Saturday, November 27, 2021

NỖI ĐAU KIẾP NGƯỜI - CẦM HUỲNH

 
Minh họa: Đinh Trường Chinh

Sau ngày miền Nam không còn cái tên “Saigon” của thành phố hoa lệ mỹ miều được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, những con đường của Thi ca của Văn sĩ, của những bài tình ca lãng mạn, góc phố con đường quen thuộc ngày ngày đi qua, bỗng trở thành xa lạ.

Còn đâu những ngày tà áo dài thướt tha bay bay quyện vào chân anh chàng “giày Saut áo trận”. Nay chỉ còn thấy những bóng dáng ngơ ngác lạ hoắc nhưng đầy oai lực. Gia đình chồng tôi ở Sài Gòn sau ngày tan hàng, con gái con dâu, cả nhà ba thế hệ trong một căn nhà “đi ra đụng người, đi vô phải nhường”. Tôi ôm con gái nhỏ về Phan Rang nương tựa cha mẹ. Một năm sau, nghe có lệnh bắt người dân miền Nam phải đi kinh tế mới, ông bà già chồng tôi sợ quá nên chia làm hai phe, phân nửa ở lại Saigon giữ cái chân của người Saigon, phân nửa lên Xuân Lộc mua đất để làm rẫy. Tôi khăn gói về lại Sài Gòn rồi theo lên Xuân Lộc.

ĐỜI CÔ ĐỘC CỦA "ĐỆ NHẤT MỸ NAM CHÂU Á" - NGHINH XUÂN

Diễn viên Tôn Long

Diễn viên Tôn Long bị mẹ đặt vào làn, bỏ rơi trên phố ở Hong Kong khi mới lọt lòng.

Hôm 23/11, các bức ảnh Tôn Long, 69 tuổi, tại một bữa tiệc ở Canada thu hút quan tâm của đông đảo khán giả. Nhiều người cho biết không nhận ra “Đệ nhất mỹ nam châu Á” một thời. Tôn Long định cư ở Canada, không còn hoạt động giải trí và kín tiếng đời tư.

Theo trang Thepaper, cuộc đời Tôn Long được ví như một bộ phim. Ông sinh năm 1952 ở Hong Kong, mẹ đựng ông vào chiếc làn, bỏ trên phố khi ông mới lọt lòng. Đến nay, nghệ sĩ vẫn không biết cha mẹ mình là ai và cũng không có ý định tìm hiểu thân thế của mình vì chẳng biết bắt đầu từ đâu. Ông cũng chưa từng tổ chức sinh nhật vì không biết chính xác sinh ngày nào.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG 10 NĂM BỊ SÉT ĐÁNH 3 LẦN, MẤT RỒI VẪN BỊ SÉT ĐÁNH NÁT BIA MỘ - THIỆN THÀNH (t/h)

 

(Ảnh minh họa qua vandieuhay.org)

Một người đàn ông bị sét đánh 3 lần trong 10 năm và cuối cùng bị sét đánh đến mất mạng. Nhưng điều khiến người ta không khỏi suy ngẫm là sau 4 năm ông mất, ngôi mộ của ông vẫn bị sét đánh.

Liệu có phải là ngẫu nhiên?

Người đàn ông đó là Satsuma Ford, thiếu tá phục vụ trong quân đội Anh. Satsuma là một chàng trai trẻ có tương lai và tiền đồ rộng mở. Chẳng ai ngờ nơi cuộc đời của anh kết thúc không phải trên chiến trường, không phải bệnh tật hay bất kỳ lý do bình thường nào mà con người nên gặp.

BÀI BÁO NĂM 1956: THANH NGA - MỘT MẦM NON SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

Một trang báo năm 1956. Tư liệu của Leminh Saigon

Cố nghệ sĩ Thanh Nga được sinh ra trong gia đình có cha mẹ đều là bầu gánh hát cải lương, cô lại sắc vóc hơn người, có giọng hát hay, từ nhỏ đã được sống trong môi trường tràn ngập ánh đèn sân khấu, những âm thanh vọng cổ vang vọng suốt đêm ngày… Tất cả những điều đó tạo thành yếu tố thuận lợi để đưa cô thành một “nữ hoàng sân khấu” thành công bậc nhất Sài Gòn. Tuy nhiên, những thuận lợi đó cũng sẽ trở thành số 0 nếu chính bản thân nghệ sĩ Thanh Nga không có sự khổ luyện, không cố gắng trau dồi khả năng của mình. Trong bài báo năm 1956 sau đây sẽ viết về quãng thời gian đó của nghệ sĩ Thanh Nga, khi cô mới 16 tuổi, vẫn còn là một “mầm non” của làng nghệ thuật và phải phấn đấu từng ngày để tìm cho mình được một chỗ đứng riêng. Xin giới thiệu cùng các bạn bài báo đã có tuổi đời 65 năm: 

Thanh Nga – Một mầm non sân khấu cải lương 
Tác giả: Giang Tan 
Báo Kịch Ảnh năm 1956  

Trong bài viết này có nhắc đến ông Lư Hoài Nghĩa, đó là tên thật của nghệ sĩ Năm Nghĩa, là cha dượng của nghệ sĩ Thanh Nga. Mẹ của Thanh Nga là bà Nguyễn Thị Thơ (Bầu Thơ), là vợ của ông hội đồng ở Tây Ninh và sinh ra 4 người con, trong đó có nghệ sĩ Hữu Thình (cha của nghệ sĩ Hữu Châu) và Thanh Nga. 

Sunday, November 21, 2021

TRI KỶ TRONG ĐỜI, GẶP ĐƯỢC MỘT NGƯỜI CŨNG LÀ QUÁ ĐỦ - AN NHIÊN

Người ăn mày và tài chủ thưởng trà. (Ảnh minh họa: wikipedia.org)

Xã hội ngày nay ngày càng trở nên thực dụng, toàn thể tiến bộ xã hội đều bị lợi ích dẫn dắt, tuy vậy chúng ta giờ đây càng cần có những người bạn tri kỷ. Càng nỗ lực, càng cô đơn; càng phấn đấu, càng tịch mịch. Nếu có thể có một người tri kỷ, bất luận là hồng nhan tri kỷ, hay là một người bạn hiểu mình, quý trọng mình, đời người vậy là quá đủ!

Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói đến để xin một chén trà. Gia nhân liền mời người ăn mày vào nhà, cho phép ông rót một chén.

BÀ NGOẠI TÔI - JEFFREY THAI

 

Nhớ có lần cách đây cũng hai năm, vô tình bắt gặp hình ảnh một cái ấm đựng trà được đặt trong một trái dừa khô, tôi đã nhớ thật nhiều đến ông ngoại tôi, và đã viết về ông. Đó là lúc tôi còn sống ở thành phố và tiểu bang cũ.

Từ lúc dọn sang thành phố và tiểu bang mới, tôi có dịp sống với những cánh đồng bát ngát với những lùm, bụi cây trên những con đê nhiều hơn (trên đất Arkansas). Chúng luôn gợi lên thật thiết tha trong tôi hình bóng của quê nhà. Và trong ký ức của tôi, ẩn khuất sau những lùm cây dày đặc ấy là nhà của ngoại tôi, là hình bóng già yếu lụm khụm của bà ngoại tôi.

Sunday, November 14, 2021

FRANK SNEPP: "TÔI LÁI XE ĐƯA TỔNG THỐNG THIỆU RA MÁY BAY NHƯ THẾ NÀO?" - TINA HÀ GIANG (BBC)

 

Năm nay 78 tuổi, ông Frank Snepp trả lời phỏng vấn của BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021

Theo như lời của ông Frank Snepp đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975 tại đất nước Việt Nam, sau khi đúng đúng vào ngày 30/4/1975, ông Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ 'rời khỏi' Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này.

THÓI HUNG HĂNG CỦA NGƯỜI VIỆT - NGUYỄN THỊ BÍCH NGÀ

 


Hung hăng là thể hiện một loạt các thái độ, hành vi sẵn sàng gây hấn, sử dụng lời nói hoặc hành động bạo lực chống lại người khác hoặc các vật thể xung quanh để gây ra tổn hại cho người hay vật với mục đích nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

Va quẹt xe nhẹ, chưa kịp dựng xe lên, chưa biết phải trái ra sao, người hung hăng đã lớn tiếng: “Mày chạy xe thế à. Mày đền cho ông nếu không ông đập chết mẹ.”

Người ta thể hiện thái độ hung hăng dưới nhiều dạng: thể chất, tinh thần, lời nói, cảm xúc để áp đảo tinh thần người khác hòng giành lấy phần lợi về mình trước tiên. Lợi ở đây là vật chất, vị thế, hoặc nhiều khi chỉ vì thỏa mãn cảm giác thắng được người. Hung hăng không có nghĩa chỉ là đánh đập, hung hăng bằng lời nói, cảm xúc cũng gây ra chấn thương tinh thần cho người khác không kém hành động.

Thursday, November 11, 2021

EVITA: ĐỆ NHẤT PHU NHÂN CỦA ĐẤT NƯỚC ARGENTINA - PHƯƠNG NAM

 


15 tuổi chìm nổi chốn lầu xanh, 27 tuổi thành đệ nhất phu nhân, cô đã làm gì để cả dân tộc phải ngưỡng mộ?

Từ một cô gái đến bước đường cùng, chìm nổi trong chốn phong trần, về sau trở thành đệ nhất phu nhân Argentina, bà chỉ sống đến 33 tuổi nhưng lại viết nên một trang sử huyền thoại.

Tháng ngày chìm nổi

Bà chính là Eva Perón, còn được biết đến với cái tên Evita, có một xuất thân nghèo khổ. Toàn bộ tuổi thơ của bà bị bao phủ trong màn đêm đen kịt.

Mẹ của Evita là người phụ nữ Argentina truyền thống, sống bằng nghề may vá, lại yêu say đắm một chủ trang trại đã có gia đình, còn sinh cho ông ấy 5 người con. Bà những tưởng người đàn ông từng nói lên những lời thề son sắt này sẽ chăm lo cho mẹ con bà cả đời, không ngờ trong một lần cãi vã, người đàn ông nhẫn tâm này đã bỏ nhà ra đi ngay khi Evita còn trong tã lót, và từ đó không bao giờ quay lại nữa.

Wednesday, November 10, 2021

CÂU CHUYỆN MỘT CON ĐĨ LƯƠNG THIỆN - SƯU TẦM

 


Trong một buổi chiều mưa gió, khi con đang sốt cao mà chị không có nổi một đồng xu trong túi. Sau khi để người ta dày vò, thỏa mãn, chị lao vào trong cơn mưa xối xả, chị đến tiệm thuốc Tây mua mấy liều thuốc cho con, chị ghé chợ mua một ít thịt dọi và mớ rau. Tối nay, gia đình chị được ăn bữa cơm thịt tươm tất. Nước mưa cứ quăng táp vào mặt chị. Chị không phân biệt được đâu là nước mưa, đâu là nước mắt. Chị chỉ nghĩ đến anh bị liệt đang nằm bất động cả năm nay, nghĩ đến đứa con gái ngày càng gầy gò, mới 15 tuổi đầu mà vừa đi học vừa phụ rửa bát cho quán, nghĩ đến thằng con trai bé bỏng đang sốt cao mà không đòi mẹ, không quấy mẹ. Chị nghĩ nhiều thứ và chị quyết định làm đĩ từ đó...

Friday, November 5, 2021

RA ĐI ĐỂ GIẾT NỖI BUỒN - JEFFREY THAI

 


Tôi chưa bao giờ thực sự thấy đời sống này vui.  Có chăng chỉ là trong thoáng chốc mà thôi. Đó là những thoáng chốc mà tôi đang miệt mài trong nỗi phù phiếm của đời mình. Nói ra nghe có vẻ lạ, cũng chính vì đời sống này buồn quá mà tôi chắt mót từng niềm vui có được. Để niềm vui ở lại dài lâu, tôi tự nguyện làm kẻ phù phiếm suốt đời này.

Theo định nghĩa của riêng tôi, ở lại là nỗi buồn, là sự dồn nén của những ngục tù đời sống. Sống ở một nơi nào đó càng lâu, sự tù đọng càng đậm sâu và vì thế, nỗi buồn ẩn ức cứ chực trào. Đó là chưa kể đến vô số những tình tiết lâm ly trong đời sống xúc cảm của con người. Khi đó, có lúc tìm quên trở thành thứ nhu cầu cấp thiết như hơi thở. Để giải thoát, người ta cần ra đi. Đi thật xa. Ra đi để giết nỗi buồn.

Thursday, November 4, 2021

AI ĐÃ GIẾT CỐ TỔNG THỐNG VNCH NGÔ ĐÌNH DIỆM? - HỮU VĂN



Cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm theo chủ nghĩa Quốc gia, là một nhà ái quốc chân chính.Ông còn là vị Tổng Thống đầu tiên đã đặt nền móng dân chủ cho miền Nam Việt Nam, muốn đưa quốc gia trở thành một nước văn minh cường thịnh.

Vào thời TT Diệm lãnh đạo đất nước, người dân miền Nam VN đã hưởng được nền giáo dục và y tế miễn phí. Và phần đông dân chúng Miền Nam VN đều công nhận rằng : Trong thời gian ông Diệm tại chức, quả thực dân Miền Nam VN hưởng trọng vẹn bầu không khí an lạc thái bình.

Nhưng đến ngày 2/11 /1963, vị Tổng Thống chân chính này cùng ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ của ông là bị một số phản tướng dưới quyền sát hại trong cuộc chính biến mà họ tự gọi là “ngày Cách Mạng”.

Monday, November 1, 2021

CHÚNG TA ĐANG TÌM KIẾM CÁI GÌ? - KRISHNAMURTI (PHẠM CÔNG THIỆN DỊCH)


Hầu hết chúng ta đang đi tìm gì? Mỗi người trong chúng ta muốn được gì? Nhất là giữa thời thế tao loạn này, mọi người đều muốn tìm một thứ an bình nào đó, một thứ hạnh phúc nào đó, nơi trú ẩn nào đó, vì thế chúng ta cần phải tìm cho ra chúng ta muốn tìm kiếm gì trên cuộc đời này, điều ấy dĩ nhiên là vô cùng quan trọng, phải thế không? Chúng ta cần phải biết đang đi tìm cái gì, chúng ta đang cố gắng khám phá ra điều gì.

Có lẽ hầu hết tất cả chúng ta đều đang đi tìm kiếm thứ hạnh phúc nào đó, một thứ thanh bình nào đó; trong một thế giới hỗn loạn, xáo trộn, đầy chiến tranh phân ly, phân tán, tất cả chúng ta đều cần có một nơi trú ẩn để mà có thể tìm được một chút thanh bình nào đó. Tôi nghĩ rằng đó là điều tất cả chúng ta, hầu hết tất cả chúng ta đều muốn đạt tới. Vì thế chúng ta chạy tìm đuổi theo một người lãnh tụ này đến một người lãnh tụ khác, từ một tổ chức tôn giáo này đến một tổ chức tôn giáo khác, từ một bậc thầy này đến một bậc thầy khác.

DĨA HÁT VIỆT NAM - HUỲNH MINH HIỆP




Đĩa hát bắt đầu nhập vào Việt Nam từ lúc nào và nó đóng góp vào đời sống giải trí của người Việt ra sao. Mời đọc lại bài viết dưới đây của nhạc sĩ Hoàng-Chương, đăng trên tờ Việt Báo số 20, ghi ngày “từ 1 tới 8-10-1949”. Trong bài viết này, tác giả đã giúp cho thấy một phần bức tranh không chỉ nền công nghiệp non trẻ đĩa hát của Việt Nam mà còn trình độ và xu hướng thưởng thức âm nhạc thời bấy giờ…