Palm Trees in the Snow is a 2015 Spanish romantic drama film directed by Fernando González Molina. The screenplay is based on the novel of the same name, Palmeras en la nieve, by Luz Gabás.
Initial release: December 9, 2015
Director: Fernando González Molina
Story by: Luz Gabás
Music composed by: Lucas Vidal
Nominations: Goya Award for Best Production Supervision
Palm Trees In The Snow là một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của đạo diễn Fernando González Molina, được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Luz Gabás. Bộ phim tình cảm lãng mạn của Tây Ban Nha đã được vinh danh tại các giải thưởng điện ảnh uy tín như Goya Awards, Spanish Actors Union, Fotogramas de Plata...
SYNOPSIS
The accidental discovery of a long lost letter drives Clarence to travel from the snowy mountains of Spain to Africa, to visit the land where his father Jacobo and uncle Kilian spent most of their youth, the island of Fernando Poo. In the heart of a land as lush and seductive as dangerous, Clarence unearths the secret of a forbidden love story framed within turbulent historical circumstances whose consequences will have repercussions in her present-day life.
This sweepìng, generation-spanning Spanish colonial drama is currently wowing the Spanish box office.
A reminder that Spanish cinema can still paint on a large canvas, Palm Trees in the Snow is Spain’s best stab yet at an Out of Africa-style colonial/imperial romance. But the pleasures of this rangy drama are largely those of pastiche, residing in its often spectacular visuals and well-crafted set-pieces rather than in its generation-spanning storyline, which has obviously been calculated to manipulate the emotions, but rarely does so in any meaningful way. Given that Spain’s colonial history has barely been tackled on film, this represents something of a missed opportunity. None of which will matter very much to Tree’s planters, who have seen more than a two million admissions and counting since its late December bow.
Part of the film’s lack of any distinctive character might be because the director, Fernando Gonzalez Molina, has previously shot only bland, commercially-driven comedies. There’s no previous evidence that he can stir up the deeper emotions, and the slick but superficial Trees rarely does so.
Based on the best-selling novel by Luz Gabas, the film is largely set on the island of Fernando Poo (now called Bioko) during the declining years of its colonization by the Spanish. Mostly delivered via flashback, it follows the discovery by the young, idealistic Clarence (Adriana Ugarte) of a fragment of an old letter which shows that her aging, addled uncle Killian (Celso Bugallo) has been secretly despatching money to an island family. Despite the advice of her mother, the older Julia (Petra Martinez) not to go, Clarence turns up in the tropics and in true postcolonial style, she’ll learn that what’s been going on under the apparently benign surface is actually rather horrible.
Back in 1954, the younger Killian (Mario Casas) leaves his home in the snow-capped mountains of Huesca in northern Spain (there’s no particular reason why they should hail from there, but it does deliver a catchy title) to go and oversee the family’s cocoa plantations. LIke his father Anton (sensitively played by vet Emilio Gutierrez Caba), Killian’s a decent sort of chap who makes a good stab of negotiating the islanders’ ‘authentic’ culture, even though it reaches the screen mostly as the standard exotic dances and rituals.
Killian’s suave, slimeball brother Jacobo (Alain Hernandez), Clarence’s father, is a dastardly, philandering racist with a slim moustache and an eye for the ladies, who’s unaccountably being pursued by the otherwise level-headed younger Julia (Macarena Gomez), an under-exploited talent in Spanish cinema, and best-known to foreign viewers for Pablo Berger’s silent Snow White. Out in the jungle, Killian will come across Bisila (Berta Vazquez) sitting demurely next to a waterfall, awakening in him a little of that ole tropical passion in a relationship which, for cultural and plot reasons, they have to keep secret. A couple of too-large coincidences over the final half hour rob the film of much of its accumulated effect, but there’s enough going on to justify the length of a film that runs at close to three hours.
Colony yarns have to take care not to fall into black/white, good/bad divisions if they aren’t to become mere parody, and Sergio G. Sanchez’s script (he is also responsible for Juan Antonio Bayona’s superior The Orphanage and The Impossible) at least makes a game attempt to address some of colonialism’s complexities as Spanish Guinea shifts towards independence and the black/white power relations change, as indeed do the relationships between men and women: Trees dutifully takes politically correct aim at both racism and sexism. There indeed are some genuinely powerful scenes to be found in Trees: one in which Julia dances with other women, forgetting the racial differences in a way that the men seem unable to, a powerful scene at the dying Anton’s bedside, or an eleganty-crafted sequence involving a snake casually left in Killian’s room as a rite of passage.
The script dutifully ticks the plot point boxes, including the mysterious mark on the older Killian’s body which will have to be explained. It effortfully labors at profundity once or twice, as in its repeated references to turtles which return each year across thousands of miles of ocean. because home is where the heart is
Lucas Vidal’s score is as lush (and sometimes as soppy) as the rain-drenched vegetation of the island, and though rarely as attractive, it does more to drive the emotions than most of the performances. Mario Casas has carved out a niche for himself as a hulk with a heart, but too often he plays things in a low-key, mumbling way as though afraid that too much emotion will pop all the buttons off his shirt. There’s plenty of interest in Killian, a character who churns with uncertainties about his true identity, but Casas can’t do it justice as the film’s emotional heart. Gutierrez Caba apart, the strongest turns are from Gomez, Luis Callejo, looking like Steve Buscemi as the sadistic plantation overseer, Gregorio, and Vazquez as a character painfully caught in the cultural crossfire.
Visually, this has to be one of the most spectacular Spanish films ever made, largely on account of the location, which is rendered with crystal clarity by Xavi Gimenez whether at the level of a leaf or a sweeping aerial shot, whilst cannily bathing the earlier scenes in a nostalgic golden hue. One scene shows a local band featuring, in the background, possibly the coolest guitarist ever committed to film.
Production companies: Nostromo Pictures, Atresmedia Cine, Telefonica Studios, Warner Bros. Pictures International
Cast: Mario Casas, Adriana Ugarte, Macarena Garcia, Alain Hernandez, Berta Vazquez, Emilio Gutierrez Caba
Director: Fernando Gonzalez Molina, based on the novel by Luz Gabas
Screenwriter: Sergio G. Sanchez
Producers: Mercedes Gamero, Adrian Guerra
Executive producers: Gabriel Arias Salgado, Andres Calderon, Axel Kuschevatzky, Nuria Valls
Director of photography: Xavi Gimenez
Production designer: Anton Laguna, Patricia Arango, Serafin Gonzalez
Costume designer: Loles Garcia Galean
Editor: Irene Blecua, Veronica Callon
Composer: Lucas Vidal
Casting director:
Sales: Film Factory
No rating, 163 minutes
Palm Trees in the Snow, một tuyệt phẩm điện ảnh mới nhất của Tây Ban Nha, do đạo diễn Fernando González Molina chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Luz Gabás, vốn dĩ là một tác phẩm thuộc hàng Best-seller khi được chính thức phát hành tại Tây Ban Nha từ năm 2012, đến nay đã bán ra hơn 500.000 bản. Để hiệu quả cho việc ghi hình mang tính phục dựng quá khứ, đoàn phim đã đến đảo Gran Canaria thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha (nằm ở ngoài khơi phía Tây Châu Phi, trong Đại Tây Dương), trồng hơn 400 cây Cọ và tái hiện đồn điền Cacao ở Guinea- vốn dĩ đã từng tạo nên thương hiệu Cacao Sampaka và là thành phẩm Chocolate huyền thoại của Barcelona một thuở.
Huy động toàn trình với hơn 70 diễn viên, 200 nhân viên kĩ thuật và hơn 2000 thành viên khác nữa, ngân sách dành cho sản xuất ước lượng vào khoảng 10 triệu Euro, Palm Trees in the Snow được xem như là một trong những dự án phim thuộc hàng “bom tấn” của điện ảnh Tây Ban Nha đương đại. Chỉ trong 3 ngày đầu tiên công chiếu tại Tây Ban Nha, bộ phim đã thu hút 500.000 lượt người xem, và đã thành công vang dội với hơn 3 triệu lượt người xem tại khắp các phòng vé ở chính thị trường nội địa của mình.
Lẽ đương nhiên, không phải kinh phí đầu tư hoặc cách thức ghi hình là điều khiến cho Palm Trees in the Snow trở nên ngoạn mục trong cách nhìn nhận đánh giá từ các nhà phê bình phim quốc tế, hoặc với riêng khán giả sở tại. Sự chủ đạo cũng đồng thời là tinh thần chính yếu làm nên giá trị lưu cữu ở thì Hiện tại của phim, hẳn nhiên là đến từ cuộc hành trình lần ngược về Quá khứ của nhân vật nữ Clarence, từ thời điểm năm 2003 của câu chuyện phim, nơi vùng núi Huesca quanh năm lạnh giá của vùng Pyrénées giáp giới giữa Tây Ban Nha với Pháp. Cung đường “xuyên không” ấy khiến cô không ít lần phải đụng độ về ý thức hệ với nhiều thanh niên bản xứ của vùng đảo Bioko thuộc Guinea, xứ Tây Phi.
Những va đập bước đầu này dường như đã dọn đường một cách nghiệt ngã về những năm 1954, nơi người cha Jacobo cùng người chú Kilian của cô đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ yêu thương nghiệt ngã cùng cô gái bản địa Bisila người Bubi của Guinea. Đó cũng chính là hành trình lịch sử của người Tây Ban Nha với xứ sở đã từng là thuộc địa của mình: vùng đảo Fernando Pó (bây giờ là Bioko) ngoài khơi bờ biển Tây Phi, từng có tên ban đầu là Formosa Flora (Bông hoa Xinh đẹp)- là một phần của Guinea. Tình sử bi thương dằng vặc suốt kiếp người giữa Kilian và Bisila có lẽ cũng chính là tâm thức đầy ám ảnh của dân tộc Tây Ban Nha thời hậu thuộc địa, với những sám hối truyền đời về tội lỗi cưỡng đoạt và xâm thực.
Phim Palm Trees in the Snow của đạo diễn Fernando González Molina đã nhận được nhiều đề cử tại Giải thưởng Goya 2016 (Giải thưởng Điện ảnh danh giá hàng đầu Tây Ban Nha), chiến thắng ở các hạng mục: Ca khúc gốc xuất sắc; Thiết kế Sản xuất xuất sắc.
Palm Trees In The Snow (2015) Một Tuyệt Phẩm Tình Yêu Tây Ban Nha
"Những con rùa đực một khi đã xuống biển thì sẽ không bao giờ quay trở lại bờ, cho đến khi rùa cái đẻ trứng”
Palm Trees In The Snow (tên phim tiếng Việt: Đảo tình yêu) là một tuyệt phẩm nói về tình yêu thuộc địa, dù phản ảnh hoàn cảnh của một vài cá nhân nhưng câu chuyện lại đạt được tầm mức phổ quát, những chi tiết rất nhỏ để nói lên tính muôn thuở nguồn cội của tình yêu tuyệt đối, những đổ vỡ, đứt liền trong những tâm hồn La Tinh, khi rơi vào cảnh kẻ ở người đi. Được đầu tư ngân sách lớn, với những cảnh quay công phu tại Nam Phi và Tây Ban Nha, và được sản xuất như một siêu phẩm lãng mạn từ các tiểu thuyết kinh điển… nhưng Palm Trees In The Snow vẫn sở hữu một sự tinh giản cần thiết trong từng cảnh quay, tập trung vào diễn tiến nội tâm và cảm xúc nhân vật nhiều hơn là những đại cảnh về thời thuộc địa gần 200 năm bị cai trị bởi Tây Ban Nha. Hơn 160 phút là một tập hợp những bức tranh ước lệ, quyết liệt với mối tình âm ỉ trong những năm tháng biến động của lịch sử, cái lạnh lẽo của băng tuyết phảng phất cùng những cây cọ lắc lư trong miền nắng gió nhiệt đới. Sự xuất hiện của bộ phim nay một lần nữa nhắc nhở những gì mà chiến tranh để lại, chứ không phải là những điều mà chúng ta thấy khi chiến tranh đang diễn ra. Ra mắt tại Tây Ban Nha trong các tuần liên quan đến các vụ nổ sung ở Colombia, Huesca và quần đảo Canary,… hoặc khi cuộc sống này đang chạm đến ngưỡng đứt rìa của niềm tin, những gãy đổ trong các mối quan hệ nhân sinh, Palm Trees In The Snow khẳng định sự tồn tại của tình yêu đích thực, có thể xuyên qua không – thời gian và trỗi dậy sau đống hoang tàn đổ nát của thời cuộc.
Xuất hiện tại rạp phim Việt Nam trong mùa phim bom tấn bắt đầu quay trở lại, nhưng Palm Trees In The Snow lặng lẽ và âm thầm chiếm lĩnh cảm xúc của vài người xem ít ỏi, nhắc nhớ về một thời kỳ lịch sử đau thương cùng bao mối tình ngang trái, nhưng khi dứt tiếng súng, thì chính là lúc nỗi đau bị chia cắt lại bắt đầu và trở thương mạnh mẽ hơn nữa. Câu chuyện diễn ra song song với hai thế hệ của một gia đình. Cô cháu Clarence (Adriana Ugarte) vô tình phát hiện ra một lá thư và tấm ảnh bí mật của người chú Killian đang mắc bệnh Alzheimer. Bí mật dẫn dắt cô tìm đến hòn đảo Fernando Poo (bây giờ gọi là Bioko) của đất nước Guinea Xích Đạo sau khi giành độc lập hơn 40 năm. Ngược dòng tìm về quá khứ, khi Guineva năm 1954 vẫn còn là thuộc địa của Tây Ban Nha, Kilian và anh trai Jacobo (Alain Hernández) đến đảo để theo cha quản lý những người dân lao động trong các đồn điền ca cao. Tuổi trẻ và sự trưởng thành của họ được soi bóng dưới những tán cọ nhiệt đới. Tại đây, Kilian đã gặp và đem lòng yêu mến nữ y tá có giọng hát quyến rũ, Bisila (Berta Vázquez). Cô là con gái của một tộc trưởng trong làng, đã có chồng và một cậu con trai Iniko. Sự ngang trái trong mối tình của họ xuất phát từ bức tranh lịch sử đẫm thương đau giữa “thực dân”, người da trắng và người bản địa. Killian sống chan hòa và gần gũi với những người dân nơi đây, dù ban đầu họ vẫn chỉ xem anh như bao người da trắng khác. Killian thuộc về nơi này do lịch sử đã sắp đặt, lịch sử để anh sinh ra tại đây bởi người cha đôn hậu, một người da trắng hiếm hoi được tộc làng yêu mến. Khác với người anh trai Jacobo phân biệt chủng tộc và không bao giờ thể hiện cảm xúc của mình. Killian gặp Bisila đang hát thầm thì bên một nước, khoảnh khắc đó đã thức tỉnh trong anh ta một chút của niềm đam mê nhiệt đới, những tán cọ vươn mình trong nắng. Vài năm sau, khi Killian ra đi rồi trở về, khi Bisila có gia đình, họ đến với nhau, say mê và quấn quít mà lòng trĩu nặng bí mật. Ở đây phụ nữ sẽ bị treo trên cây hoặc ném đá cho đến chết nếu họ phát hiện họ ngoại tình, không có cô gái nào mất trinh được chấp nhận ở Bubis. Tuy nhiên, với dụng ý khắc họa một mối tình đậm sâu, Monila đã hơi quá tay khi để cho một vài sự trùng hợp ở khoảng giữa và gần cuối bộ phim, lấn át đi khoảnh khắc miêu tả sự đổ vỡ. Đây có thể là dụng ý của đạo diễn để ông tích lũy cảm xúc của khán giả, để họ vỡ òa cho các phân cảnh cuối. Nhưng đáng tiếc, gần ba giờ dường như vừa thừa vừa thiếu cho tất cả. Jacobo của Alain Hernández là một vai diễn thú vị, một ông chủ da trắng không ngại dùng roi để tra tấn người khác, cũng như chẳng bao giờ để lộ cảm xúc tình cảm của mình trước cô bạn của gia đình, Julia. “Tôi đã dành cả cuộc đời để theo đuổi anh, Jacobo ạ. Nhưng phải đợi cho đến khi Manuel xuất hiện thì anh mới nhìn thấy tôi?”. Ánh mắt và cả cái nhếch mép của Jacobo khi anh còn kiểm soát được niềm kiêu hãnh trước Julia là một trong những điều mà nam diễn viên này lột tả rất hay. Jacobo có phải là người tàn bạo không? Anh là một câu hỏi thú vị của phim, vừa đối lập vừa đồng minh với Killian và bác sĩ Manuel. Chủ nghĩa thực dân phản ánh trong Jacobo là một người đàn ông lạnh lùng, biết che giấu cảm xúc hoàn hảo. Nhưng cũng đồng thời là một cá nhân đáng thương, yếu đuối ở một nơi không dành cho anh, khác với Killian. Ở Jacobo là một thế giới đã chìm nghỉm trong những năm tháng ở thuộc địa, ở cái thế anh hơn người khác nhưng cô đơn hơn người khác. Jacobo là một hình ảnh điển hình cho rất nhiều người lính phải từ bỏ tuổi trẻ và niềm đam mê của mình để đến với vùng đất không nhiều thiện cảm. Không có cảm xúc, chỉ có dục vọng, rượu chè, gái nhảy, quán bar, và những quyền lực cơ bản mà màu da và sắc tộc anh có được. Trường đoạn khi Jacobo chạy vào rừng cọ và bật khóc, tiếng đàn piano đuổi theo anh, tiếng gió hòa với khúc ca buồn bả thấm vào anh, Jacobo rơi nước mắt khi nhìn người cha mất đi, và khi biết rằng Julia đã đính hôn với người khác, tâm hồn của anh đã rút lui, chỉ còn lại nỗi mất mát và khoảng trống ráo hoảnh trước ngày mai.
Palm Trees In The Snow đồng thời cũng cắt bỏ những hoài nghi về nạn phân biệt chủng tộc đầy định kiến, như bố của Killian và Jacobo, ông hiểu những người ở đây vì ông đã thực sự sống như họ, hoặc vẻ nhí nhảnh hồn nhiên của Julia khi cùng hòa vào hội tộc người Bubis để nhảy nhót dưới ánh lửa, còn và đặc biệt là mối tình sâu đậm giữa Killian và Bisila. Mối tình của họ mang theo niềm hi vọng, là thứ ánh sáng đẩy lùi hận thù, cao hơn cả thế giới hiện thực ngoài kia. Sự khác biệt về màu da, sắc tộc, địa vị giữa hai người đều bị mờ dần theo những năm tháng Killian làm việc tại đây, trên hòn đảo Fernando. Số phận của họ đã thực sự tan ra và hòa vào làm một. Đạo diễn Molina đã đặt để khéo léo những chi tiết để làm bật vẻ đẹp chung tình của Killian, khi anh tạm rời xa, rồi có biến động lớn xảy ra với Bisila, câu chuyện liên tiếp bị khuấy động, nhưng chưa mạnh mẽ, chưa tạo được đòn bẩy thôi thúc kết nối vĩnh hằng của tình yêu giữa hai người. Sự dàn trải trong các mối tình ở từng tuyến nhân vật, cụ thể là Killian và Bisila, Jacobo và Julia, cùng Clarence và Iniko chưa tạo được mối liên kết tổng thể, để người xem thấy được một hình ảnh tiềm tàng, nhưng bao quát và rộng lớn hơn: đó là những cành cọ nhiệt đới mạnh mẽ trong tuyết trắng.
“Có những cuộc hôn nhân dùng để lấy đi trinh tiết, nhưng cũng có những cuộc hôn nhân được xây dựng bằng tình yêu” – Khi Killian từ chối quay về quê hương để chờ đợi Bisila, anh chấp nhận trở thành một dạng tù binh mới của Guineva khi đã giành được độc lập. Hơn 20 năm sống tại đây, từ một nam thanh niên hiền lành có phần nhút nhát, giờ đây Killian đã trưởng thành và mạnh mẽ hơn để bảo vệ tình yêu của mình ở một nơi tôn thờ thần thánh và những phép tắc cổ hữu. Trong một số các bộ phim có đề tài tình yêu thời thuộc địa, như L’amant hay Indochine (Đông Dương), khoảnh khắc buồn bã và mệt mỏi nhất chính là lúc cuộc tình của các đôi tình nhân rơi vào tình cảnh khi thuộc địa vừa giành độc lập. Nhìn lại các bộ phim trên, và cả Palm Trees In The Snow, sự hoang hoải của người buộc phải rời đi nhưng trái tim trót trao cho người ở lại, phía ngoài mọi người hốt hoảng tìm con đường trở về quê hương, và đâu đó vẫn còn kẻ lưỡng lự chưa thể rời đi. Chiến tranh lấy đi tuổi thanh xuân ở quê nhà, đặt tình yêu vào tay họ ở một nơi mới lạ, và sau hàng chục năm thì tước đoạt đi tất cả.
Dưới bàn tay sắp đặt của nhà quay phim Xavi Gimenez, Palm Trees In The Snow sở hữu nhiều khung cảnh bóng bẩy, chất nóng tỏa ra từ gam màu nhiệt đới gây cảm giác nhớp nhúa, nóng bức, những eo biển lãng mạn đầy chất thơ, hay các đồn điền ca cao thẳng thắp, Khung cảnh hùng vĩ của hòn đảo từ góc máy trên cao, xa tăm tắp từng hàng cọ trù phú xanh mướt. Ngoài ra, điểm thú vị ở bộ phim này chính là nằm ở phần âm nhạc được thực hiện bởi nhà soạn nhạc trẻ tuổi người Tây Ban Nha, Lucas Vidal. Từ nhạc nền cho đến những ca khúc trong phim, đã độc chiếm cảm xúc của tôi một cách êm ái, phím đàn piano lướt nhẹ trong gió xuyên qua từng tán cây, các ca khúc latinh đủng đỉnh say sưa trong các quán bar địa phương… Âm nhạc đã dẫn đường để Killian tìm thấy Bisila, âm nhạc chạy trốn cùng cảm xúc của Jacobo khi anh không còn cơ hội tỏ tình với Julia, âm nhạc theo chân Clarence tìm về bí mật của cha và chú mình năm xưa, âm nhạc ru êm cảm giác được ở gần người mình yêu, và cô quạnh trong tuyệt vọng khi họ sắp sửa chia xa.
Palm Trees In The Snow sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời nếu bạn muốn thu trọn cảm xúc nội tâm của chính mình trong rạp phim. Bộ phim khơi gợi lại hành trình đi tìm kỷ niệm, dù mất mát hay hạnh phúc, thì chính kỷ niệm đã cung cấp nhựa sống và dung dưỡng cho niềm hi vọng để họ tiếp tục cuộc đời. Những giọt nước mắt của bạn sẽ rơi xem phim này, có thể lắm, nhưng tôi tin là nó xứng đáng.
‘Palm Trees in the Snow’ - bản tình ca day dứt của điện ảnh Tây Ban Nha
Chuyển thể từ tiểu thuyết của tác giả Luz Gabas, “Palm Trees In the Snow” kể chuyện tình lãng mạn và bi thương trên hòn đảo châu Phi thời thực dân Tây Ban Nha dần sụp đổ.
Palm Trees in the Snow mở màn bằng đám tang ông Jacobo (Alain Hernández đóng) tại quê hương phía Bắc Tây Ban Nha đầy tuyết. Con gái ông, Clarence (Adriana Ugarte), trong lúc dọn dẹp kỷ vật đã tìm thấy một mẩu thư cũ nói về việc chuyển tiền thường xuyên của cha và chú mình tới Guinea cho một người phụ nữ nào đó. Cô lên đường tới hòn đảo châu Phi xa xôi, lần ngược về quá khứ, để tìm câu trả lời cho những bí mật gia đình tưởng chừng đã bị thời gian che phủ.
Vào năm 1954, ở hòn đảo Bioko của Guinea - nơi vẫn là thuộc địa Tây Ban Nha - có một gia đình da trắng cai quản đồn điền cao su với hàng trăm lao động da màu. Tại đồn điền, chàng trai trẻ Kilian (Mario Casas) và anh trai Jacobo say mê văn hóa, cảnh quan và những cô gái da đen quyến rũ. Một ngày, Kilian rơi vào mối tình với người y tá bản địa đã có chồng tên Bisila (Berta Vázquez).
Cặp sao Mario Casas và và Berta Vázquez đóng yêu nhau trong phim tình yêu lịch sử.
Những chi tiết hình ảnh đậm dấu ấn lịch sử mang lại nhiều kịch tính và cảm xúc cho chuyện tình. Hai nhân vật chính yêu nhau trong giai đoạn bất ổn cuối thời kỳ thuộc địa, dưới chế độ độc tài cùng sự ngột ngạt âm ỉ của xung đột sắc tộc. Xen giữa thời loạn là vài nét văn hóa ở châu Phi như các điệu nhảy hay một số tục lệ dân gian khác biệt. Cùng một số hình ảnh nhẹ nhàng như đàn rùa con ra biển, vết sẹo trên sườn của Kilian, nhan đề gốc - lùm cọ trong tuyết - như ám chỉ hình ảnh người phụ nữ châu Phi trong mối giao hòa văn hóa dưới ách thống trị của chủng tộc da trắng.
Nữ diễn viên chính - Berta Vázquez - gây ấn tượng mạnh cho khán giả.
Dàn diễn viên da trắng và da màu đan xen và diễn xuất hòa hợp trong tác phẩm. Nữ diễn viên chính - Berta Vazquez - gây ấn tượng khi thể hiện nội tâm của người phụ nữ hết lòng trong tình yêu nhưng đau khổ giữa những định kiến. Trong khi đó, tài tử Mario Casas nỗ lực thể hiện hình ảnh Kilian trẻ trung với nhiều biến đổi tâm lý. Nếu anh diễn tốt hơn thì câu chuyện sẽ còn ám ảnh hơn nữa. Một số cảnh nóng chân thực giữa đôi diễn viên giúp đẩy cảm xúc của khán giả khi xem.
Chi ngân sách lớn, phim tạo ra được một số khuôn hình bắt mắt về mặt hình ảnh. Khung cảnh tuyệt đẹp của hòn đảo châu Phi lướt qua từng khung hình với rừng cọ, đồn điền ca cao, eo biển sóng vỗ trên nền nhạc guitar rạo rực. Kết quả này ghi nhận nỗ lực làm việc nhiều ngày của êkíp hơn 70 diễn viên và 2000 thành viên kỹ thuật Tây Ban Nha.
Poster phim "Palm Trees In The Snow".
Điểm trừ của tác phẩm nằm ở thời lượng và cách bố cục đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Câu chuyện dàn trải trong gần ba tiếng, với khoảng một tiếng đầu tiên chưa lôi cuốn. Mặc dù cố gắng lồng ghép hiện tại và quá khứ, nhưng đạo diễn Fernando González Molina chưa hợp lý hóa được toàn bộ những phân đoạn hồi tưởng, khiến khán giả đôi khi quên mất mình đang theo chân cô gái hiện đại tìm về quá khứ.
Palm Trees in the Snow ra rạp Việt Nam với nhan đề Đảo tình yêu từ 22/4.
No comments:
Post a Comment