Friday, January 31, 2014

(Video 18+) The Lover -L'amant - Người Tình - (1992, HD, Viet. & Eng. Sub.)



Đây là một phim của điện ảnh Pháp, được đạo diễn bởi Jean-Jacques Annaund dựa theo truyện của nhà văn Marguerite Duras.
Phim có sự tham gia của các diễn viên như Lương Gia Huy, Jane March, Lisa Faulkner….
'Người tình' được đánh giá rất cao về mặt âm nhạc, nó đã đoạt giải 'Nhạc phim hay nhất' ở Cesar năm 1993.

















Câu chuyện về cuộc tình giữa một cô gái người Pháp 15 tuổi và một chàng trai Trung Quốc 36 tuổi vào cuối những năm 1920 tại Đông Dương.

Kết thúc kỳ nghỉ hè, cô gái nhỏ quay trở lại Sài Gòn, với ký túc xá quen thuộc của trường trung học. Trên chiếc phà qua sông Mekong, cô gái chống khuỷu tay lên thành phà và lơ đễnh ngắm dòng nước. Một người đàn ông giàu có và lịch lãm chú tâm quan sát cô từ phía chiếc xe limousine. Rồi anh ta tiến lại, làm quen và đề nghị được chở cô về Sài Gòn. Trong vòng một năm rưỡi từ sau giây phút đó, hai người sống với nhau trong một mối quan hệ thể xác mãnh liệt. Một mối quan hệ xuất phát từ khát khao nhục dục và sự đau khổ. Một mối quan hệ bị cấm đoán và chỉ trích.

“Đó là khung cảnh trên dòng sông Mekong. Hình ảnh trôi qua theo dòng nước. Tôi lúc ấy mới 15 tuổi rưỡi. Không hề có sự phân mùa ở khu vực này, chỉ có một mùa duy nhất, nóng, đơn điệu, không có mùa xuân tươi mát.

Tôi đang trở lại Sài Gòn. Buổi sáng hôm đó, tôi đi theo chuyến xe từ Sa Đéc nơi mẹ tôi làm hiệu trưởng một trường nữ sinh. Chuyến xe dành cho người bản xứ xuất phát từ bến chợ Sa Đéc. Cũng như mọi khi, mẹ đưa tôi ra xe và tin cậy giao con gái cho tài xế. Bà luôn luôn làm thế mỗi khi tôi đi những chuyến xe Sài Gòn, phòng trường hợp có tai nạn xảy ra: một đám cháy, một vụ xâm hại, một vụ cướp hay phà bị chìm. Và cũng như mọi khi, người tài xế để tôi ngồi cạnh ông, chỗ được dành cho khách du lịch.

Lúc đó phà đang đi trên một nhánh của dòng Mekong, giữa Vĩnh Long và Sa Đéc, phía nam vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng đất của những loài chim.

Tôi xuống xe, đi về phía thành phà và đứng ngắm dòng sông. Mẹ tôi luôn nói rằng tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy một con sông nào đẹp như con sông này. Nó lớn biết bao, và cũng hoang dã biết bao với các nhánh sông đều hướng ra biển.

Tôi mặc một chiếc váy lụa đã sờn, gần như có thể nhìn xuyên qua được. Trước đây, nó là của mẹ tôi, nhưng bà không dùng tới nữa khi thấy nó đã trở nên quá mỏng nên đưa lại cho tôi. Chiếc váy không có tay, màu nâu xám nhưng tôi thấy nó hợp với mình. Ngày hôm đó tôi đi một đôi giày cao gót đính kim tuyến màu vàng rất đẹp. Đó cũng là đôi giày tôi thường dùng để đến lớp.

Trên phà, bên cạnh chiếc xe khách là một chiếc limousine lớn màu đen với người tài xế mặc bộ quần áo bằng vải coton màu trắng. Trong xe là một người đàn ông rất lịch lãm đang nhìn tôi. Đó không phải là một người da trắng. Anh ta mặc đồ âu, một bộ trang phục bằng thứ lụa đắt tiền của những tay chủ ngân hàng giàu có ở Sài Gòn. Anh ta vẫn đang nhìn tôi. Tôi thì đã quá quen với việc người khác ngắm nhìn mình. Người ta hay để ý tới người da trắng có mặt tại thuộc địa.

Người đàn ông lịch lãm ấy đã ra khỏi xe, anh ta hút một điếu thuốc của Anh. Ngắm nhìn cô gái nhỏ đội chiếc mũ phớt của đàn ông và đi đôi giày óng vàng. Anh từ từ đi về phía cô. Đầu tiên, anh mời cô một điếu thuốc với bàn tay run run. Đó là bởi anh không phải người da trắng. Cô gái nói cám ơn nhưng cô không hút thuốc và không nói gì thêm cũng như không hề bảo anh để cô một mình. Vì thế anh đỡ run hơn. Rồi anh nói rằng anh tin vào những giấc mơ. Không trả lời, cô gái chờ đợi.

Chàng trai nhắc lại rằng thật đặc biệt khi được gặp cô trên chuyến phà này, vào một buổi sớm như thế, với một cô gái da trắng trên chiếc xe của những người bản xứ”…

Tất cả những gì xảy ra sau đó giữa hai con người hoàn toàn xa lạ duy nhất là niềm đam mê mãnh liệt với thú vui thể xác. Tình yêu ư, có lẽ có nhưng dường như họ không đủ thời gian để nhận ra, để nắm bắt và gìn giữ. Về tuổi tác, chàng hơn nàng tới 20 tuổi, một khoảng cách quá lớn để nhen nhóm và thổi bùng những tình cảm sâu sắc thực sự giữa hai con người ấy khi họ còn ở bên nhau. Chỉ đến sau này, lúc đã vuột mất nhau, họ mới nhận ra những điều quý giá xuất phát từ sâu thẳm con tim. Nhưng tất cả đã quá muộn...

Trước khi được chuyển thể thành công sang phiên bản điện ảnh, Người tình là một kiệt tác văn học. Một cuốn tự truyện của nữ nhà văn Marguerite Duras vào năm 1984, trong đó bà đã tiết lộ mối quan hệ của mình trong thời niên thiếu với một chàng trai người Trung Quốc giàu có ở Sài Gòn. Đoạt được giải thưởng Goncourt ngay khi vừa xuất bản, cuốn sách đã được dịch ra 43 thứ tiếng và trở thành một cuốn bestseller với hơn 2 triệu bản đã được bán.

Rất nhanh nhạy, đạo diễn kiêm nhà sản xuất Claude Berri đã mua lại bản quyền và chuyển thể sang phim điện ảnh. Để thực hiện nó, ông nghĩ tới Jean-Jacques Annaud khi biết rằng đạo diễn này rất muốn làm một bộ phim lớn về tình yêu của người phụ nữ.

Sau khi xác định những địa điểm quay phim ở Việt Nam, Annaud bắt đầu tìm kiếm nữ diễn viên sẽ đóng vai chính. Ông đã phải tuyển diễn viên ở cả Paris, London, New York và Los Angeles, xem những cuốn băng ghi hình của khoảng 500 cô gái và gặp mặt trực tiếp hơn 100 cô. Nhưng không một ai trong số họ khiến ông thực sự hài lòng cho tới ngày ông tình cờ đọc một tạp chí dành cho tuổi mới lớn và nhìn thấy tấm ảnh của Jane March. Bị ánh mắt của cô gái 17 tuổi hút hồn, ông đã cho gọi cô đến phim trường để thử vai. Sau đó, Annaud đã mời nam tài tử Lương Gia Huy vào vai chàng tình nhân người Trung Quốc bởi vẻ tinh tế và ngoại hình bắt mắt hoàn hảo cho nhân vật.

Vào tháng 1/1991, bộ phim bắt đầu được bấm máy tại Việt Nam và một số khung cảnh đã được tái hiện lại chính xác phong cách của những năm 1920. The Lover được hoàn tất vào tháng 5 sau gần 96 ngày thực hiện và được trình chiếu vào năm 1992.



Making-off of the movie "The Lover" (Jean Jacques Annaud)




Những bộ phim diễn viên phải đóng 'sex thật'

Người tình là bộ phim kinh điển chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên và được quay tại Việt Nam vào năm 1986. Phim kể về chuyện tình giữa một thiếu nữ người Pháp và một người đàn ông Hoa giàu có với bối cảnh chính ở Sa Đéc. Phim mất tới 135 ngày để hoàn thành các cảnh quay với kinh phí ước tính gần 400.000 USD. Theo nhà báo Thiên Nam, người từng theo đoàn phim với tư cách là người của Liên hiệp Điện ảnh băng từ TP HCM, hai diễn viên tự thực hiện cảnh sex mà không cần người đóng thế. Khi ra mắt, 80% cảnh làm tình bị cắt bỏ. 

05-1376989039.jpg

Bộ phim từng tạo nên nhiều tranh cãi liên quan tới cả luật pháp khi nữ diễn viên chính, Jane March, lúc tham gia Người tình còn hai tháng mới tròn 18 tuổi. Đến nay, câu chuyện Jane và nam diễn viên Lương Gia Huy có sex thật khi đóng phim hay không vẫn còn là một ẩn số. Với những cảnh quay “lồ lộ” trên màn ảnh, khán giả khó có thể tin là giả dù Jane một mực thanh minh. Đạo diễn Jean-Jacques Annaud cũng không phủ nhận hay khẳng định các cảnh sex của Người tình quay thật nên khiến Jane March bị suy sụp. Cô không nói chuyện với Jean trong 10 năm cho tới khi nhận được lời xin lỗi từ vị đạo diễn này.


Cảnh nóng ‘Người tình’ được quay tại Việt Nam

Nhà báo Thiên Nam, người từng theo đoàn phim trong suốt bốn năm ròng, nói về những thông tin không chính xác xung quanh "L’amant” - tác phẩm của Pháp đứng đầu danh sách những bộ phim tình dục táo bạo nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.
L’amant (Người tình) là câu chuyện tình cuồng nhiệt của cô gái người Pháp da trắng mới 15 tuổi rưỡi, với một thanh niên người Hoa giàu có, lớn hơn cô 12 tuổi tại Đông Dương thời thuộc địa những năm đầu thế kỷ 20. Phim dựa theo cuốn tiểu thuyết tự truyện cùng tên của nữ văn sĩ Marguerite Duras, đoạt giải văn chương Goncourt năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và là tác phẩm bán chạy nhất tại Pháp của Duras (2,4 triệu bản).

Chú thích ảnh:

Chú thích ảnh:

Cô gái gặp chàng Hoa kiều trên chuyến phà.


Phim thực hiện trong bốn năm, từ cuối 1986 đến 1990, trong đó hơn hai năm đầu chỉ làm công việc tiền trạm và thiết kế. Phim do hãng Cinematic Hongkong và Liên hiệp điện ảnh băng từ TP HCM làm dịch vụ. Trang Wikipedia tiếng Việt đưa thông tin, bộ phim bắt đầu được bấm máy tại Việt Nam từ năm 1992 và hoàn thành trong năm này. Thực tế, cuối năm 1991, Người tình đã được công chiếu ở TP HCM. Việt Nam là quốc gia đầu tiên có vinh dự xem bộ phim nổi tiếng này. Tuy nhiên, bản phim chiếu tại Việt Nam là bản tiếng Pháp đã bị cắt hầu hết cảnh nóng so với bản tiếng Hoa và tiếng Anh.

Nhà báo Thiên Nam khi đó theo đoàn phim với tư cách là người của Liên hiệp Điện ảnh băng từ TP HCM để học hỏi kinh nghiệm tổ chức phim trường của một đoàn phim Tây Âu, từ khâu chọn diễn viên phụ, chọn cảnh đến phân cảnh góc quay. Anh cho biết, đoàn phim chuyên nghiệp và bài bản, nhưng thời đó, máy móc còn lạc hậu, đạo diễn xem lại cảnh quay trên màn hình monitor bé xíu, độ nhạy sáng kém.

Kinh phí Người tình gần 400 nghìn USD chứ không phải là 30 triệu USD như một tờ báo Việt Nam đưa tin. Con số này so với phim Việt Nam khi đó là khá lớn, nhưng so với hai bộ phim Pháp cùng lúc quay ở phía Bắc là Đông Dương và Điện Biên Phủ thì quá "bèo bọt". Đông Dương có kinh phí 2 triệu USD trong khi kinh phí của Điện Biên Phủ là 3 triệu USD.

Chú thích ảnh:

Chú thích ảnh:

Chàng người Hoa dẫn cô gái về nhà trên đường Mai Xuân Thưởng ngang qua Chợ Lớn.
Phim do Jean-Jacques Annaud - đạo diễn nổi tiếng với Cuộc chiến giành lửa, Con Gấu, Tên của hoa hồng đảm nhận. Phần kịch bản được viết lại rành mạch nhờ nhà biên kịch Gérard Brach từ câu chuyện khá phức tạp trong nguyên tác với trường liên tưởng không thuận thời gian của Marguerite Duras. “Tôi đánh giá vai trò của biên kịch và đạo diễn trong phim quá tuyệt vời. Họ đã lột xác cô đào hạng C và anh kép hạng B thành diễn viên hạng A. Với Người tình, Jane March và Lương Gia Huy đã bước chân vào đẳng cấp diễn viên thế giới. Nhưng tiếc rằng sau đó, họ không trụ lại vị trí đó được lâu” - Thiên Nam nhìn nhận.

Jane March hơi già hơn so với tưởng tượng của những người từng đọc Người tình về nữ nhân vật chính. Cô được chọn năm 19 tuổi và khi đóng xong phim đã ở tuổi 22. Cô được vợ đạo diễn Annaud phát hiện trên một tạp chí tuổi teen. Sau vai diễn đầy tranh cãi với những màn làm tình nóng bỏng trong L’amant, Jane March tiếp tục đảm nhận những cảnh táo bạo trong Color of the night. Lương Gia Huy sinh năm 1958, khi vào vai chàng Hoa kiều giàu có, anh hơn 30 tuổi - gần với hình dung về nhân vật nam chính. Bắt đầu sự nghiệp từ đầu thập kỷ 80, Lương Gia Huy được coi là diễn viên triển vọng của điện ảnh Hong Kong nhưng mãi phải đến Người tình, tên tuổi của anh mới vượt ra ngoài cộng đồng Hoa ngữ.

Thiên Nam cho biết, hai cảnh nóng đầu và cuối trong phim được quay tại Việt Nam trong khi những cảnh nóng khác quay tại Hồng Kong. Bộ phim được thực hiện hoàn toàn ngoài nước Pháp và không có người đóng thế, không giống như nguồn tin một báo mới đây đưa rằng: tất cả cảnh yêu đương đều được thực hiện một cách bí mật tại trường quay ở Paris với sự biên đạo cẩn thận và các diễn viên đóng thế. Ban đầu, đạo diễn muốn thực hiện các cảnh quay ở Việt Nam nhưng lúc đó, việc quay phim ở Việt Nam chịu nhiều sự kiểm soát và kiểm tra rất gắt. Cảnh nóng mở màn lúc trời mưa khi chàng người Hoa dẫn cô gái về nhà trên đường Mai Xuân Thưởng ngang qua Chợ Lớn. Đây là cảnh quay công phu và nhiều hiệu ứng kỹ thuật nhất. Để thực hiện cảnh này, đạo diễn yêu cầu hai diễn viên chính mặc áo măng-tô giữa thời tiết 35 độ C, chạy 3 vòng quanh trường quay rồi cởi áo nằm lên nhau để lấy cận cảnh mồ hôi toát ra từ những lỗ chân lông trên đường cong của lưng nhân vật nữ và phần đùi trái của nhân vật nam. Trong cảnh nóng cuối, chàng trai ném mạnh nhân vật nữ lên góc giường, ném tiền vào mặt cô sau khi làm tình một cách thô bạo rồi bỏ đi, để mặc người tình nằm trên giường nhìn trân trân lên trần nhà. Cả hai cảnh này đều được thực hiện với sự có mặt của cả êkíp chứ không phải chỉ riêng đạo diễn và quay phim.

Chú thích ảnh:

Chú thích ảnh:

Đôi tình nhân trên chiếc xe Limousine của chàng người Hoa. Chiếc xe sang trọng này có vị trí đặc biệt trong trí nhớ của cô gái da trắng về người tình.
Tất cả cảnh nóng đều được Jane March và Lương Gia Huy thực hiện. Chỉ có hai trợ lý diễn viên thực hiện theo yêu cầu đạo diễn, thị phạm cho nhân vật chính. Đạo diễn không cho diễn thử vì sợ diễn nhiều lần sẽ làm diễn viên mất cảm xúc. Nguyên bản khi hoàn thành ở Hong Kong đúng nghĩa với một bộ phim cấp ba vì có quá nhiều cảnh nóng. Khi ra mắt, 80% cảnh làm tình đã bị cắt bỏ nhưng hai cảnh quay tại Việt Nam vẫn được giữ trọn vẹn.

Phim chủ yếu là các diễn viên nước ngoài, chỉ có ít diễn viên Việt tham gia trong các vai quần chúng như người làm, lái xe, kéo xe, người đi chợ. Dù vậy, đây vẫn được xem là bộ phim lớn tái hiện cuộc sống, con người Việt Nam. Lúc làm tiền trạm và biên kịch, đạo diễn đã dành nhiều thời gian tiếp xúc với nhiều nhà văn như Sơn Nam, Minh Hương, Trần Bạch Đằng, Huỳnh Ngọc Trảng… để nhờ tư vấn về văn hóa, giao tiếp của người Việt Nam lẫn Hoa kiều thời thuộc địa. Đại cảnh mở đầu khi cô gái da trắng lần đầu gặp chàng Hoa kiều ngồi trong chiếc Limousine trên phà không phải quay ở bến phà Cát Lái, cách TP HCM khoảng 10 km hay Mỹ Thuận - Vĩnh Long như nhiều nguồn tin mà thực hiện ở phà Vàm Cống - Đồng Tháp. Cảnh ký túc xá nơi cô gái ở được quay khu ký túc xá trường Sư phạm Mẫu giáo TP HCM và nội thất trường PTTH Lê Quý Đôn. Bối cảnh Sài Gòn trong phim, theo nhà báo Thiên Nam, được thực hiện tại bến Nhà Rồng, Kho Bình Đông khu vực cầu chữ U trước đây và bến Mễ Cốc, Chợ Bình Tây, Thảo Cầm Viên, xung quanh dinh Độc Lập đoạn góc đường Lê Quý Đôn và cổng trường PTTH Lê Quý Đôn.

Ngọc Trần

MARGUERITE DURAS


Marguerite Duras (4.4.1914 - 3.3.1996) là nữ văn sĩ và đạo diễn nổi tiếng của Pháp. Bà sinh tại Gia Định, Sài Gòn, thuộc Đông Pháp cũ, nay là Việt Nam. Bố của Marguerite sau khi bị ốm đã quay về Pháp và chết, để lại vợ và ba đứa con sống trong cảnh nghèo túng ở thuộc địa. Cuộc sống khó khăn này đã ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm của Marguerite Duras về sau này, như: Đập ngăn Thái Bình Dương, Người tình, Người tình Hoa Bắc...

Marguerite Duras là tác giả của nhiều tiểu thuyết, kịch, phim... trong đó nổi bật là tiểu thuyết mang dáng dấp tự truyện Người tình (1984). Tác phẩm đã đoạt giải thưởng văn học Goncourt năm 1984 và là tiểu thuyết bán chạy nhất của tác giả. Bộ phim dựa trên tác phẩm Người tình do Claude Berri sản xuất cũng gặt hái được thành công vang dội năm 1992.

Cuộc đời của Marguerite Duras gặp nhiều khó khăn về sau, dù bà là nhà văn rất thành công, bởi bà mắc chứng nghiện rượu. Marguerite Duras chết ở Paris ở tuổi 81 do ung thư vòm họng. Mộ của bà được để ở Nghĩa địa Montparnasse, chỉ được viết giản dị hai chữ "MD".




No comments:

Post a Comment