NỘI DUNG:
1. Mở Màn; Tư liệu 50 năm cuộc đời
& sân khấu Nghệ sĩ Phượng Liên
2. Liên khúc Cánh phượng cành
liên (Văn
Chung, Hương Huyền, Ngọc Giàu,
Lệ thủy, Ngọc Huyền, Ngọc Đan Thanh, Kiều Mai Lý, Hồng Loan, Thu
Hồng)
3. Ca nhạc Mẹ tôi (Làn
Sóng Việt)
4. Trích đoạn:
Tuyệt Tình Ca (Phượng Liên, Chí Tâm, Văn
Chung, Hương Huyền, Kiều Mai Lý, Hoàng
Dũng)
5. Vinh danh Nghệ sĩ lão thành Văn Chung
6.Trích đoạn: Võ Tắc Thiên (Vũ Luân, Phượng Liên, Ngoc Huyền, Tuấn Châu, Mai Thế Hiệp, Vũ đoàn Việt Cầm)
7. Hiệp hội Di sản & Văn hóa Hùng
Vương vinh danh Phượng Liên 50 năm
sân khấu Việt Nam
(Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng)
8. Ca nhạc: Chuyện ba mùa
mưa (Dương Đình Trí)
9. Ca cảnh: Em thương người nghệ sĩ (Lệ Thủy, Ngọc Đan
Thanh, Hồng Loan, Mai Thế Hiệp, Vũ đoàn
Việt Cầm)
10. Trích đoạn:
Sân khấu về khuya (Phượng Liên,
Chí Tâm, Ngọc Đan
Thanh, Ngọc Đáng, Calvin Hiệp)
11. Ca cảnh: Lan & Điệp (Tài Linh, Quang Thành,
Dương Việt Trường, Vũ đoàn
Việt Cầm)
12. Hài Kich; Dân Gian Kỳ Án (Ngoc Giàu, Lê Tín)
13. Trích đoạn:
Bên cầu dệt lụa (Phượng Liên, Lệ Thủy, Văn Chung, Kiều Mai Lý, Tuấn Châu)WESTMINSTER - Ngày 9 Tháng Năm tới đây (2010), một chương trình vinh danh nữ nghệ sĩ cải lương Phượng Liên (“Phượng Liên 50 năm sân khấu & Quê hương Việt Nam”) sẽ được tổ chức tại hí viện La Mirada, thành phố La Mirada, California.
Trong cuộc phỏng vấn với nữ ca sĩ Phượng Liên, hiện định cư tại Orange County, cô cho biết đã đi hát từ trên 50 năm rồi, khi còn ở trường học, đóng góp cho đoàn văn nghệ thông tin Tây Ðô... Nhưng Phượng Liên muốn lấy mốc 50 năm, là từ lúc cô bắt đầu hát cho một đoàn hát hẳn hòi, dù chỉ là một đoàn hát nhỏ của địa phương, như đoàn Kiên Giang của các bầu Sáu Nhỏ, Mười Cơ... hồi năm 1960, ở Rạch Giá, Kiên Giang, rồi đoàn Tinh Hoa...
Chương trình “Phượng Liên 50 năm sân khấu & Quê hương Việt Nam” này, sẽ được Trung Tâm Asia thâu hình, để phát hành thành DVD...
Tham dự chương trình “Phượng Liên 50 năm sân khấu & quê hương Việt Nam” có các nghệ sĩ, ca sĩ: Thành Ðược, Văn Chung, Chí Tâm, Lệ Thủy, Bảo Quốc, Tài Linh, Kiều Mai Lý, Ngọc Ðáng, Phương Hà, Thu Hồng, Hương Huyền, Tuấn Châu, Tuấn Hoàng, Calvin Hiệp, Thiên Kim, Mai Thế Hiệp, Xuân Mỹ Quang Thành, Hồng Loan, Dương Việt Trương, Dương Ðình Trí, Nhóm Làn Sóng Việt và MC Thanh Tùng.
(L.T.)
Phượng Liên - 50 Năm Sân Khấu và Quê Hương
Dường như trời có chút mưa, tuy không làm ướt áo, nhưng đủ biến đổi không gian hơi sẩm đậm một chút màu chì, khiến San Jose mang mầu sắc của một chiều Sài gòn khi phố đã lên đèn sắp bước vào đêm. Trước cửa “rạp hát” có con nít chạy nhảy, có những bà cụ già áo cánh, áo bà ba, có những chị, những dì…nếu thêm giỏ trầu, thêm cây quạt giấy, thêm vài chiếc xe bán nước mía, chè đậu, chè thưng, bánh tráng hoặc bắp nướng, chiếc xích lô…thì có lẽ nhà hàng sang trọng Dynasty Seafood Restaurant đêm nay sẽ là Quốc Thanh, Trần Hưng Đạo, Olympic….của Sài Gòn năm xưa.Không khí đó càng tăng cường độ của cảm giác khi sân khấu xuất hiện những nghệ sĩ trong y trang của sân khấu…các tuồng Võ Tắc Thiên, Bên Cầu Dệt Lụa, Sân Khấu về Khuya…đã được diễn lại. Tuy chỉ là những trích đoạn chừng 30- 40 phút nhưng đã lấy được nước mắt khách mộ diệu sân khấu cải lương. Đêm nay, thứ Sáu 7/5/2010 tại nhà hang Dynasty, đường Story, 50 năm Sân Khấu và Quê Hương dành riêng để kỷ niệm 50 năm đứng trên sân khấu của người nghệ sĩ tài danh Phượng Liên. Đêm diễn có các nghệ sĩ Văn Chung, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Ngọc Đáng, Kiều Mai Lý, Ngọc Đan Thanh, Chí Tâm, và những nghệ sĩ trẻ Ngọc Huyền, Calvin Hiệp, Tuấn Châu, Dương Đình Trí, Quang Thanh, Bảo Lộc, Lê Tín…v.v.
Dẫn chương trình vẫn là MC trẻ tuổi điêu luyện Thanh Tùng đưa người xem trở về với những ngóc ngách của từng vai diễn, từng nghệ với các vở để đời.
Cũng đêm nay, không phải là lần đầu tiên dân ghiền ca nhạc cải lương trở lại với các bài bản tuồng tích ca nhạc mang hơi thở của Nam Kỳ Lục Tỉnh; nhưng đêm nay người ta đến chật nhà hàng vì cải lương đã đáp ứng được với thị hiếu của khách mộ điệu tại địa phương. Người ta đến xem vì ủng hộ một ngành ca nhạc đã mai một và “tuyệt chủng” tại cái nôi sản sinh ra nó – Sài Gòn-Việt Nam. Nghệ sĩ Phượng Liên đã từng nói với báo chí trong nước rằng “Muốn coi cải lương hãy ra hải ngoại”. Hải ngoại đã hồi sinh nền nghệ thuật cổ nhạc Nam Phần, đặc biệt là sân khấu cải lương. Lúc nào ca nhạc cải lương trình diễn, Ban Tổ Chức cũng đều tiêu thụ hết chỗ ngồi. Anh Phạm Phúc, tức Phúc Quảng Đà – nhà tổ chức cùng với Tony Ninh, cho biết “Chúng tôi không quên một thành phần khán giả đó là các bậc cao niên, lớn tuổi. Những vị khán già này cũng cần có nơi để giải trí.” Thực tế cho thấy khán giả của các đêm ca nhạc cải lương còn có khán giả thanh niên và trung niên nam nữ. Chẳng những họ đến xem ca nhạc, nghe những câu vọng cổ mùi…mà họ còn mời cả gia đình, bạn bè, già trẻ lớn bé cùng đi xem. Và họ theo dõi rất kỷ, biết từng làn hơi, từng nghệ sĩ.
Đêm Phượng Liên 50 Năm Sân Khấu và Quê Hương thu hút hơn 600 khán giả, và ở đến phút chót của chương trình.
Đêm diễn khá thành công cũng nên kể đến các thành phần bên trái cánh gà, những nhạc sĩ cổ nhạc: Kim Nguyên, Kim Đồng, Hoàng Phúc và Hoàng Nghĩa.
Sau phần ca nhạc, nghệ sĩ và khán giả ái mộ chụp hình chung.
Nghệ sĩ Phương Liên, tên là Lữ Phụng Liên, sanh quán Cần Thơ, 1947. Phượng Liên bắt đầu đi hát từ những năm cuối thập niên 50, nhưng đến 1960 mới thực thụ ký hợp đồng đứng trên sân khấu chính thức cho các đoàn cải lương: Tinh Hoa, Hoa Sen ở Cần Thơ. Lúc đầu chỉ được đóng các vai phụ, hát thế các nghệ sĩ vắng mặt, trình diễn ở các tỉnh. Nghệ sĩ Phượng Liên trả lời báo chí trong nước về tiểu sử và sự nghiệp ca hát của mình như sau: “Tôi sinh ra ở Cần Thơ, ba tôi mất lúc tôi hơn một tháng tuổi. Tôi họ Nguyễn nhưng được một người cha nuôi tên Lữ Văn Đức nhận làm con đỡ đầu, vì vậy tôi mang họ Lữ, tên khai sinh là Lữ Phụng Liên. Ba nuôi của tôi có một người bạn là bác ba Sâm làm việc ở ban văn nghệ Tây Đô – Cần Thơ thời đó. Ông sang nhà chơi, thấy tôi đưa võng ru em, ca hát nghêu ngao những bài tân nhạc. Thật tình hồi đó tôi không biết ca vọng cổ nên được nhận vào ban văn nghệ để ca tân nhạc và đóng kịch. Tôi toàn được giao đóng vai con trai. Trong ban văn nghệ còn có Mộng Tuyền và anh Phước Hậu. Thấy cả hai ca vọng cổ tôi thích lắm nên nhờ anh Phước Hậu dạy ca. Tôi bắt đầu yêu thích bài vọng cổ, thích nghe chị Ngọc Giàu ca bài Lan và Điệp, Bến Nước Hà Tiên… Trích đoạn đầu tiên tôi được đóng là Chim vịt kêu chiều năm tôi 13 tuổi.”
Theo một số bài báo cũ thì cha của Phượng Liên tên Nguyễn Tùng Sơn, hạ sĩ quan của một tiểu đoàn kỵ binh Pháp đóng tại quận Phụng Hiệp, Cần Thơ. Ông cưới vợ năm 1946 và sanh con gái đầu lòng năm 1947. Hai tháng sau, ông Nguyễn Tùng Sơn bị tử trận tại quận Phụng Hiệp.
Năm 1963, Phượng Liên bắt đầu lên thủ đô. Tại Sài Gòn, Phượng Liên gia nhập một trong những đại ban vào lúc đó, là Ðoàn Kim Chưởng, cùng với các nghệ sĩ: Phước Thành, Phương Quang, Kim Ngọc. Năm 1966 được mời xuất hiện trên truyền hình quốc gia, tức đài Truyền hình Sài Gòn. Năm 1966, Phượng Liên đoạt được huy chương vàng giải Thanh Tâm trong vai diễn đào lẳng tuồng Mặt Trời Đêm, hát trên sân khấu Kim Chưởng. Năm 1967, Phượng Liên gia nhập Ðoàn Tân Hoa Lan của cô đào Út Bạch Lan. Năm 1969 hát cho đoàn Dạ Lý Hương. Năm 1971 Phượng Liên gia nhập đoàn Thái Dương 3, rồi năm 1972 khi Bạch Tuyết – Hùng Cường lập gánh, thì nữ nghệ sĩ Phượng Liên lại được mời về ban này. Phượng Liên sau đó về hát cho Ðoàn Việt Nam của nghệ sĩ Minh Vương cho đến tháng Tư năm 1975.
Tháng Tư 1993, Phượng Liên sang Hoa Kỳ định cư theo diện tù chính trị (HO13) cùng với phu quân là cựu Ðại Tá Dù Nguyễn Ðình Vinh, bị tù Cộng Sản đến hơn 13 năm.
Tại Hoa Kỳ, Phượng Liên cùng với các nghệ sĩ Thành Ðược, Văn Chung, Chí Tâm, Ngọc Huyền, Lê Tín, Tuấn Châu, Hương Huyền, Linh Tuấn, Trâm Anh, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh… đã dần dần làm sống lại bộ môn cải lương, và giờ đây tiếp tục phát triển thêm, với nhiều ngôi sao trẻ mới xuất hiện, và các nghệ sĩ từ trong nước ra đóng góp thêm.
Nhìn lại sự nghiệp cải lương của mình, nữ nghệ sĩ Phượng Liên cho biết đã diễn trên trăm tuồng, trong đó có các vở tuồng được nhiều người nhớ đến: Tiếng Hạc Trong Trăng, Quỷ Bảo, Mùa Trăng Và Nước Mắt, Nhạn Trắng; Gái Điếm, Vợ Hiền; Lấy Chồng Xứ Lạ; Tướng Cướp Bạch Hải Ðường; Sân Khấu Về Khuya; Nửa Ðời Hương Phấn; Mạnh Lệ Quân, Chuyện Cổ Bát Tràng; Tiếng Trống Mê Linh …v.v..
(Theo Viet TB)
No comments:
Post a Comment