Monday, April 7, 2014

Người Đàn Bà Cuồng Dâm (Vol. I & II) - Bình Luận của Mark Kermode (Jeffrey Thai dịch)



mark kermodeMark Kermode (sinh ngày 02/07/1963) là nhà phê bình điện ảnh người Anh và là thành viên của Viện Hàn Lâm Điện Ảnh Và Truyền Hình Anh Quốc.  Ông là nhà phê bình điện ảnh chính của tờ báo The Observer.  Ông cũng viết và giới thiệu những bài video blog có liên quan đến phim ảnh cho BBC. 

Mark Kermode


Thiên sử thi về tình dục gây chấn động của Lars von Trier xoay chuyển dữ dội giữa sự sâu sắc và sự lố bịch.  

Xem bộ phim Người Đàn Bà Cuồng Dâm, người ta thấy nảy ra nhiều câu hỏi gay góc.  Chúng ta nên lĩnh hội Lars von Trier nghiêm túc đến mức độ nào?  Có sự khác biệt giữa nghệ thuật và khiêu dâm không?  Nó có cần dài đến thế không?  Chúng ta có thực sự phải nhét vào giữa tựa đề hình dáng của dấu ngoặc/ âm hộ không (Nymph( )maniac)?  Và quan trọng hơn hết, điều gì đã xảy ra với giọng nói của Shia LaBeouf thế?  Với cách phát âm thổ ngữ chói tai, LaBeouf nghe có vẻ như đang thử vai cho một bộ phim tiểu sử bị bóp méo của Dick Van Dyke.  Những ai muốn tìm kiếm một điều gì đó thực sự gây sốc không cần phải tìm đâu xa; nếu phim ảnh khi được xếp loại có xét đến các cảnh có sự xâm phạm vô cớ đến các nguyên âm thì có lẽ Người Đàn Bà Cuồng Dâm chẳng bao giờ qua được lưới kiểm duyệt.  



Được biên tập lại từ nguyên bản được cho là lộ liễu hơn và táo bạo hơn, bộ phim này của Von Trier được chia ra làm hai phần khi trình chiếu ở các rạp của Anh, bao gồm năm và ba chương tương ứng, phản ánh số lần húc mình về phía trước và phía sau mà theo đó, anh thư Joe của chúng ta đã đánh mất sự trong trắng của mình.  Qua những chi tiết hồi tưởng, chúng ta thấy nhân vật Joe (được đóng bởi diễn viên mới Stacy Martin và "nàng thơ" cố hữu của Von Trier Charlotte Gainsbourg) khám phá mức độ tình dục mãnh liệt và ngày càng tự hủy của mình; từ sự thủ dâm lúc còn trẻ (với đầy những hình ảnh bay bổng mang tính báng bổ), qua thời kỳ chung chạ bừa bãi tuổi dậy thì, đến những đòn roi vào tuổi trung niên và hơn thế nữa.   

Sau khi được nhân vật Seligman (do Stellan Skarsgard đóng) - một nhân vật công khai vô tính - tìm thấy khi đang bất tỉnh trong một ngõ hẽm và đem về nhà, Joe kể lại một cách chi tiết những điều mà cô tự cho là đồi bại qua một loạt những câu chuyện rủi ro giống như chuyện ngàn lẻ một đêm của nàng Scheherazade, dẫn dắt chúng ta qua đêm tối đăng đẳng của tâm hồn cô và cho đến tận sáng mai.  Segliman là một con người trí thức và khổ hạnh, không ngừng chuyển đổi những câu chuyện trần tục này thành những câu chuyện trừu tượng khoan dung (câu cá bằng ruồi nhân tạo, thắt nút, những chỉ số Fibonacci*); Joe thì phàm tục và không biện giải, ám ảnh với sự dâm đảng nguyền rủa, bác bỏ một cách nhạo báng thuật ngữ tâm lý lải nhải "kẻ nghiện tình dục" nhưng chấp nhận danh hiệu đáng tự hào của bộ phim:  "Tôi là người đàn bà cuồng dâm!".  

Được đặt giữa nghệ thuật khiêu dâm siêu hình (qua bộ phim The Devil in Miss Jones của Gerard Daminao) và loại phim khiêu dâm nhẹ (qua bộ phim The Story of O của Just Jaeckin), tác phẩm đang được mổ xẻ của Von Trier làm người ta kiệt sức với vô số những ‎ ý tưởng nặng nề và những màn trình diễn hở hang, nó dao động dữ dội giữa một bộ phim sâu sắc, một bộ phim hài và một bộ phim lố bịch - không phải là luôn chủ định (một chi tiết dài dòng tối nghĩa cũng có thể làm hỏng tất cả). 

Ảnh hưởng bởi De Sade và Baudelair qua điện ảnh nặng về dục tính của thập niên 1970s (bố cục không gian/thời gian không rõ, nhưng những cảnh đầu tiên khiến người ta liên tưởng đến những lời khôi hài trong show ngắn Two Ronnies của Anh về những chiếc vé "Have-it-Awayday" của hãng đường sắt British Rail), đạo diễn Lars và những cô gái thiếu thực tế của ông ta chắt lọc ra khía cạnh tâm lý, xã hội của "sự cực khoái", như việc đánh mất khoái cảm của nhân vật Joe ở cuối phần một dẫn đến bạo lực, khổ đau và bi kịch.  


Từ đầu đến cuối, nhà làm phim tài ba bậc thầy này bị giằng xé giữa một bên là niềm đam mê đầy bất trắc vào khuynh hướng tự hủy, và bên kia là nỗi ám ảnh thời tuổi trẻ về cơ chế viển vông của phim khiêu dâm hạng nặng - sự sùng bái mà ông ta đã thể hiện ngay ở bộ phim The Idiots (1998) của mình, và đó cũng là lý do mà việc sử dụng thân thể mượn trong các cảnh nóng, và các bộ phận sinh dục giả lại tái xuất hiện trong tác phẩm mang màu sắc nghệ thuật này.  



Như đã từng xảy ra với nhiều bộ phim khác của Von Trier, trong bộ phim Nymphomaniac (Người Đàn Bà Cuồng Dâm) có một khuynh hướng lại tái diễn:  các bộ phim không đứng riêng rẽ mà kết hợp tạo thành một bộ ba.  Do đó, sau các bộ ba phim Europa, Golden Heart và USA: Land of Opportunities (chưa hoàn thành), giờ có bộ ba Depression* - vốn được dự đoán trước là một đòn cuối chí mạng.  Không có sự tập trung điên dại như trong Antichrist, cũng không có những xúc cảm tinh túy đỉnh cao như trong Melancholia, Nymphomaniac thiên về sự mỉa mai rời rạc không gợi tình (như Skarsgard nói là:  "Bạn không thể tự sướng với nó được"),  cái vẻ vô hồn của nó được biểu hiện qua giọng nói đều đều, đơn điệu, trống rỗng của nhân vật Joe, giống như tiểu thuyết Juliette của Marquis de Sade được đọc bởi chương trình dùng giọng nói người Speaking C(l)ock.  Ở đây, sự sống động được dành cho những nhân vật khác, đáng chú ý nhất là diễn viên Uma Thurman trong một vai phụ đầy bi hài kịch khủng khiếp là vai một người vợ bị ngược đãi bởi một trong những người tình của nhân vật Joe - người đã đòi hỏi, với một sự lịch sự ngỡ ngàng, để được phép chỉ cho những đứa con của cô thấy "chiếc giường trụy lạc".  Cỏn về phần Joe, nhân vật này phải tái hiện lần nữa hình tượng trung tâm của một người phụ nữ bị ám ảnh tình dục/ lãnh cảm, khi mà Von Trier cố phân đôi giữa hai khái niệm con điếm và bà mẹ có tuổi, vốn là vấn đề vẫn khiến ông nhiều đêm mất ngủ.  

Những tình tiết như thế là khám phá hay lợi dụng tính ghét kết hôn vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, nhưng dù ý định riêng của Von Trier có là như thế nào,  Gainsbourg vốn có tính tự chủ tuyệt vời vẫn luôn làm chủ được mình.  Thậm chí trong suốt những cảnh khổ dâm tan da nát thịt (diễn viên Jamie Bell xuất sắc trong vai trò K - một kẻ mang tính thống trị lạnh lùng), sự xả thân của nhân vật Joe rất khác xa với việc miêu tả dâm dật của nhân vật Bess McNeil trong bộ phim Breaking The Waves, hiện vẫn đang là bộ phim vừa được yêu thích nhất và vừa bị ghét bỏ nhất của Von Trier.  


Đạo diễn Lars Von Trier với chữ FUCK được xăm vào các đốt ngón tay.

Vốn đã giữ im lặng một cách điệu bộ, màu mè, Von Trier thách thức khán giả cáo buộc ông ta về bất kỳ chủ nghĩa nào (nổi bật nhất là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, trong khoảng thời gian ba lần thất bại liên tiếp được phổ biến rộng rãi trên các ấn phẩm công cộng) với cái vẻ hân hoan đùa giỡn của một kẻ có chữ FUCK được xăm quanh các khớp đốt ngón tay của mình, không phải khi còn là một đứa trẻ vị thành niên, mà là khi đã ngoài năm mươi tuổi, lứa tuổi mà người ta đáng lẽ phải hiểu biết hơn.  Điều ông ta không biết gì góp phần tạo nên sự quyến rũ của ông ta.    



Với sự khiêu dâm lố bịch, những màn trình diễn táo bạo không e ngại, và sự thiếu cấu trúc có chủ tâm, Nymphomaniac đã tạo ra một hợp âm giờ đã trở nên quen thuộc của những tiếng thở dài, những tiếng thở hổn hển, và những tiếng cười.  Ở giữa sự lộn xộn đó, chỉ có diễn viên LaBeouf cho thấy rõ một sự thất bại, việc giao cho anh ta vai diễn là đối tượng của tình cảm thật sự của nhân vật Joe là một sự sai lầm khủng khiếp.  Trong một bộ phim mà có không ít điều nổi cộm gây tranh cãi này, diễn viên Shia đã tỏ ra là một thảm họa, là một nốt nhạc tồi tệ trong tạp âm vốn đã có nhiều âm thanh không đồng điệu đến mức cực cùng.  


12/04/2014
Jeffrey Thai 

* Dãy số nổi tiếng của Fibonacci đã được ứng dụng phổ biến trong việc kinh doanh tài chính. Fibonacci là công cụ sử dụng những tỷ lệ đặc biệt xảy ra trong tự nhiên để giúp chúng ta dự báo hay đoán trước được các điểm hỗ trợ hay kháng cự.

* Bộ ba Depression gồm ba bộ phim:  Antichirst, Melancholia và Nymphomaniac


Nymphomaniac Vols I & II – review | Mark Kermode





Nymphomaniac von Trier film Martin LaBeouf

Stacy Martin and Shia LaBeouf in Nymphomaniac.

By Mark Kermode



mark kermode


Lars von Trier's controversial sex epic veers wildly between the profound and the ridiculous.  

Watching Nymphomaniac raises several thorny questions. How seriously should we take Lars von Trier? Is there a difference between art and porn? Does it need to be this long? Do we really have to use that brackety/vulva (Nymph( )maniac) title gag? And, most pressingly, what the hell is up with Shia LaBeouf's accent? With his ear-scraping mockerney shtick, LaBeouf sounds like he's auditioning for a twisted biopic of Dick Van Dyke. Those seeking something genuinely shocking need look no further; if movies were rated for scenes of gratuitous violence against vowels, Nymphomaniac would never have made it past the censors.

Redacted from a reportedly more explicit and even more unwieldy director's cut, Von Trier's latest arrives in UK cinemas in two volumes, divided into five and three chapters respectively, mirroring the number of front and back thrusts with which our heroine, Joe, abandons her virginity. Through episodic flashback we see Joe (variously played by newcomer Stacy Martin and long-term Von Trier muse Charlotte Gainsbourg) exploring the extent of her voracious and increasingly self-destructive sexual appetite; from youthful masturbation (replete with levitating sacrilegious visions), through adolescent promiscuity, to middle-aged flagellation and beyond.

Offered shelter by the avowedly asexual Seligman (Stellan Skarsgård) after being found half-dead in an alleyway, Joe recounts her self-proclaimed wickedness as a series of Scheherazade-like tales of misadventure, leading us through the long, dark night of her soul and on into morning. Seligman is intellectual and ascetic, constantly transposing these fleshy tales into forgivingly abstract digressions (fly fishing, knot-tying, Fibonacci numbers); Joe is earthy and unapologetic, insisting upon lustful damnation, sneeringly rejecting the psychobabble term "sex addict" for the film's proud titular label: "I am a nymphomaniac!"

Pitched somewhere between the metaphysical porno of Gerard Damiano's The Devil in Miss Jones and the softcore breast-beating of Just Jaeckin's The Story of O, Von Trier's still unspooling magnum opus is an exhausting orgy of heady ideas and groiny spectacle that veers wildly between the profound, the comic and the ridiculous – not always intentionally (a dopey shaggy-dog punchline almost proves its undoing).

Channelling De Sade and Baudelaire via the sex-quest cinema of the 1970s (the spatial/temporal setting is uncertain, but early scenes evoke the Two Ronnies jokes about "Have-It-Awayday" British Rail tickets), Lars and his unreal girls pick away at the psycho-societal scab of la petite mort, with the loss of Joe's orgasmic power at the end of Vol I leading to violence, misery and melodrama.

Throughout, the consummate agent provoc-auteur remains torn between an angsty interest in self-obliteration and an adolescent obsession with the illusory mechanics of hardcore – a fetish that dates back to the days of The Idiots, and which has made porn doubles and prosthetic genitals a recurrent element of his arthouse palette.

As with so many of Von Trier's films, Nymphomaniac's recurrent tropes spill over the sides of a single/double feature into a loose thematic triptych. Thus, after the Europa, Golden Heart, and (unfinished) USA: Land of Opportunities trilogies comes Depression, of which this is presumably the flailing final act. Lacking the insane focus of Antichrist or the "double-cream" sentiment of Melancholia, Nymphomaniac opts instead for rambling anti-erotic satire (as Skarsgård says: "You can't wank to it"), its deadpan tone defined by the hollow monotone drone of Joe's voice that sounds on occasion like Histoire de Juliette ou les prospérités du vice as read by the Speaking C(l)ock. Here, the shrieking is left to others, most notably Uma Thurman in a horribly tragicomic cameo as the wronged wife of one of Joe's multiple lovers who demands, with crazed politeness, to be allowed to show her children "the whoring bed". As for Joe, she gets to reprise the central maternal neglect/sexual obsession set piece from Antichrist, as Von Trier worries away at the age-old mother/whore dichotomy that continues to give him sleepless nights.

Whether such material explores or exploits misogyny will remain a matter of debate, but whatever Von Trier's own hang-ups, the supremely self-possessed Gainsbourg always seems to be in control. Even during scenes of flesh-ripping S&M (Jamie Bell is remarkable as the icily dominant K), Joe's abnegation is a world away from the leering depiction of Bess McNeill in Breaking the Waves, which remains both Von Trier's most loved and most loathsome movie.

Having theatrically taped his own mouth shut, Von Trier challenges/dares his audience to accuse him of any number of "isms" (most notably racism, during the failed threesome sequence so prominently displayed in publicity material) with the pranksterish glee of one who got "FUCK" tattooed across his knuckles not as a teenager, but as a man in his 50s who really should know better. That he doesn't is part of his appeal.

With its wildly absurdist obscenities, fearlessly bold performances and wilfully indulgent lack of structure, Nymphomaniac provokes the now familiar symphony of sighs, gasps and laughs. Amid the chaos, only LaBeouf really comes unstuck, fatally miscast as the object of Joe's true affections. In a film not short on alarming protuberances, it's Shia who sticks out like a sore thumb, a bum note in the cacophony of discordant excess.






No comments:

Post a Comment