thịnh hành vào thập niên 60 thế kỷ trước. Tuy nhiên, đằng sau bản nhạc là một bí mật ít người biết tới.

Nghệ sĩ vốn đa tình, cho nên chuyện trăng hoa, ong bướm âu cũng là nghiệp chướng. Nhưng trường hợp của nhạc sĩ Y Vân lại khác, bởi bà Minh Lâm - vợ ông, từng khẳng định với người viết là ông rất đứng đắn, nghiêm túc trong chuyện tình cảm và không giấu bà điều gì. Ngay cả bút danh Y Vân bà cũng biết, đó là cuộc tình thời trai trẻ của ông và thiếu nữ mang tên Tường Vân. Cuộc tình không thành nhưng để lại dấu ấn trong cái tên ký dưới mỗi bản nhạc do ông sáng tác: Y Vân (nghĩa là “Yêu Vân”). Cả chuyện cô gái chủ quán bi-da mà ông hay đến chơi, thường nhìn ông với ánh mắt “bất thường” để ông có cảm xúc viết thành ca khúc Khi em nhìn anh ông cũng kể hết với bà. Vậy, sao lại có bản Thúy đã đi rồi, gọi đích danh tên một người con gái với những ca từ mang tâm trạng của một kẻ đắm đuối trong bể tình:

Sunday, November 13, 2022

MẶT TỐI CỦA NƠI ĐƯỢC GỌI LÀ THIÊN ĐƯỜNG - JEFFREY THAI


Đó là bài viết bằng tiếng Anh của tôi, được viết cách đây đúng 12 năm, mà Facebook vừa vô tình khơi nhớ lại. Đó là bài viết đầu tiên của tôi về hiện thực an ninh của đất nước Mỹ, sau khi đã sống ở Mỹ được hơn 12 năm rưỡi. Tôi đọc lại nó như một kỷ niệm. Nhớ thuở ấy, tôi còn sử dụng tiếng Anh trong văn viết, và chưa viết lại chữ Việt kể từ sau khi đến Mỹ. Nhớ thuở ấy, tôi thấy mình ngây thơ làm sao với hiện thực cuộc sống, mà lý do là vì mình quá bận rộn với việc học và việc làm ở cuộc sống mới.

Thuở ấy, phải mất hơn 12 năm, tôi mới nhận ra được những điều thật đơn giản và trần trụi diễn ra chung quanh mình. Sự thật đó là: những nơi tôi đã từng sống trước đó, và cho cả đến những nơi tôi sống sau này ở thành phố Atlanta, không nơi nào là thực sự an toàn cả. Cho đến thời điểm viết bài viết ấy, chưa có điều gì không hay xảy ra với tôi, hoàn toàn chỉ là một sự tình cờ may mắn. Sau đó thì không như thế nữa.

Sunday, October 2, 2022

CUỐI MÙA NHAN SẮC X - JEFFREY THAI

 

Tôi đến thành phố này như một người khách lạ -  nơi tôi chẳng quen ai và cũng chẳng ai quen mình.  Mỗi sự đến và đi trong đời sống này đều có lý do riêng và định mệnh riêng của nó.  Với tôi, sự ra đi này vừa là một cách để giã từ một thứ dĩ vãng đã trở nên tận cùng nhàm chán, vừa là một cách để trở lại với cuộc đời này, với thế giới ta bà này, để sống nốt những năm tháng còn lại của... cuối mùa nhan sắc.  

Vì sao tôi lại đến thành phố này?  Cũng chẳng có lý do gì đặc biệt.  Tôi chỉ cần một sự đổi thay, tôi chỉ muốn di chuyển một chút về hướng Tây, sau hơn hai thập kỷ sống ở hướng Đông.  Ngày tôi đến, tôi đã biết nó là một thành phố nguy hiểm, nhưng tôi không xem điều đó là quá quan trọng, vì thành phố cũ tôi ở cũng là một thành phố nguy hiểm đấy thôi, và biết bao điều đã xảy ra với tôi trong những tháng năm sống nơi ấy.  Tuy vậy, tôi đã không thể lường được rằng, nó lại nguy hiểm đến mức vượt xa mọi tưởng tượng; ở đó, mạng sống con người có thể kết thúc vào bất kỳ lúc nào mà nguyên nhân chủ yếu là đạn lạc, cướp bóc và tấn công bằng súng.  Điều cuối cùng nhưng không kém phần thảm họa là tai nạn giao thông.  

Sunday, September 25, 2022

CUỐI MÙA NHAN SẮC IX - JEFFREY THAI

 

Tôi đến thành phố này vào một tối mùa đông thật lạnh, chỉ vài giờ thôi trước thời khắc giao thừa.  Tôi nhớ mãi chuyến đi dài hơn sáu tiếng đồng hồ ngày ấy mà tôi xem như là cuộc hành trình trăm dặm để trở lại với cuộc đời này, sau những năm tháng đi hoang.  Dẫu cho là đang giữa trời mùa đông mà nắng vẫn rất trong và những cơn gió lạnh chỉ dìu dịu thổi, thế mà tôi thấy lòng cũng chẳng có gì vui, chỉ le lói đâu đó chút ánh sáng mơ hồ từ một sự bắt đầu mới. Thứ ánh sáng ấy mới huyền hoặc làm sao, nó không đủ ấm để sưởi ấm cõi lòng người, mà chỉ đủ sáng để người ta thấy được thấp thoáng đâu đó bóng dáng của một nhan sắc cuối mùa.  

Thế là, tôi đã sống ở thành phố này qua ba mùa đông, và giờ thì một mùa thu đang khẽ khàng đi tới.  Không dưng, tôi bỗng thấy mình đặc biêt quan tâm tới thời khắc này - thời khắc những chiếc lá bắt đầu tàn phai, và muốn kết nối với nó thật đậm, thật sâu.  Hình như tôi đang cố gắng tìm kiếm lại những khoảnh khắc yên bình nào đó mà tôi đã từng có được ở những mùa thu trước, lúc còn ở thành phố cũ.  Tôi thấy mình dò dẫm gom góp lại những chiếc lá vàng rơi để có thể dùng chúng mà phủ lên trên những ám tượng kinh hoàng trong đời sống hôm nay, ở thành phố này. 

LỊCH SỬ CỦA NỖI CÔ ĐƠN - AMELIA WORSLEY

 


Mục lục

Những hiểm nguy của việc liều lĩnh dấn thân vào “sự cô đơn”

Tình thế nan giải của sự cô đơn hiện đại

Dân cư hóa vùng hoang dã của tâm trí

Có phải cô đơn là tình trạng bất ổn của thời đại chúng ta hiện nay hay không?

Ông Vivek Murthy, cựu Tổng Y Sĩ Hoa Kỳ nói rằng hầu hết các bệnh lý phổ biến mà ông đã gặp trong suốt sự nghiệp của mình “không phải là bệnh tim mạch hoặc tiểu đường; đó là cô đơn.”

Một số người nói rằng cô đơn kinh niên cũng giống như việc “hút 15 điếu thuốc mỗi ngày”. Chứng bệnh này còn “giết nhiều người hơn cả béo phì”

Bởi vì hiện nay sự cô đơn được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng – thậm chí là một bệnh dịch, nên người ta đang tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cố gắng tìm kiếm các giải pháp để chữa trị.

Sunday, September 18, 2022

HÔM QUA BỐ CHÁU ĐÃ VÀO CHẾT Ở TRONG RỪNG - NGUYỄN VẠN AN

Ở bên này (Pháp), giới tự coi là ‘trí thức » đều đọc báo Le Monde. Tờ báo này không những cho đầy đủ tin tức thời sự, mà còn có nhiều bài bàn luận rất giá trị về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, vân vân. Tranh ảnh rất đẹp, phần lớn là trắng đen, gần đây mới có chút ảnh mầu. Báo có rất nhiều tài liệu, muốn đọc hết phải bỏ cả giờ, nên nhiều khi chiều về mệt mỏi tôi chỉ đọc phớt qua. Chờ cuối tuần, hay khi nào rảnh, mới lấy ra đọc tiếp.

Nhưng có một trang mà tôi đọc đều đều. Đó là trang « Le carnet du Monde ». Trong đó có các tin hôn nhân, sanh con, đẻ cái, và rất nhiều tin…. cáo phó. Phải có tiền hay có tiếng mới gửi tin đăng vào đó, vì giá trả rất đắt.

NGƯỜI HOPI TIÊN ĐOÁN CUỘC "ĐẠI TỊNH HÓA" SẮP ĐẾN, HỦY DIỆT VÀ HY VỌNG CÙNG TỒN

 

Người Hopi nổi tiếng với nhiều lời tiên tri chính xác. (Ảnh minh họa qua Pinimg)

Người Hopi nổi tiếng với nhiều lời tiên tri chính xác, đối với tình hình nhân loại trong tương lai, tộc người này đã đưa ra lời dự ngôn chứa đựng lịch sử thay đổi nhân loại và lời cảnh báo nghiêm khắc cho tương lai.

Vùng đất người Hopi (Hopi Reservation), nằm ở phía Đông Bắc bang Arizona, Mỹ rộng khoảng 6.560km vuông. Trong vùng đất này có 3 ngọn núi, cách sắp xếp của chúng hoàn toàn giống với 3 đại Kim tự tháp ở Ai Cập và “vành đai ba sao” của Orion. Trên 3 ngọn núi này, có 12 ngôi làng mà người Hopi sinh sống.

Cái tên Hopi này nổi tiếng khắp thế giới. Tên ‘Hopi’ bắt nguồn từ tên thật của họ “Hopituh Shi-nu-mu” có nghĩa là “những người hòa bình” hoặc “những người nhỏ bé hòa bình”. Trong Từ điển Hopi, nghĩa chính của từ ‘Hopi’ là “một người tốt, văn minh, hòa bình và tuân theo đường lối của người Hopi”.

Sunday, September 11, 2022

CUỐI MÙA NHAN SẮC VIII - JEFFREY THAI

 

Tôi đến thành phố này như một người khách lạ, chẳng quen ai và cũng chẳng ai quen mình, vào một tối mùa đông thật lạnh, chỉ vài giờ trước thời khắc giao thừa.  Tôi ra đi như một sự bừng tỉnh (hay thực ra là để đánh thức mình) sau một cơn mê - cơn mê vừa đẹp, vừa dài, vừa mê mải và thật buồn như một lần bỏ cuộc đời mà đi.  

Ở những ngày viết blog cũ, tôi vẫn cứ nghĩ chuyện bỏ cuộc đời mà đi chỉ là chuyện của văn chương, của những thoáng bốc đồng trong cuộc sống.  Nhưng hóa ra, nó hoàn toàn có thực.  Người ta sẽ bỏ cuộc đời mà đi khi trần gian này đã quá đỗi chán chường, và cuộc sống chỉ còn là một sự lặp lại tuần hoàn của những điều không mong muốn; với tôi, đó là vòng tuần hoàn đầy ngao ngán của sự chạm ngõ với những gương mặt người đáng sợ.  Ở những ngày bỏ cuộc đời mà đi vừa êm đềm, vừa cô đơn đến tận cùng ấy, tôi vẫn ước thầm giá mà mình không phải trở lại vì món nợ áo cơm.  Tôi biết lòng tôi đã là "những hàng thành quách cũ", trong đó không còn lại ai, không còn lại gì.  

Monday, September 5, 2022

TÂM SINH TƯỚNG - HƯƠNG NGUYỄN


Chọn bất kì một tấm hình người VN nào đó rồi đem để kế bên một tấm hình một người nước ngoài, dù Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Phi sẽ thấy rõ sự khác biệt. Ngoài các yếu tố về màu da, chủng tộc thì sắc mặt là thứ dễ nhận ra nhất. Nhìn vào gương mặt một người VN không thể nào có nét vô tư, tươi tắn, hồn nhiên và thoải mái như người nước ngoài được. Những lo âu, toan tính, sợ hãi, dè chừng, mưu mô hằn lên sắc mặt của mỗi người.

Sunday, September 4, 2022

THƠ: ANH VỀ ĐI - DAISY

Em
một lần
một nỗi buồn
một giấc tương tư
một thoáng mơ hồ trong đôi mắt
một một mảnh tình say, giấc mộng tàn
một hành tinh, riêng em giữ lấy
một tình yêu ấy, có hay không ?

Friday, August 5, 2022

HIỆU ỨNG "CỬA SỔ VỠ" - HÃY THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG ĐIỀU ĐƯỢC COI LÀ NHỎ NHẶT | TUỆ TÂM

Hiệu ứng “Cửa sổ vỡ”

Lần thứ nhất đến trễ, không bị trừng phạt, rồi mới dưỡng thành thói quen đến trễ; lần thứ nhất nới lỏng yêu cầu đối với mình, cuối cùng biến thành không có tiêu chuẩn đối với bản thân. Đây là điều mà rất nhiều người đang gặp phải.

Thận trọng với những điều được coi là nhỏ nhặt

Tin rằng trong cuộc sống, chúng ta đều đã từng có những trải nghiệm kiểu này: Ban đêm trước khi ngủ, bạn cầm điện thoại di động lên tự nói với mình: “Chỉ chơi mấy phút thôi!”, kết quả thành mấy tiếng đồng hồ.

Bạn vốn tửu lượng không tốt, trên bàn tiệc bằng hữu mời rượu, bạn không tiện từ chối, nói rằng chỉ uống một chén, kết quả là có chén thứ hai, chén thứ ba, cuối cùng trở về nhà trong tình trạng say mèm, thân thể bị hao tổn.

TRONG HỖN LOẠN CHÚNG TA TÌM THẤY SỰ CÂN BẰNG - LEO BABAUTA

 


Cuộc sống đầy bất ổn và gian nan, nhưng chúng ta có thể rèn luyện để đối mặt với điều đó.

Những tình huống đột ngột dồn dập xuất hiện có thể khiến chúng ta cảm thấy áp lực. Chúng ta có thể thất vọng, quá tải, căng thẳng và nản lòng. Đó là điều bình thường của cuộc sống vốn đã vận hành như thế. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể tự rèn luyện bản thân để giữ được trạng thái cân bằng hơn khi mọi việc rơi vào hỗn loạn và giữ được thái độ điềm tĩnh và thản nhiên, điều đó cho phép chúng ta trở thành bờ vai vững chắc mà người khác có thể dựa vào.

Hãy nói về cách rèn luyện bản thân để chúng ta có thể tìm thấy sự cân bằng hơn trong hỗn loạn.

Sunday, May 22, 2022

CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG VỀ VẾT XƯỚC XE VÀ CHIẾC PHONG BÌ NĂM TRIỆU - HẢI LAM

 


Trên đường phố, dưới cái nắng bỏng rát của tháng 7 quện vào cái khó chịu của thứ không khí đầy khói bụi, dòng xe nhích từng chút một. Giờ tan tầm, kết thúc sự tất bật ở cơ quan, ai cũng muốn tranh thủ từng phút để sớm về nhà, ở đó có một sự tất bật khác đang chờ họ. Ông lão đạp xích lô cũng hòa mình trong dòng chảy ấy.

Cái mệt đã thấm sâu vào từng nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Những giọt mồ hôi đã thấm đẫm tấm áo cũ sờn và chiếc khăn mặt vắt ngang nơi cổ. Ông lão đang gồng mình điều khiển chiếc xích lô trở đầy những thanh sắt dài 3m, nặng trịch.

HENRY MILLER NHÀ VĂN DUNG TỤC - VÕ CÔNG LIÊM


Giữa thế kỷ XX xuất hiện một tác giả khác đời, người đã gây ảnh hưởng không ít trong văn học thời bấy giờ,thay đổi cục diện văn chương Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới.  Một thứ văn chương đồi trụy,dâm dục,phi đạo đức làm thương tổn đến những nhà đạo đức học,luân lý học…

Đó là nhà văn Henry Miller(*)  Đời lên án ông gắt gao, cho ông là con người đảo khuynh; điều mà xưa nay người ta tránh nói tới thì nay ông mạnh dạn phanh phui,huỵch toẹt không ngại ngùng.  ”why not”!tại sao không!  Từ đó sinh ra hiện tượng Miller.  Một hiện tượng phủ nhận mọi tác quyền cũng như những ấn phẩm của ông.Hoa Kỳ và Anh quốc đồng loạt bôi bác,trù dập thứ văn chương dung tục như thế.  Vậy nguồn cơn nào đã đẩy ông vào con đường viết lách một cách bạo miệng bạo mồm như thế?

100 NĂM SAU VẪN BỒI HỒI "TÔI ĐI HỌC"


 “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”.

Đó là đoạn mở đầu bài văn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thường được nhắc đến mỗi khi bắt đầu năm học mới. Nếu tính từ ngày đầu đi học của nhà văn (sinh 1911), “buổi mai hôm ấy” đến nay cũng đã hơn 100 năm. Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi tìm lại ngôi trường làng 100 năm trước cậu học trò Trần Thanh Tịnh đã khởi đầu với bài Tôi đi học.

Saturday, May 21, 2022

VỀ GIÀ CẢM GIÁC NHƯ THẾ NÀO? - LUNYTA

 

Một ngày nọ, một người trẻ hỏi tôi: - Về già cảm giác như thế nào?

Tôi rất ngạc nhiên về câu hỏi, vì tôi không coi mình là già. Khi anh ấy nhìn thấy phản ứng của tôi, anh ấy có vẻ mắc cỡ, nhưng tôi giải thích rằng đó là một câu hỏi thú vị. Và sau khi suy ngẫm, tôi kết luận rằng già đi là một món quà.

Đôi khi tôi ngạc nhiên về hình dáng của mình khi đứng trước gương. Nhưng tôi không lo lắng về những điều đó lâu. Tôi sẽ không đánh đổi tất cả những gì mình có để có ít tóc bạc hơn và một cái bụng thon gọn. Tôi không tự trách mình vì đã không dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy, hay ăn thêm một vài món đồ "hơi béo". Tôi được quyền sống lộn xộn một chút, ngông nghênh và dành nhiều giờ hơn để nhìn ngắm những bông hoa của mình.

Saturday, May 14, 2022

HÃNG DĨA HÁT SÓNG NHẠC (HÃNG DĨA HÁT ASIA)




Sóng Nhạc, một trong những hãng dĩa lớn nhất ở Sàigòn, có văn phòng đặt tại số 37, đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.Cơ sở kỹ thuật của hãng dĩa Asia – Sóng Nhạc gồm có phòng thu thanh, phòng ép dĩa và sang băng ở trong Bến Hàm Tử Chợ Lớn.

Hãng dĩa Asia – Sóng Nhạc quy tụ tất cả hai bộ môn tân nhạc và cổ nhạc, với sự cộng tác của hầu hết những nghệ sĩ trình diễn và sáng tác nổi tiếng ở Sàigòn ngày trước.

Sunday, May 1, 2022

RỐT CUỘC THÌ NGƯỜI CÓ TIỀN THỰC SỰ MUỐN MỘT CUỘC SÔNG RA SAO? - THIỆN SINH

 

Hồi còn nhỏ ngồi chiếc xe đạp cà tàng, ăn dưa cải muối, nhìn thấy người ta ngồi xe gắn máy tiêu diêu tự tại, lòng không khỏi ao ước. Đợi đến sau này sắm được chiếc xe gắn máy rồi lại nhìn thấy người ta có tiền lái xe hơi, ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, sống ở thành phố lớn, lòng thật thèm muốn biết bao! 

Sau này lớn lên dốc sức kiếm tiền, cuối cùng cũng đã lái được xe hơi, ăn thịt, uống rượu. Lúc này ngoái đầu nhìn thì lại thấy người có tiền đang đạp xe đạp, ăn mấy món rau dại mà lúc trẻ ta dùng để nuôi heo trong nhà, không còn hút thuốc, cũng không uống rượu nữa, hơn nữa còn chuyển về sống ở vùng thôn quê.

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG: TÌNH YÊU CỦA CẶP VỢ CHỒNG NGHÈO - TUỆ TÂM

 
Khắc hạnh phúc lên bánh quẩy: Câu chuyện có nghe 9999 lần vẫn cảm động. (Ảnh minh họa)

Tình yêu không cần phải lãng mạn, không cần kinh thiên động địa, chỉ cần tay trái nắm tay phải, không buông không bỏ, không đổi không dời!

Năm đó, người vợ ngã bệnh, người chồng dùng xe ba gác đẩy vợ vào trấn để tìm phòng khám bệnh. Sau khi anh vét tất cả tiền xu trong túi ra, thầy thuốc cuối cùng cũng tiêm cho vợ anh một mũi, còn nhét cho cô hai túi thuốc Đông y bọc trong gói màu vàng.

Người chồng kéo chiếc xe rời đi, người vợ vẫn nằm yên trên xe. Băng qua một con đường nhỏ, rẽ sang phải, rồi lại băng qua một con đường nhỏ, có một mùi hương rất thơm bay tới. Người chồng nuốt nước miếng, ngập ngừng vài giây rồi dừng bước, quay đầu hỏi: “Có muốn ăn bánh quẩy không?”

SẦU THIÊN CỔ TRONG CA KHÚC "SÀI GÒN ƠI TÔI CÒN EM ĐÓ" CỦA NHẠC SĨ TRƯỜNG SA

 

Sau khi định cư ở Canada, nhạc sĩ Trường Sa có cho ra mắt một loạt ca khúc như  Sài Gòn Ơi Giã Biệt Từ Đó, Trên Vai Em Nỗi Buồn Mấy Tuổi, Từ Một Ước Mơ… đặc biệt trong đó ca khúc Sài Gòn Ơi Tôi Còn Em Đó được ca sĩ Thùy Dương trình bày, đã ghi dấu giai đoạn sáng tác mới ở vùng đất tự do. Nhưng với những người quen biết nhạc sĩ Trường Sa thì ca khúc này còn chất chứa một nỗi buồn không thể nói cùng ai: Sự ra đi của người bạn đường đã cùng ông đi qua những ngày khốn khó ở Việt Nam, đặc biệt với những năm tháng sau ngày 30-4 ấy.

DĨA CƠM - DON HỒ

 

Một ngày cuối Tháng Tư nắng đẹp, hai mẹ con ngồi trong quán cơm tấm gần nhà ở miền Nam California.

Đồ ăn được mang ra, hai dĩa cơm tấm bì chả- tàu hũ ky-trứng ốp la bự xự, thật “hoành tráng” với lỉnh kỉnh những món.

Một dĩa được đặt trước mặt mẹ. Mẹ ngắm nghía dĩa cơm một hồi rồi bảo:

– Nhiều thế này rồi sao mẹ ăn hết được hả con, sao không kêu cho mẹ dĩa nhỏ hơn?

Người con đang múc muỗng nước mắm ớt chan lên cơm, ngước mắt lên nhìn mẹ trả lời:

– Dĩa người ta giá bấy nhiêu, giờ mẹ muốn ít hơn thì người ta bỏ lại bớt nhưng cũng vẫn giá đó. Thôi thì ăn được bao nhiêu thì mẹ cứ ăn, không hết thì mình xin cái hộp, bỏ mang về …

Mẹ cười:

– Ờ nhỉ…

Monday, April 25, 2022

THÁNG TƯ, NHỚ MÌ GÓI - VŨ THẾ THÀNH

 

Tháng Tư và mì gói nào có liên quan gì với nhau. Tháng Tư chỉ là cột mốc, thoắt chốc mì gói đã trở thành sơn hào hải vị trong các bữa ăn của người dân Sài Gòn.

Những năm sau 75, con đường vương bá của mì gói bất ngờ nổi lên. Có lạ không khi miền Tây sông nước là vựa lúa mà miền Nam thiếu gạo, dù chiến tranh đã trôi qua vài năm. Mỗi tháng tiêu chuẩn gạo của kỹ sư như tôi được 13 kg. Gạo thiếu, thay một phần gạo bằng mì gói. Một kilogram gạo quy thành sáu gói mì, và chỉ một ký gạo được quy đổi thành mì gói thôi, còn lại là những lương thực độn khác như bo bo, bột mì, khoai sắn. Rồi đến lúc bao bì gói mì cũng không đủ, cho mì vụn vào túi nylon đóng bao nửa ký.

Sunday, April 24, 2022

HỌC CÁCH SỐNG NHƯ MỘT SAMURAI: TÂM BÌNH THẢN, TRÍ THÔNG SUỐT - JOSHUA PHILIPP

Một bức ảnh về samurai mặc áo giáp của Kusakabe Kimbei. (Ảnh Phạm vi công cộng)

Dáng vẻ của một người phản ánh nội tâm của người đó, và để đẹp hơn từ vẻ ngoài cho đến ánh nhìn, văn học cổ điển chỉ ra rằng trước tiên phải tu tâm dưỡng tính.

Có rất nhiều các sách cổ hướng dẫn con người thay đổi tâm tính bên trong, trong đó phải kể đến cuốn sách của người Nhật dành cho Samurai của học giả Nho giáo thế kỷ 17 tên là Yamaga Soko. Trong cuốn sách “Way of the Knight” (Tạm dịch: Phương pháp của một kị sĩ), ông giải thích rằng để đạt được những cải tiến thực sự về ngoại hình, trước tiên con người phải hướng vào nội tâm, nhìn vào bên trong tâm tính của bản thân.

Sunday, April 17, 2022

TẠP ÂM TRONG NỘI TÂM - FANG YUAN


Sáng nay thời tiết đẹp, tôi muốn đi bộ đi làm. Vì vậy, tôi đã mang một đôi giày thật nhẹ nhàng và thoải mái.

Con đường gần nhất để đi bộ đến cơ quan là một con đường mòn vắng vẻ và yên tĩnh. Con đường này có quang cảnh khá đẹp, người đi bộ cũng rất ít. Hôm nay cũng vậy, tôi một mình đi bộ hít thở bầu không khí trong lành, ngẩng đầu nhìn lên bầu trời và những tán cây xanh. Nhưng khi bắt đầu lên dốc thì tôi đột nhiên nghe thấy tiếng bước chân ở đằng sau.

Saturday, April 16, 2022

GIÀ RỒI, CHÚNG TA ĐÃ GIÀ RỒI! CHỈ LÀ...

   

Có lẽ nhiều người vẫn còn suy nghĩ già thì con cái nuôi. Tuy nhiên thời đại hiện đại nhiều người đã không còn suy nghĩ này, thậm chí họ còn nghĩ làm thế nào để có nhiều tài sản để lại cho con cháu, nhưng không phải bằng mọi giá. Bản thân cũng cần hưởng thụ và vì vậy bản thân, bản thân, câu trả lời vẫn chỉ có thể là bản thân.

Có một chiếc nồi của riêng mình, trước lúc chết tuyệt đối không được vứt bỏ, có một người vợ (người chồng), hãy tận tâm đồng hành; có một cơ thể, hãy bảo trọng thật tốt; có một trạng thái tốt, hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình!

Sunday, April 3, 2022

CHUYỆN LY KỲ ĐÊM TÂN HÔN CỦA TRỊNH CÔNG SƠN


Nhạc sĩ quen thuộc nhất nhì Việt Nam đã có những cuộc tình dang dở. Trong đó phải kể đến lần đầu tiên lấy vợ của nhạc sĩ. Kể từ đó, Trịnh Công Sơn không bao giờ lấy vợ nữa.

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ lớn, huyền thoại âm nhạc của Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng đồ sộ và đủ sức nặng để tạo nên cả một dòng nhạc riêng mang tên mình.

Không chỉ tài hoa, Trịnh Công Sơn còn là người thầy đã nâng đỡ, dìu dắt vô vàn ca sĩ danh tiếng như Khánh Ly, Hồng Nhung, Quang Dũng, Hà Trần, Mỹ Lệ… Hầu hết ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam đều chịu ảnh hưởng và từng hát nhạc của ông.

Song hành cùng âm nhạc, những chuyện đời tư, tình ái của Trịnh Công Sơn cũng thu hút dư luận và khán giả không kém. Ông là người yêu đời yêu người nên yêu nhiều và trải qua vô số bóng hồng.

Monday, March 21, 2022

CÓ MỘT KIỂU NGƯỜI SẼ KHÔNG BAO GIỜ GIÀ ĐI


Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này.

1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ.

Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.

Tuesday, March 15, 2022

TỪ CÂU CHUYỆN VỀ VỊ TỔNG THỐNG UKRAINE, BÀN VỀ TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT - THIÊN BẢO

Tổng thống Ukraine ông Volodymyr Zelensky trước khi nhậm chức đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình. (Ảnh: Báo Quốc Tế)

Trong những ngày qua, khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine diễn ra, thì trên mạng xã hội lại lên tiếng đàm tiếu về vị Tổng thống Ukraine – Zelensky. Một số người gọi ông là gã hề trở thành Tổng thống, mang đến cho đất nước Ukraine cuộc chiến hiện tại. Vậy rốt cuộc vị tổng thống này là ai?

Theo Wikipedia, Ông Volodymyr Zelensky trước khi nhậm chức, ông đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình, diễn viên, diễn viên hài, đạo diễn, nhà sản xuất và là nhà biên kịch. Ông là đồng sở hữu và giám đốc nghệ thuật của Studio Kvartal-95 từ năm 2003 – 2019, và là Tổng sản xuất của kênh Inter TV từ năm 2010 – 2012.

Monday, March 14, 2022

NGÀY 14 THÁNG 3 - JEFFREY THAI

 

Đã có những năm tháng rất cũ, ngày ấy - ngày 14/03 của năm 1989 - là một ngày định mệnh luôn ở trong tâm trí tôi và hàng vạn người Việt khác - những kẻ khát tìm tự do sống.  Nhiều ngày 14/03 như thế đã trôi qua và tôi không còn nhớ nhiều về những câu chuyện cũ.  Ngày 14/03 này, một sự dung rủi tình cờ trên Facebook lại khiến đưa tâm trí tôi trở về với cái ngày định mệnh (không hề muốn nhớ nhưng không thể quên) ấy.  

Tôi vượt biên khỏi Việt Nam thành công vào cuối tháng mười năm 1989, tức là trễ hơn cái ngày 14/03 ấy đến hơn bảy tháng.  Thực ra, trước đi khi tôi có biết và biết rất rõ (qua tin tức trên đài BBC) rằng ngày 14/03/1989 là ngày "cut-off day", tức là sau ngày ấy toàn bộ các trại tị nạn ở Đông Nam Á sẽ không mặc nhiên chấp nhận cho người tị nạn đi định cư nữa, mà họ hoặc bị đẩy trở lại ra biển, hoặc sẽ phải trải qua một quá trình thanh lọc kéo dài để xác định tình trạng tị nạn chính trị.  

SUNGEI BESI NHỮNG NGÀY TAO LOẠN - LARRY DE KING

 


Ngày 14 tháng 3 1989, một ngày không thể quên của người tỵ nạn của 3 thập niên về trước. Ngày mà những thuyền nhân liều lĩnh với đại dương không còn được chào đón, mà phải nếm đủ đoạn trường, tận cùng của khổ đau trần thế. 

Hôm nay mình muốn viết một ít về giai đoạn này của thuyền nhân ở trại tỵ nạn Pulau Bidong và Sungei Besi thuộc Malaysia, như một kỷ niệm đau thương, nơi mình trải qua 4 năm 10 tháng thống khổ trầm luân.

Nếu Bidong là 1 hoang đảo giữa mịt mù biển khơi thì Sungei Besi là 1 thị trấn nhỏ nằm ngoài vành đai của thủ đô Kuala Lumpur, nơi giam giữ cuối cùng của người tỵ nạn Việt Nam trước khi khép lại lịch sử tỵ nạn đau thương đầy nước mắt.

Sunday, February 27, 2022

TẨY CHAY RICHARD GERE - DINESH D' SOUZA

 

Quý vị còn nhớ ông Richard Gere không? Tôi chắc chắn là có. Ông là một ngôi sao nổi tiếng trong những năm 1990, ông đã đóng những vai diễn đáng nhớ trong các bộ phim như “Pretty Woman,” (“Người đàn bà đẹp”) “American Gigolo,” và cuối cùng bộ phim mà tôi nhớ là “Unfaithful” (“Không chung thủy”). Sau đó, ông Gere gần như biến mất. Tôi phát hiện ra điều này, nhưng không bao giờ tự hỏi tại sao như vậy. Bây giờ thì tôi đã biết rồi. Ông Gere đã bị Hollywood tẩy chay vì những lời chỉ trích của ông về sự chuyên quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc.

9 ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT NGƯỜI THỰC SỰ CÓ TU DƯỠNG - AN HÒA


Tu dưỡng là phẩm chất, đạo đức, khí chất và sự lĩnh ngộ đối với sinh mệnh của một người. Nó đòi hỏi người ta phải trải qua một thời gian rèn luyện và bồi dưỡng lâu dài mới đạt được. Một người có tu dưỡng hay không, không phải căn cứ vào địa vị, tiền bạc và dung mạo mà đánh giá được.

Trong xã hội hiện đại với nhịp sống nhanh chóng, tràn đầy ham muốn hưởng thụ vật chất, người ta phải làm thế nào để giữ vững được bản tâm, tu thân thủ đức, làm một người có tu dưỡng, có phẩm chất? Người ta phải làm sao để tâm linh được an bình, bình tĩnh suy xét và tự kiềm chế được bản thân? Dưới đây là 9 đặc điểm của một người thực sự có tu dưỡng.

HÙNG CƯỜNG VÀ NỀN VĂN NGHỆ SÀI GÒN MỘT THỜI ĐỂ NHỚ - BLUE

 

Cái ngày 30/04 lịch sử đã trôi qua được gần 40 năm. Thời gian bóng câu, 40 năm thoáng nghe thì dài nhưng tựa như một giấc mộng – có người đã tỉnh, có người còn mơ, và có người vẫn đang tiếc nuối. 40 năm chưa đủ để những người-Sài-Gòn ngày ấy lãng quên hình ảnh về một Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đầy hoa lệ, đặc biệt là về làng văn nghệ Sài Gòn sôi động. Những người nghệ sĩ đầy tài năng, đằng sau ánh đèn sân khấu lung linh, huyền ảo là những cá tính, những câu chuyện cuộc đời… khác biệt, nhưng hoà quyện vào nhau đến lạ kì, để cùng nhau tạo nên những tháng ngày thăng hoa của làng văn nghệ, không chỉ là Sài Gòn nói riêng, mà còn cả Việt Nam nói chung.

Saturday, February 26, 2022

TRẦN QUANG: TỪ ẢNH ĐẾ SÀI GÒN ĐẾN NHỮNG LẦN VƯỢT BIÊN THẤT BẠI - LÊ HỒNG LÂM


 Nếu Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga, Kim Cương được xem là "tứ đại mỹ nhân", những minh tinh nổi bật nhất của điện ảnh Sài Gòn thì ở phía tài tử nam, Trần Quang là một trong vài gương mặt sáng giá nhất. Dù năm 1967, ông mới bắt đầu bước chân vào điện ảnh và đóng bộ phim đầu tiên, nhưng Trần Quang nhanh chóng trở thành tài tử đắt giá nhất, xuất hiện liên tục trong khoảng 20 bộ phim cho đến khi điện ảnh miền Nam chấm dứt. Có những giai đoạn, Trần Quang sống như một ông hoàng với số tiền cát xê lên đến 3 triệu đồng (lúc đó giá vàng chỉ 20.000/lượng). Thời điểm đỉnh cao, Trần Quang sống với hào quang của điện ảnh, được so sánh với ngôi sao Clark Gable của điện ảnh Mỹ và luôn có những mỹ nhân vây quanh.

GIỌT HỒI SINH - NGUYỄN THỊ MINH NGỌC

 

Cô Phụng” thời son trẻ
(Tư liệu của gia đình Cô Phụng)

1.   Những ngày cuối đời của má tôi, khi tôi ở Mỹ về thăm, má tôi đã nhớ quên lẫn lộn. Thường thì bà cứ đòi về nhà mình ở Phan Thiết, có lẽ đó là những tháng năm đẹp nhất của bà. Theo bà thì có hai con Ngọc, một con ở ngoài Phan Thiết, một con sang Mỹ lấy chồng. Rồi bà nói với chị tôi, chắc nó bị chồng bỏ, nên mới về đây mà dấu cả nhà. Cũng có lúc bà ngồi đếm tuổi rồi thở than: “Sao tuổi của má nhiều quá vậy?” Lúc buông câu đó, bà đã trên tám mươi. Tuổi tôi bây giờ cũng đã gần bảy mươi, vậy là cũng khá bộn rồi. Trong thời gian đại dịch, bạn bè gọi hỏi, biết tôi bận rộn còn hơn thời chưa dịch, ai cũng chúc mừng, cho là làm việc liên tục như vậy, hy vọng là sẽ tránh bị vướng vào bịnh… Alzheimer’s. Nếu biết những chuyện tôi đang làm, má tôi sẽ lắc đầu: “Nó lại vướng vào những việc tào lao chi thiên.”

Sunday, February 20, 2022

HÀNG XANH TRĂM NĂM ĐI QUA… - PHẠM CÔNG LUẬN

Hàng Xanh không phải là một khu vực cuốn hút với những ai thích đời sống đô thị. Ở đó không có những ngôi nhà mái ngói thấp thoáng dưới bóng cây như ở Bà Chiểu, khu ngã tư Bình Hòa, cũng không có những con hẻm vắng vẻ như vài nơi ở Phú Nhuận. Hàng Xanh ồn ào, hay có xe lớn qua lại, trời mưa hay ngập nước. Đi ngang Hàng Xanh mùa nắng thì nắng chói, bụi mù, xe tải chạy ầm ầm giữa ngã tư rộng lớn, cái cầu sừng sững.

Hàng Xanh cũng có lúc êm đềm. Nhưng đó là một thời đã xa hàng trăm năm trước. Trong truyện “Chị Đào chị Lý” của nhà văn Hồ Biểu Chánh xuất bản năm 1957, ông kể cách ba mươi năm về trước, tức khoảng cuối thập niên 1920, “những người giàu có với những khách tầm hoa, chiều chiều hay mướn xe cyclo đi hóng gió. Hễ đi vòng chợ Bà Chiểu mà qua khỏi chợ Thị Nghè, thì từ mũi tàu, là chỗ sở Trường Tiền dượt thi đặng phát giấy phép lái xe hơi, vòng qua tới Cầu Mới, là ranh châu thành Bà Chiểu, hai bên đường đều là ruộng rẫy sình lầy, quang cảnh vắng vẻ im lìm, giống như quang cảnh thôn quê đồng bái.

Saturday, February 19, 2022

THƠ: LỜI TÌNH BUỒN - CHU TRẦM NGUYÊN MINH (1943 - 2014)


Tác giả: Chu Trầm Nguyên Minh (1943 - 2014)

Ảnh: Chu Trầm Nguyên Minh

Anh đi rồi còn ai vuốt tóc
Lời tình thơm sách vở học trò
Đêm xuống rồi em buồn không hở?
Trời sa mù tầm tay với âu lo

Anh đi rồi còn ai đưa đón
Áo em bay khuất mất thiên đường
Tuổi hai mươi trong vòng tay chờ đợi
Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương

Friday, February 18, 2022

VIẾT CHO EM - NGUYÊN HẠNH HTD

 

Em thân yêu,

Mùa thu đã về. Dù bây giờ không còn làm được gì cho nhau nhưng nhìn cảnh vật mùa Thu đẹp ở bên ngoài, anh lại muốn viết. Viết cho em, riêng một mình em và đó là niềm an ủi vô biên cho anh khi nhắc nhở lại những ngày xa xưa của chúng ta. Gió hiền hòa như còn thổi trên sông, buổi chiều trên quán vắng, hai đứa như hai con cá nhỏ tung tăng bơi lội vô tư giữa dòng.

Trong sở anh có một hồ bông súng. Nhìn những đóa hoa thân thiết màu tím, màu trắng, anh lại nhớ Nhà Bè, nhớ quán dừa, nhớ em mặc áo trắng tinh. Nhớ những hình ảnh xinh đẹp của em đứng dưới tàn lá dừa đong đưa dịu dàng và đằng sau là mây trời từng cuộn lơ lững bay. Nhà Bè luôn luôn nhiều gió, chiều về đi với nhau như trong cõi mộng.

Sunday, February 13, 2022

RẮC RỐI "NHÂN TÌNH" VÀ "TÌNH NHÂN" - HOÀNG TUẤN CÔNG

 


Nhân tình và tình nhân là hai từ Việt gốc Hán có hai nghĩa khác nhau. Nhân tình人情 = tình người; tình cảm giữa người với người; tình hình dân chúng; còn tình nhân 情人 = người tình; người yêu. Tuy nhiên, thực tế sử dụng hai từ này trong tiếng Việt lại khá rắc rối. Nhiều người dùng đúng, nhưng cũng không ít người nhầm lẫn, đánh đồng, hoặc không phân biệt rõ ràng giữa hai từ “nhân tình” và “tình nhân”.

Saturday, February 12, 2022

Ý NGHĨA THẬT SỰ CỦA CUỘC SỐNG LÀ GÌ?


 Đời người quanh đi quẩn lại rồi cũng chỉ có mấy việc, sinh ra lớn lên, thành gia lập nghiệp, sinh con đẻ cái, tích cóp làm giàu… liệu có ai thử dừng lại và hỏi: Ý nghĩa cuộc đời mình rốt cuộc là gì?

Trong truyện cổ Phật giáo có kể rằng, vào thời Đức Phật tại thế, có một vị Quốc vương tên là Ða Vị Tả. Một ngày nọ quốc vương muốn thành tâm làm việc thiện, vua có một núi châu báu, rao rằng hễ ai đến xin đều cho bốc một nắm đem về…

Người người đến xin nhiều vô kể thế nhưng sau vài ngày mà núi châu báu vẫn chưa vơi. Biết Quốc vương là người có nhiều phước duyên về trước, có thể hóa độ, Ðức Phật đã dùng phép hóa thân thành một vị Phạm Chí (người tu hành đã ra khỏi vòng trần lụy) đến thăm. Vua rất lấy làm mừng, sau khi làm lễ xong, vua hỏi vị Phạm Chí muốn, cần dùng gì.

Saturday, February 5, 2022

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT THÍCH... CHỬI NHAU? - VŨ QUỐC DŨNG

 

Nếu đọc bản tin về chuyện một nhóm thanh niên vác dao xả không thương tiếc một nhóm thanh niên khác chỉ vì nhậu xỉn cãi lộn, sẽ có người lập tức la lên: Sao mà hung ác quá! Ấy vậy, hàng ngày, hết đợt này đến đợt khác, cũng chính những người than thở “Sao mà hung ác quá!” lại luôn thủ sẵn “dao rựa” để chém nhau loạn xị trên mạng.

Saturday, January 22, 2022

ĐỜI NGƯỜI NHƯ GIẤC CHIÊM BAO, HÀ TẤT PHẢI QUÁ TỈNH LÀM CHI? - AN NHIÊN

 

Mạc Ngôn từng phân tích về chữ “Tôi” và được cư dân mạng vô cùng chào đón, ai nấy đều cho rằng ông nói rất có đạo lý. Chúng ta cùng xem thử nhé…

Một hôm chữ “Ngã 我 (tôi)” mất đi một dấu, thành chữ “Trảo 找 (tìm)”.

Để tìm lại nét đó của chữ “Ngã”, tôi đã hỏi rất nhiều người, nét còn thiếu ấy đại diện cho điều gì?

Thương nhân nói là tiền tài.
Chính khách nói là quyền lực.
Minh tinh nói là danh tiếng.
Quân nhân nói là vinh dự.
Học sinh nói là điểm số…

Cuối cùng “Cuộc sống” nói rằng nét còn thiếu ấy của chữ “Tôi” là “sức khoẻ và hạnh phúc”.
Không có sức khoẻ và hạnh phúc thì mọi thứ trên đời đều như mây khói mà thôi.

CÁI DÁNG RẤT BUỒN - TRẦN MỘNG TÚ

 

Anh bước vào giai đoạn lú lẫn (Alzheimer) ở cuối đời. Mấy năm nay anh đã thay đổi rất nhiều. Bắt đầu anh quên quên nhớ nhớ, tiếp đến là anh dễ xúc động, anh hay khóc. Mấy năm trước, nghe cô bạn đọc thơ của anh, anh cười, anh nhớ lại, đọc tiếp theo. Chỉ độ một năm sau đó, anh không đọc theo nữa, anh chỉ nghiêng đầu lắng nghe, rồi bật khóc. Hình như anh biết được người kia vừa nói ra những câu gì rất thân yêu, rất thân thuộc với mình, và điều đó làm anh xúc động, anh khóc rưng rức. Chị lại nhỏ nhẹ dỗ anh:

– Nín đi, nín đi. Thơ của anh, cô ấy nhớ đấy mà, phải vui chứ.

KHI NGƯỜI VỀ - THƠ DU TỬ LÊ



người về đâu không người không về đâu
chiều chưa mưa nên chiều chưa thay màu
tôi cây me đứng rung từng lá
lá vàng rồi tôi cũng vàng theo

tình người say không tình người không say
đêm sắp sang nên đêm sắp ùa đầy
hồn tôi ngủ sớm trong tay áo
tay áo người bay hương ngất ngây

Monday, January 17, 2022

CHẮP TAY LẠY NGƯỜI - JEFFREY THAI


Kể từ sau Đoạn Tái Bút, cũng lâu lắm rồi tôi mới lại thấy mình "phải lòng" một bài hát. Lần này cũng đậm sâu và ám ảnh không kém. Tôi chừng như nghe tiếng hát ấy, lời ca ấy cứ vọng vang mãi trong một góc sâu nào đó của tâm trí mình.  Tôi chừng như thấy nỗi u hoài, chua xót, nỗi đắng cay ấy thấm sâu tận vào trong cả những góc khuất sâu kín nhất của tâm hồn mình.  

Trên tất cả, ám ảnh hơn hết trong tôi, vẫn là hình ảnh một cái chắp tay - cái chắp tay của một con người.  Chắp tay để lạy người, lạy đời, và lạy cả chính mình.  Cái chắp tay của con người ấy trong bài hát Chắp Tay Lạy Người này của nhạc sĩ Trúc Phương đã khiến tôi cảm thấy mình muốn... khóc. 

Sunday, January 9, 2022

"TÌNH LỠ" CỦA NHẠC SĨ THANH BÌNH - MẪN NHI


Có một câu khá hay trong tình yêu: “Người yêu bạn chưa chắc đã đợi được bạn. Nhưng người chờ được bạn, chắc chắn rất yêu bạn.”. Có thể bạn là một người không gặp may mắn trong chuyện tình cảm của mình, cũng có thể là do yêu thương đã vô tình quên mất sự có mặt của bạn trong cuộc sống. Cũng giống nhạc sĩ Thanh Bình vậy, khi nghe ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ về ông, nhiều khán giả mới biết, cuộc đời của ông chẳng hề “thanh bình” như cái tên. Dường như hạnh phúc đã bỏ quên lại Thanh Bình trong nỗi đαυ và sự cô đơn, ông đã chôn chặt và cất giấu quá nhiều sự tổn thương khi chẳng có được cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc riêng trọn vẹn.

CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ VOI RAJU & KIẾP SỐNG NÔ LỆ 50 NĂM

 
Raju bị xiềng xích trong đau đớn và cô độc trong suốt 50 năm. (Ảnh qua funzoo.pl)

Raju bị bắt cóc khỏi mẹ từ khi còn rất nhỏ rồi được bán qua tay 27 người chủ khác nhau như một món hàng, để rồi cuối cùng vùi chôn cuộc đời tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh.

Người chủ xích nhốt Raju một chỗ, huấn luyện và đánh đập tàn bạo cho đến khi nó hoàn toàn phục tùng mệnh lệnh. Hàng ngày, Raju bị ép làm thú vui tiêu khiển, giương vòi ra làm trò để xin tiền quan khách.

Biết kiếm tiền nhưng Raju lại không được cho ăn uống đầy đủ. Khi được khách tham quan cho kẹo, vì quá đói nên nó ăn cả vỏ và giấy nhựa. Đuôi của nó còn bị nhổ trụi lông để làm bùa may bán cho khách.