Thursday, September 22, 2016

(Video) Big Father, Small Father & Other Stories - Cha Và Con, Và Những Chuyện Khác... (VN, 2015, HD)


Hãng sản xuất: DNY Productions (Việt Nam). Acrobates (Pháp), Busse&Halberschmidt (Đức) Volya Films (Hà Lan)
Tên chính thức: Cha và con và những chuyện khác…
Tựa tiếng Anh: Big father, small father and other stories…
Năm hoàn thành: 2015
Thời lượng: 98 phút
Kịch bản và đạo diễn: Phan Đăng Di
Sản xuất: Trần Thị Bích Ngọc & Claire Lajoumar
Diễn viên: Đỗ Thị Hải Yến, Lê Công Hoàng, Trương Thế Vinh, Nguyễn Hà Phong, Mai Quốc Việt, Nguyễn Thị Kiều Trinh

Vào cuối thập niên 1990, những năm đầu thập niên 2000 ở Sài Gòn, một chàng sinh viên ngành nhiếp ảnh tên Vũ (Lê Công Hoàng) lên thành phố ở trọ. Với chiếc máy ảnh được cha tặng, Vũ bắt đầu khám phá cuộc sống xung quanh mình. Vũ bị cuốn hút bởi người bạn cùng phòng điển trai tên Thăng (Trương Thế Vinh), một tay chơi thường xuyên dính líu tới ma túy, cờ bạc và mại dâm ở Sài Gòn. Thăng giới thiệu Vũ với Vân (Đỗ Thị Hải Yến), một vũ nữ tại hộp đêm và cả hai đã ân ái với nhau, cho dù Vũ cảm mến anh bạn của mình hơn.

Một ngày nọ, một người bạn cùng phòng bị mất trộm. Khi Vũ và Thăng chạy trốn tới làng của Vũ ở đồng bằng sông Cửu Long, cha của Vũ đã giới thiệu cả hai với cô gái mà ông chọn làm vợ tương lai của Vũ. Tại đây, mọi chuyện trở nên phức tạp khi Thăng tán tỉnh "vợ tương lai” của Vũ và khiến chàng nhiếp ảnh trẻ ghen tuông...




Cha và con và...

Một trong các áp phích được sử dụng tại
Liên hoan phim Berlin 2015.
Thông tin phim
Đạo diễnPhan Đăng Di
Sản xuất
  • Phan Đăng Di
  • Trần Thị Bích Ngọc
  • Claire Lajoumard
  • Lieber Markus Halbertschmidt
  • Denis Vaslin
Kịch bảnPhan Đăng Di
Diễn viên
Hãng sản xuất{{{studio}}}
Công chiếu
  • 13 tháng 2, 2015 (Đức)
Độ dài100 phút
Quốc gia
Ngôn ngữTiếng Việt
Kinh phí600.000 đô-la Mỹ (ước tính


Big Father, Small Father and Other Stories (Vietnamese: Cha và con và) is a 2015 Vietnamese drama film directed by Phan Đăng Di. It was screened in the main competition section of the 65th Berlin International Film Festival.

Berlin Film Review: ‘Big Father, Small Father and Other Stories’

Phan Dang Di's mood piece is stronger on atmosphere than narrative.

In China, youths reportedly sell their kidneys to buy iPads; in Saigon, listless lads turn to sterilization to pay for mobiles, cameras or electric guitars, according to Vietnamese helmer Phan Dang Di’s sophomore feature. Not that “Big Father, Small Father and Other Stories” amounts to an especially stern critique of materialism in so-called “socialist market economies.” Full of impeccably toned men in a seemingly constant state of homoerotic arousal, the pic, like numerous other Vietnamese festival entries, is more of an atmospheric mood piece — visually luxuriant, and oozing existential ennui. Though it’s still vague and posy, it’s more comprehensible than Phan’s Cannes-premiered debut, “Bi, Don’t Be Afraid!” and should be lapped up by Euro arthouse fests and LGBT distrib channels.

Vu (Le Cong Hoang), a provincial boy from Tien Giang in the Mekong Delta, is studying photography in Saigon (Ho Chi Minh City). His father, Mr. Sau (Nguyen Ha Phong, suggestively seedy), buys him a smuggled foreign camera, which is a big deal in Vietnam in the late ’90s. Sau urges Vu to marry Huong (Nguyen Thi Thanh Truc), the orphan girl who’s been raised as a maid-cum-child-bride in their household.

Vu, however, is content to be the eternal student, chilling out all day and night with housemate Thang (Truong The Vinh), a beefy loafer infatuated with his own virility. Thang’s chums are equally rootless and barely scraping by in the big city — Tung (Mai Quoc Viet) sings slushy folk songs with his tone-deaf sister, Mai (Nguyen Thien Tu), at the night market, while factory worker Cuong can only afford to buy his g.f. a mobile phone by signing up for a government family-planning scheme that offers generous incentives for sterilization.

Thang bartends at a sleazy club and brings home Van (Do Thi Hai Yen), who studies at a ballet academy by day and stars in the club’s erotic floor show by night. She tries to seduce Vu, who seems too bummed out to care. Tung, who’s borrowed money to buy an electric guitar, gets into a dust-up with small-time hood Binh Boong (Chau The Tam, leeringly psychotic) for not paying protection money, prompting the four buddies to take cover in Vu’s hometown. A liquor-soaked night and the moist Mekong air conspire to make Vu, Thang, Sau and Huong feverish with desire. At the end, which naked bodies will entwine along the writhing Mekong?

On a surface level, “Big Father, Small Father” is another sulky ballad of disaffected youth, with Vu’s forlorn pining for Thang as its emotional thrust. Yet, through a plot strand that becomes increasingly prominent and symbolic toward the end, the film plays with the traditional concept of fatherhood in an ironic manner. An early mordant exchange between Vu and his landlady, Mrs. Phung (Nguyen Thi Kieu Trinh), shows her fretting over not having enough applicants for sterilization to meet government quotas, despite having faked documents for single men to pretend they’ve parented children. Elsewhere, Mr. Sau plays the patriarch by trying to make a man out of Vu, but when the plan backfires, Dad’s own lust gets the better of him, with fateful results.

As Van’s alluring dance moves and the club’s steamy vibes attest, neither the state nor parents can control the sexuality of young people, who, in additional to casual fornication, are selling their bodies, even commodifying genitalia to survive financially. This theme is reinforced at film’s close, with a high-angle shot that literally and figuratively dissects masculinity, but its graphic, on-the-nose style is sure to repel many viewers.

Like “Bi, Don’t Be Afraid,”Big Father, Small Father” is hampered by its own arthouse aspirations. The languorous narrative gives only a hazy impression of the key characters, whose feelings for each other take a long time to emerge. Both Vu’s desire for Thang and the latter’s own sexual ambiguity are observed at a cool remove, limiting emotional impact. Character motives are ditched in favor of the recurring image of men lounging around topless, striking insouciant poses.

The film’s real star is the burnished, exquisitely composed cinematography by Nguyen K’Linh, which exudes a wet, sticky sensuality. Nguyen Dinh Phon’s production design draws striking contrasts between the squalor of downtown Saigon and the Eden-like Tien Giang. Serene lighting evokes the dusky hues of a riverside village free from the glaring neons of the city.

ĐIỆN ẢNH

Cha và con… vào Berlin 17. 01. 15 - 11:41 am

Thúy Vân - Ảnh: Hưng Trầm
Phim “Cha và con và những chuyện khác…” của đạo diễn Phan Đăng Di, một bộ phim độc lập Việt Nam với kinh phí rất nhỏ đã lọt vào Vòng dự thi chính thức (Official Competition) của Liên hoan phim Berlin – một trong những liên hoan phim lớn nhất thế giới. Hãy cùng xem bộ phim này được làm ra như thế nào.

“Cha và con và những chuyện khác…” (tên khác: Sài Gòn nắng) tựa tiếng Anh: “Big father, small father and other stories…” của đạo diễn Phan Đăng Di nằm trong số 16 phim đầu tiên được chọn vào Vòng dự thi chính thức của Liên hoan phim Berlin năm nay. Trong ảnh là một cảnh quay với Đỗ Thị Hải Yến, Trương Thế Vinh và Lê Công Hoàng, 3 nhân vật chính của phim.
 
Khởi quay vào tháng 3 năm 2014 tại Sài Gòn, phim được gợi hứng từ một câu chuyện có thật đăng trên báo Thanh niên năm 1996 về một đám thanh niên trẻ làm giả giấy tờ đi thắt ống dẫn tinh để lấy tiền thưởng
 
Bối cảnh của phim gợi lại hình ảnh Sài Gòn của gần 2 thập kỷ trước. Nhân vật chính của phim tên Vũ, từ quê lên Sài Gòn học nhiếp ảnh, Vũ bắt đầu khám phá cuộc sống của một thanh niên trẻ xa nhà, cùng với đó là một tình yêu thầm kín với người bạn cùng phòng. Trong ảnh là cảnh Vũ và các  bạn trọ băt xe về quê Vũ chơi sau một trận đánh lộn.


Bối cảnh quê Vũ được quay tại vùng rừng ngập mặn Cần Giờ – với lý do được đạo diễn nêu ra là để gợi cảm giác hoang sơ nơi “cha” của nhân vật chính đang sống (và hút thuốc?)


Tạo hình nhằng nhịt của rễ đước và thảm thực vật trong rừng ngập mặn cũng góp phần quan trọng để kể câu chuyện tình bạo liệt trong phim. Chọn bối cảnh này, đạo diễn Phan Đăng Di và cả đoàn phim đã phải đối mặt với 2 tuần quay trong điều kiện khắc nghiệt, với muỗi, dĩn và rắn rết.


Có những hôm, sau 6 tiếng đặt đèn vất vả thế này, một cơn mưa rừng bất ngờ đổ xuống, cả đoàn phim phải rời đi vì quá nhiều rắn bò ra…PS, công ty cung cấp thiết bị điện ảnh hàng đầu của Việt nam hiện nay, đã tham gia vào hàng trăm bộ phim được quay ở Việt Nam, cho rằng họ chưa gặp phim nào mà điều kiện quay lại khó khăn như phim này.
 
Tuy nhiên, tổ thiết kế mới là bộ phận chịu nhiều vất vả nhất khi phải sống trong rừng đước, cách xa khu dân cư trong 3 tuần để dựng cảnh. Việc dầm nước thế này diễn ra thường xuyên…
 
Khi thủy triều xuống, không phương tiện nào có thể di chuyển được vì nước cạn, tổ thiết kế phải lội bùn để kéo thuyền đạo cụ hoặc di chuyển diễn viên.
 
So với lúc quay trong rừng, bối cảnh tại Sài Gòn tương đối dễ thở hơn đối với các tổ chuyên môn trong đoàn phim, nhưng không hề dễ dàng hơn cho diễn viên. Đạo diễn Phan Đăng Di thường yêu cầu diễn viên uống cho đến say trong các cảnh nhậu…
 
Nhiều diễn viên tửu lượng không khá thường nằm vật ra vào cuối buổi quay. Trong ảnh là Đỗ Thị Hải Yến say bí tỷ sau một cảnh quay tại quán bar.
 
Để vào vai nữ chính, một vũ công ballet kiêm gái nhảy trong phim, Đỗ Thị Hải Yến  không những phải uống say mà còn phải giảm 7kg trong vòng 1 tháng, phải quay lại tập ballet sau 17 năm rời sàn múa. (Đỗ Thị Hải Yến vốn học ballet từ nhỏ.)
 
Lê Công Hoàng, vai nam chính, chưa từng xuất hiện trước ông kính, đã phải bỏ công việc tại một ngân hàng để theo phim và chịu thất nghiệp khá dài sau khi phim đóng máy. Nay thì đoàn phim, nhờ sự giúp đỡ của những người bạn, đã tìm được cho anh một công việc mới.
 
Tuy phim lọt vào hạng mục tranh giải chính của một trong những Liên hoan phim quan trọng nhất thế giới cùng với phim của các đạo diễn cực kỳ tên tuổi đến từ những nền điện ảnh hang đầu, nhưng kinh phí của phim khá nhỏ, riêng cho phần quay phim làm hết khoảng 300,000 USD từ nguồn tiền của các nhà đầu tư tư nhân trong nước và một phần từ các quỹ nước ngoài. Hiện đạo diễn Phan Đăng Di vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hậu kỳ tại Pháp để kịp gửi phim cho Berlin vào cuối tháng 1.2015.

































‘Cha và con và…’ - sức mạnh câu chuyện làm nên hào quang

Khác với số đông phim độc lập Việt Nam lấy bối cảnh Hà Nội, kể những câu chuyện mà nhân vật chính là nữ giới ở thì bộ phim dài thứ hai của mình, Phan Đăng Di chọn Sài Gòn và những thanh niên trẻ tuổi làm nhân vật trung tâm.

Cha và con và... (Big Father, Small Father and Other Stories) giúp đạo diễn kiêm biên kịch Phan Đăng Di viết tiếp tiểu sử làm phim đầy ắp giải thưởng và cơ hội quốc tế của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh, Việt Nam có đại diện được chọn vào hạng mục tranh giải cùng 18 bộ phim của các đạo diễn tên tuổi khác tại LHP Berlin lần thứ 65, một trong ba liên hoan phim quyền lực nhất của điện ảnh thế giới, cùng Cannes và Venice.


Đạo diễn Phan Đăng Di và poster của "Cha và con và...". 

Mặc dù không có suất chiếu nào của Cha và con và... được xếp vào buổi tối trong khuôn khổ LHP nhưng khán giả và truyền thông quốc tế lần đầu tiên được nghe thấy “giọng nói Việt trên màn ảnh rộng của LHP Berlin” mang đến niềm tự hào cho cả êkíp và người làm điện ảnh Việt như chính đạo diễn đã chia sẻ.

Phan Đăng Di có quyền tự hào vì tất cả khi anh không hề ngủ quên sau thành công nhiều vất vả của phim dài đầu tay Bi, đừng sợ. Ngay khi bộ phim còn là đề tài bàn tán của công chúng với những cảnh quay táo bạo, Phan Đăng Di đã miệt mài viết kịch bản, huy động vốn, kết nối với nhà sản xuất để thực hiện bộ phim thứ hai.

Ý tưởng câu chuyện nảy sinh khi đạo diễn đọc được phóng sự về một đám thanh niên làm giấy tờ giả để thắt ống dẫn tinh lĩnh thưởng, đăng trên một tờ báo từ gần 20 năm trước. Nhưng đó chỉ là bối cảnh, còn các nhân vật phim dường như được sinh ra từ những nét tính cách khác nhau của vị đạo diễn khó nắm bắt này. Chuyện phim xoay quanh Vũ, cậu sinh viên nhiếp ảnh vừa có được chiếc máy ảnh phim đầu tiên từ mấy giạ lúa của người cha.

Vũ (Lê Công Hoàng) ở chung nhà với Thăng (Trương Thế Vinh), một bartender kiêm bán thuốc và dắt gái ở vũ trường trông rất đẹp mã. Thăng giới thiệu Vũ với Vân (Đỗ Thị Hải Yến), vũ nữ và cũng là bạn tình của mình. Giữa họ nảy sinh mối quan hệ tay ba kỳ lạ khi Vân quyến rũ Vũ, dạy chàng trai trẻ những bài học tính dục đầu tiên trong khi Vũ ngày càng bộc lộ tình cảm với Thăng. Vũ và Thăng còn có bạn là Tùng (Mai Quốc Việt) - ca sĩ đường phố có khả năng nhái giọng người nổi tiếng và cô em gái tên Mai (Thanh Tú) cùng Cường, người đầu tiên xin bà chủ nhà trọ (Kiều Trinh) thắt ống dẫn tinh để mua cho bạn gái một chiếc điện thoại...

Rồi tất cả phải dạt về vùng quê sông nước của Vũ, khi Tùng bị nhóm đầu gấu đòi nợ và từ đó, khiến bố Vũ là ông Sáu (Hà Phong) tìm mọi cách ép con trai lấy Hương (Thanh Trúc) để thực sự trở thành một người đàn ông...



Đỗ Thị Hải Yến thể hiện khả năng vũ đạo trong phim. 

Câu chuyện là những dòng chảy muôn nẻo của tuổi trẻ dẫn về Sài Gòn và vì thế vô tình hay hữu ý, bối cảnh chính của phim đa phần diễn ra ở ven sông: nhà trọ của Vũ, con thuyền - căn nhà di động của bố Vũ ở quê, rừng ngập mặn đầy bùn và nước... Các nhân vật bị đạo diễn ném từ bối cảnh này sang bối cảnh khác và dù ở đâu họ cũng bơ vơ và hoang mang trong hành trình đi tìm bản ngã.

Âm thanh và hình ảnh của bộ phim đều tạo nên cảm giác về một chiều sâu khác phía trong cái rộn rã, xô bồ bề ngoài. Trừ vai ông Sáu được lồng giọng, các nhân vật khác đều có giọng nói và lối diễn xuất phù hợp với nhân vật của mình. Lần đầu tiên trên màn ảnh rộng, Đỗ Thị Hải Yến có cơ hội thể hiện khả năng nhảy múa và lối biểu hiện tưng tửng, tùy hứng duyên dáng gần với tính cách ngoài đời của chị thay vì một vẻ đẹp được tô điểm lên cho sang trọng hay làm quá sự khổ ải. Giọng nói vốn đớt của chị trở nên có lý với vai diễn và dù nhân vật vũ nữ của chị trượt dài vào những cám dỗ thì vẫn cho thấy nét thánh thiện hồn hậu rất mực đàn bà.

Phát hiện mới Lê Công Hoàng làm ra được chất ngây thơ trong sáng mà cũng đầy khao khát nhục cảm của cậu trai mới lớn. Trương Thế Vinh, cựu người mẫu ca sĩ vốn diễn xuất cứng nhắc lại trở nên khôi hài một cách đáng thương trong bộ phim này. Vẫn là những cảnh quay dài với góc quay đẹp nhưng các cảnh phim cho thấy cái đẹp trần trụi, gai góc, nhễ nhại và mãnh liệt của K’ Linh chứ không mang vẻ bảng lảng và bay bổng như những gì nhà quay phim Phạm Quang Minh thể hiện trong Bi, đừng sợ vàĐập cánh giữa không trung.

Một ưu điểm tuyệt vời trong tác phẩm phim dài thứ hai của Phan Đăng Di chính là những cảnh quay có nhiều nhân vật đối thoại. Điểm yếu phổ biến của các bộ phim Việt Nam đã được Phan Đăng Di hóa giải bằng một cách nào đó mà tất cả những trường đoạn ông Sáu mang quà quê lên cho con, quán nhậu vỉa hè Sài Gòn, cảnh chơi đùa với con nít trên thuyền... đều sống động đến mức khiến người xem có cảm giác chính mình đang tham gia vào các hoạt động đó.

Với kinh nghiệm cá nhân từ những ca nhậu kéo dài và sự nhạy cảm đặc biệt với đối thoại, có thể thấy Phan Đăng Di đã thực sự thành công khi tạo nên một không khí đáng tin, nơi mọi nhân vật chính và phụ đều có đất thể hiện giọng điệu của mình.




Lê Công Hoàng là một phát hiện mới của đạo diễn Phan Đăng Di trong quá trình tìm diễn viên chính cho "Cha và con và...".

Nếu mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật mơ hồ về cảm xúc, bạo liệt trong hành động thì thực tế đời sống xung quanh nó lại khắc nghiệt và bi hài hơn rất nhiều. Đó chính là đất diễn của các diễn viên kỳ cựu như Kiều Trinh trong vai bà chủ nhà kiêm tổ trưởng dân phố chuyên vận động thắt ống dẫn tinh, Châu Thế Tâm với vai tên trùm đầu gấu biến thái... Tuyến nhân vật phụ nhưng rất đời này khiến Cha và con và… chạm dần đến ranh giới của một bộ phim truyện – tài liệu đậm chất châu Á, kìm nén và mơ hồ hóa ẩn ức tình dục để thúc đẩy nó bùng nổ và tạo cớ để mỗi con người hành động theo bản năng của mình.

Không kể chuyện với cấu trúc điện ảnh thông thường nhưng bộ phim vẫn đi sâu vào cá tính từng nhân vật để dựng nên một bức tranh đời sống hấp dẫn. Lối kể sống động và đôi khi tùy hứng thậm chí hơi bừa bãi khiến Cha và con và... thực sự sẽ kén khán giả. Bởi nếu ai có cảm tình và thấy “vào” với không khí bộ phim, sẽ dễ dàng theo suốt và thích thú nó để mà quên đi một số nhầm lẫn về rắc-co như tờ tiền polymer trao cho người biểu diễn xiếc môtô hay việc nhân vật cởi áo hay chưa cởi áo trong thuyền.

Phim có một thông điệp chính trị rất rõ ràng khi miêu tả quá trình “lưu manh hóa” bạo liệt của cuộc sống những năm 1990, nơi dòng chảy đô thị có thể xô đẩy những người rất trẻ, rất yêu đời vào một quá trình bất tận của tranh giành, chém giết, hưởng thụ trong ngắn hạn mà không nghĩ đến ngày mai. Bộ phim là “món ăn” ưa thích, hợp với khẩu vị của các vị giám tuyển LHP Berlin. Và sau tất cả, sức mạnh câu chuyện đã trở thành lý do lớn nhất để bộ phim có mặt tại một trong những sân chơi điện ảnh lớn nhất của thế giới.

Hoài Vũ







No comments:

Post a Comment