Thursday, January 22, 2015

(Video) Tướng Cướp Bạch Hải Đường (1991) - Mỹ Châu, Minh Vương, Ngọc Giàu...





Huyền Thoại Tướng Cướp Bạch Hải Đường

Phần 1 – Đi tìm sự thực về “huyền thoại” tướng cướp Bạch Hải Đường

Trước năm 1975, tướng cướp Bạch Hải Đường nổi lên như một “huyền thoại”. Một tướng cướp khét tiếng, hào hoa phong nhã.
Cuộc đời của tướng cướp này đã được dựng thành tuồng cải lương, lên phim với nhiều tình tiết hư cấu lãng mạn. Nhưng thực tế và phim ảnh rất khác xa nhau. Bạch Hải Đường ngoài đời là một tên cướp xuất quỷ nhập thần, từng vào tù ra khám như đi chợ và có những trận đụng độ sinh tử với cảnh sát chế độ cũ.
Bạch Hải Đường có một tuổi thơ dữ dội và quá trình trở thành một tên tướng cướp cũng khá ly kỳ. Song chính sự đồn thổi về tướng cướp Bạch Hải Đường đã tạo cho hắn một hình ảnh giống như “người hùng” trên chốn giang hồ.
Loạt bài: “Đi tìm sự thực về “huyền thoại” tướng cướp Bạch Hải Đường” sẽ cung cấp cho độc giả toàn bộ chân dung cuộc đời, ái tình và “sự nghiệp” của tên tướng cướp khét tiếng một thời. Những trang tư liệu dày cộm phủ bụi thời gian và những nhân chứng sống từng tham gia truy bắt Bạch Hài Đường sẽ tiết lộ về cuộc đời và ngày ra đi về cõi ngàn thu của hắn.
Trước khi dạy võ, người thầy ở Châu Đốc đã biết Bạch Hải Đường sẽ là tai họa sau này.
Cách đây hơn sáu thập niên, vào năm 1950, thị xã Long Xuyên (An Giang) tuy không phải là “thủ phủ miền Tây” nhưng cũng thuộc hàng trù phú. Đó là một trong những cửa ngõ giao thương từ đồng bằng sông Cửu long lên Sài Gòn và ngược lại. Nội ô Long Xuyên vì thế có những người giàu nứt đố đổ vách nhưng cũng còn những phận đời lặn ngụp dưới đáy xã hội để mưu sinh. Một trong số đó là đôi vợ chồng nghèo Nguyễn Văn Của và Lê Thị Huệ. Do không có trình độ, anh Của hàng ngày bám chợ Long Xuyên, hoặc bến xe liên tỉnh làm nghề lao động chân tay. Chị Huê tuy mang thai gần ngày sinh nhưng cũng hàng ngày ngồi bên thúng bánh mì kiên nhẫn chờ đợi đứa bé trong bụng chào đời.
15 tuổi bỏ học đi bụi
Và rồi cái ngày mong đợi ấy đã đến. Nơi xóm nghèo lụp xụp toàn cư dân lao động chân tay ở gần chợ Long Xuyên đã vang lên tiếng khóc trẻ con. Chị Huê vừa sinh cho anh Của một đứa con trai kháu khỉnh, da trắng như trứng gà bóc, mặt đẹp như con gái. Hai vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo khó, ăn đong từng bữa nhưng vì đứa con trai xinh đẹp đã quên đi hết những lo toan, nhọc nhằn của một kiếp nghèo. Họ vui cười sau khi đong sạch mồ hôi cho một ngày lao động kiệt lực kiếm sống.
Hai vợ chồng đặt tên cho con trai là Nguyễn Ngọc Truyện (tướng cướp Bạch Hải Đường sau này). Anh Của giải thích với họ hàng rằng, Ngọc là thứ quý giá nhất trên đời. Người cha đặt chữ lót cho con trai là hy vọng khi nó lớn lên sẽ thành viên ngọc sáng. Không những mong con trai có tài, hữu ích cho xã hội mà bản thân cũng được mọi người quý trọng.
Sau khi sinh đứa con trai đầu lòng, chị Huê lần lượt sinh tiếp bốn người con gái nữa. Khi đó, Truyện vừa là anh cả vừa là “trụ cột” trong gia đình. Cậu bé này làm chỗ dựa cho những đứa em gái. Do đó hai vợ chồng anh Của đặt hết kỳ vọng vào đứa con trai duy nhất để nối dõi tông đường và thay cha đùm bọc những đứa em.
Hai vợ chồng nghèo phải gánh trên vai năm miệng ăn. Mỗi ngày áp lực cuộc sống càng tăng lên. Nhưng vợ chồng anh Của không ngại vất vả, dồn hết nỗ lực cho đứa con trai tới tuổi đến trường. Mỗi buổi tối rảnh việc, hai vợ chồng anh Của nghe con trai ê a tập đánh vần, ráp chữ đều vui và hạnh phúc. Thằng bé Truyện cũng tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, nhưng vô cùng lỳ lợm. Anh Của bảo với vợ đứa con trai nào cũng nghịch ngợm nhưng nó ham học là lấy điểm để bù lại.
Nhưng rồi lo sợ của chị Huê đã trở thành sự thật. Năm lớp bốn  Truyện chán học, không đến lớp mà tụ tập với trẻ con cùng trang lứa bên ngoài chơi bời lêu lổng. Khi bị thầy cô mắng vì tội bỏ học, Truyện im lặng ngồi nghe không có biểu hiện gì. Mặt cậu bé cứ lầm lỳ, khinh khỉnh. Và rồi, Truyện đi học lại, nhưng chỉ bữa đực, bữa cái. Thậm chí, cậu bé còn thường xuyên đánh bạn và cùng đám trẻ bụi đời trong xóm kéo đi đá gà, đánh bạc. Năm đó, Truyện mới 15 tuổi và quyết định nghỉ học không có lý do. Vợ chồng anh Của lo sốt vó nhưng cũng không làm sao ép Truyện trở lại lớp học. Truyện gân cổ cãi rằng, dù không học cũng sống và kiếm được tiền.
Truyện chứng minh cuộc sống tự lập của đứa bé 15 tuổi bằng cách mang bên người một bao tải rác. Hàng ngày, hắn cầm cây móc sắt theo đám bạn bụi đời đi móc bọc nylon, lượm ve chai hay bất cứ thứ gì bán được lấy tiền. Truyện nhập vào đội quân móc bọc lê la khắp nơi, từ các chợ, bến xe, bến phà, hàng quán…theo một lộ trình dài từ Long Xuyên đến Bình Thủy để kiếm sống. Tối đến, cậu lại ngủ vật vạ theo đám trẻ con bụi đời không về nhà. Lượm ve chai không khá thì Truyện xin vào làm cho vựa ve chai. Nhưng chẳng được bao lâu, Truyện thì bị chủ đuổi vì tính tình ngang bướng.
Vợ chồng anh Của mải lo kiếm sống, đầu tắt mặt tối chạy gạo nuôi bốn đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi học. Đã có lúc, họ quên bẵng đi đứa con trai ngỗ nghịch. Nhưng rồi một hôm, anh Của lâm bệnh. Bởi từ ngày bỏ nghề bốc vác, đẩy xe ở chợ để làm lơ xe đò chạy tuyến đường dài Long Xuyên-Sài Gòn, sức khỏe anh xuống dốc. Hơn nữa, tuổi anh cũng đã lớn, tóc đã có nhiều sợi bạc. Cùng lúc đó, đứa con trai nhỏ dại ngày nào giờ đã là một thiếu niên bước qua tuổi 16.
Ngã rẽ đầu đời của tướng cướp Bạch Hải Đường
Nhiều lần anh Của thuyết phục Truyện nếu không đi học để làm thầy, làm thợ thì đi làm lơ xe để phụ nuôi các em ăn học. Người cha dạy con theo nghiêp mình và hướng dẫn nó vào nghề. Tưởng đâu Truyện sẽ cãi lại cha như những lần bị ép đi học. Tuy nhiên, chẳng ai ngờ được, cậu bé đồng ý một cách nhanh chóng và vui vẻ. Từ hôm đó, người ta thấy một cậu lơ xe rất trẻ, vắt vẻo đu theo những chuyến xe đò đường dài mang bảng hiệu Tam Hữu từ Long Xuyên lên Sài Gòn và ngược lại.
Nghề lơ xe tuy vất vả nhưng lại có vẻ phù hợp với Truyện. Nhưng, điều anh Của không ngờ chính ở môi trường này đã đưa đứa con trai của mình vào một khúc quanh định mệnh. Bởi lẽ những ngày làm lơ xe đò, Truyện thường xuyên tiếp xúc với những tay anh chị đứng bến, bảo kê thu “hụi chết” của những chủ xe đò. Rồi nạn tranh giành lãnh địa, đâm chém nhau theo kiểu giang hồ xã hội đen mạnh được, yếu thua được thu vào tầm mắt Truyện. Nạn cờ bạc, móc túi, lừa gạt nhan nhản không chỉ trong giới anh chị xã hội đen mà cả với hành khách. Cậu thiếu niên mới lớn tên Truyện đã hình thành trong đầu những mưu mô ấy. Với cá tính của mình, Truyện chỉ chờ dịp để bùng phát. Sau đó, Truyện quyết tâm đi học võ.
Lạ thay, học chữ Truyện ngán như cơm nếp nát nhưng học võ cậu ta lại rất say mê. Từ đó trở đi, Truyện vừa đi lơ xe đò, vừa tranh thủ những ngày nghỉ đến võ đường tập luyện. Nhờ thông minh, lanh lợi và gan lỳ, Truyện học rất nhanh chóng và tiếp thu được “nghề” của thầy dạy. Chẳng bao lâu Truyện nổi lên là một võ sinh có nhiều ngón đòn sắc bén. Ai cũng nhận định hắn sẽ trở thành một cao thủ trong tương lai. Và đúng như ông thầy của võ đường đã từng tiên đoán, Truyện là một “tai họa” mà “ý trời” đã sắp sẵn, dù ông không muốn cũng phải chấp nhận.

Phần 2 – Những vụ trộm “quỷ khốc thần sầu” của Bạch Hải Đường

Đối với tướng cướp như Bạch Hải Đường, việc ăn trộm trong biệt thự có hàng chục lính gác cũng chỉ dễ như ra chợ mua đồ.
Trong ba năm đi làm lơ xe đò cho chủ xe Tam Hữu, cậu thiếu niên Nguyễn Ngọc Truyện đã nếm đủ mùi vị cay đắng của cuộc đời. Truyện từng ăn cơm hàng cháo chợ, từng ngủ bụi ở bến xe, từng chứng kiến những vụ thanh toán nhau để tranh giành bến bãi, lãnh địa bảo kê.
Cũng từng ấy năm, theo lộ trình xuôi ngược từ Long Xuyên – Cần Thơ – Vĩnh Long – Sài Gòn và ngược lại, Nguyễn Ngọc Truyện đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm quý giá của cuộc sống. Lúc này, hắn học được ở đó những bài học cay đắng nhiều hơn là niềm vui.
Cuộc sống nghèo túng của tướng cướp
Ở môi trường bến bãi, bản tính lầm lỳ, ít nói từ thủa ấu thơ giờ đã được phát huy ở chàng thanh niên mới lớn. Truyện sớm va chạm với trường đời và luôn cảnh giác, dè chừng và lạnh nhạt theo kiểu bất cần với xung quanh. Hắn thu mình như con cọp trước lúc tấn công. Nhưng bản tính  lương thiện, Truyện vẫn chống đối ngầm những kẻ ác, ỷ sức mạnh ức hiếp người thân cô, thế cô. Nhờ học được những miếng võ phòng thân, Truyện đủ sức mạnh và sự gan lỳ để không bị các “đại ca” bến bãi hiếp đáp. Nhưng môi trường này không giúp được cho Truyện tiến thân ngoài sự tủi nhục ê chề.
Lúc này, Nguyễn Ngọc Truyện vẫn là người lương thiện. Cũng cần nói rõ thêm về sự đồn thổi quanh huyền thoại tướng cướp Bạch Hải Đường (Nguyễn Ngọc Truyện) sau này. Đó là trước năm 1975, người dân cho rằng ông Nguyễn Văn Của, cha Truyện xuất thân là một tướng cướp. Tuy nhiên, thực tế, ông Của (đã nhắc đến kỳ trước – PV) là một người hiền lành, chí thú làm ăn, kiếm tiền bằng sức lao động của mình để nuôi vợ con. Một vai ông gánh nặng bảy miệng ăn bằng việc chạy chợ. Ông Của bán sức lực và mồ hôi nhưng cái nghèo cứ đeo bám đôi vợ chồng này. Ông Của đã đặt hết hy vọng vào đứa con trai Nguyễn Ngọc Truyện. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, đứa con trai của ông không đi đúng con đường mà hai vợ chồng nghèo này mong đợi.
Năm 19 tuổi, Nguyễn Ngọc Truyện đã trở thành một chàng trai cao ráo, trắng trẻo, khỏe mạnh và khá đẹp trai. Nghề lơ xe đã giúp Truyện có điều kiện quen nhiều cô gái buôn bán đường dài. Trong số đó có nhiều cô nàng gia đình giàu có lại mê tít anh lơ xe lầm lỳ, ít nói nhưng có nụ cười thu hút người đối diện như một thỏi nam châm. Tuy nhiên, Truyện không có thời gian để chạy theo những mối tình dọc theo các bến bãi mà chiếc xe đò Tam Hữu ghé qua. Kucs này, Truyện đã tới tuổi động viên đi quân dịch. Ngặt một nỗi, anh chàng lại rất ghét mặc đồ lính. Sau này, do phải trốn quân dịch nên Truyện không theo nghề lơ xe nữa.
Tướng cướp Bạch Hải Đường biểu diễn tài mở còng trong nhà tù
Một thời gian gắn bó trên những chuyến đường dài, Truyện đã gặp gỡ được mối tình đầu. Đó là cô gái Hồ Thị Lãnh quê Thốt Nốt. Hai người yêu nhau rồi thành vợ chồng. Truyện đã theo vợ về Thốt Nốt để mưu sinh. Hàng ngày, hắn vừa chạy xe lôi vừa lo trốn lính. Rồi họ có với nhau hai đứa con kháu khỉnh. Như bao người cha khác, Truyện rất thương con, thương vợ, sống có trách nhiệm. Nhưng nghề chạy xe lôi lượm bạc cắc không giúp hai vợ chồng thoát khỏi kiếp kham khổ và lo chu đáo cho hai đứa con nhỏ dại. Sự thiếu thốn đeo bám khiến hai đứa con của Truyện luôn đau ốm. Mỗi lần đưa con vào bênh viện, Truyện lại chứng kiến sự phân chia giai cấp giàu nghèo rõ nhất. Người ta thường bảo, bệnh viện là “nhà thương”. Tuy nhiên, các bác sĩ, y tá chỉ thương con nhà giàu chứ con nhà nghèo bị đối xử lạnh nhạt. Nhiều lần không đủ tiền thuốc men, trả viện phí cho con, Truyện cảm thấy hết sức tủi nhục và quyết tâm không để cảnh này tái diễn. Truyện đưa vợ con về lại Long Xuyên, thuê một chiếc xe lôi chở khách kiếm sống và quyết tìm cho mình một lối thoát.
Nhìn lại hoàn cảnh của mình, một căn nhà mướn lụp xụp, tối tăm, vợ con thiếu ăn thiếu mặc thậm chí cái màn chống muỗi cũng không mua nổi, người chồng này lại thấy chạnh lòng. Quyết tâm đi tìm lối thoát càng nung nấu và Truyện đã tìm đến những thằng bạn đồng cảnh ngộ bàn mưu tính kế. Đó là những cái tên và sẽ là bạn đồng hành của tướng cướp Bạch Hải Đường sau này như: Nguyễn Văn Năng, Trung, Triệu, Tâm, Sơn…Việc đầu tiên của nhóm này nghĩ ra là ăn trộm. Chúng cho rằng, ăn trộm xe máy ngoài đường là dễ nhất.
Cảnh sát bó tay trước “người nhện”
Chỉ trong hai năm 1970-1971, nhóm tội phạm này đã “chôm” được 20 chiếc xe máy. Điều đáng nói là ngoài việc trộm xe ngoài đường, Nguyễn Ngọc Truyện đã nghĩ ra cách “nhập nha”. Nghĩ là đột nhập vào nhà để ăn trộm. Lần đầu tiên trong bước đường “nhập nha”, Nguyễn Ngọc Truyện đã đột nhập vào khu nhà cho người Mỹ thuê tại Long Xuyên. Thấy “ngon ăn”, Truyện tiếp tục làm “người nhện” đu tám lần vào đây và lấy được năm cái tivi, năm máy quay băng, ba radio, ba máy ảnh…. Số vụ “nhập nha” sau đó, chủ yếu do Nguyễn Ngọc Truyện đóng vai trò chính, những tên khác ở vòng ngoài canh gác, chuyển đồ ra ngoài. Số tài sản lấy được, Truyện đem bán rồi chia nhau. Hàng loạt vụ “nhập nha” vào khu nhà thuê của người Mỹ ở đã gây hoang mang dư luận và làm “nóng đầu” lực lượng cảnh sát  lúc đó.
Trong một đợt ra quân, truy quét tội phạm, trấn áp bọn “nhập nha” nhằm gỡ lại uy tín cho cảnh sát và cũng để lấy lòng người Mỹ, cảnh sát Long Xuyên đã “hốt” được Tâm. Truyện và Năng nhanh chân trốn thoát.
Trong số địa điểm Nguyễn Ngọc Truyện đã từng “nhập nha” trót lọt, lấy được nhiều tài sản có một khu dinh thự kín cổng cao tường  của một bác sĩ ở Long Xuyên. Tòa nhà này do có nhiều người nước ngoài ở nên có cảnh sát gác 24/24 để bảo vệ. Sau vài tiếng đồng hồ điều nghiên, đợi đêm xuống, Nguyễn Ngọc Truyện hành động. Do khu dinh thự này nằm cạnh chùa Bình An nên hắn chọn hướng xuất phát từ đó. Truyện leo lên mái chùa rồi từ đây trèo qua mái nhà khu dinh thự. Hắn trổ nóc nhà leo xuống trong lúc cảnh sát vẫn túc trực gác bảo vệ ở cổng trước. Truyện từ nóc nhà “phi thân” xuống một căn phòng sang trọng và thấy một ông “Tây” đang ngủ say sưa. Hắn nhẹ nhàng như con mèo, thu gom hết đồ đạc, tài sản trong căn phòng rồi “thăng thiên” trở ra lối cũ tẩu thoát. Tất cả đồ đạc, tài sản lấy cắp được Truyện nhanh chóng chuyển cho Năng tẩu tán rồi cả bọn biến mất. Mãi sáng hôm sau ông “Tây” mới biết nhà bị trộm viếng. Cả khu dinh thự kín cổng cao tường có cảnh sát túc trực bảo vệ tá hỏa. Hóa ra căn phòng mà người nhện Truyện đột nhập là của một bác sĩ người Úc.
Một tuần sau, do túng thiếu Nguyễn Ngọc Truyện lại có ý định đột nhập vào khu nhà này một lần nữa. Nghĩ là làm, Truyện đi điều nghiên rồi quyết định hành động. Sau vụ Truyện đột nhập lần trước, lực lượng bảo vệ đã được tăng cường nghiêm ngặt. Tuy nhiên, đối với Truyện “người nhện” thì có lính gác cũng như không. Lần này anh ta vào đúng căn phòng của một bác sĩ người Mỹ, hốt sạch tài sản gồm quần áo, máy ảnh, máy cassette, đô la. Truyện nhìn thấy khẩu súng ngắn để trên bàn nhưng không lấy. Hắn nghĩ trộm “chó lửa” bán cũng chẳng ai dám mua.
Sau đó hầu như những người nước ngoài thuê phòng trú ngụ trong ngôi dinh thự này đều ngao ngán, chọn cách…dọn đi nơi khác ở cho chắc ăn. Họ không còn tin vào sự bảo vệ của cảnh sát trực gác suốt ngày đêm nữa.

Phần 3 – “Chuyên gia” trộm cắp và những lần giỡn mặt trung tá không quân Mỹ

Trong mắt tướng cướp Bạch Hải Đường, nhà của sĩ quan Mỹ cũng như nhà của hắn.
Không chỉ đột nhập nhà của người giàu có, người nước ngoài mà trong lúc “say men chiến thắng”, Nguyễn Ngọc Truyện còn ghé thăm luôn cả nhà của cậu ruột mình là ông Nguyễn Đắc Dần. Đây là người mà hắn gọi bằng cậu Bảy. Ông Bảy Dần tất nhiên là người giàu có. Ông nhiều tiền, nhiều đất đến nỗi xây nhà cho người Mỹ thuê. Đó là một ngôi nhà sang trọng có nhiều phòng nằm trên đường Gia Long (Thị xã Long Xuyên). Vì ngôi nhà có mấy kỹ sư Mỹ thuê dài hạn nên Truyện đoán là có nhiều tài sản đáng giá.
Hẻm Ba Lâu, nơi Bạch Hải Đường trước đây từng trú ngụ
“Cõng rắn cắn gà nhà”
Một đêm nọ, Truyện đột nhập vào một căn phòng sang trọng có gắn máy lạnh của hai người Mỹ lúc họ đang ngủ say. Hắn nhẹ nhàng khuân tất cả đồ đạc, tài sản có trong phòng gồm quần áo, máy cassette và hai cái rương lớn. Chưa chịu rút lui, Truyện còn ung dung đi xuống bếp mở tủ lạnh lục tìm thức ăn. Hắn thản nhiên đánh chén no nê rồi tìm cách mang đồ ra ngoài. Khi mang “chiến lợi phẩm” về nhà, Truyện thấy có tiền đô la nên mừng ra mặt. Đồ đạc thì hắn bán cho mối quen. Còn giấy tờ tùy thân của hai ông Mỹ, Truyện bỗng có nhã ý gửi lại cho chủ nhân làm “kỷ niệm”. Mấy ngày sau, vì quá sợ hãi siêu trộm nên hái kỹ sư người Mỹ này dọn đi chỗ khác.
Người Mỹ dọn đi rồi thì người Nhật tới mướn nhà ông Bảy Dần. Nghe tin, Truyện lại “canh me” đột nhập bằng cách cạy cửa như lần trước. Lần này, Truyện khuân một cái rương đựng đồ, một máy ảnh, một máy cassette. Sau đêm chân ướt chân ráo tới thuê phòng đã bị trộm viếng lấy sạch tài sản, ngay sáng hôm, hai khổ chủ ngoại quốc đã kêu “cậu Bảy” tới trả phòng rồi dọn đi thẳng. Tội nghiệp “cậu Bảy” bị đứa cháu trời đánh làm mất hết khách. Từ đó trở đi, không còn ai dám tới thuê ngôi nhà này nữa.
Một lần khác, hắn lại đột nhập vào ngôi nhà lầu của một nữ bác sĩ ở góc đường Xã Bổn bằng cách “thăng thiên”, tức leo lên nóc nhà, khoét mái rồi “phi” thân xuống. Sau khi lấy hết tài sản bỏ vào bao chuyển ra cho tên Năng, Truyện còn nhớ là trong nhà có két sắt đựng tiền nên lại trở vào tìm chìa khóa để mở két sắt. Trong lúc lọ mọ, hắn bị một ông Mỹ phát hiện. Người đàn ông này dùng súng ngắn “độp” ngay cho Truyện một phát. May mắn cho hắn khi viên đạn đi trượt người. Truyện vẫn bình tĩnh vác bao đồ tẩu thoát. Lần đó tên “chuyên gia” trộm cắp này tiếc hùi hụi vì đã không tìm được chìa khóa mở két mà theo Truyện suy đoán là chắc có rất nhiều tiền.
Bạch Hải Đường lúc cuối đời
Vụ trộm “kinh điển” trên máy bay
Nguyễn Ngọc Truyện không chỉ “ăn gan hùm” mà còn có máu phiêu lưu, mạo hiểm. Hắn nổi tiếng thích đi tìm cảm giác mạnh. Sau thời gian thấy đột nhập vào nhà những người giàu có quá dễ dàng hắn đâm ra chán ngán. Để thay đổi cảm giác, Truyện chuyển từ đột nhập “dân sự” sang những khu căn cứ quân sự của quân đội chính quyền cũ. Thậm chí cả khu quân sự, nhà ở của lính Mỹ để tận hưởng cảm giác mạnh. Theo lời hắn nói thì đột nhập những tòa nhà này “ép-phê” hơn nhiều. Hồi đó, trước Bệnh viện Long Xuyên là khu cư xá của lính Mỹ. Ở đây, lính gác túc trực 24/24h. Trong khi đó, những người ở trong khu nhà này đều có tiêu chuẩn mang súng ngắn phòng thân. Tuy nhiên, đối với Truyện đó là chuyện nhỏ. Hắn không ngán mà còn tỏ ra thích thú. Ngay lập tức Truyện điều nghiên để chuẩn bị “nhập nha”.
Vì là khu lính Mỹ ở nên Truyện phải có “người trợ giúp”. Hắn kéo theo Năng và Triệu đi cùng nhưng hai gã này cũng chỉ đứng bên ngoài chờ nhận đồ Truyện chuyển ra. Ngoài ra, hai tên “đệ tử” còn làm nhiệm vụ cảnh giới chứ không được vào trong. Việc đột nhập để cho “người nhện” làm hết. Sau khi đến nơi, Truyện cầm kìm cộng lực cắt rào sắt phía sau ngôi nhà rồi bám vách tường leo lên mái trổ nóc chui xuống. Chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà hắn lại “sa” đúng phòng của một thiếu tá quân cảnh người Mỹ. Hắn tỏ ra rất bình tĩnh vì người này đang ngủ. Truyện nhẹ nhàng dọn sạch đồ đạc, tiền bạc và nguyên một cái rương rất nặng chuyển ra ngoài cho Năng và Triệu. Bọn chúng lục giấy tờ khổ chủ ra coi hình chụp gia đình của ông này rồi mới chịu rút lui.
“Ở ẩn” một tuần, Truyện lại ngứa nghề. Hắn lại lên đường đi tìm cảm giác mạnh. Truyện chọn điểm đến là khu căn cứ hải quân gần kho xăng Quản Trung Hòa. Theo hắn nghĩ, trong đó có những thứ mà mình cần nên phải vào trong đó lấy ra. Truyện lại đi cùng hai tên đàn em là Triệu và Năng. Vẫn như thường lệ, Truyện phân công Năng và Triệu đứng bên ngoài nhận hàng chuyển ra và cảnh giới, báo động cho hắn khi có biến. Còn chuyện bên trong để Truyện lo hết. Vẫn cây kìm cộng lực, hắn cắt rào sắt phía sau khu căn cứ rồi đột nhập vào bên trong nhẹ nhàng như một chú mèo đen trong màn đêm tĩnh lặng. Truyện ung dung khuân đồ đạc. Lần này hắn vớ bẫm khi kiếm được cả máy may mới cáu và nhiều đô la. Sau khi ra ngoài, “chuyên gia” trộm cắp phải chở hai chuyến xe lôi mới hết số “chiến lợi phẩm” đó. Trong khu căn cứa quân sự dĩ nhiên có rất nhiều súng nhưng Truyện không chơi “hàng nóng”. Hắn đã rất khôn ngoan khi nghĩ rằng  thứ đó rớ vào là toi.
Hết căn cứ quân sự của lính ngụy hắn lại tới căn cứ quân sự lính Mỹ. Khu căn cứ này nằm phía sau Ngân hàng Tín Nghĩa. Truyện đột nhập vào nhà của một sĩ quan, lấy tivi, quần áo, ba cái rương, đô la. Chưa thỏa mãn, Truyện leo lên ngôi nhà lầu kế khách sạn Bình Dân. Ngôi nhà này có mấy người Phi Luật Tân ở và Truyện cũng vớ được một số tài sản  không nhỏ.
Không chỉ hoạt động trộm cắp nơi địa bàn cư trú, Truyện còn tranh thủ “nhập nha” ở những địa phương khác mà hắn có dịp đến thăm bạn bè, người quen. Một lần Truyện qua Rạch Giá thăm người bạn tên Phước Hùng. Thấy xung quanh có vẻ “làm ăn” được nên hắn tranh thủ “nhập nha” mấy người nước ngoài để kiếm thêm. Lần này cũng đáng công sức bỏ ra, Truyện lấy được số tài sản khá như đồng hồ hãng Omega, 1.000 đô la, tiền Sài Gòn. Chưa chịu dừng lại, hắn còn đột nhập vô nhà một người Hoa giàu có. Tuy nhiên, phi vụ này bị phát hiện, gia chủ kêu cứu vang trời khiếnTruyện vắt giò lên cổ mà chạy mới thoát được.
Sau đó, hắn tiếp tục rời Rạch Giá qua Cần Thơ thăm hai đứa bạn tên Phùng và Việt. Tại đây, hắn tạo nên một huyền thoại trong bản “thành tích” nhập nha của mình. Đó là khi tên Việt dẫn Truyện tới khu chung cư 20 lô của người Mỹ ở để điều nghiên tìm cách đột nhập. Truyện thấy ngon ăn nên “đặt lịch” viếng thăm. Hắn lại phân công Việt đứng ngoài. Truyện cắt kẽm gai leo vào trong rồi khuân đồ đạc ra cho Việt giữ. Chợt Truyện nhìn thấy ngôi nhà lầu mới xây ở Cầu Đôi rất bề thế. Hắn không cần biết nhà ai nhưng vẫn leo vào. Nhưng khi leo vô mới thấy, đây là nhà “thú dữ” vì trên nóc nhà có chiếc trực thăng đậu chình ình. Nhưng hắn đã lỡ leo lên rồi không lẽ leo xuống. Nghĩ đến đấy, Truyện liền chui luôn vào chiếc trực thăng chơi trò khám phá. Tuy nhiên trên này chẳng có gì ngoài chiếc mũ phi công, đôi bao tay và một mớ giấy tờ. Tò mò giở ra xem Truyện mới tá hỏa vì đây là nhà của một trung tá phi công người Mỹ. Sau cú đột nhập bất ngờ này, cảnh sát chế độ cũ đã phải lập tức mở một truy quét tìm cho ra tên tội phạm lớn gan dám giỡn mặt nhà trung tá không quân Mỹ.

Phần 4 – Bạch Hải Đường và vụ “thách đấu” chấn động đất Long Xuyên

Nhiều người ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 ắt còn nhớ một dạo các tờ báo Sài Gòn đã đồng loạt đưa tin, giật tít sốt dẻo về sự kiện nhà của dân biểu Lê Phước S. của quốc hội chế độ thời Nguyễn Văn Thiệu và nhà của Đại úy Triệu bị trộm.
Đây là sự kiện chấn động không chỉ trong giới “đạo chích” mà cả dư luận xã hội thời đó. Vì DB Lê Phước S. là đại diện nhóm Bảo An Đoàn trong quốc hội chế độ Thiệu, còn Đại úy Triệu là một “cớm gộc” hét ra lửa.
Nhà của dân biểu quốc hội và của “cớm gộc” đâu phải ai muốn vô thì vô, muốn ra thì ra như đi chợ. Thế nhưng với Nguyễn Ngọc Truyện, chuyện này chẳng có gì khó. Bằng chứng là hắn đã vào, rồi ung dung trở ra, còn “nẫng” luôn hai khẩu…súng ngắn. Nhưng đó cũng lại là một sự tình cờ chứ Truyện không cố ý. Bởi vì đối với Nguyễn Ngọc Truyện, “chuyên gia” đạo đích thì nhà nào cũng là nhà…hắn đột nhập vào lấy trộm tài sản mà thôi.
Cuộc đời của tướng cứ Bạch Hải Đường và nhiều lần được dựng phim, cải lương trước 1975
Vô tình “ôm” hai con “chó lửa”
Lúc đó là tháng 3/1974, Nguyễn Ngọc Truyện và Nguyễn Văn Năng, hạ sĩ quan thiết giáp (đã đào ngũ), gã đàn em thân cận của hắn trong những phi vụ “nhập nha” định đột nhập vào nhà một người có máu mặt khác ở cạnh khách sạn Hoàn Mỹ để lấy trộm tài sản vì tưởng rằng nhà này đang cho Mỹ thuê.
Sau khi đã “khoắng” sạch đồ đạc, tài sản trong nhà, định tháo lui bất ngờ Truyện nhìn thấy nhà bên cạnh là một biệt thự sang trọng nên “tiện thể” ghé thăm luôn. Truyện không ngờ đó là nhà của DB Lê Phước S. Truyện không biết. Khi hắn đu theo ống nước mở cửa chui vào căn phòng còn mở đèn sáng trưng thì thấy trên bàn có cái túi da nhỏ, tưởng đâu là túi đựng vàng hoặc kim cương nên Truyện mừng húm “nẫng” ngay. Nhưng khi mang về nhà Truyện mới tá hỏa vì trong túi chẳng phải là tài sản quý giá. Thứ Truyện đang cần mà lại là cái thứ mà tên trộm khét tiếng này rất sợ, đó là hai cây súng ngắn. Một cây ru-lô nòng ngắn băng đạn 5 viên và một khẩu colt 45.
Trong lúc các tờ báo vớ được nguồn tin giật gân, đua nhau khai thác khuấy động dư luận tò mò vì liên quan tới hai nhân vật “cỡ bự” ở một tỉnh thì Truyện và Năng vẫn tỉnh queo ngồi nhậu quán cóc. Truyện rất lo vì bỗng dưng rước họa vào thân ôm khư khư hai con “chó lửa” của “cớm”, bán chẳng ai mua vì súng thời đó lềnh khênh mà rước vào người chỉ tổ mang họa. Truyện liền vấn kế Năng vì dù sao Năng cũng là từng là…hạ sĩ quan thiết giáp: “Bà mẹ nó, tự nhiên ôm hai con “chó lửa” bây giờ biết làm sao? Mày cần không tao cho?” “Năng xua tay lia lịa: Lúc trước tao có cả…xe thiết giáp, hai khẩu súng ngắn bé tí này làm đếch gì. Mày cứ giữ mà xài khi cần”. Truyện tiếp lời “Nhưng phải giấu ở đâu chứ ôm kè kè bên mình hoặc để ở nhà thì mang họa”.
Việc DB Lê Phước Sang mất 2 cây súng bị khuấy động lên thành một sự kiện mang màu sắc chính trị của phe đối lập. Các báo đua nhau khoét sâu, khai thác mâu thuẫn nội bộ để…bán báo. Đồng thời mỗi tờ báo cũng nhân sự kiện này mà có ý đồ của riêng mình. Còn quân cảnh và riêng lực lượng cảnh sát TX Long Xuyên dưới sự chỉ huy của Đại úy Nguyện Văn Triệu đã mở một chiến dịch bố ráp với ý đồ trấn áp bọn tội phạm vẫn còn sống ngoài vòng pháp luật và quyết khám xét bất kỳ ai để truy tìm cho ra hai khẩu súng của dân biểu Sang. Thế mới biết trong xã hội nhiễu nhương lúc bấy giờ chuyện gì cũng có thể trở thành một “sự kiện chính trị” để khai thác ì xèo.
Những cuộc đột nhập làm bẽ mặt “vua con” xứ Long Xuyên
Vụ DB Lê Phước S. mất súng chưa nguôi thì khoảng nửa tháng sau tới nhà của Đại úy Nguyễn Văn Triệu, phó chỉ huy cảnh sát TX. Long Xuyên bị trộm viếng. Đây là một cú sốc gây “choáng” cho một ông “vua con” ở Long Xuyên. Lúc đó Triệu tuy là phó chỉ huy cảnh sát, nhưng lại là người có quyền thế hơn ông trưởng hắn lại giàu có và cực kỳ cứng rắn trong việc đối đầu với đám anh chị, giang hồ ở địa phương.
Mỗi lần Đại úy Triệu mở chiến dịch truy quét tội phạm là đám giang hồ TX. Long Xuyên co vòi, lớp rúc vào bóng tối nằm im chờ qua cơn “bão táp”, lớp phải “di tản chiến thuật” sang các địa phương khác tạm thời lánh nạn, chờ “sóng yên, biển lặng” mới quay về. Chính Nguyễn Ngọc Truyện là người biết rõ uy thế của Đại úy Triệu và xác định ông ta cũng là đại khắc tinh của mình. Điển hình là sau khi vô tình ôm hai con “chó lửa” của DB Lê Phước S., gặp lúc Đại úy Triệu nổi cơn thịnh nộ mở chiến dịch càn quét tội phạm, Nguyễn Ngọc Truyện và đàn em nhanh chân tẩu thoát sang Sa Đéc, Cần Thơ, Bạc Liêu lánh nạn.
Nhưng rồi, cũng chính Nguyễn Ngọc Truyện và Nguyễn Văn Năng quay lại Long Xuyên nửa tháng sau khi tạm lánh nạn để làm nên một “kỳ tích” khuấy động giang hồ và dư luận xã hội không chỉ ở Long Xuyên mà vang dội cả Sài Gòn và miền Nam lúc bấy giờ. Đó là âm thầm nhận lời thách thức của Đại úy Triệu. Bởi lẽ trong một cơn hăng máu khi mở chiến dịch trấn áp giang hồ Long Xuyên, Đại úy Triệu đã lớn tiếng thách thức rằng: “Tên nào dám vào nhà Đại úy Triệu lấy được một món đồ làm bằng chứng, sẽ được thưởng 100 cây vàng”. Lời thách thức đưa ra được nửa tháng thì Long Xuyên xảy ra một cơn “địa chấn”. Bọn trộm đã đột nhập được vào nhà của phó chỉ huy cảnh sát Long Xuyên, vào tận phòng ngủ của ông ta rinh cái tivi, một bao quần áo rồi còn ung dung ra sau bếp mở tủ lạnh lấy thức ăn, nước uống ngồi “chén” sạch.
Chưa hết, khi “chén” xong còn ra sau nhà “ị” một bãi để dằn mặt ông “cớm” hét ra lửa đã dại dột đưa ra lời thách thức Nguyễn Ngọc Truyện. Tất nhiên lúc đó, Đại úy Triệu chưa biết “dung nhan mùa hạ” của tên đột nhập là ai, tên gì mà có gan cóc tía như thế.
Ngay sáng hôm sau, cơn “địa chấn” này làm đám giang hồ Long Xuyên hả hê. Nhiều báo Sài gòn lại có dịp khai thác, đưa tin, bài rút tít giật gân, thậm chí có báo đã chơi luôn một silogan  năm cột về cơn “địa chấn” khiến Đại úy Triệu vừa mất mặt vừa nổi máu điên, bèn mở đợt tổng càn quét truy tìm tung tích “ông vua con” đất Long Xuyên tội phạm dám giỡn mặt với “cớm gộc”. Triệu điên máu đến nỗi không còn giữ kẽ “bề trên” đã ra chợ Long Xuyên gọi mấy tên du thủ du thực cóc ké ở đây ra tra hỏi. Mấy tên cóc ké này thừa biết tên trộm mới “vuốt râu hùm” đó là ai, cũng sẵn không ưa gì Đại úy Triệu, muốn chọc tức ông ta một mẻ nên nói toạc móng heo đó là Nguyễn Ngọc Truyện, tức “Truyện xăm mình”(vì sao Nguyễn Ngọc Truyện có tên là “Truyện xăm mình” sẽ được đề cập ở phần sau).
Lập tức Đại úy Triệu đưa một toán quân lính rầm rộ tới nhà Nguyễn Ngọc Truyện để vây bắt kẻ “tội đồ”, nhưng hắn đã nhanh chân tẩu thoát. Phải nói là Đại úy Triệu muốn phát điên lên về vụ bẽ mặt này nên một mặt tiếp tục vây bắt Triệu tại địa phương, một mặt muốn nhờ các nơi hỗ trợ bắt tên trộm bạo gan, tạo thành thế bao vây tổng lực, không cho Nguyễn Ngọc Truyện con đường thoát. Do đó, ông ta đã phát ra tờ quyết định tầm nã tội phạm nguy hiếm nhờ các báo đăng. Trong nội dung của cái giấy tầm nã tội phạm nguy hiểm không hiểu sao Đại úy Triệu lại cho Nguyễn Ngọc Truyện mang một biệt danh, nghe hết sức lãng mạn là… “Bạch Hải Đường” (tức Nguyễn Ngọc Truyện)- tên của một loài hoa đã được đưa vào thơ, văn. Nội dung giấy tầm nã còn có chú thích: “Ai bắt được tên cướp nguy hiểm Bạch Hải Đường sẽ được thưởng 50.000 đồng. (50.000 đồng hồi đó là số tiền lớn-NV)”.

Phần 5 – Lần “bóc lịch” đầu tiên của tướng cướp Bạch Hải Đường

Trong tù, Bạch Hải Đường được thoải mái đi lại, ăn uống và có vợ con vào chăm sóc.
Sau ngày bị đăng báo tầm nã, được Đại úy Triệu phong đẳng cấp là “tướng cướp”, tên tuổi Bạch Hải Đường nổi tiếng như cồn. Điều mà mọi người không thể hiểu được là tại sao một tướng cướp nổi danh như vậy, bị cả một hệ thống cảnh sát, lực lượng an ninh, quân cảnh của chế độ cũ truy lùng mà mãi vẫn không không bắt được. Do đó, việc Bạch Hải Đường không chỉ trốn thoát lưới pháp luật mà ngang nhiên hoạt động trước mũi cảnh sát, các cấp thừa hành của nhà cầm quyền cũ không chỉ là một “kỳ tích” mà còn được nâng lên thành một “huyền thoại”. Người ta thường gọi hắn bằng một cái tên rõ ràng, cụ thể là: “Huyền thoại tướng cướp Bạch Hải Đường”.
Hiên ngang “trêu ngươi” cảnh sát                    
Mặc dù bị Đại úy Triệu truy bắt nhưng Bạch Hải Đường cũng chẳng thèm trốn đi đâu. Hắn ung dung ở Long Xuyên nhập nha, trộm cắp. Vài tháng thấy động, Truyện lại chuyển địa bàn sang các nơi khác như: Cần Thơ, Thốt Nốt, Bạc Liêu, Sa Đéc…vừa lánh nạn, vừa trộm cắp. Khi thấy êm, hắn lại quay về Long Xuyên tiếp tục gây án. Rõ ràng hàng động đó là “trêu ngươi” nhà chức trách.
Thật ra Bạch Hải Đường không phải là người có phép tàng hình, hành tung “xuất quỷ nhập thần” như người đời đồn thổi. Nhưng hắn tồn tại lâu được như vậy chính là nhờ cái uy Bạch Hải Đường mà Đại úy Triệu và các bài báo ở chế độ cũ đã vô tình “phong” cho. Rồi cộng với vẻ nho nhã bề ngoài, một chút khéo léo và tiền do bán tài sản trộm cắp được nên Bạch Hải Đường được một số quan chức tại địa phương “mến mộ”. Thậm chí có người muốn “kết giao” để lợi dụng việc riêng nên tìm cách bao che cho hắn trốn khỏi mạng lưới truy lùng dày đặc của lực lượng truy quét và tầm nã chế độ cũ.
Bạch Hải Đường trong trại giam
Từ mối quan hệ này, Bạch Hải Đường trong thời gian trốn tầm nã tại Long Xuyên đã được một người mà hắn gọi là “Anh Ba” làm giúp cho một thẻ căn cước mang tên Nguyễn Văn Hà. Đồng thời cái thẻ này giúp Bạch Hải Đường thoải mái đi lại các nơi cần thiết, qua các trạm kiểm soát, kể cả lực lượng tầm nã. “Anh Ba” còn lo cho Bạch Hải Đường một loại giấy gọi là “giấy đi đường” từ Long Xuyên đi Bạc Liêu, từ Long Xuyên đi Sài Gòn và ngược lại.
Cũng nên nói thêm, trước năm 1975 để đi lại các nơi làm ăn sinh sống thì người dân ngoài thẻ căn cước còn xin nhà chức trách cấp thêm một cái giấy tùy thân có thời hạn gọi là “giấy đi đường”, còn quân nhân thì ngoài thẻ “căn cước quân nhân” còn có thêm “giấy công tác”, nếu trong thời gian nghỉ phép thì có “giấy nghỉ phép”. Quản lý các loại giấy chặt chẽ như thế Nhà chức trách nhằm kiểm soát công dân và loại trừ…” cộng sản nằm vùng”. Nhưng chính loại “giấy đi đường” này có hai mặt, mang “tác dụng phụ”. Và “Anh Ba” nào đó của Bạch Hải Đường chắc là một người làm trong “Nhà chức trách” chế độ cũ đã hiểu rõ “tác dụng phụ” của “Giấy đi đường” nên cấp cho “đàn em” tha hồ… qua mặt Nhà chức trách.
“Vua con” trong tù
Nhờ thẻ căn cước “xịn” có dán hình đàng hoàng và “giấy đi đường”, Bạch Hải Đường vừa trốn quân dịch, vừa trốn lệnh tầm nã và vừa thoải mái nhập nha mà không ai làm gì được. Nhưng một hôm xui rủi, Bạch Hải đường đụng với đám “thương phế binh” chế độ cũ. Đây là “lực lượng” kiêu binh mà Nhà chức trách lúc đó rất ngán. Bởi họ chẳng sợ cảnh sát mà cũng chẳng nể quân đội, muốn chiếm đất trống “cắm dùi” thì chống tó, kẹp nạng nhào vô xí phần. Bạch Hải Đường không hiểu lơn tơn điều nghiên tìm điểm nhập nha thế nào mà gặp đám thương phế binh ở Mỹ Phước TX. Long Xuyên. Bạch Hải Đường chìa “bửu bối” là cái “giấy đi đường” ra, nhưng thương phế binh coi trời bằng vung thì tất nhiên chẳng coi “giấy đi đường” là cái đinh gì cả. Bạch Hải Đường bị thương phế binh chụp cổ, giao cho cảnh sát Long Xuyên.
Bạch Hải Đường nghe nói giao cho cảnh sát thì mặt xanh như đít nhái. Hắn cầm chắc phen này tàn đời với Đại úy Nguyễn Văn Triệu phó chỉ huy cảnh sát Long Xuyên, kẻ thù không đội trời chung với. Khỏi phải nói, Đại úy Triệu tình cờ chụp được Bạch Hải Đường sướng như trúng quả 100 cây vàng (tất nhiên việc thưởng 100 cây vàng từ lời thách thức Bạch Hải Đường đột nhập được vào nhà y trước đây không bao giờ có). Lập tức, Đại úy Triệu cho đăng báo tin “Tướng cướp Bạch Hải Đường đã sa lưới cảnh sát Long Xuyên”. Tin này lại gây chấn động dư luận, các báo Sài Gòn lại được dịp đua nhau khai thác, nhiều tờ báo bán chạy như tôm tươi. Riêng Đại úy Triệu thì sướng rên chờ ngày đưa Bạch Hải Đường ra tòa lãnh án.
Nhưng với tội danh nhập nha, trộm cắp tài sản không có bằng chứng, cũng chẳng có “hàng nóng”, “hàng nguội”, chẳng giết người, cũng chưa gây thương tích cho ai, tòa án lúc đó cũng chỉ xử Bạch Hải Đường “tên cướp nguy hiểm”, phạt một năm tù giam. Và việc ở tù của Bạch Hải Đường không phải xui mà là…quá hên.
Trong quá trình “thụ án”, một tên tội phạm bình thường phải ngồi trong nhà giam, ăn cơm tù, mất mọi sự tự do. Nhưng đối với Bạch Hải Đường thì khác. Mỗi ngày vào lúc sáng sớm đầu giờ làm việc, có một nhân viên cảnh sát tên Nguyễn Văn Minh mở cửa buồng giam đưa Bạch Hải Đường tới dinh thự của ông chánh án tòa án tỉnh. Gọi là…lao động phục dịch nhà ông chánh án nhưng thật sự chỉ làm qua loa vài việc rồi Bạch Hải Đường ngồi chơi xơi nước, “tám” đủ thứ chuyện giang hồ với ông chánh án. Không hiểu sao ông Chánh đã “kết mô đen” tướng cướp lừng danh Bạch Hải Đường. Đặc biệt, ông chánh án còn cho phép vợ con của Bạch Hải Đường tới dinh thự của ông để vợ được thăm chồng còn con được gặp cha.
Quý nhân phù hộ
Không phải chỉ có “Anh Ba” lo giấy tờ để Bạch Hải Đường đi đứng thong thả, ung dung nhập nha trộm cắp hay ông chánh án mến tài xem như người nhà mà tướng cướp còn được một số quan chức khác “chống lưng” vì “kết mô đen” sự nổi tiếng của hắn. Đó là Đại úy Hiếu, sĩ quan quân cảnh.
Sau khi Bạch Hải Đường đột nhập nhà dân biểu Lê Phước S. rồi nhà Đại úy Nguyễn Văn Triệu, bị tầm nã gắt gao, hắn đã tạm lánh mặt về Châu Đốc một thời gian rồi quay lại Long Xuyên…ở trong nhà của Đại úy Hiếu. Sau đó, Hiếu đã “kết nghĩa” đệ huynh với Bạch Hải Đường. Hiếu là một sĩ quan quân cảnh có thế lực, đang ngấm ngầm vạch kế họach tiến thân và rất khôn khéo né tránh những cuộc đấu đá nội bộ. Tay sĩ quan quân cảnh này có đọc sách và áp dụng chiêu “tọa sơn quan hổ đấu” để mưu cầu địa vị cao hơn. Hắn muốn sử dụng Bạch Hải Đường về sau nên liều lĩnh kết bạn với một tướng cướp bị tầm nã thì ắt hẳn đã có âm mưu, tính toán, cân nhắc kỹ. Trong đó, chắc chắn Đại úy Hiếu đã nhìn ra võ nghệ cao cường của Bạch Hải Đường và muốn hắn làm cận vệ cho mình sau này.
Nhưng có một nhân vật tiếng tăm nữa cũng “kết” Bạch Hải Đường là dân biểu Lê Quang L. hoạt động chung với dân biểu Lê Phước S. trong quốc hội chế độ cũ L. vừa là đồng hương nhưng cũng là đối thủ chính trị của ông S. trong hạ viện. Nhà của dân biểu Lê Quang L. cũng ở TX. Long Xuyên không xa với nhà dân biểu Lê Phước S. Ông này đã cho người thân tín tìm gặp và mời Bạch Hải Đường diện kiến bí mật. Trong cuộc gặp “tuyệt mật “ này ông L. đã đặt vấn đề mời Bạch Hải Đường hợp tác với mình mà thật ra để sử dụng Bạch Hải Đường như một sát thủ nhằm thanh toán kẻ đối lập là dân biểu Lê Phước S.
Điều kiện ông L. đưa ra là Bạch Hải Đường phải tuyệt đối giữ bí mật, không hé răng cho ai biết âm mưu này, ngay cả với vợ con, ông L. sẽ trả công “hợp tác” cho Bạch Hải Đường thực hiện phi vụ này là 2 triệu đồng (tiền Sài Gòn lúc đó có thể mua 3 chiếc ô tô, hoặc 100 xe máy-NV). Tất nhiên nếu phi vụ thành công thì cuộc đời của Bạch Hải Đường sẽ được ông L. bao bọc và khỏi phải lo chuyện…tầm nã. Nhưng Bạch Hải Đường đã khôn ngoan, tìm kế hoãn binh bảo là sẽ về nhà suy nghĩ kỹ rồi trả lời. Bạch Hải Đường về vấn kế của Đại úy Hiếu.

Phần 6 – Tướng cướp suýt tàn đời vì đòn ghen của vợ

Xin trở lại với bà vợ thứ hai của Bạch Hải Đường là Nguyễn Thị Lệ, Vì Lệ là đầu dây mối nhợ đưa đến việc Bạch Hải Đường suýt sa lưới của Đại úy Triệu. Để trốn chạy, hắn phải tới náu thân ở nhà Đại úy Hiếu, sĩ quan quân cảnh một thời gian. Và cũng chính trong thời gian ẩn náu trong nhà Đại úy Hiếu, Bạch Hải Đường mới gặp người thân tín của dân biểu Lê Quang L. để sau đó mới có cuộc diện kiến bí mật với người đàn ông này.
Chân dung và chốn nương thân của Bạch Hải Đường
Đánh gục ba công an để tự giải thoát
Ngày ấy, Nguyễn Thị Lệ nổi tiếng là một phụ nữ xinh đẹp mà Bạch Hải Đường yêu mê mệt. Ngược lại, Lệ cũng mang tính cả ghen mà Bạch Hải Đường thì nhiều nhân tình. Hơn nữa, cô nàng nào Bạch Hải Đường cũng yêu thương nồng cháy. Lệ đã có một đứa con trai với Bạch Hải Đường. Hai người chung sống với nhau như vợ chồng vì không có cưới hỏi (mà Bạch Hải Đường thì làm sao có thể cưới hỏi được?). Họ thuê một căn nhà lụp xụp ở hẻm Ba Lâu đường Thoại Ngọc Hầu TX.Long Xuyên và Bạch Hải Đường thường xuyên về đây trên bước đường bôn tẩu hoặc chuyển địa bàn để tránh sự tầm nã của cảnh sát.
Thời điểm này, Đại úy Triệu truy lùng Bạch Hải Đường ráo riết vì hắn dám nhận lời thách thức đột nhập vào nhà của ông ta khuân cả cái  tivi để trong phòng ngủ. Hơn nữa, tên tướng cướp còn làm bẽ mặt ông “cớm” này bằng cách trước khi rút lui đã “ị” một bãi ở cửa sau nên Đại úy Triệu quyết bắt được Bạch Hải Đường (lúc đó Nguyễn Ngọc Truyện chưa có biết danh này) cho bằng được.
Trong một trận cãi lộn với Bạch Hải Đường vì ghen tuông, Lệ đã chờ cho ”chồng hờ” ngủ say rồi lén lấy khẩu ru-lô mà hắn vô tình lấy được trong nhà dân biểu Lê Phước S. đem nộp cho Đại úy Triệu. Cô ta làm thế để tố cáo chồng. Đại úy Triệu nhận súng và nguồn tin về Bạch Hải Đường do Lệ cung cấp đã mừng hơn bắt được vàng. Được Lệ cho biết Bạch Hải Đường đang ở tại nhà trong hẻm Ba Lâu, Đại úy Triệu liền mang theo binh lính hùng hậu tới bao vây, Bạch Hải Đường lúc ấy đang ngủ say chẳng biết gì cả. Khi hắn nghe cảnh sát vây nhà, bị Đại úy Triệu dựng cổ dậy mới ngơ ngác tra tay vào còng và bị dẫn giải về Ty Cảnh sát Long Xuyên. Có oán hận người vợ phản bội mình vì ghen thì cũng đã muộn. Hơn nữa, trong đầu Bạch Hải Đường không có chỗ cho sự oán trách đó mà nghĩ ngay tới việc thoát thân.
Trên đường bị dẫn giải về Ty Cảnh sát Long Xuyên bằng xe Jeep, có hai cảnh sát kèm bên. Mặc dù tay bị còng, nhưng Bạch Hải Đường vẫn đánh ngã hai cảnh sát này để giật khẩu colt 45 và đánh luôn cả người lái xe rồi tẩu thoát. Hắn tìm đến nhà một người quen để mở khóa còng tạm thời ẩn náu chờ trời tối. Chuyện mở khóa còng đối với Bạch Hải Đường như trẻ con phá đồ chơi. Mãi đến gần khuya Bạch Hải Đường chạy về nhà Đại úy Hiếu, sĩ quan quân cảnh đã kết nghĩa đệ huynh với Bạch Hải Đường kêu cửa.
Lúc đó Đại úy Hiếu đang ngủ, nghe tiếng kêu cửa của Bạch Hải Đường vội choàng dậy. Gã em kết nghĩa vừa thở hổn hển vừa nói: “Cho em vào. Chuyện khẩn cấp lắm”. Vào nhà rồi Bạch Hải Đường kể lại chi tiết vụ bị cảnh sát vây bắt tại nhà do cô vợ ghen tuồng mù quáng lấy cắp súng mang đến Ty Cảnh sát tố cáo chồng. Rồi hắn kể về “chiến công” lúc bị dẫn giải bằng xe jeep về Ty đã đánh gục mấy nhân viên cảnh sát của Đại úy Triệu ra sao. Bạch Hải Đường xin Đại úy Hiếu cho ở tạm một thời gian để trốn sự truy bắt của Đại úy Triệu. Tất nhiên ông anh “kết nghĩa” gật đầu đồng ý. Ngay sau đó, Bạch Hải Đường móc khẩu colt 45 ra khoe. Thấy khẩu súng quá đẹp, Đại úy Hiếu hỏi em “kết nghĩa” từ đâu mà có?. Bạch Hải Đường bảo vừa giật của cảnh sát áp giải và đưa luôn cho Đại úy Hiếu nói: “Nếu anh thích thì em tặng anh làm kỷ niệm”. Ngay lập tức, Hiếu bảo: “Thôi, tao không lấy “chùa” của mày đâu mà trả cho mày 10.000 đồng, tình nghĩa anh em”.
Cuộc gặp bí mật với “cọp dữ”
Từ hôm đó Bạch Hải Đường ở lại nhà Đại úy Hiếu để trốn sự truy lùng gắt gao của Đại úy Triệu. Bạch Hải Đường cũng cảm thấy sợ vì hắn đã dám chọc tức ông “cớm” này thêm một lần nữa. Trong lúc ẩn mình tại đây, Bạch Hải Đường thấy có một người đàn ông lạ mặt có vẻ dò xét mình nhưng vì đang ở trong nhà Đại úy Hiếu nên Bạch Hải Đường không tiện hỏi. Bỗng một buổi sáng, người đàn ông này mời Bạch Hải Đường xuống nhà uống cà phê đàm đạo. Và trong câu chuyện cứ thắc mắc về vụ đột nhập nhà dân biểu Lê Phước S. Người đàn ông này nhìn vào mặt tướng cướp Bạch Hải Đường hỏi: Vụ đó chính em làm hả. Có một người cứ thắc mắc mãi không biết kẻ nào đã lớn gan đột nhập nhà ông Lê Phước S. lấy hai khẩu súng. Truyện ngạc nhiên trả lời: “Dạ…em làm. Nhưng sao hả anh? Ai thắc mắc vậy?”. Sau này, Bạch Hải Đường mới biết, ông Lê Quang L. cùng là dân biểu, đồng nghiệp với ông Lê Phước S. Ông L. muốn gặp Bạch Hải Đường để nói chuyện chơi vì ổng mến tài người có khí phách. Người đàn ông này muốn dẫn Bạch Hải Đường đến gặp dân biểu Lê Quang L.
Bạch Hải Đường bây giờ mới hỏi người đàn ông bí ẩn trong nhà là ai. Hóa ra ông này tên Truyền, anh rể của đại úy Hiếu. Như vậy Bạch Hải Đường yên tâm, tin rằng ông này không có mục đích hại mình. Bởi Bạch Hải Đường rất tin tưởng Đại úy Hiếu. Nhưng trước một việc quan trọng như vậy, tướng cướp Bạch Hải Đường rất khôn ngoan, hỏi ý kiến Đại úy Hiếu là mình có nên đi gặp dân biểu Lê Quang L. hay không. Và rồi Đại úy Hiếu cũng đồng ý cho người em “kết nghĩa” đi gặp người lắm mưu nhiều kế Lê Quang L.
Người đàn ông tên Truyền liền chở Bạch Hải Đường tới nhà của dân biểu Lê Quang L. Đây là một ngôi nhà lầu rất to và tráng lệ ở cầu Cái Sắn, bên ngoài lúc nào cũng có lính túc trực bảo vệ. Đúng là nhà của một “ông lớn” có quyền thế. Nhưng lúc đó, Bạch Hải Đường đâu có biết dân biểu Lê Quang L. là người của một giáo phái, đang đối đầu với dân biểu Lê Phước S. Hai con cọp đang ở chung một chuồng và cái gọi là quốc hội của chế độ Thiệu đang chia bè, chia cánh, mâu thuẫn chính trị gay gắt, đấu đá nhau kịch liệt.
Ông Lê Quang L. tỏ ra khá niềm nở với Bạch Hải Đường và lên tiếng thăm dò: “Bằng cách nào em vô được nhà của ông S. mà không bị phát hiện, không ăn đạn của bảo vệ. Bây giờ em có dám vào nữa không?” . Truyện nói với vị dân biểu này rằng, khi đột nhập vô nhà lấy đồ, hắn không biết đó là nhà của ông dân biểu Lê Phước S. Tuy nhiên nếu bây giờ mà ai bảo đột nhập tiếp, hắn vẫn lẻn vào một cách ngon lành. “Tôi nói được là tôi làm được. Nhà ông S. hay nhà bất cứ nhà nào, nếu thích lấy đồ là tôi cứ vào, chẳng sao cả”, Truyện trả lời rành mạch.
Có lẽ ông Lê Quang L. thích gã trai trẻ gan lỳ, có cá tính này nên nói thẳng vấn đề ông yêu cầu: “Nếu em đột nhập vào nhà ông Lê Phước S… ám sát ông ấy chết thì tôi sẽ thưởng em 2 triệu đồng”. Bạch Hải Đường há hốc miệng, ngạc nhiên tưởng mình nghe lầm. Nhưng nhìn mặt ông Lê Quang L. thấy ông ta tỉnh như ruồi thì hắn tin chắc là mình nghe chính xác. Việc giết người thì Bạch Hải Đường từ ngày vào chốn giang hồ tới nay chưa bao giờ nghĩ tới. Hắn chỉ có mục đích “nhập nha” để lấy trộm tài sản bán lấy tiền xài thế thôi. Bạch Hải Đường nghĩ thầm, chuyện giết người ghê gớm quá. Nếu hắn động vào thì ở tù và bị tử hình ra bãi bắn cũng là cái chắc.

Phần 7 – Giải mã hình xăm của tướng cướp Bạch Hải Đường

Về lại nhà của Đại úy Hiếu, Bạch Hải Đường đã khôn khéo hỏi ý kiến “ân nhân” của mình về chuyện có nên nhận lời ông Lê Quang L.. Đại úy Hiếu đã chân thật khuyên Bạch Hải Đường đừng dính vào vụ này vì hậu quả sẽ không thể lường hết được. Nếu Bạch Hải Đường đột nhập vào nhà dân biểu Lê Phước S. và ám sát ông ta thành công thì có thể Bạch Hải Đường sẽ không bao giờ nhìn thấy 2 triệu tiền thưởng. Chắn chắn, hắn sẽ bị ông L. thủ tiêu để bịt đầu mối. Bạch Hải Đường nghe xong tái mặt rồi lặng lẽ rút êm không dám giáp mặt ông Lê Quang L. nữa.
Hẻm ba Lâu, nơi Bạch Hải Đường từng trú ngụ
Xăm lên người để chia sẻ chuyện đời
Như vậy cho thấy Bạch Hải Đường tuy là một tên trộm cắp, học vấn thấp, thiếu kiến thức xã hội nhưng rất khôn khéo. Hắn liều lĩnh nhưng biết tránh… chỗ chết. Ngược lại, với phụ nữ, Bạch Hải Đường không được khôn khéo như vậy. Hắn là kẻ cực kỳ mê gái, nhất là phụ nữ đẹp và dù biết chỗ chết cũng nhào vô. Nói tóm lại là Bạch Hải Đường dại gái và lụy tình. Tướng cướp có nhiều vợ và nhiều mối tình. Mỗi lần thất bại, tan vỡ trong tình yêu không thổ lộ được với ai (vì có ai đâu mà chia sẻ?), hắn “thay lời muốn nói” bằng cách “đóng” lên một chỗ nào đó trên thân thể một hình xăm. Mà cuộc đời của Bạch Hải Đường toàn là khúc quanh, ngã rẽ, in đậm đau buồn, căm hận, tủi nhục trên bước đường giang hồ và bị phụ nữ phản bội. Do đó trên thân thể của Bạch Hải Đường, một người đàn ông chỉ cao 1,65m, gầy ốm, dáng nhỏ con đã “quá tải” bởi những hình xăm chi chít từ cổ tới chân. Ai nhìn vào hắn cũng thấy giống một bức tranh…lập thể mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu hết ý nghĩa của nó.
Ở trên ngực của Bạch Hải Đường có xăm hình Phật Thích Ca. Hình này cho thấy hắn mộ đạo Phật . Cũng có lẽ vì nghe lời Phật dạy nên hắn chỉ trộm cắp, cướp giật lấy tài sản chứ không giết người. Phía trên hình xăm Phật Thích Ca là dòng chữ: “Phụ mẫu tri ân”. Ý của Bạch Hải Đường là làm con phải có hiếu với cha mẹ. Nhưng thực tế, với mẹ thì Bạch Hải Đường còn thương tưởng chứ với cha thì hắn chưa chắc để tâm tới chứ đừng nói là có hiếu.
Để tỏ ra là đứa con có hiếu với mẹ, Bạch Hải Đường đã đóng lên bắp chân của hắn dòng chữ: “Xa quê hương nhớ mẹ hiền”. Bên cạnh đó, để thể hiện khát vọng một đàn anh có “số má” giang hồ, khiến đàn em nể trọng, hắn xăm sau lưng hình con đại bàng xòe cánh đạp trên quả địa cầu bay trên mặt biển xanh có dòng chữ: “Vượt trùng dương ra hải đảo”. Trong quá trình phạm pháp, có lúc phải chạy trốn, Bạch Hải Đường mới cảm thấy thấm thía ai là bạn bè chí cốt, ai là kẻ vong ân nên xăm câu: “Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi”. Có lẽ để nhấn mạnh cho ý nghĩa này mà trong giới giang hồ là rõ nhất nên hai bên hông của Bạch Hải Đường “chơi” đôi “câu đối” theo kiểu Tần Thúc Bảo trách La Thành trong việc giết Đơn Hùng Tín. Một bên là: “Tiền đồng tịch anh hùng công lạc”; một bên là: “ Hậu lâm nguy bất kiến đệ huynh”.
Rồi để thể hiện tậm trạng cô đơn, muốn kết giao bằng hữu trên giang hồ, Bạch Hải Đường “đóng” vào người câu: “Kiếp giang hồ tìm bạn bốn phương” bên cánh tay trái. Và trong những lúc nằm trong trại giam, nếm đủ mùi gian khổ, chiêm nghiệm đủ mùi thế thái nhân tình, Bạch Hải Đường đóng ngay một câu trên cánh tay phải như than thở, oán trách: “Tạo hóa ơi bao giờ con hết khổ”?. Và có lẽ lụy tình quá nhiều và bị phụ nữ phản bội cũng lắm nên oán hận đàn bà hắn dành một chỗ rất đặc biệt là ở bụng dưới “ịn” ngay một hình phụ nữ lõa thể bên cạnh có câu: “Thương người chung thủy, hận kẻ bạc tình”.
Thẻ hồ sơ của Bạch Hải Đường
Những người đàn bà “đâm dao” vào tim tướng cướp
Người phụ nữ đầu tiên trong đời của Bạch Hải đường là Hồ Thị Lãnh. Bạch Hải Đường quen cô gái này năm 19 tuổi, khi ấy còn là chàng trai Nguyễn Ngọc Truyện. Lúc đó, Bạch Hải Đường vừa chán nghề lơ xe đò nên theo cô Lãnh về Thốt Nốt (Cần Thơ) sinh sống. Bạch Hải Đường chạy xe lôi còn Lãnh buôn bán. Tuy nhiên, cuộc sống bế tắc, họ phải quay về Long Xuyên. Họ có hai đứa con trai sinh đôi giống nhau như hai giọt nước.
Bạch Hải Đường tuy rất thương vợ con nhưng lại là một tay ham chơi, sớm sa vào cờ bạc. Bao nhiêu tiền kiếm được đều nướng vào sòng bạc khiến Hồ Thị Lãnh ngao ngán. Họ chỉ sống với nhau trong một thời gian ngắn rồi đường ai nấy đi. Sau đó Bạch Hải Đường quen và yêu say đắm cô Nguyễn Thị Lệ (quê Sa Đéc, Đồng Tháp). Lúc đó Lệ 21 tuổi bằng tuổi với Bạch Hải Đường, làm nghề buôn bán. Nguyễn Thị Lệ rất đẹp. Họ có với nhau một đứa con trai giống Bạch Hải Đường như tạc.
Đây cũng là mối tình đầy sóng gió đối với cuộc đời tên tướng cướp lừng danh mà sau kết cuộc yêu thương là thù hận. Bởi vì cô Lệ trong một cơn ghen mù quáng đã lén đánh cắp khẩu súng ru-lô của Bạch Hải Đường mang nộp cho Ty Cảnh sát Long Xuyên. Họ lấy nhau năm 1971 và chia tay giữa năm 1974. Vì hận Lệ, nên trên thân thể của Bạch Hải đường có thêm một hình xăm trái tim, có lưỡi dao đâm xuyên qua rỉ máu. Viền có dòng chữ: “Thương người chung thủy, hận kẻ bạc tình”.
Sau đó Bạch Hải Đường tiếp tục ở tù cho đến ngày giải phóng 30/4/1975. Ngày 1/5/1975, tướng cướp được chính quyền cách mạng thả ra. Lúc đó không còn vợ con, cũng chẳng có nhà cửa, hắn đi lang thang trong TX. Long Xuyên. Bỗng một hôm, hắn gặp lại người bạn trong tù tên Buôn. Gã này rủ Bạch Hải Đường về nhà mình ở chợ Đông A, Long Xuyên chơi mấy bữa. Sau đó Bạch Hải Đường thường lui tới đây và được Buôn làm mai cho đứa em gái tên Vũ Thị Huệ. Cô này mới 17 tuổi, rất đẹp và Bạch Hải Đường “say như điếu đổ”. Hắn ăn ở luôn với Huệ tại nhà cô ta chẳng cần cưới hỏi.
Vì có vợ trẻ đẹp nên Bạch Hải Đường phải lao vào kiếm tiền để cung phụng cho Huệ “bằng chị bằng em”. Muốn kiếm tiền, Bạch Hải Đường chỉ có một cách quay lại nghề xưa, tức là nhập nha trộm cắp tài sản. Cái nghề mà trước đó khi được chính quyền cách mạng thả ra, Bạch Hải Đường tự nguyện phải từ bỏ nó để hoàn lương, làm lại cuộc đời. Thế là Bạch Hải Đường tiếp tục phạm tội. Hắn lao vào trộm cắp, bất kể ở đâu. Ngày đó, nhiều cán bộ cách mạng về Long Xuyên công tác. Họ ăn ngủ tại khách sạn và bị Bạch Hải Đường giả dạng làm người thuê phòng ở bên cạnh, chờ cơ hội đội nhập lấy cắp đồ đạc, tiền. Chính vì thế, “ông khách” Bạch Hải Đường được cơ quan công an đưa vào diện nghi ngờ, tập trung theo dõi.
Một hôm, Bạch Hải Đường cũng giả dạng khách thuê phòng đến thuê khách sạn ở nhằm “tăm tia” mục tiêu để đột nhập thì bị công an thộp cổ. Tướng cướp bị đưa về giam tại công an tỉnh cùng với hai đối tượng khác. Nằm trong trại giam, hắn không thể nào chịu nổi vì thương nhớ cô vợ trẻ. Ngày đêm hắn suy nghĩ tìm cách để trốn trại. Nghĩ là làm, ngày 31/8/1975, Bạch Hải Đường làm đầu têu, tổ chức vượt trại cùng với hai đối tượng giam chung buồng. Chẳng hiểu nghĩ sao, trước khi trốn trại Bạch Hải Đường còn ngồi căm cụi viết một bức thư bằng bút bi mực xanh để lại trong buồng giam gửi cho cán bộ quản giáo. Bức thư nói rằng: “Xin cách mạng thông cảm và tha lỗi cho tôi. Cũng vì hoàn cảnh gia đình nên tôi mới trốn. Tôi hứa là về nhà sẽ tăng gia sản xuất để sống. Tôi không phạm tội nữa”. Dưới dòng chữ ngắn ngủi, nguệch ngoạc như gà bới đầy lỗi chính tả ký cái tên cũng cực kỳ rối rắm: Bạch Hải Đường. Cán bộ quán giáo lúc đó cũng chẳng biết Bạch Hải Đường là…thằng ma nào.

Phần 8 -Bạch Hải Đường và những lần vác “hàng nóng” vượt biên cướp vàng

Bạch Hải Đường thủ sẵn hai khẩu súng trong người, hễ có biến là “nổ”.
Sau khi chia tay với Vũ Thị Huệ, Bạch Hải Đường mang một mối hận tình trong lòng nên tâm trạng nặng nề u uất. Và theo tâm lý thường tình, khi người ta bị thất bại trên đường đời, trong công cuộc làm ăn hoặc thất bại trong tình cảm là lúc mang tâm trạng lẻ loi, cô độc nhất. Bạch Hải Đường tuy là một kẻ tội phạm, một tên tướp cướp khét tiếng, sống ngoài giang hồ nhưng trong hoàn cảnh vừa trốn khỏi trại giam, bị người vợ trẻ đẹp phụ bạc hắn cũng cảm thấy đau lòng. Hơn nữa, người phụ bạc tướng cướp là ai? Là người mà hắn hy sinh cả bản thân để lo kiếm tiền cung phụng.
Bạch Hải Đường được xếp hàng ngang về danh tiếng với Điền Khắc Kim, Đại “cathay”, những tay anh chị lừng lẫy trước năm 1975
Giọt nước mắt hiếm hoi của tướng cướp
Cũng như bao người khác, khi thất bại họ nghĩ ngay đến việc về thăm gia đình, Bạch Hải Đường cũng vậy. Hắn quyết định về quê thăm mẹ là bà Lê Thị Huê. Bà Huê lúc này đã già yếu, bệnh tật, sống trơ trọi một mình vì ông Nguyễn Văn Của, cha của Bạch Hải Đường đã chết cách đấy mấy năm. Nỗi đau tang chồng, sự thương nhớ đứa con trai mà bà Huê hết lòng kỳ vọng nhưng nó lại biệt vô âm tín đã rất lâu rồi không thấy trở về. Hai đứa con gái, em của Bạch Hải Đường cũng đã lớn. Họ cũng rời xa bà lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Một người đàn bà đau ốm, hàng ngày ra vào trong căn nhà lụp xụp nhang khói cho chồng, mong ngóng ba đứa con như những cánh chim trời bay ra khỏi tổ vẫn còn mờ mịt ở chân mây, thật không còn cảnh ngộ nào hơn. Ai nhìn vào cũng cảm thấy xót thương.
Một buổi tối chuẩn bị đi ngủ, bà Huê giật mình vì nghe có tiếng động ngoải cửa. Tiếng động này rất quen. Bà choàng dậy, tất tả chạy ra ngoài. Lúc này, Bạch Hải Đường cũng vừa xô cửa bước vào. Thấy đứa con trai mà mình hằng mong đợi bất ngờ trở về trong đêm khuya, bà Huê bật khóc. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi. Bạch Hải Đường ôm mẹ vào lòng và hình như hắn cũng khóc.
Đêm đó, trong căn nhà xao xác, nhiều hình ảnh kỷ niệm hiện về. Một bà mẹ già, một đứa con trai đã ngót nghét tuổi trung niên hầu như “trắng đêm tâm sự”. Bạch Hải Đường đã sực nhớ tới người cha cả đời cơ cực, lo lắng cho hắn, sầu muộn vì hắn nên thể hiện sự ăn năn bằng việc nhiều lần tới bên bàn thờ đốt nhang cho cha. Bà Huê không biết Bạch Hải Đường van vái đều gì trước bàn thờ chồng, nhưng bà mong ông phù hộ cho nó. Thằng Truyện ngỗ ngược ngày nào nay đã là một gã đàn ông, dù giang hồ, nhưng nó cũng vẫn là một đứa con.
Sáng hôm sau, Bạch Hải Đường từ giã mẹ ra đi sớm khi hàng xóm vẫn còn chưa thức giấc. Dù Bạch Hải Đường không hề nói nhưng bà Huê biết con trai lại trốn khỏi nhà giam nên không níu kéo nó ở lại. Bạch Hải Đường cũng không cho mẹ biết là hắn sẽ đi đâu. Bởi hắn làm gì có chỗ nào để đi chứ. Nhưng khi lang thang ở bến xe trong sương sớm, Bạch Hải Đường quyết đi Sài Gòn tìm gặp hai đứa em gái.
Bạch Hải Đường ở Sài Gòn gần một tháng trời nhưng không tìm được địa chỉ nhà thuê của hai đứa em gái. Đến chính tên tướng cướp cũng không hiểu sao lần trốn trại “về đời” này hắn lại thiết tha muốn gặp mặt hai đứa em ấy như vậy. Trong ba người thân yêu còn lại trên đời, hắn đã gặp mẹ, chỉ còn hai đứa em gái hắn chưa gặp được nên lòng dạ rất bồn chồn. Nhưng Bạch Hải Đường không thể ở lại lâu giữa một Sài Gòn mênh mông lại không phải là “lãnh địa” của hắn. Hơn nữa, chắc chắn công an cũng đang truy lùng hắn khắp nơi. Sài Gòn mênh mông nhưng lại quá nhỏ hẹp với Bạch Hải Đường. Hơn nữa, hắn đang trong hoàn cảnh của một tội phạm đang bị truy lùng gắt gao. Bạch Hải Đường quyết định trở về Cần Thơ gặp mấy thằng bạn cũ, may ra có cách “làm ăn”.
“Chí lớn” gặp nhau
Ở Cần Thơ, Bạch Hải Đường có mấy người bạn giang hồ, một trong số đó là Hải. Bạch Hải Đường được Hải đưa đến một quán nhậu vỉa hè rồi hai đứa ngồi lai rai tâm sự. Sau khi mỗi đứa vô được mấy ly, mặt sừng sừng, Bạch Hải Đường hỏi: “ Hồi này mày làm ăn ra sao?”, “Ăn thôi chứ không có làm”,  Hải trả lời nhát gừng. “Sao vậy?” hắn lại hỏi.
Hải thở dài: “Khó quá, mấy ông quân quản kiểm soát gắt gao, giang hồ tụi mình khó còn đất sống”, Bạch Hải Đường hậm hực.
Khó cũng phải ráng. Tao vừa trốn trại, đang kẹt tiền, lại bị vợ đá. Nó bỏ theo trai trước mũi mình mới tức”.
Hải khinh khỉnh, cười mũi:
“Bạch Hải Đường mà cũng bị bồ đá mới lạ. Nhưng mày thiếu cha gì phụ nữ mê, quên đi”…
Bạch Hải Đường cười trừ bảo: “Ừ cũng phải quên thật”. Tuy nhiên, trong lòng, hắn vẫn tiếc rẻ vì Vũ Thị Huệ trẻ và đẹp. Và, cũng vì thương nhớ Huệ mà hắn mới trốn khỏi trại giam. Có lẽ biết “vợ hờ” chơi “ác” như vậy thà hắn ở trong tù còn hơn.
Nói xong, cả hai cùng cụm ly và bàn cách làm ăn lớn. Hải rỉ rả cho Bạch Hải Đường biết dạo này ở biên giới giáp Campuchia thiên hạ làm ăn dữ lắm, người nào cũng làm giàu mau, đổi đời nhanh. Hắn rủ Bạch Hải Đường lên đó “làm ăn”.
“Thiên hạ mang vàng chung chi vượt biên, dân anh chị buôn lậu vàng. Tụi mình thì…cướp vàng”, Hải bảo. Tuy nhiên, Bạch  Hải Đường tỏ ra dè chừng vì hắn chỉ nổi danh là nhà “ảo thuật” chuyên nhập nha trộm đồ chứ chưa từng đi cướp bao giờ. Thấy vậy, Hải khích tướng: “Bạch Hải Đường mà cũng nhát gan vậy sao? Trộm cắp thì cuộc đời giống…con cò lặn lội bãi sông (?!), bao giờ mới khá được. Cướp mới ngon, mà cướp vàng thì mau giàu. Tuy nhiên, muốn đi “ăn hàng” ở biên giới thì phải có “hàng nóng” để phòng thân. Nếu đụng với đối tượng nào thì còn “nổ” mà thoát thân. Dân biên giới thì nổi tiếng là các anh chị toàn có số má giang hồ”.
Bạch Hải Đường gật đầu nghe vẻ tâm đắc. Hắn “khoe” với Hải rằng đang có hai khẩu Colt 45 và K59. Tuy nhiên, đang gửi ở nhà một người bạn tên Việt. Thấy “đồng độåi” có “hàng nóng”, Hải vui sướng như vớ được vàng. Hắn bảo Bạch Hải Đường: “Vậy lo lấy súng đi, hai tuần nữa gặp nhau rồi đi Châu Đốc, từ đó kiếm đường lên biên giới”.
Đúng hẹn với Hải, hai tuần sau, Bạch Hải Đường có mặt ở Cần Thơ. Việc trước tiên của hắn là đi tới nhà tên Việt lấy súng. Tuy nhiên, tên này đi vắng. Không thể đợi Việt về, Bạch Hải Đường đi thẳng ra chỗ giấu súng phía sau nhà hì hục đào lên cho vào túi nilon cẩn thận rồi giấu vào bụng. Sau đó hắn đi thẳng ra bến xe, đây là điểm hẹn với Hải. Bạch Hải Đường ngồi ăn phở và chờ đợi cuộc gặp quan trọng này. Một lúc Hải tới.
“Xong cả chưa?”, vừa ngồi xuống ghế đối diện Hải hỏi luôn. “Xong”, Bạch Hải Đường trả lời cộc lốc. Hải nói: “Thế thì đi”. Bạch Hải Đường lại hỏi: “Không giải quyết nạn đói của cái bao tử à?” “Tao ăn rồi. Tranh thủ lên đường đi”, Hải giục.
Hai đứa đi xe đò sang Long Xuyên. Vừa xuống bến xe Long Xuyên, Bạch Hải Đường và Hải vào quán cơm dằn bụng trước khi đi Châu Đốc. Nhưng ăn xong Bạch Hải Đường cảm thấy do dự. Hắn muốn đi thăm bồ ở gần đó. Khi Hải tỏ ý phản đối thì tướng cướp giải thích: “Gần đây thôi, mày thông cảm ngồi chờ tao một chút”.
Không đợi Hải có đồng ý hay không, Bạch Hải Đường đi thẳng tới nhà thằng bạn tên Mực ở cầu Quay để thăm cô bồ tên Lương. Cô này chính là em gái của Mực. Lương không có nhà nhưng Mực nhờ đứa em nhỏ đi gọi Lương về. Hàn huyên với cô bồ một lúc, Bạch Hải Đường vội vã ra bến xe gặp Hải. Cả hai đi Châu Đốc rồi tìm tới nhà người bạn tên Lượm, đây là một “chiến hữu” của Bạch Hải Đường. Nhà Lượm sát một bến ghe và đây là “bãi đáp” của những người tìm cách vượt biên qua biên giới Campuchia bằng “tắc xi”. Ở đây, “tắc xi” mà họ gọi thực chất là những chiếc ghe nhỏ. Từ “bãi đáp” này, những kẻ vượt biên đi đường bộ qua biên giới Thái Lan.

Phần 9 – Bạch Hải Đường và phi vụ 100 cây vàng chấn động giang hồ biên giới

Vừa lên biên giới, Bạch Hải Đường đã chứng tỏ “năng lực” của mình bằng một phi vụ lớn.
Lúc bọn chúng tới nhà tên Lượm thì trời đã tối. Ba “chiến hữu” hành tẩu giang hồ gặp nhau thì chỉ có nhậu. Một bàn nhậu cấp tốc được bày ra, mồi chỉ là mấy quả trứng vịt lộn, rượu là loại “nước mắt quê hương”. Tuy nhiên, lâu không gặp nhau, ba tay giang hồ nhậu bốc trời xong đi ngủ. Bạch Hải Đường và Hải trằn trọc không sao ngủ được vì vẫn chưa tìm được “mối” nào. Trong lúc nhậu, Bạch Hải Đường có dò la thông tin từ Lượm nhưng thằng này bỗng dưng kín như bưng. Hắn úp úp mở mở cho biết đang tham gia chở người đi vượt biên kiếm tiền “taxi”, ngoài ra không khai thác được gì hơn.
Nhiều bộ phim về cuộc đời của tướng cướp Bạch Hải Đường rất ăn khách
Gặp “cố nhân” nơi biên địa
Bốn giờ sáng, Bạch Hải Đường bỗng thèm cà phê. Hắn gọi Hải dậy, cả hai rời nhà Lượm ra bến sông nắm tình hình. Ở đây có một quán cà phê mở cửa sớm, chắc là phục vụ cho dân “làm ăn” trên sông nước. Ngay phía trước quán dưới bến sông có mấy chiếc ghe đang neo đậu. Bạch Hải Đường và Hải liền tấp vào quán kêu cà phê uống cho tỉnh người và luôn tiện dò la tin tức để tìm “con mồi” cho chuyến đi “làm ăn lớn”.
Đang nhâm nhi cà phê, bỗng một người đàn ông dáng vẻ phong trần bước vào quán. Mặt gã này rất quen, nhất là bộ ria con kiến điệu đà. Bạch Hải Đường nhận ra đó là “chiến hữu” tên Nguyễn Văn Hùng, tự Hùng râu, từng ở tù chung. Hùng râu cũng đã nhận ra gã em kết nghĩa mang biệt danh Bạch Hải Đường. Tuy không phải là tha hương nhưng Hùng râu cũng chứng tỏ mình là giang hồ hảo hán xổ một câu “nho chùm”: “Ha ha… “tha hương ngộ cố tri”. Ngọn gió nào đưa Bạch Hải Đường tới nơi biên địa này?”. Tướng cướp mừng rỡ: “Trời ơi anh Hùng “râu”, sao anh lại ở đây?”. Nói rồi hắn kéo Hùng “râu” ngồi xuống ghế. Hùng chậm rãi trả lời:  “Anh đi làm ăn thôi, ở dưới ghe, có con vợ ở dưới. Uống cà phê xong rồi về ghe của anh, mấy anh em mình nhậu một tăng rồi bàn công chuyện”.
Hùng “râu” đưa Bạch Hải Đường và Hải xuống ghe, giới thiệu với vợ. Để chào mừng bằng hữu, hắn sai vợ ra chợ mua con gà về nấu cháo xé phay nhậu. Tiệc rượu bày trên sạp ghe, cả ba chào bình minh đang lên bằng những ly rượu sủi tăm uống tới đâu nóng tới đó. Sau mấy ly rượu tái ngộ, hàn huyên dăm ba câu theo kiểu giang hồ, Bạch Hải Đường biết tỏng Hùng “râu” lang thang lên tới miệt này là để đưa người lén lút vượt biên. Mối đây rồi. Bạch Hải Đường khều Hải rồi nháy mắt ra hiệu bằng cái cười nửa miệng.
Khi Bạch Hải Đường chưa kịp lên tiếng thì Hùng “râu” sốt ruột mở lời trước: “Chỗ này làm ăn được lắm. Họ làm cái gì không biết mà vàng nhiều quá trời. Anh ở đây lâu anh biết. Các chú nhìn kìa, đằng kia có một chiếc ghe đang neo đậu. Vàng họ bỏ đầy một túi”. Nghe đến đây, máu nghề nổi lên, Bạch Hải Đường chộp câu nói của Hùng “râu” như vớ được vàng. Hắn sốt sắng hỏi : “Trên ghe có đông người không?”. Khi “bằng hữu” cho biết trên thuyền chỉ có một người đàn ông, một người đàn bà và khối tài sản toàn là vàng thì Hải cũng nóng lòng, không thể ngồi yên được nữa. Tuy nhiên, theo lời Hùng “râu”, muốn làm ăn ở đây phải có “đồ chơi”. Bởi dân anh chị ở khu vực này xài toàn hàng “nóng”. Mỗi khi “đụng” là sẵn sàng “nổ”.
Bạch Hải Đường ra hiệu cho Hải, đối với dân giang hồ trăm nghe không bằng một thấy. Hai đứa móc ra hai khẩu súng ngắn đặt cái cộp xuống sạp ghe. Hùng “râu” liếc nhìn rồi cười: “Tốt lắm, vậy là anh yên tâm”.
“Chiến tích” khủng đầu tiên
Bỏ ngang cuộc nhậu, Hùng “râu” đưa Bạch Hải Đường và Hải đi tới chiếc ghe chứa vàng để quan sát. Sau một hồi tính toán, Bạch Hải Đường nhận định, đây là địa thế thuận lợi và trên ghe ít người. Tuy nhiên, phải chờ trời tối mới ra tay được. Cả ba trở về ghe của Hùng râu tiếp tục nhậu chờ trời tối. Nhậu xong, chúng tranh thủ chợp mắt được một lúc. Khi mở mắt ra, Bạch Hải Đường thấy dòng sông đã chìm trong bóng tối. Giờ hành động đã tới, Bạch Hải Đường ra hiệu cho Hải rồi nói với Hùng râu: “Anh Hùng ở yên dưới ghe, tắt hết đèn ngồi chờ. Ở đây người ta biết mặt anh. Em và thằng Hải sẽ đột nhập. Chuyện nhỏ thôi mà”.
Nói rồi mỗi đứa thủ một khẩu súng băng đi trong bóng đêm để tiếp cận chiếc ghe “mồi”. Bạch Hải Đường phóng xuống ghe trước, Hải tiếp theo sau. Bạch Hải Đường khom người đưa mũi súng vén rèm cửa để nhìn vào trong. Không phải một người đàn ông, một người đàn bà như Hùng “râu” nói mà một người đàn ông có tới ba người đàn bà. Họ đang nằm ngủ trong góc ghe có một chiếc đèn mờ ảo nhưng cũng đủ ánh sánh để nhìn rõ mọi thứ bên trong. Nghe tiếng động bốn người bật ngồi dậy dáo dác, sợ hãi trước hai tên cướp từ trên trời rớt xuống. Mấy người đàn bà run lẩy bẩy.
Bạch Hải Đường chĩa mũi súng vào cả bốn người mặt không còn hột máu quát lạnh tanh: “Ngồi im đó, đứa nào kêu một tiếng sẽ ăn đạn chết tức khắc”. Hải yểm trợ phía sau, Bạch Hải Đường đảo mắt quan sát khắp ghe. Hắn thấy người đàn ông đeo đồng hồ, một chiếc lắc vàng, ba người đàn bà tướng mạo sang trọng, cổ đeo dây chuyền vàng, tay đeo đầy nhẫn vàng.
Ở cạnh họ quả nhiên có một cái túi màu đen. Bạch Hải Đường chồm tới định cướp thì người đàn bà ngồi gần cái túi đưa tay ra  kéo túi lại. Tuy nhiên, thấy mũi súng của Bạch Hải Đường và cái mặt lạnh tanh của hắn nên sợ quá giật tay lại. Cầm cái túi nặng trịch, thấy thái độ của người đàn bà muốn giật túi lại, Bạch Hải Đường tin chắc trong túi có vàng. Hắn mở túi khua tay một vòng, những miếng kim lọai màu vàng bọc trong nylon dày kích cỡ hai ngón tay, dài 5cm mát rượi được bó thành từng bó và cột dây thun. Hắn tay cầm chiếc túi đựng vàng, không thèm lấy những thứ lẻ tẻ mà nạn nhân đang đeo. Tay vẩy mũi súng hăm dọa rồi từ từ quay lui ra cửa ghe có Hải cầm súng đi trước bảo vệ. Cả hai phóng lên bờ rồi vụt chạy trong bóng đêm về chiếc ghe của Hùng “râu”. Bạch Hải Đường mở túi ra đếm vàng. Những miếng vàng thương hiệu Kim Thành mà Bạch Hải Đường quá quen thuộc. Hắn nói với Hải, đây là vàng “xịn”, khỏi lo. hắn đếm đủ 100 cây.
Bạch Hải Đường chia luôn cho Hùng “râu” 10 cây, Hải 40 cây, riêng hắn 50 cây phần ai nấy giữ. Liền đó tan hàng, Bạch Hải Đường và Hải không về nhà Lượm mà thuê xe ôm thẳng ra Châu Đốc, tới bến xe đã 3h sáng. Lúc này chỉ có một ông xe ôm nằm ngủ gà ngủ gật trên xe. Bạch Hải Đường kêu chở ba ra bến đò Châu Đốc để qua sông về Long Xuyên nhưng Hải bảo hắn đi một mình còn gã ở lại ghe nhà Lượm có việc cần nhờ tên này giúp đỡ. Bạch Hải Đường không cản vì biết rõ Hải nhờ Lượm chuyện gì. Từ lâu Hải nuôi mộng vượt biên nhưng không có tiền, này lận lưng 40 cây vàng, dư sức hắn thực hiện giấc mơ: “Vượt trùng dương ra hải đảo”. Nhưng đó là chuyện của Hải. Bạch Hải Đường thuê đò băng sông về Long Xuyên để ăn mừng trận thắng đậm này với 50 cây vàng giấu trong lưng áo.

Phần 10 – Bạch Hải Đường và kỳ án trúng ba viên đạn vẫn hạ gục bốn công an

Chính đồng chí Phạm Thành Lợi cũng phải công nhận Bạch Hải Đường nhanh và khỏe một cách kỳ lạ.
Đang hưng phấn vì vừa “trúng quả đậm” Bạch Hải Đường nhậu xả láng, cụng ly với đàn em cốp cốp. Cả bọn cũng “bốc” theo đàn anh, cùng hô “dzô dzô” trăm phần trăm rồi hát nhạc chế bài “Hòn vọng phu” ỏm tỏi: “Lâu lâu lâu…người ta mới nhậu một lần. Nhậu một lần tới sáng đêm luôn, nhậu một lần cho ngất ngây luôn…”. Bỗng lúc đó có ba người đàn ông ập vào chĩa súng vào đám gianh hồ. Một người hô khẩu lệnh đanh thép: “Bạch Hải Đường, giơ tay lên đầu hàng, mày đã bị bắt”.
Đồng chí Phạm Thành Lợi, người trực tiếp bắt Bạch Hải Đường
Cuộc truy đuổi trong đêm
Người hô khẩu lệnh đanh thép vừa rồi là đồng chí Phạm Thành Lợi, chỉ huy tổ 1 của lực lượng Thị đội TX. Long Xuyên. Đội này có nhiệm vụ tiếp cận mục tiêu và bắt Bạch Hải Đường theo chỉ đạo của cấp trên. Nhưng Bạch Hải Đường phản xạ rất nhanh, hắn lộn người ra sau ghế ngồi nhanh như điện lao  ra cửa sau phóng xuống con rạch lầy lội tẩu thoát. Tình huống này khá bất ngờ nên tổ vây bắt lúng túng, đồng chí Đỗ Dũng Sĩ liền bắn một phát súng chỉ thiên, yêu cầu kẻ đào tẩu dừng lại. Tuy nhiên, Bạch Hải Đường vẫn phóng ào ào trên con rạch tối om.
Thấy tên tướng cướp sắp chạy thoát, đồng chí Phạm Thành Lợi bật người nhanh như một mũi tên phóng xuống rạch, lao theo hướng Bạch Hải Đường. Vừa đuổi theo tên cướp, đồng chí Lợi vừa ra lệnh cho Bạch Hải Đường đứng lại. Nhưng từ xa vọng lại chỉ có tiếng hô của người truy đuổi vang lên trong đêm tối, còn Bạch Hải Đường vẫn cắm đầu chạy bán sống bán chết để thoát khỏi vòng vây. Không còn cách nào khác, Phạm Thành Lợi khom người hạ thấp mũi súng chĩa theo những bước chân của Bạch Hải Đường đang phóng như bay trên con rạch lầy và bóp cò. Ba tiếng nổ đanh, gọn xé toang màn đêm tĩnh lặng. Nó khiến cư dân khu ổ chuột hẻm Ba Lâu giật mình nhốn nháo chạy ra xem bộ đội bắt cướp.
Bị trúng cả ba viên đạn vào chân nhưng Bạch Hải Đường chỉ khựng lại trong khoảnh khắc rồi phóng người chạy tiếp. Hắn lao lên khỏi bờ rạch thoát vào những con hẻm chằng chịt rồi chạy ra đường Thoại Ngọc Hầu.
Phạm Thành Lợi và hai đồng chí trong tổ công tác đuổi theo cũng bất ngờ trước sức khỏe kỳ lạ của Bạch Hải Đường. Mặc dù một chân bị trúng đạn nhưng hắn chỉ khụyu xuống trong khoảnh khắc rồi bật dậy phóng chạy ngay. Mà hắn chạy trong bùn lầy  nhanh như rái cá mới lạ. Nhưng càng ngạc nhiên khi Bạch Hải Đường thoát ra đường Thoại Ngọc Hầu bị Tổ công tác số 2 chốt chặn. Lúc này, một chân bị trúng ba viên đạn, máu chảy xối xả khiến hắn loạng choạng. Tuy nhiên, khi thấy có lực lượng truy cản hắn lại chạy thục mạng khiến một đồng chí trong Tồ 2 phải hô lớn: “Bạch Hải Đường, đầu hàng đi!”.
Nhưng đối với một tên tướng cướp sự uy hiếp bằng lời là chưa đủ. Bạch Hải Đường cứ ngoan cố tẩu thoát. Do lúc này người dân hai bên đường đổ xô ra xem bộ đội bắt cướp động nghẹt, trời lại tối nên cả bốn đồng chí trong Tổ 2 không ai dám nổ súng. Họ sợ đạn lạc vào dân. Biết được điều đó nên Bạch Hải Đường càng ngoan cố, lỳ lợm hơn. Lúc này, Tổ 2 buộc lòng phải dùng đòn cận chiến. Nhưng một lần nữa Bạch Hải Đường lại chứng minh sức lực và võ nghệ cao cường của hắn. Sau một hồi bị bao vây, cả bốn đồng chí Tổ 2 đều lần lựợt bị hắn đánh gục. Có lẽ trong lúc thập tử nhất sinh, Bạch Hải Đường không có chọn lựa nào khác hơn là phải dốc toàn sức lực và những thế võ điêu luyện đã học được mang hết ra sử dụng để cứu lấy bản thân.
Từ đường Thoại Ngọc Hầu, Bạch Hải Đường chạy sang hẻm Mười Ký, hắn không ngờ gặp lại các đồng chí Tổ 1 ở đây. Do đoán được ý đồ của tên cướp này nên đã vòng lại chặn đường tháo lui của hắn. Bây giờ Bạch Hải Đường lâm vào ngõ cụt vì đứng giữa hai gọng kềm của ba Tổ trinh sát. Hắn tiến không được, lùi cũng không xong. Nhưng như thế cũng chưa làm Bạch Hải Đường chùn chân, nản chí. Hắn vẫn chống cự quyết liệt mong thoát thân. Nhưng đồng chí Phạm Thành Lợi, người đã cho hắn ăn ba phát đạn (hai  viên vào bắp đùi, một viên vào bắp chuối) ngoài tài thiện xạ cũng là người “có nghề” nên quần tay đôi với Bạch Hải Đường một trận khá lâu. Cuối cùng, hắn cũng chịu thúc thủ. Một phần, có lẽ do Bạch Hải Đường bị mất máu nhiều nên kiệt sức. Chính đồng chí Phạm Thành Lợi cũng phải công nhận Bạch Hải Đường nhanh và khỏe một cách kỳ lạ.
Ba năm theo dấu vết Bạch Hải Đường
Để có cuộc truy bắt Bạch Hải Đường như ngày hôm đó không phải là chuyện ngẫu nhiên, cũng không phải do vụ hắn cướp 100 cây vàng ở biên giới bị bể. Đó là kết quả của ba năm trì chí lần theo dấu vết của tên tướng cướp. Cụ thể là ông Phạm Thành Lợi tức Năm Sắt, lúc đó là Tham mưu trưởng Thị đội TX.Long Xuyên thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đã lần theo dấu vết của tướng cướp Bạch Hải Đường từ năm 1978. Tuy nhiên ông không thể nào biết được manh mối mà chỉ nghe đổn thổi về “chiến tích” của Bạch Hải Đường trước năm 1975 và sau này, thực hư cũng khó xác định. Mãi đến đầu năm 1980, từ một nguồn tin của cơ sở cho biết một đối tượng đang ở tù đã nghe một người bạn kể về một tên cướp khét tiếng đang còn ở ngoài xã hội. Hắn ung dung hoạt động phạm pháp và đang giữ một số vũ khí.
Sau khi xác định nguồn tin và đối chiếu với hồ sơ của Bạch Hải Đường từ trước năm 1975 do cảnh sát chế độ cũ để lại và hồ sơ sau này, đặc biệt là vụ vượt trại của tướng cướp vào tháng 8/1975, ông Lợi khẳng định tên cướp khét tiếng “đang sống ngoài vòng pháp luật” ấy là Bạch Hải Đường. Tỉnh ủy An Giang và Thị ủy Long Xuyên đã giao nhiệm vụ cho công an và bộ đội phải truy lùng tung tích Bạch Hải Đường và bắt hắn cho bằng được. Và Thị đội TX.Long Xuyên đã giao nhiệm vụ này cho ông Phạm Thành Lợi.
Được biết, trong khi mọi nỗ lực tìm ra tung tích của Bạch Hải Đường còn đang bế tắc thì ở địa bàn TX. Long Xuyên bỗng xuất hiện một kẻ khả nghi. Các mũi trinh sát được lệnh bám sát mọi hành tung của tên này và đưa vào diện thẩm tra lai lịch. Trinh sát theo dõi nhận thấy tên này lúc ẩn, lúc hiện và không lưu lại địa bàn nào quá một đêm.
Ông Nguyễn Văn Bê, tức Tám Bê lúc đó là Chỉ huy trưởng Thị đội TX.Long Xuyên đã chỉ đạo cho ông Phạm Thành Lợi liên lạc gấp với ông Nguyễn Văn Dũng lúc đó là Trưởng ban Quân báo thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang để phối hợp nghiệp vụ. Sau đó, một tổ chỉ huy công tác đặc biệt được hình thành do ông Nguyễn Văn Bê làm tổ trưởng triển ngay ngay kế hoạch hành động. Lực lượng truy bắt Bạch Hải Đường hay viên trung úy bộ đội dỏm được chia làm hai tổ. Tổ 1 do ông Phạm Thành Lợi làm tổ trưởng gồm có hai ông Đỗ Dũng Sĩ và Huỳnh Tấn Tùng. Tổ này được giao nhiệm vụ tiếp cận và vây bắt Bạch Hải Đường. Tổ 2 do ông Trần Văn Be làm Tổ trưởng, gồm có các ông Bùi Văn Nghề, Nguyễn Văn Mừng và Nguyễn Văn Ký.
Chính hai tổ công tác của Thị đội TX.Long Xuyên đã có mặt khi Bạch Hải Đường mở tiệc tại nhà của tên Cùi Cang trong hẻm Ba Lâu để ăn mừng chiến thắng vụ cướp được 100 cây vàng tại biên giới. 

Phần 11 – Bị còng chân, tay nhưng vẫn đục tường vượt ngục

Nhìn thấy lỗ thủng trên bức tường kiên cố, những người quản trại cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Sau khi khống chế được Bạch Hải Đường, hai tổ công tác đặc biệt của Thị đội Long Xuyên coi như đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng để có được một chiến công xuất sắc như thế, các trinh sát của Thị đội đã bỏ ra ba năm trời theo dấu Bạch Hải Đường từ khi hắn trốn khỏi trại giam. Để lần theo dấu vết của con cáo già này thật không dễ dàng, nếu không muốn nói là gần như theo… bóng chim tăm cá.
Đêm 22/3/1980 vẫn còn ghi đậm dấu ấn đối với những trinh sát Thị đội, đặc biệt là các anh em có nhiệm vụ đeo bám, truy lùng hắn khắp mọi địa bàn. Khi bập được chiếc còng số tám vào hai cổ tay Bạch Hải Đường các trinh sát mới nhẹ nhõm. Và lúc bấy giờ họ mới dám mơ đến một giấc ngủ ngon.
Đồng chí Lê Trường Thanh diễn tả lại cách bắt Bạch Hải Đường
Tướng cướp lại lập thành tích vượt ngục
Bạch Hải Đường sau đó được dẫn giải về bàn giao cho công an tỉnh An Giang. Hắn bị giam chung buồng với bốn đối tượng khác. Do là đối tượng nguy hiểm đặc biệt nên cả lẫn ngày đêm hai tay Bạch Hải Đường luôn bị còng và hai chân bị cùm trừ những lúc ăn uống hay phải đi vệ sinh. Một chân Bạch Hải Đường còn bị “ăn” ba viên đạn. Những vết thương này chỉ trúng ở phần mềm nên không nguy hiểm đến tính mạng và y tế nhà giam đã tập trung chữa trị cho hắn. Đến lúc cả ba vết thương kéo da non, có dấu hiệu ổn định. Trong lúc ai cũng tưởng Bạch Hải Đường chịu ăn cơm trại giam, “ngoan ngoãn” chữa lành thương tật và ăn năn hối cải thì đùng một cái, hắn trốn trại như có phép thần thông.
Đó là một đêm giữa tháng 5/1980, chỉ sau ba tháng bị bắt giam, lợi dụng lúc trời mưa, Bạch Hải Đường đã đào thoát cùng với bốn đối tượng giam cùng phòng. Tin tên tướng cướp “huyền thoại” vượt ngục không chỉ làm cán bộ, chiến sĩ quản giáo trại giam hết sứ bất ngờ mà lãnh đạo các phòng, ban nghiệp vụ công an tỉnh khi đến hiện trường để khảo sát cũng không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tại sao trong lúc Bạch Hải Đường hai tay, hai chân đều bị còng, bị cùm, một chân còn mang thương tích. Hơn nữa, buồng giam rất kiên cố mà hắn có thể đục một lỗ hổng lớn trên bức tường rồi cùng bốn can phạm khác đào tẩu. Thậm chí, trước khi hắn bỏ lại còng và cùm chân nằm chỏng chơ còn ngạo mạn viết lên tường dòng chữ: “Nơi đây không phải là nơi dừng bước giang hồ của Bạch Hải Đường-tức Truyện”.
Tất nhiên để “sổng” Bạch Hải Đường là sơ suất của cán bộ, chiến sĩ quản lý trại giam nhưng cả lực lượng công an tỉnh cũng không thể ngồi yên. Bởi lần này vượt trại, Bạch Hải Đường sẽ cực kỳ cảnh giác và rất nguy hiểm. Không dễ gì bắt lại được hắn, ít nhất cũng trong thời gian ngắn. Lãnh đạo công an tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều cuộc họp với các phòng, ban nghiệp vụ để bàn kế hoạch truy lùng Bạch Hải Đường và gần như toàn bộ trinh sát giỏi, có kinh nghiệm đều được tập trung làm nhiệm vụ này. Một nhiệm vụ khẩn cấp vì để tên tướng cướp ngoài vòng pháp luật ngày nào thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Lúc đó đồng chí Nguyễn Thanh Sang là trưởng phòng CSHS và đồng chí Phạm Thanh Sơn là đội trưởng Đội trọng án và các trinh sát ở mũi chủ công đều thống nhất nhận định: Nếu chưa tìm ra tung tích của tướng cướp thì trước mắt tập trung truy bắt bằng được bốn đối tượng trong vụ vượt trại cùng Bạch Hải Đường. Trong số bốn đối tượng này chắc chắn sẽ có kẻ biết manh mối về Bạch Hải Đường. Đây là cái “tay nắm” để đẩy bật cánh cửa tìm ra tung tích của tên cướp nguy hiểm này.
Nhờ thống nhất nhận định, đi đúng hướng và bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, trong một thời gian ngắn, tên “Chỉ” (vì lý do nghiệp vụ nên đổi tên-PV), một trong bốn đối tượng đào tẩu cùng Bạch Hải Đường trong đêm đó đã bị tóm cổ. Khai thác Chỉ may mắn là hắn đã “phun” ra nơi lẩn trốn của Bạch Hải Đường.
Những sĩ quan công an, quân đội tham gia bắt giữ Bạch Hải Đường những năm 1980
Vị khách bất ngờ
Người được giao nhiệm vụ nặng nề đi bắt Bạch Hải Đường không ai khác hơn là đồng chí Phạm Thanh Sơn, đội trưởng Đội trọng án. Đồng chí Sơn là người rất giỏi võ và có sức khỏe cực tốt, phản ứng nhanh, tính cách quyết liệt. Sơn chọn ra hai trinh sát thiện nghệ là Lê Trường Thanh và Nguyễn Trường Sơn. Cả ba đều hiểu tánh, ý nhau và đã cùng kề vai sát cánh trong công tác nên có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ nhau rất tốt. Tổ công tác ba người này trang bị súng ngắn, cơ số đạn đầy đủ, cùng với một tài xế và tên Chỉ, người dẫn đường. Họ nhanh chóng xuất phát bằng ô tô về hướng Sóc Trăng. Đó là ngày 25/7/1980.
Chiều hôm đó, lúc 3h, xe ô tô công tác chở tổ truy bắt Bạch Hải Đường dừng ở một địa điểm bí mật. Rồi tên Chỉ đi một mình tiến vào căn nhà nằm ở ngoại ô TX.Sóc Trăng ẩn sâu trong một vườn cây um tùm. Ở góc vườn có một thanh niên mắc võng nằm đong đưa có vẻ nhàn hạ. Hình như gã này đang thiu thiu ngủ dưới bóng mát của tán cây. Ông anh rể của Bạch Hải Đường đưa tên Chỉ vào rồi cúi thấp bên võng, ghé tai Bạch Hải Đường nói: “Có khách tới chơi nè Truyện, dậy mau đi!”. Nghe thấy thế, Bạch Hải Đường ngồi dậy, vừa kịp nhận ra “ông anh” kết nghĩa trong tù. Hắn tay bắt mặt bừng rồi hai người ôm nhau thắm thiết, chứng tỏ họ có mối quan hệ khá thân tình. Hàn huyên được một lúc, Bạch Hải Đường nhờ ông anh rể làm vài món nhậu để hắn lai rai với ông anh đã lâu không gặp. Nhưng tên Chỉ khoát tay: “Thôi khỏi phiền gia chủ, tôi với chú kéo nhau ra quán lai rai tâm sự thoải mái hơn”.
Bạch Hải Đường thay quần áo rồi đi với tên Chỉ ra ngoài đường tìm một ngôi quán không xa nhà của ông anh rể để nhậu. Tên tướng cướp mưu mô rất cảnh giác. Dù rất tin tưởng ông anh kết nghĩa trong tù nhưng vẫn không dám đi xa nơi địa bàn mà hắn không quen thuộc. Vừa ngồi xuống ghế, mồi kêu chưa kịp mang ra, hắn đã linh tính thấy điều gì nên đảo mắt quan sát một vòng và nhấp nhổm người muốn đứng lên. Lúc này từ phía bên kia đường ngay trước cửa quán thượng úy Phạm Thanh Sơn nhìn sang cũng phát hiện ra bộ điệu của Bạch Hải Đường. Thấy vậy, thượng úy Sơn ra hiệu cho trinh sát Lê Trường Thanh băng nhanh qua đường. Vừa lao sang trước cửa quán, Phạm Thanh Sơn vừa móc súng chĩa về phía Bạch Hải Đường hô khẩu lệnh: “Bạch Hải Đường, đưa tay lên. Mày đã bị bắt!”.
Bạch Hải Đường phản xạ rất nhanh. Hắn xô ghế, đảo người phóng về hướng cửa sau của quán. Đã quan sát trước ngôi quán nên Lê Trường Thanh biết cửa sau không có lối thoát nên anh đưa khẩu súng của mình cho Phạm Thanh Sơn để rảnh tay ôm vật với tướng cướp. Khi Lê Trường Thanh lao tới, Bạch Hải Đường đảo người sử dụng liên hoàn cước ngăn chặn đối thủ, Lê Trường Thanh gồng mình hứng đòn. Mặc dù nhận mấy cú đá nhưng đồng chí Thanh vẫn tiếp tục lao tới húc thật mạnh vào bụng Bạch Hải Đường khiến hắn té sấp, đập đầu vào cái lò nấu trấu của quán. Cú đập đầu khiến hắn loạng choạng nhưng rồi gượng dậy được ngay và tiếp tục quần thảo với Lê Trường Thanh. Bị Thanh ôm cứng nhưng Bạch Hải Đường vẫn nhanh chóng ra đòn quyết liệt để thoát thân. Trong khi đó Lê Trường Thanh cũng quyết bắt bằng được Bạch Hải Đường nên càng ôm chặt hắn từ phía sau, cố xoay mặt Bạch Hải Đường về phía Phạm Thanh Sơn và la lớn: “Anh Sơn cứ bắn thẳng, không để hắn thoát được. Đừng lo cho tôi”.
Nhưng Phạm Thanh Sơn đang trong tư thế hai tay cầm hai khẩu súng ngắn, ở cự ly rất gần, nếu bắn Bạch Hải Đường thì Lê Trường Thanh cũng “dính” đạn nên lúng trúng tìm vị trí thích hợp và cơ hội vàng để viên đạn đi trúng đích mà không làm Lê Trường Thanh bị thương, thậm chí hy sinh. Phạm Thanh Sơn hai tay hai súng, hơi khuỵu chân trước xuống làm điểm tựa, khẩu súng bên tay phải cũng chếch một góc. Đợi Lê Trường Thanh hô bắn tiếng thứ ba, Sơn siết cò…bốn phát đạn bay ra. Bạch Hải Đường gục xuống.
Vụ “bốc hơi” không một dấu vết của Bạch Hải Đường
Một tháng, rồi hai tháng trôi qua sau Bạch Hải Đường trốn trại, tin tức về hắn vẫn không có gì rõ ràng. Từ khi đào thoát, dường như hắn đã… bốc hơi lên trời. Các trinh sát tỏa đi khắp các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp… là những địa bàn có người thân của Bạch Hải Đường hoặc bạn bè, quan hệ xã hội của hắn cũng không cung cấp được chút manh mối nào. Kể cả các bệnh viện, nơi mà tướng cướp có thể vào điều trị vết thương cũng được các mũi trinh sát bám chặt, truy xét cũng không tìm ra được dấu vết. Phải nói là không chỉ lãnh đạo CA tỉnh, mà chỉ huy các lực lượng truy lùng Bạch Hải Đường và bốn đối tượng cùng hắn vượt ngục đều ngày đêm như ngồi trên đống lửa.

Phần Cuối – Những ngày tháng cuối đời của tướng cướp khét tiếng giang hồ

au khi ăn bốn viên đạn từ nóng súng K59 của đồng chí Phạm Thanh Sơn, Bạch Hải Đường không chết. Những viên đạn này găm thẳng vào đùi của tên tướng cướp khét tiếng giang hồ. Lập tức còng số 8 bập vào cổ tay hắn. Hai đồng chí Lê Trường Thanh và Phạm Thanh Sơn áp giải Bạch Hải Đường ra xe trực chỉ nhà giam Vàm Cống.
Khi nằm thẳng cẳng trên xe, Bạch Hải Đường đã tỉnh dậy sau cơn choáng vì dính bốn phát đạn và máu tuôn ướt đẫm phần đùi. Hắn có sức khỏe lạ kỳ và nói chuyện tỉnh bơ, khen các trinh sát đã làm hắn thất thủ: “Các ông lỳ đòn và “độp” cũng giỏi lắm. Tôi đã tính sai một nước cờ nên mới chịu thúc thủ. Bạch Hải Đường thua rồi”.
Tướng cướp ốm đau triền miên trong trại giam
Tháo khóa, còng như biểu diễn ảo thuật
Và quả đúng như thế, lần này Bạch Hải Đường không còn cơ hội để đào thoát nữa. Lần trước hắn bị các trinh sát Thị đội “để” ba phát đạn vào chân, còn bây giờ là trinh sát Đội trọng án của CA ghim bốn phát nữa ở chân còn lại. Lãnh tới bảy phát đạn trong vòng hai tháng dù có sức khỏe tốt đến đâu, gan lỳ tới cỡ nào cũng phải “xuống máu”. Bạch Hải Đường lần này ở trong trại giam là như vậy.
Bạch Hải Đường được chữa trị vết thương và biệt giam với chế độ còng hai tay, hai chân, chỉ được xê dịch trong phạm vi giới hạn. Sức khỏe yếu, thương tật chưa lành, tâm trí xáo trộn nên mỗi khi lấy khẩu cung xong hắn đều cam kết sẽ “hoàn lương” nhưng rồi vẫn có ý định vượt ngục.
Cả ngày lẫn đêm, Bạch Hải Đường đều mang còng tay lẫn còng chân. Tuy nhiên, những dụng cụ này đối với hắn giống như trò chơi mở 30 giây. Hắn sinh ra là để “chuyên trị” các loại khóa và ổ khóa. Còng số 8 bập hai cổ tay, nhưng chẳng biết làm thế nào hắn có thể mở trong vòng một phút, rồi tới mở khóa cùm chân, cũng như ảo thuật gia.
Một buổi trưa, cán bộ quản giáo Trần Thanh Bình có nhiệm vụ quản lý Bạch Hải Đường sau khi ăn cơm trưa và định nghỉ trưa thì nghe có tiếng động khả nghi từ phòng giam của hắn. Anh đi qua kiểm tra bỗng cảm thấy không tin ở mắt mình. Trên sàn phòng, chỗ Bạch Hải Đường bị còng tay, cùm chân chỉ còn trơ lại còng và cùm. Trong khi đó, Bạch Hải Đường đang làm người nhện, đu lên trần phòng giam định gỡ lưới ngăn… đào thoát. Đồng chí Bình không biết làm thế nào chân còn bị thương, bị cùm, tay còn bị còng mà hắn tháo nhoáng ra được rồi phóng người đu trên trần phòng giam rất cao. Khi phát hiện, Bình đã ra lệnh: “Mày xuống ngay đi Truyện, định làm chuyện liều lĩnh trốn ra ngoài nữa hả?”. Bạch Hải Đường phóng xuống nhẹ như chiếc lá. Cái chân bị thương tới bốn dấu đạn vẫn khỏe khoắn như không. Hắn còn ngụy biện:”Tối qua tôi ngủ mơ, thấy bà già hiện về bảo phải trốn ra ngoài chứ nằm trong này trước sau gì cũng chết. Tôi sợ chết nên muốn ra ngoài theo lời bà già báo mộng vậy thôi”.
Còn việc tháo còng, hắn giải thích rằng ở một mình trong buồng giam hắn quá rảnh, nhiều thời gian trống chẳng biết làm gì cho đỡ buồn nên mày mò tháo còng, mở khóa cùm nghịch chơi. Còng, khóa loại nào, cỡ nào Bạch Hải Đường cũng mở nhanh như chớp. Đến nỗi Trần Thanh Bình phải thay khóa liên tục. Nhưng thay hết khóa hắn vẫn mở được. Điên máu quá, Bình quát: “Mày hết chuyện làm rồi sao Truyện. Cứ mở khóa còng mãi vậy, rồi khóa đâu để tao thay?”. Bạch Hải Đường mỉm cười đáp: ” Em mở chơi thôi mà rồi…tự khóa lại”.
Bạch Hải Đường đã giải thích đơn giản như thế. Nhưng đối với cán bộ quản giáo thì đó không phải là chuyện nhỏ. Ai chứ với Bạch Hải Đường thì không thể chủ quan. Do đó quản giáo Bình có sáng kiến dùng một cây sắt to, dài móc cùm khóa chân Bạch Hải Dường xuyên vào đó để cây sắt xuyên qua phòng mình rồi bóp ống khóa bên ấy. Thế là Bạch Hải Đường “bó tay”, không có ống khóa cùm nào để giỡn chơi nữa. Từ đó họ mới có thể “quản lý” được Bạch Hải Đường.
Và cũng từ đó, mộng giang hồ đã tắt lịm sau song sắt nhà giam. Hắn hết ý định đào tẩu. Rồi hai lần bị bảy phát đạn, sức khỏe cạn kiệt dần, ý chí hao mòn, tinh thần xuống dốc, suy sụp với những nỗi hận tình, hận đời, Bạch Hải Đường lâm bệnh tật triền miên cho đến khi mất tại phòng giam số 15 (trại giam CA tỉnh An Giang). Năm đó, Bạch Hải đường mới 33 tuổi. Cái tuổi còn quá trẻ cho một đời người.
Tài mở còng của Bạch Hải Đường khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ
Huyền thoại và sự thực về tướng cướp
Trên cơ thể Bạch Hải Đường xăm chi chít những hình vẽ và câu minh họa, chú thích. Hình vẽ thì từ Phật tới rồng, đại bàng, lưỡi dao, bông hoa tới…con tim rỉ máu. Câu chữ minh họa, chú thích thì từ văn chương biền ngẫu tới bác học. Đây là những câu mà có lẽ chính Bạch Hải Đường cũng không hiểu nổi, hiểu hết và hiểu cho đúng. Còn hận đời thì kiểu “ghét kẻ tiểu nhân, thương người quân tử”, nhưng hận tình thì khá…ác liệt. Bởi Bạch Hải Đường có rất nhiều vợ, nhân tình và không có ai cưới hỏi đàng hoàng vì hắn có đàng hoàng đâu mà cưới hỏi.
Từ trước đến nay, nói đến tướng cướp Bạch Hải Đường ai cũng phải công nhận là hắn rất mê gái đẹp. Nhiều lần tên này phạm tội cũng vì muốn có nhiều tiền để cung phụng gái đẹp. Tuy nhiên, có một sự thực đau lòng là gần như cuối cùng các cô gái đẹp này đều phản bội lại hắn, cho hắn “mọc sừng”. Và không có câu chú thích nào minh họa cho các hình xăm ấn tượng và đúng với bản chất của Bạch Hải Đường hơn là hình xăm cô gái lõa thể cạnh đấy có trái tim bị lưỡi dao đâm xuyên quá rỉ máu từng giọt. Ngay ở dưới có câu chú thích minh họa: “Hận kẻ bạc tình”. Cho tới những ngày cuối đời nằm trong trại giam cho tới khi nhắm mắt, không thấy có bà vợ nào, hoặc những người tình trẻ đẹp nào tới trại giam thăm nuôi hắn. Bạch Hải Đường hoàn toàn chết trong cô độc.
Bạch Hải Đường tức Nguyễn Ngọc Truyện sự thật chỉ là một tên “đá xế nóng”, tức ăn trộm xe ngoài đường, nâng lên một bậc tới tên trèo tường khoét vách, tức “nhập nha” lấy trộm tài sản. Vụ cướp cuối đời là vụ “ăn may” 100 cây vàng vì có người chỉ điểm là tên Hùng “râu”, mục tiêu cướp lại là chiếc ghe neo đậu trên sông có một người đàn ông và ba phụ nữ yếu đuối. Do Đại úy Nguyễn Văn Triệu, Phó chỉ huy cảnh sát TX.Long Xuyên tức khí vì bị Nguyễn Ngọc Truyện (lúc đó chưa nổi tiếng và mang biệt danh Bạch Hải Đường) đột nhập vào nhà lấy tài sản mà bắt mãi không được nên phát lệnh tầm nã nhờ các báo Sài Gòn lúc đó đăng với biệt danh là Bạch Hải Đường và nâng hắn lên thành “tướng cướp”. Có lẽ, Đại úy Triệu cũng muốn vớt vát lại danh dự vì một tướng cướp sẽ khó đối phó hơn là là một tên ăn trộm vặt.
Do được Đại úy Triệu “tặng” không cho biệt danh Bạch Hải Đường nên hắn bỗng dưng nổi tiếng. Chính Nguyễn Ngọc Truyện cũng không biết cái tên này từ đâu ra. Còn Đại úy Triệu có lẽ cũng muốn chứng tỏ mình cũng là một tay có đọc sách và có lẽ cũng đọc ở đâu đó thấy tên Bạch Hải Đường nghe có vẻ lãng mạn nên chớp “tặng” ngay cho Truyện. Thật ra Hải Đường là tên của một loài hoa của Trung Quốc. Bạch là trắng, một đóa hải đường trắng, thế thôi. Cũng chính vì cái tên ấy bị tầm nã mà nhiều báo đăng vừa lãng mạn, vừa mơ hồ về một tên tướng cướp nguy hiểm. Chính hàng xóm chẳng ai biết Bạch Hải Đường mà chỉ biết có Nguyễn Ngọc Truyện.
Nổi danh nhờ sự hư cấu trong các bộ phim, sân khấu
Và cũng chính vì sự nổi tiếng này, nên từ trước năm 1975, tướng cướp Bạch Hải Đường đã được dựng thành tuồng cải lương, lên sân khấu kịch, làm phim. Các tác giả đã hư cấu, thêu dệt thành một “huyền thoại” khiến Bạch Hải Đường giống như một tay anh chị lừng lẫy giang hồ, hào hoa phong nhã, được nhiều cô gái mê mệt và cuối cùng chết trong hào quang ấy.

No comments:

Post a Comment