Trong bài viết này, tôi chỉ muốn đưa ra một vài lát cắt về đời
sống đó dưới cái nhìn (có phần trung dung) của một người Việt đang
sống trong xã hội Mỹ. Ở một góc cạnh nào
đó, khi nhìn về đời sống của người dân Việt ở thời điểm hiện nay, tôi có cảm giác
chung là thấy tội và thương. Sau đây, tôi
sẽ phân tích tội là tội ở điểm nào, và tại sao lại cảm thấy thương thông qua một
vài mẩu chuyện cụ thể.
Không chỉ ở thành phố người ta mới không thích nhìn đến, nói
đến sự nghèo khổ, mà ở các nơi khác cũng vậy.
Tôi kể mẩu chuyện nhỏ này để minh họa:
Có lần đó, cách đây cũng lâu rồi, lúc tin tức tiếng Việt mới dần xuất hiện
trên mạng, tôi có đọc được câu chuyện về một gia đình mà toàn bộ đều bị mù. Nơi họ sống cũng chính là quê hương, xứ sở của
tôi, nên khiến tôi quan tâm sâu sắc. Cuộc
sống của họ được kể lại trên báo, nghe thấy rất thương tâm. Vì họ mù nên chẳng kiếm được gì nhiều để sống
qua ngày, lại chẳng có ai giúp đỡ. Đọc
xong mẫu tin ấy, tôi có gọi điện cho một người bạn học phổ thông mà tôi vẫn còn
giữ liên lạc. Khi gọi, tôi có ý định nhờ
người bạn ấy đến nơi để chuyển đến họ sự giúp đỡ của tôi. Nhưng rồi tôi đã không thể thực hiện được ý định
ấy, thậm chí, tôi còn chưa kịp bày tỏ nó. Những gì người bạn ấy nói đã khiến tôi hụt hẫng,
và có cảm giác sự quan tâm của mình thật ngớ ngẩn. Đại khái, bạn ấy nói rằng: Họ bị mù lòa là do lỗi của họ, và việc đó có
gì mà đáng phải quan tâm. Nhận ra ý ấy, tôi
thấy mình tốt hơn là nên im lặng, đừng làm phiền bạn ấy. Tôi nghĩ rằng không chỉ riêng bạn ấy, mà có
nhiều người Việt khác, nếu được tôi hỏi, sẽ trả lời tôi theo một cách thức tương
tự. Tội và thương là vì thế.
Chừng ấy thời gian ông sống giữa mảnh đất Sài Gòn, lao động
lương thiện cực nhọc suốt đời, nhưng cuộc sống lại quá đạm bạc và chưa hề bao
giờ dám hy vọng gì cho một đời sống ấm no và đầy đủ hơn. Mà được như thế có lẽ là đã may, vì chẳng thấy
ông kể về bệnh tật, đau ốm hay những tai họa bất ngờ nào khác. Nếu chúng đã xảy ra hay sắp xảy ra thì ông sẽ đối
phó sao đây. Trong khi đó, tôi lại chợt
nghĩ, nếu ông may mắn được sống ở Mỹ thì mọi việc lại khác hẳn. Cũng cùng công sức lao động đó, hay thậm chí ông
không phải cực nhọc như thế, ông đã có được một cơ ngơi và một cuộc sống khá đủ
đầy. Nếu chẳng may có bệnh tật hay đau yếu
gì thì cũng có tiền bạc để dành để chữa trị.
Cũng cùng là con người Việt, cũng cùng công sức lao động bỏ ra, nhưng
hai phận đời khác nhau xa quá. Thấy tội
và thương là ở chỗ đó. Mà ông cũng chưa
phải là những người ở đáy thấp lắm của xã hội, còn vô số người ở những đáy thấp
hơn.
Câu chuyện về những người dân Nghệ An này đọc thấy tội và thương
ở chỗ: Số phận họ không giống như số phận
của những con người, những công dân. Đã
là con người, là công dân thì phải được xã hội và nhà nước bảo vệ. Thế mà, không ai bảo vệ họ cả. Chủ nước ngoài muốn đánh lúc nào thì đánh, muốn
trả lương hay không thì tùy. Khi họ phản
kháng để bảo vệ quyền lợi của mình, để tỏ ra rằng mình còn là con người, thì điều
kỳ hoặc là không những những người chủ càng ngược đãi họ thêm, mà ngay cả người
đời trong xã hội, thay vì bênh vực và ủng hộ họ để đòi công bằng, thì lại rẻ rúng
và coi khinh họ. Dĩ nhiên, con người của
vùng, miền nào cũng có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt; nhưng nếu chỉ xét
ở khía cạnh họ đoàn kết để đòi công bằng thì họ chẳng có gì đáng trách hay xấu
xa cả.
Nếu những người dân Nghệ An đó có dịp để biết được ở các quốc
gia tân tiến, người công nhân được đối xử như thế nào, thì có lẽ họ sẽ bật khóc
khi nhìn lại thân phận mình. Như ở Mỹ chẳng
hạn, không cần biết anh là ai, cấp trên hay cấp dưới, chỉ cần một lời nói, hay
một hành động không tôn trọng người khác tại nơi làm việc, đã đủ để anh gặp rắc
rối và có khi bị sa thải ngay lập tức, nói gì đến việc đánh người. Về lương bổng, mỗi giờ, thậm chí mỗi phút anh
làm việc, sẽ được tính toán kỹ lưỡng và chi trả sòng phẳng, chẳng bao giờ thiếu
một xu. Làm sao có thể tưởng tượng được
rằng chủ cả ở nước ngoài vào lại cả gan dám đánh công nhân của nước sở tại, mà
không hề gặp rắc rối gì cả. Còn nữa, sao
phải đợi đến công nhân đòi mới chịu trả lương, thậm chí còn quịt. Ai là người quản lý các doanh nghiệp nước ngoài
này, hay nói chung là, các doanh nghiệp?
Có hay không những người quản lý xã hội? Chỉ nhìn vào những chi tiết này thôi, nếu nói
rằng xã hội đó đang phát triển tốt đẹp, thì càng thấy tội và thương cho những
người công nhân, nói chung, và những người công nhân đến từ Nghệ Tĩnh, nói riêng.
Trên đây chỉ là một vài lát cắt tình cờ và ngẫu nhiên về xã
hội và đời sống của người dân Việt. Người
đọc có thể dễ dàng tìm thấy thêm vô số những lát cắt khác để tạo dựng nên cho
riêng mình một cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn. Điều quan trọng là khi lắp ráp lại những lát
cắt ấy, hãy làm với trái tim của một con người Việt chân chính và khi làm, hãy
nghĩ đến những người dân Việt, mà số lượng chắc hẳn là một con số rất đông, đang
còn phải sống trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống lắm với của con người. Nếu làm đúng như thế, mới mong rằng mình có được
cái nhìn khách quan hơn về hiện thực xã hội, và chắc rằng mình đang không tự dối
lừa mình, vì một lý do nào đó không tự hào lắm để nói ra.
Jeffrey Thai
No comments:
Post a Comment