Sunday, July 9, 2017

Nghiệp Chướng Việt Nam - Jeffrey Thai


Tôi nhớ hôm Huỳnh Quốc Huy livestream để nói về nghiệp chướng của dân tộc Việt, tôi đã giật mình. Tôi giật mình không phải vì Huy biết về điều đó, về điều được gọi là nghiệp chướng của dân tộc mình, về những gì mà cha ông tổ tiên mình đã vô tình hay cố ý làm ra trong quá trình mở mang bờ cõi. Bất kỳ ai có một trình độ học vấn nhất đinh, chịu khó đọc sách báo, chịu khó đọc thông tin, chịu khó tìm hiểu về lịch sử của dân tộc mình một chút, đều có thể biết được, chứ không hẳn phải đòi hỏi là quá thông minh.

Điều tôi giật mình là sao Huy lại có được cái can đảm để thuyết trình về điều có vẻ là quá "nhạy cảm" đó với người dân Việt. Huy hẳn đã biết rằng dân tộc Việt là dân tộc chỉ thích ca ngợi chính mình bằng các truyền thuyết và huyền thoại đầy ảo tưởng. Đó cũng là dân tộc đã từ rất lâu quen sống trong sự giả dối đến mức độ không còn chấp nhận được những sự thật... phũ phàng.

Câu hỏi ngay lập tức bật ra trong đầu óc tôi lúc ấy là: Sẽ có bao nhiêu phần trăm người nghe sẽ chịu lắng nghe, rồi suy ngẫm về dân tộc mình? Hẳn sẽ là một con số rất ít. Sẽ có bao nhiêu phần trăm người nghe sẽ tức giận và phỉ báng ngay chính người mà họ đang mong chờ để được nghe tiếng nói? Hẳn sẽ là đa số, là một con số không thể là nhỏ chút nào.

Tại sao bỗng nhiên Huy lại có ý nghĩ nói với dân tộc mình về cái thứ nghiệp chướng quái quỉ ấy nhỉ? Có phải là do có ý oán trách ông bà tổ tiên mình đã làm điều gì đó không thuận lòng trời chăng? Tôi cho rằng có lẽ không phải là như vậy, hay nếu có, chỉ là một phần rất bé nhỏ. Lịch sử là lịch sử, có nghĩa là những gì đã xảy ra không thể nào thay đổi được, có nghĩa là mọi việc đã xảy ra đều có những nguyên do và nguyên cớ nhất định nào đó để chúng xảy ra. Không có nhiều lý lẽ cho người ở thế hệ sau để oán trách hay hờn căm về những gì mà thế hệ cha ông đi trước mình đã làm.

Thế thì vì sao Huy đã nói về và giờ đây, tôi lại đang nói về cái thứ khái niệm nghiệp chướng đầy oan nghiệt ấy? Chúng tôi nói về nó, chúng ta nói về nó, chúng ta chợt nghĩ về nó hay chợt nhiên muốn nghiền ngẫm về nó vì giờ đây khi nhìn vào thực trạng đời sống của người dân Việt, khi nhìn vào kiếp phận con người của người dân Việt, khi nhìn vào bộ mặt thê lương của cái đất nước mang tên Việt Nam, với tâm linh ngàn đời đã quen với qui luật nhân quả của nòi giống Việt, chúng ta không thể nào không nghĩ đến cái thứ khái niệm nghiệp chướng quái quỉ ấy khi thầm thì mình tự hỏi mình rằng: Vì sao mà nên nông nỗi này?

Vì sao mà nên nông nỗi này? Đó là ti
ếng thở dài mang nhiều hơi hướm của một sự oán than đầy tuyệt vọng hơn là một câu hỏi. Nó mang nhiều dáng vẻ của một nỗi bi thương tận cùng, và chính vì mức độ đậm sâu của nó mà nó đã được sử dụng rất thường xuyên trong những vở cải lương lâm ly, bi đát. Thực tế là đất nước Việt Nam ngày nay còn tang thương gấp ngàn lần hơn cả những vở cải lương lâm ly, bi đát nhất mà chúng ta từng được xem. Cải lương là đặc sản văn hóa đầy tự hào của dân tộc Việt và nói chung, cải lương thường là rất buồn. Cải lương buồn vì cải lương là hình ảnh phản chiếu của định mệnh Việt Nam, mà định mệnh ấy là môt thứ nghiệp chướng trái ngang. 

Trong không gian cô tịch của một đời sống viễn xứ, nhìn về đất nước Việt Nam trên một bình diện rộng lớn, tôi không thể không bàng hoàng với những gì đang diễn ra trước mắt mình. Đất nước ấy giờ đây lại có thể tang thương đến mức độ ấy hay sao? Đất nước ấy giờ đây còn lại gì đây?  
Một xã hội băng hoại với đạo đức suy đồi và những con người sống như thú dữ. Một hệ thống lãnh đạo tàn ác và vô cùng dốt nát, chẳng làm gì khác ngoài việc ức hiếp dân lành.  Một đất nước nghèo đói, rệu rã, với nợ nần chồng chất, chẳng thể nào trả nổi...  

Nếu xét một cách sâu xa, giờ đây có thể dùng từ đất nước để ám chỉ cái thực thể to lớn mang hình dáng chữ S đấy nữa không?  Chắc là không.

Làm sao có thể gọi nó là đất nước (vốn là một khái niệm vô cùng to lớn và thiêng liêng), khi mà những kẻ đang cầm quyền trên cái thực thể to lớn ấy lại có thể công khai và ngang nhiên bán dần từng phần một hay giao dần từng phần một của nó vào quyền sở hữu của một đất nước khác để mưu cầu lợi ích cho riêng mình?

Làm sao có thể gọi nó là đất nước, khi mà hơn 90 triệu con người đang sống trên mảnh đất ấy vẫn 
an nhiên, tự tại như chẳng hề có gì xảy ra, khi mà quá trình vong quốc đang diễn ra rành rành từng ngày một, khi mà quá trình diệt chủng của dân tộc mình (thông qua việc môi sinh bị hủy hoại và thực phẩm bị đầu độc) đang diễn ra trong từng giây phút một? 

Đất nước là tập hợp của một số lượng lớn những cá thể được trang trọng mệnh danh là công dân - những người dân thuộc về đất nước, có nhiệm vụ 
yêu thương đất nước, có nghĩa vụ bảo vệ đất nước. Chỉ với lập luận đơn giản đó thôi, có thể nói rằng hơn 90 triệu con người ấy không phải là công dân, không thể được gọi là công dân.  Chính họ, chứ không ai khác đã tự hủy đi chức phận công dân cao quí của mình.  Mà khi không còn có công dân thì lấy gì để tạo nên hình hài của một đất nước. 

Chính vì thế, cái thực thể to lớn mang hình dáng chữ S ấy nhất định 
không còn là một đất nước. Nó không còn là một đất nước, do đó, nó không còn có những công dân.  Hay nói một cách khác, vì nó không còn có sự hiện diện của công dân nên chẳng thể gọi nó là một đất nước được nữa rồi. 

Nêu lên và nhấn mạnh 
một sự phủ nhận như thế, e rằng, có rất nhiều sự tức giận đang bốc lên ngùn ngụt đâu đó cùng với những lời chửi rũa và mạ lỵ dung tục cực kỳ, và cũng e rằng có vô số thanh âm cuồng loạn đang cố gắng hò hét đâu đó để biện minh cho sự vô can của mình (trong nỗ lực tuyệt vọng để giành lại chức phận của một công dân, cho dù là một thứ công dân Việt rất đáng tội nghiệp).

Người Việt ngày nay là thế:  vô cùng hung hãn và tàn ác với nhau, nhưng với giặc thì không.  Âu đó cũng là một thứ nghiệp chướng - nghiệp chướng Việt Nam.

09/07/2017
Jeffrey Thai

No comments:

Post a Comment