Saturday, September 20, 2014

(Video) Shanghai - Thượng Hải (USA, 2010, Eng. & Viet. Sub)



Shanghai is a 2010 American mystery/thriller neo-noir film directed by Mikael Håfström, starring John Cusack and Gong Li. The film was released in China on June 17, 2010. It has never been released in the United States.

Thượng Hải là một bộ phim Mỹ năm 2010, thuộc dòng phim đen-mới (neo-noir) bí ẩn và ly kỳ, được đạo diễn bởi Mikael Hafstrom, và do John Cusack và Củng Lợi thủ vai chính.  Bộ phim được phát hành ở Trung Quốc vào ngày 17/06/2010.  Nó chưa hề bao giờ được phát hành tại Mỹ.  














 








Shanghai (2010) Review By Jade Evans

Shanghai is a big budget production with a cast that sends expectations skyrocketing at first sight of the movie poster. From 1408 (2007) director Mikael Håfström comes this suspense drama set in 1940s Shanghai, in the months leading up to the attack on Pearl Harbor. In the lead roles are John Cusack and three of Asia’s biggest stars; Chow Yun-Fat (Hong Kong), Ken Watanabe (Japan) and Gong Li (China).

John Cusack plays Paul Soames, an American undercover agent who poses as a journalist in Shanghai, to try and solve the murder of his friend Connor (Geoffrey Dean Morgan). During his investigation, he crosses paths with Japanese Captain Tanaka (Ken Watanabe), Triad crime boss Anthony Lan-Ting (Chow Yun-Fat) and his beautiful wife Anna (Gong Li). As romance blossoms with Anna, Soames becomes increasingly entangled in a web of mystery and conspiracy, as the World War II looms over Shanghai.

“Old Shanghai” of the 30s and 40s is an era that conjures up some of the most romanticized representations of the exotic Orient. The film succeeds in capturing the city’s glamour and grandeur, while touching on the darker underworld of crime and opium dens. With a budget reported to be around US$50 million, the result is a super slick and visually lush production. Lavish sets and costumes delight in a sumptuous depiction of 1940s Shanghai. Embracing elements of classic film noir, Shanghaiindulges in the extensive use of shadows and dim lighting, heavy rain on city streets, the sultry “femme fatale” and a complex storyline.

With a weaving intricate plot, the film endeavors to be a compelling suspense thriller and is reasonably entertaining. Unfortunately, what is intended to be intriguing occasionally comes across as rambling. There’s no shortage of twists and turns, but the execution is somewhat clunky as the plot charges along, without ever feeling fully grounded. This makes it difficult to emotionally connect with the characters and leaves you wishing you cared more.

The performances by the cast are great all round and they do what they can with what is basically a weak script. Action superstar Chow Yun-Fat gives a solid portrayal as the Triad crime boss and Ken Watanabe is convincing as the hardened military Captain. All the characters suffer stereotyping to some extent, but none more so than the unfortunate Watanabe. Neither of the actors gets a real chance to shine, but both are still highly charismatic on screen, something that they’re both famous for. John Cusack is well cast as Soames, who risks his life to solve the mystery of his friend’s murder, while trying to resist the danger of falling for Anna. He has a kind of unassuming, versatile quality that has made him an appealing protagonist across a diverse range of films throughout his career. Gong Li plays Anna, a woman who seems to be hiding something. She is stunning as always and naturally enchanting on screen, but the role doesn’t challenge her enough to show the true extent of her abilities. The chemistry between Gong and Cusack tends to lack passionate heat, but this may be due to a weak script more than mismatched coupling or bad acting. There are other good performances from the cast that includes: David Morse (The Green Mile, 1999), Franka Potente (The Bourne Identity, 2002) and Rinko Kikuchi (Babel, 2006) in a minor role.

The production schedule suffered a huge setback when the Chinese government cancelled permits to shoot on location in Shanghai at the last minute. While there was no definite confirmation, the reason was believed to be due to sensitivities about the time period within which the plot is set. As a result, the shoot was moved to Bangkok, where the Shanghai city set had to be completely recreated and some of the interior scenes were shot in London. On top of the delays with pre-production, it appears as though the film’s release has suffered from a disjointed marketing plan. It was first released in China in June 2010, with a few other countries following. Strangely though, it still doesn’t have confirmed theatrical release dates in the US, UK or Australia (as of April 2011), and there’s been no buzz about the film, despite the prominent cast line-up.

Shanghai is worth seeing for those who are fans of the star cast or even just for the visual pleasure of seeing the opulence of 1940s Shanghai come to life. As the film progresses, it focuses increasingly on the historical context of the Japanese occupation during World War II. Towards the end, it starts to feels more like a war movie, but one that only scratches the surface of some rather facile ideas. It’s as if the film is trying to cover too much ground and can’t get a firm grasp on any distinct part. Squished into the mix is the murder mystery, the war and Japanese occupation, the resistance movement, the affair and multiple other relationship lines, none of which are juiced for their full worth. Overall, Shanghai is a fairly enjoyable, great looking film, even though there’s the niggling irritation that it should’ve and could’ve been better in many ways. It should’ve tried harder to utilize the great cast to its full capacity and it could’ve been far more gripping in its suspense and dramatic conflict, had the script been stronger and more focused.

3 out of 5 stars

DIRECTOR: MIKAEL HÅFSTRÖM
WRITER: HOSSEIN AMINI
PRODUCERS: MIKE MEDAVOY, BARRY MENDEL, JAKE MYERS
YEAR OF RELEASE: 2010
DURATION: 105 MINS
COUNTRY: USA
LANGUAGE: ENGLISH
CAST:
JOHN CUSACK – PAUL SOAMES
CHOW YUN-FAT – ANTHONY LAN-TING
GONG LI – ANNA LAN-TING
KEN WATANABE – CAPTAIN TANAKA
DAVID MORSE – RICHARD ASTOR
JEFFREY DEAN MORGAN – CONNOR
FRANKA POTENTE – LENI
HUGH BONNEVILLE – BEN SANGER
RINKO KIKUCHI – SUMIKO


Đôi điều về phim noir

Phim Noir là một thuật ngữ điện ảnh có nguồn gốc từ một thuật ngữ tiếng Pháp, dịch theo nghĩa đen là “phim đen” (tiếng Anh: blackfilm). Thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng để chỉ những bộ phim nói về những hành động tội ác trong thế giới ngầm của Hollywood, đặc biệt nhấn mạnh những hành động có sự nhập nhằng giữa các chuẩn mực đạo đức, những đam mê giới tính.



Thời kỳ hoàng kim của phim noir cổ điển Hollywood kéo dài khoảng 20 năm, từ đầu những năm 1940 đến cuối những năm 1950. Phim noir trong thời kỳ này là những bộ phim đen trắng không mấy sôi nổi lãng mạn mà có xu hướng triết lý phức tạp, những nhân vật giằng xé nội tâm, hành động lẫn lộn giữa cái ác và cái thiện, đòi hỏi người xem phải suy nghĩ nhiều nên nói chung là kém hấp dẫn khán giả.

Nhân vật điển hình của loại phim này thường là thám tử, thương gia, và các mệnh phụ giàu có. Khi trào lưu này gây tiếng vang, thì khái niệm phim noir lần đầu được nhắc đến vào năm 1946, bởi một nhà phê bình phim tên là Nino Frank, một cái tên ít được nhắc đến ở Hollywood cũng như điện ảnh thế giới sau này dù ông đã đưa ra một thuật ngữ khái quát quan trọng. Sau đó, những nhà lịch sử điện ảnh và những cây bút phê bình đã định ra một tiêu chuẩn cho phim noir như sau: “Đó là loại phim thể hiện sự hồi tưởng nối tiếp với những diễn biến hiện tại một cách phức tạp”. Có thể nói, rất nhiều người làm phim noir chuyên nghiệp đã tạo ra phong cách này một cách khá vô thức.

Trong cuốn Toàn cảnh phim Noir Mỹ của hai nhà phê bình điện ảnh Pháp Raymond Borde và Etienne Chaumetons xuất bản vào năm 1955, lại đưa ra một khái quát sau: "Có thể nói một cách đơn giản cái gọi là phim noir giống như một giấc mơ, kỳ lạ, gợi tình, nước đôi, tàn ác...". Thực ra, ở phim noir người ta có thể tìm thấy bóng dáng của nhiều thể loại phim khác nhau. Những chi tiết siêu nhiên kỳ quái của phim kinh dị, những suy đoán trí tuệ của những bộ phim khoa học, những bài hát và điệu nhảy của phim ca nhạc. Tuy nhiên với tính đa dạng của phim noir cũng như tầm ảnh hưởng của trường phái này, một số học giả có uy tín như Thomas Schatz đã coi nó là một phong cách chứ không phải một thể loại.

Chủ đề trong phim noir có tính cố định tương đối cao, phim thường tập trung kể những câu chuyện ly kỳ, giật gân, hấp dẫn. Tuy nhiên thời kỳ đó, vì lý do kinh phí eo hẹp các bộ phim này không có những cảnh kỹ xảo hay dựng cảnh cầu kỳ mà thường tập trung vào việc khai thác cốt truyện, đối thoại thông minh, hài hước để tạo nên sự hấp dẫn của bộ phim. Kịch bản của phim noir phải được xây dựng khá phức tạp với nhiều chi tiết, nút thắt mà mọi vấn đề chỉ được giải quyết khi bộ phim kết thúc. Phim chú ý nhiều đến lời thoại và nhân vật thường thể hiện trí tuệ của mình qua những câu thoại thông minh, đa nghĩa.


Phim noir thường khai thác sự biểu cảm, những chuyển biến tinh tế trên khuôn mặt diễn viên. Diễn xuất của diễn viên có tính biểu tượng cao, cảm xúc nhân vật thường bị cường điệu hóa. Trong phim thường có những nhân vật nữ xinh đẹp xoay quanh nhân vật chính. Trước hết là mẫu “Killer woman” – những phụ nữ chết người - có sức quyến rũ mê hồn nhưng lại là người gây ra tai họa. Họ xinh đẹp và quyến rũ đàn ông để đạt mục đích riêng của mình. Những phụ nữ này ăn mặc sang trọng và thường phì phèo thuốc lá. Bên cạnh đó cũng có những nhân vật nữ đáng yêu, tốt bụng và dịu dàng để đối lập với với những “phụ nữ nguy hiểm” kia. Còn một số những nhân vật nam thường là những người đàn ông giàu có và hơi khờ khạo, họ trở thành miếng mồi ngon cho mẫu nhân vật “Killer woman”.

Một số phim noir cổ điển điển hình:

The Maltese Falcon (1941): dù được đánh giá là một phim giật gân, bộ phim này vẫn có rất nhiều yếu tố của phim noir, đáng chú ý nhất là viên thám tử tư gan góc và một hình mẫu nữ sát thủ nguyên thủy. Dựa trên một cuốn sách của Dashiel Hammet, cốt truyện kể về một kẻ hai mang tìm kiếm bức tượng vô cùng quý giá với những tình tiết ly kỳ.

Double Indemnity (1944): của đạo diễn Billy Wilder - có thể cho rằng đây chính là khởi điểm của phim noir trên màn ảnh. Được kể bằng phương pháp hồi tưởng về một thám tử tên là Walter Neff của một hãng bảo hiểm. Anh này bị dụ dỗ để lập ra một âm mưu giết người nhằm lấy số tiền bảo hiểm nhân thọ. Cho dù chủ đề này đã được ngành điện ảnh Mỹ “xào đi xào lại” nhiều lần, Double Indemnity vẫn là một bộ phim kinh điển.

The Big Sleep (1946): Do hai tài tử Humphrey Bogart và Lauren Bacall đóng. Đây là một trong những bộ phim phức tạp nhất của dòng noir. Người ta đồn rằng đạo diễn Howard Hawks đã gọi điện cho tác giả kịch bản Raymond Chandler để hỏi xem ai là thủ phạm của một trong những vụ giết người - và Chandler cũng… không biết! Tuy thế, kịch bản phim cũng khá hóm hỉnh khi kể về câu chuyện chàng thám tử tư Phillip Marlowe đi tìm con gái nhà triệu phú và rất nhiều tình tiết rối rắm đã xảy ra.

Sau này dòng phim noir đi vào thoái trào, giành chỗ cho những phim có khung cảnh hoành tráng, nhân vật nữ khêu gợi. Thế nhưng những ảnh hưởng của nó với những tác giả hiện đại vẫn rất rõ rệt. Một loạt những bộ phim sau này đều tiếp nhận những ảnh hưởng từ dòng phim noir như Chinatown (1974), Blade Runner (1982), Seven (1995), LA Confidential (1997) , The Big Lebowski (1998)... và được coi là “phim Noir hiện đại”.

KIM THOA


No comments:

Post a Comment