Tuesday, October 8, 2013

(E-Book): Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học (1965) - Phạm Công Thiện



"Thế giới của tôi sống hiện nay là một thế giới hoàn toàn phi lý, không luật lệ, đầy mâu thuẫn, con người hiện nay cảm thấy bơ vơ lạc lõng, mất gốc. Hư vô phủ đầy trời. Ngày xưa tôi thường chạy trốn hư vô, tìm nguôi khuây trong sự giả dối tạm bợ, tìm lãng quên bằng trăm vạn lối. Tôi đã chạy trốn và tôi đã thất bại. Hôm nay, tôi đã biến thành con người mới. Tôi không trốn hư vô nữa. Tôi không than thở nữa. Tôi không tìm về mái nhà xưa nữa. Tôi không còn đau khổ vì mình phải bị mất gốc và mất đất đứng giữa cuộc đời. Tôi sung sướng bơi lội trong hư vô. Tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái trong hư vô và không cảm thấy hãi hùng nữa mà lại cảm thấy tuyệt diệu thanh thoát. Hư vô không phải là bi kịch; chỉ bi kịch là người ta không muốn bơi lội trong Hư vô, khi người ta buông xuôi để cho dòng nước Hư vô cuốn trôi đến chết, khi người ta không cố gắng nhô lên mà thở, khi người ta không chịu học bơi lội. Đây là chân lý. Chân lý thường giản dị như thế."


     Phạm Công Thiện

MỤC LỤC


Phần Thứ Nhất:

Chương 1:   Ý thức bất nhị - Nghệ thuật phi nghệ thuật của Saroyan. Tinh thần bất nhị của Phật giáo Thiền tông và Jean-Paul Sartre.

Chương 2 Ý thức giải phóng – Hình ảnh thanh niên thời đại trong tác phẩm của Henry Miller.

Chương 3:  Nghĩ về ý nghĩa của Phật giáoThiền tông qua vài suy luận triết học Heidegger.

Chương 4:  Ý thức bất diệt - Biểu tượng cuộc đời trong tiểu thuyết Ivo Andric.

Chương 5:  Ý thức sinh tồn – Đêm ngày và William Saroyan hay là con người lang thang trong đời sống.

Chương 6:   Ý thức thể hiện – Phác hoạ về Somerset Maugham hay là con người hoạch định mẫu sống.

Chương 7:  Ý thức siêu thực – Tình yêu trong thơ Apollinaire hay là sự đồng nhất giữa Thơ và Tình

Chương 8:   Ý thức chấp nhận – Charles Chaplin và tâm hồn nghệ sĩ.

Chương 9:   Ý thức siêu thể - Linh hồn Faulkner và siêu hình học thời gian của Jean-Paul Satre và Aldous Huxley

Phần  Thứ Hai:

Chương 1:   Ý thức bi tráng - Con người và hố thẳm trong tư tưởng Nikos Kazantakis.

Chương 2:   Ý thức tuyệt vọng-Triết lý bi đát của Clément Rosset trong tác phẩm của Ernest Hemingway.

Chương 3:   Ý thức cô lập – Nỗi quằn quại của Kafka

Chương 4:   Ý thức khắc khoải - Tưởng niệm Jean – René Huguenin hay là niềm bơ vơ của thanh niên thời đại

Chương 5:  Ý thức hư vô – Ernest Hemingway và độc thoại nội tâm: Từ chết sang sống.

Chương 6:   Ý thức khước từ - Con người chạy trốn và phân tâm học nhân bản của Erich Fromm.

Chương 7:  Ý thức thoát ly - Ngày trở về của đứa con hoang hay là A. F. Schmidt, Thomas Wolfe và André Gide.


Kết luận:   Ý thức tự quyết - Thư gửi Nietzsche





                  

No comments:

Post a Comment