Đạo diễn: Randall Wallace
Sản xuất: Arne L. Schmidt,Jim Lemley,Randall Wallace
Tác giả: Hal Moore,Joseph L. Galloway (tiểu thuyết), Randall Wallace (kịch bản phim)
Diễn viên: Mel Gibson,Madeleine Stowe, Sam Elliott, Greg Kinnear, Chris Klein, Keri Russell, Barry Pepper...
Âm nhạc: Nick Glennie-Smith
Hãng sản xuất: Icon Productions
Phát hành: Paramount Pictures (Hoa Kỳ), Icon Film Distribution (International)
Độ dài: 138 phút
Quốc gia: Hoa Kỳ
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Kinh phí: $75 triệu
Doanh thu: $114,660,784
Lời Giới Thiệu:
Chúng tôi từng là lính (tên gốc tiếng Anh: We Were Soldiers) là bộ phim chiến tranh của điện ảnh Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên trận Ia Đrăng của chiến tranh Việt Nam, diễn ra vào ngày 14 tháng 11 năm 1965. Đây là trận đánh quy mô lớn đầu tiên có sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ và quân chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ phim được dàn dựng bởi đạo diễn Randall Wallace, có sự tham gia của các ngôi sao điện ảnh Hollywood như nam diễn viên gạo cội Mỹ là Mel Gibson (vai trung tá Hal Moore) và có nam diễn viên nổi tiếng của Việt Nam là Đơn Dương (vai trung tá Nguyễn Hữu An).
Chúng tôi từng là lính miêu tả về trận chiến kéo dài 34 ngày tại thung lũng hẻo lánh Ia Drang ở miền Nam Việt Nam vào tháng 11/1965. Đó là cuộc đối mặt đầu tiên giữa quân đội Việt Nam và quân nhân Mỹ, bộ phim tái hiện lại trận đánh khốc liệt đã đi vào lịch sử chiến tranh Việt Nam và được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết We Were Soldiers Once… And Young (Chúng ta là những người lính trẻ) của chính trung tá Hal Moore ngoài đời viết Hal Moore và phóng viên Joseph L. Galloway, cả hai đều tham gia trận đánh nổi tiếng này.
Bộ phim sau khi công chiếu đã đạt nhiều thành công tại Hoa Kỳ với doanh thu hơn 20,2 triệu USD trong những ngày đầu công chiếu (số liệu do Exhibitor Relations công bố), theo thống kê thì 75% khán giả của Chúng tôi từng là lính đều hơn 25 tuổi, 44% lượng người xem là phụ nữ. Bộ phim được đón nhận rộng rãi trong công chúng Mỹ và kể cả những nhân vật trong chính quyền, bộ phim đã trình chiếu tại Nhà Trắng và Tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã mời Gibson đến để cùng thưởng thức bộ phim, ông Bush tỏ ra tâm đắc với bộ phim này. Đặc biệt trong bối cảnh ngay sau vụ khủng bố 11-9, công chúng Mỹ cần một bộ phim ca ngợi tinh thần anh dũng của binh sĩ nước mình.
Tuy vậy, tại Việt Nam, bộ phim gây tranh cãi rất lớn và bị chính quyền trong nước phản đối dữ dội vì cho rằng đã xuyên tạc, bóp méo lịch sử Việt Nam và hình ảnh của người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Mở đầu bộ phim là bối cảnh cuối năm 1954 của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần 2, khi Một đơn vị quân đội Pháp tuần tra đang hành quân qua đồi Ia Đrăng (nơi mà lực lượng quân Mỹ do trung tá Hal Moore đặt chấn đến vào 11 năm sau). Tại đây, toán quân Pháp đã bị lực lượng Việt Minh phục kích và tiêu diệt hoàn toàn, khi đó một sĩ quan Việt Minh hỏi trung tá An (Đơn Dương) rằng "Thủ trưởng, chúng ta có bắt giữ tù binh không?" thì trung tá An trả lời bằng một giọng nói quyết đoán: "Không, giết sạch bọn chúng để không cho chúng tới đây nữa".
Mười một năm sau đó, Trung tá Hal Moore (Mel Gibson), một người lính Mỹ đang chuẩn bị được gửi đến Việt Nam cùng với những đồng đội của mình. Moore được giao chỉ huy sư đoàn Kỵ binh bay là những đơn vị chiến đấu bằng chiến thuật trực thăng. Sau khi đến Việt Nam, ông ta nhận được tin một căn cứ Hoa Kỳ đã bị tấn công, và được lệnh phải dùng 400 người để giải cứu. Ông dẫn đầu một đơn vị kỵ binh bay mới được thành lập vào Thung lũng Ia Đrang chống lại hơn 4.000 đến 6.000 quân đối phương được trang bị đầy đủ vũ khí.
Sau khi hạ cánh tại "Thung lũng chết", những người lính Bắc Việt Nam đã sử dụng hơn 4.000 quân để bao vây đơn vị này. Một đội quân Mỹ đang bị cô lập tại một số khoảng cách từ vị trí chính của tiểu đoàn, sau khi Trung úy Henry Herrick phát hiện thấy một trinh sát và chạy về báo tin. Các trinh sát hướng họ vào một cuộc phục kích, kết quả là phần lớn thành viên trung đội tử vong, kể cả của Herrick là người giả chỉ huy của đội, họ cố đáp trả bằng cách gọi ở pháo binh chi viện và sử dụng bóng đêm che phủ, giữ khoảng cách với những người lính Việt Nam từ vị trí của họ.
Thế trận bắt đầu xoay chuyển khi quân Mỹ sử dụng hỏa lực áp đảo. Trung đội của Mỹ mặc dù bị mắc kẹt gần vùng hạ cánh, và quân số ít hơn, nhưng được sự hỗ trợ của pháo binh tâm xa và thậm chí gọi một phương pháp cuối cùng là sử dụng bom lửa ném vào vị trí của họ, chấp nhận hi sinh một số quân nhưng giết chết một số lượng lớn binh sĩ của Việt Nam loại bỏ hầu hết các lực lượng tấn công Việt Nam. Các lính Mỹ tập hợp lại, ổn định đội hình và an toàn ra khỏi vị trí nguy hiểm. Sau đó họ phát hiện được nơi đặt trụ sở bộ chỉ huy bên Việt Nam là các hầm, địa đạo. Quân đội Việt Nam đã thiết lập các ụ súng nặng gần lối giao thông hào qua các hầm chỉ huy. Quân Mỹ đã mở một trận tấn công mãnh liệt vào căn cứ của quân Việt Nam. Moore đích thân chỉ huy trận đánh này. Với sự dũng cảm, thiện chiến của quân đội Mỹ cộng với sự hợp đồng tác chiến với lực lượng trực thăng, quân Mỹ đã tiêu diệt hoàn toàn quân Việt Nam tại căn cứ này.
Tiếp đến, Nguyễn Hữu An chỉ huy Việt Nam được cảnh báo rằng người Mỹ đã phá vỡ hệ thống liên lạc và đề kháng vòng ngoài. Ông ra lệnh sơ tán doanh trại. Sau đó, Nguyễn Hữu An với một số binh sĩ còn lại thu thập xác của các đồng chí mình còn vương lại trên chiến trường. Về phía quân Mỹ, các trung đội bị mắc kẹt đã được cứu thoát. Moore, đã hoàn thành mục tiêu của mình, cùng với chiến hữu của mình trở về cứ điểm và được máy bay chở ra khỏi chiến trường, Moore là người cuối cùng của quân Mỹ đặt chân ra khỏi chiến trường. Ông trở về nhà an toàn sau 235 ngày trong chiến đấu.
Cuối phim với kết quả là chiến thắng thuộc về lính Mỹ. Sau khi trận chiến kết thúc, lính Mỹ rút đi thì trung tá An, chỉ huy phía Việt Nam xuất hiện nhìn những cảnh ngổn ngang của chiến trường bên cạnh đó là xác của những người lính Giải phóng. Trung tá An đã nói một câu: "Thật là khủng khiếp, người Mỹ tưởng rằng họ đã chiến thắng trong trận chiến này. Nhưng thật sự thì chúng ta và họ cũng như nhau, là sẽ chết ở đây trước khi tới được chiến thắng".
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
No comments:
Post a Comment