Đạo diễn: Roland Joffé
Diễn viên: Sam Waterston, Haing S. Ngor, John Malkovich, Julian Sands, Craig T. Nelson, Spalding Gray, Tom Bird
Thể loại: Chiến tranh
Quốc gia: Anh
Nhà sản xuất: Nuel C. Naval
Thời lượng: 141 Phút
Năm phát hành: 02/11/1984
Giới thiệu:
Câu chuyện bắt đầu vào tháng Năm năm 1973. Hai phóng viên Sydney Schanberg và Al Rockoff của tờ New York Times vừa đến thủ đô Phnom Penh để đưa tin về cuộc nội chiến giữa quân đội Campuchia và nhóm quân ly khai Khmer Đỏ đang diễn ra hết sức ác liệt. Người chịu trách nhiệm tháp tùng họ trong những ngày công tác tại Campuchia là thông dịch viên Dith Pran. Sydney và Al đặt chân xuống sân bay chưa được bao lâu thì biến cố lớn xảy ra. Một quả bom B52 không hiểu vì lý do gì đã rơi thẳng xuống ngôi làng nhỏ Neak Leung...
The Killing Fields is a 1984 British drama film set in Democratic Kampuchea, which is based on the experiences of two journalists: Cambodian Dith Pran and American Sydney Schanberg. The film, which won eight BAFTA Awards and three Academy Awards, was directed by Roland Joffé and stars Sam Waterston as Schanberg, Haing S. Ngor as Pran, Julian Sands as Jon Swain, and John Malkovich as Al Rockoff. The adaptation for the screen was written by Bruce Robinson and the soundtrack by Mike Oldfield, orchestrated by David Bedford.
Plot
In the Cambodian capital, Phnom Penh during May 1973, the Cambodian national army is fighting a civil war with the communist Khmer Rouge, a result of the Vietnam War overspilling that country’s borders. Dith Pran, a Cambodian journalist and interpreter for The New York Times, awaits the arrival of reporter Sydney Schanberg at the city's airport but leaves suddenly. Schanberg takes a cab to his hotel where he meets up with Al Rockoff (John Malkovich). Pran meets Schanberg later and tells him that an incident has occurred in a town, Neak Leung; allegedly, an American B-52 has bombed the town.
Schanberg and Pran go to Neak Leung where they find that the town has been bombed. Schanberg and Pran are arrested when they try to photograph the execution of two Khmer Rouge operatives. They are eventually released and Schanberg is furious when the international press corps arrives with the U.S. Army.
Two years later, in 1975, the Phnom Penh embassies are being evacuated in anticipation of the arrival of the Khmer Rouge. Schanberg secures evacuation for Pran, his wife and their four children. However, Pran insists that he would stay behind to help Schanberg.
The Khmer Rouge move into the capital, ostensibly in peace. During a parade through the city, Schanberg meets Rockoff. They are later met by a detachment of the Khmer Rouge, who immediately arrest them. The group is taken through the city to a back alley where prisoners are being held and executed. Pran, unharmed because he is a Cambodian civilian, negotiates to spare the lives of his friends. They do not leave Phnom Penh, but instead retreat to the French embassy.
Informed that the Khmer Rouge have ordered all Cambodian citizens in the embassy to be handed over and fearing the embassy will be overrun, the embassies comply. Knowing that Pran will be imprisoned or killed, Rockoff and fellow photographer Jon Swain (Julian Sands) of The Sunday Times try to forge a British passport for Pran. The deception fails when the image of Pran on the passport photo fades to nothing. Pran is turned over to the Khmer Rouge and is forced to live under their totalitarian regime.
Several months after returning to New York City, Schanberg is in the midst of a personal campaign to locate Pran. In Cambodia, Pran has become a forced labourer under the Khmer Rouge's "Year Zero" policy, a return to the agrarian ways of the past. Pran is also forced to attend propagandist classes where many undergo re-education. As intellectuals are made to disappear, Pran feigns simple-mindedness. Eventually, he tries to escape, but is recaptured. Before he is found by members of the Khmer Rouge, he slips into a muddy cesspool filled with rotting human corpses; in doing so, he stumbles upon the infamous killing fields of the Pol Pot regime, where it murdered as many as 2 million Cambodian citizens.
In 1976 Sydney Schanberg is awarded a Pulitzer prize for his coverage of the Cambodian conflict. At the acceptance dinner he tells the audience that half the recognition for the award belongs to Pran. Later in the restroom, he is confronted by Rockoff who harshly accuses him of not doing enough to locate Pran and for using his friend to win the award. Schanberg defends his efforts, saying that he has contacted every humanitarian relief agency possible in the time since Pran's disappearance. Rockoff suggests that Schanberg subtly pressured Pran to remain in Cambodia because Pran was so vital to Sydney's work. This accusation hits close to home, and Schanberg begins to wonder whether he put his own self-interest ahead of Pran's safety. He finally confesses that Pran "stayed because I wanted him to stay".
Pran is assigned to the leader of a different prison compound, a man named Phat, and charged mostly with tending to his little boy. Pran continues his self-imposed discipline of behaving as an uneducated peasant, despite several of Phat’s attempts to trick him into revealing his knowledge of both French and English. Phat begins to trust Pran and asks him to take ward of his son in the event that he is killed. The Khmer Rouge are now engaged in a border war with Vietnam. The conflict reaches Pran's region and a battle ensues between the Khmer Rouge of the compound and two jets sent to destroy the camp. After the skirmish has ended, Pran discovers that Phat's son has American money and a map leading to safety. When Phat tries to stop the younger Khmer Rouge officers from killing several of his comrades, he is ignominiously shot.
In the confusion, Pran escapes with four other prisoners and they begin a long trek through the jungle with Phat’s young son. The group later splits and three of them head in a different direction; Pran continues following the map with one of them. However, Pran’s companion activates a hidden land mine while holding the child. While Pran pleads with the man to give him the child, the mine goes off, killing them both. Pran mourns for a time and continues on. One day he crests the escarpment of the Dangrek Mountains and sees a Red Cross camp near the border of Thailand. The scene shifts to Schanberg calling Pran's family with the news that Pran is alive and safe. Soon after, Schanberg travels to the Red Cross camp and is reunited with Pran. He asks Pran to forgive him; Pran answers, with a smile, "Nothing to forgive, Sydney", as the two embrace and John Lennon's song Imagine is heard in the background.
(Wikipedia)
THE KILLING FIELDS REVIEW
By Roger Ebert
January 1, 1984
There's a strange thing about stories based on what the movies insist on calling "real life." The haphazard chances of life, the unanticipated twists of fate, have a way of getting smoothed down into Hollywood formulas, so that what might once have happened to a real person begins to look more and more like what might once have happened to John Wayne. One of the risks taken by "The Killing Fields" is to cut loose from that tradition, to tell us a story that does not have a traditional Hollywood structure, and to trust that we'll find the characters so interesting that we won't miss the cliché. It is a risk that works, and that helps make this into a really affecting experience.
The "real life" story behind the movie is by now well-known. Sydney Schanberg, a correspondent for the New York Times, covered the invasion of Cambodia with the help of Dith Pran, a local journalist and translator. When the country fell to the communist Khmer Rouge, the lives of all foreigners were immediately at risk, and Schanberg got out along with most of his fellow Western correspondents. He offered Pran a chance to leave with him, but Pran elected to stay. And when the Khmer Rouge drew a bamboo curtain around Cambodia, Pran disappeared into a long silence.
Back home in New York, Schanberg did what he could to discover information about his friend; for example, he wrote about four hundred letters to organizations like the Red Cross. But it was a futile exercise, and Schanberg had given up his friend for dead, when one day four years later word came that Pran was still alive and had made it across the border to a refugee camp. The two friends were reunited, in one of the rare happy endings that come out of a period of great suffering.
As a human story, this is a compelling one. As a Hollywood story, it obviously will not do because the last half of the movie is essentially Dith Pran's story, told from his point of view. Hollywood convention has it that the American should fight his way back into the occupied country (accompanied by renegade Green Berets and Hell's Angels, and Rambo, if possible), blast his way into a prison camp, and save his buddy. That was the formula for "Uncommon Valor" and "Missing in Action," two box-office hits, and in "The Deer Hunter" one friend went back to Vietnam to rescue another. Sitting in New York writing letters is not quite heroism on the same scale. And yet, what else could Schanberg do? And, more to the point, what else could Dith Pran do, in the four years of his disappearance, but try to disguise his origins and his education, and pass as an illiterate peasant --one of the countless prisoners of Khmer Rouge work camps? By telling his story, and by respecting it, "The Killing Fields" becomes a film of an altogether higher order than the Hollywood revenge thrillers.
The movie begins in the early days of the journalistic coverage of Schanberg. We meet Schanberg (Sam Waterston) and Pran (played by Dr. Haing S. Ngor, whose own story is an uncanny parallel to his character's), and we sense the strong friendship and loyalty that they share. We also absorb the conditions in the country, where warehouses full of Coca-Cola are blown up by terrorists who know a symbolic target when they see one. Life is a routine of hanging out at cafes and restaurants and official briefings, punctuated by an occasional trip to the front, where the American view of things does not seem to be reflected by the suffering that the correspondents witness.
The whole atmosphere of this period is suggested most successfully by the character of an American photographer, played by John Malkovich as a cross between a dopehead and a hard-bitten newsman. He is not stirred to action very easily, and still less easily stirred to caring, but when an occasion rises (for example, the need to forge a passport for Dith Pran), he reveals the depth of his feeling.
As the Khmer Rouge victory becomes inevitable, there are scenes of incredible tension, especially one in which Dith Pran saves the lives of his friends by some desperate fast talking with the cadres of adolescent rebels who would just as soon shoot them. Then there is the confusion of the evacuation of the U.S. Embassy and a last glimpse of Dith Pran before he disappears for four years.
In a more conventional film, he would, of course, have really disappeared, and we would have followed the point of view of the Schanberg character. But this movie takes the chance of switching points of view in midstream, and the last half of the film belongs to Dith Pran, who sees his country turned into an insane parody of a one-party state, ruled by the Khmer Rouge with instant violence and a savage intolerance for any reminders of the French and American presence of the colonial era. Many of the best scenes in the film's second half are essentially played without dialogue, as Pran works in the fields, disguises his origins, and waits for his chance.
The film is a masterful achievement on all the technical levels -- it does an especially good job of convincing us with its Asian locations -- but the best moments are the human ones, the conversations, the exchanges of trust, the waiting around, the sudden fear, the quick bursts of violence, the desperation. At the center of many of those scenes is Dr. Haing S. Ngor, a non-actor who was recruited for the role from the ranks of Cambodian refugees in California, and who brings to it a simple sincerity that is absolutely convincing. Sam Waterston is effective in the somewhat thankless role of Sydney Schanberg, and among the carefully drawn vignettes are Craig T. Nelson as a military attach -- and Athol Fugard as Dr. Sundesval.
The American experience in Southeast Asia has given us a great film epic ("Apocalypse Now") and a great drama ("The Deer Hunter"). Here is the story told a little closer to the ground, of people who were not very important and not very powerful, who got caught up in events that were indifferent to them, but never stopped trying to do their best and their most courageous.
Dith Pran | |
---|---|
: | |
Sinh | 27 tháng 9, 1942 Siem Reap, Campuchia |
Mất | 30 tháng 3, 2008 (65 tuổi) New Brunswick, New Jersey |
Nơi cư trú | Woodbridge, New Jersey |
Tuyển dụng | New York Times |
Nổi tiếng vì | Cánh đồng chết |
Đối tác | Sydney Schanberg |
Dith Pran (tiếng Khmer: ឌិត ប្រន; 27 tháng 9, 1942 – 30 tháng 3, 2008) là một nhà báo ảnh người Campuchia được biết đến là một người tị nạn và người sống sót khỏi chế độ Khmer Đỏ. Ông chính là đề tài cho bộ phim đoạt giải Oscar Cánh đồng chết sản xuất năm 1984. Trong phim, hình tượng của ông do diễn viên lần đầu đóng phim Haing S. Ngor (1940–1996) thủ vai, nhờ vai diễn này mà Ngor đã giành được Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Tuổi trẻ
Pran sinh ra ở Siem Reap, Campuchia gần Angkor Wat. Cha ông là một viên chức hành chính. Ông đã học tiếng Pháp ở trường và tự học tiếng Anh.
Quân đội Hoa Kỳ đã thuê ông làm người phiên dịch nhưng sau khi quan hệ của ông với Mỹ trở nên tồi tệ, ông đã làm việc cho một đoàn làm phim của Anh rồi sau đó làm nhân viên lễ tân khách sạn.
Cuộc cách mạng
Năm 1975, Pran và phóng viên của tờ New York Times Sydney Schanberg ở lại Campuchia để đưa tin cho sự kiện thủ đô Phnôm Pênh thất thủ vào tay Khmer Đỏ. Schanberg và các phóng viên nước ngoài khác được phép rời khỏi nước này nhưng Pran thì không. Do giới trí thức bị đàn áp trong cuộc diệt chủng, ông đã cố giấu sự thật rằng ông là người được học hành và có quen biết với người Mỹ, và giả bộ là một lái xe taxi. Khi người Campuchia bị bắt phải lao động trong các trại cải tạo, Pran đã phải chịu đựng 4 năm đói khát và bị tra tấn trước khi Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ vào tháng 12 năm 1978. Ông đã đặt ra cụm từ "cánh đồng chết" để chỉ những đống xác chết và những mảnh xương của nạn nhân ông gặp phải trong quá trình chạy trốn 40 dặm của mình. Ba người anh và một người chị của ông đã bị giết ở Campuchia.
Pran đã quay trở lại Siem Reap khi ông biết rằng 50 thành viên gia đình ông đã chết. Người Việt Nam đã cho ông làm trưởng thôn nhưng do lo sợ họ sẽ khám phá ra mối quan hệ của ông với Mỹ nên ông đã trốn sang Thái Lan vào ngày 03 tháng 10, 1979.
Từ 1980, ông làm phóng viên cho tờ New York Times.
Đời tư
Năm 1986, ông cùng với vợ khi đó là Ser Moeun Dith trở thành công dân Mỹ. Sau này hai người ly dị và ông cưới Kim DePaul nhưng rồi họ cũng ly hôn. Ông cũng đấu tranh để các nạn nhân diệt chủng Campuchia được công nhận, đặc biệt ông làm nhà sáng lập và chủ tịch của Dith Pran Holocaust Awareness Project. Ông đã được trao Huân chương Danh dự Đảo Ellis năm 1998 và giải Ưu tú của Trung tâm Quốc tế.
Cái chết
Ngày 30 tháng 3, 2008, Pran qua đời ở tuổi 65 tại New Brunswick, New Jersey. Ông mới được chuẩn đoán bị ung thư tuyến tụy 3 tháng trước đó. Khi đó ông đang sống ở Woodbridge, New Jersey.
Pháp giải giao 100 quan chức cao cấp của hoàng gia
Câu chuyện đau lòng tại ĐSQ Pháp ở Phnôm Pênh năm 1975
Friday, January 1, 2010
Tác Giả : TBGD
Đó là câu chuyện đau lòng từng được đạo diễn người Anh Roland Joffé dựng thành một phần của bộ phim “Cánh đồng chết” (đoạt 3 giải Oscar vào năm 1984), từng được nhà nhân chủng học người Pháp Francois Bizot viết thành sách có tựa đề “Cánh cổng lớn” (phát hành vào năm 2000 bởi nhà xuất bản Table Ronde).
Và đến năm 2009 đã khiến luật pháp nước Pháp phải thụ lý và điều tra để có thể đưa ra phán quyết cuối cùng rằng: Trong những điều kiện và hoàn cảnh nào mà Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia đã giải giao 100 quan chức cao cấp của hoàng gia và của Chính phủ Lon Nol đang lánh nạn tại đây cho KHmer Đỏ vào ngày 23/4/1975, để sau đó tất cả những người này đều bị giết hại.
Đầu tháng 4/2008, một tòa án ở thủ đô Paris nhận được hồ sơ khiếu kiện ngành ngoại giao và Chính phủ Pháp của một phụ nữ lớn tuổi người Pháp gốc Campuchia tên Billon Ung Boun Hor về việc Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh đã giải giao chồng bà là Hoàng thân Ung Boun Hor, Chủ tịch Quốc hội Campuchia dưới chế độ Lon Nol, cho Khmer Đỏ vào ngày 23/4/1975.
Cùng bị giải giao còn có nhiều quan chức hoàng gia, quan chức và viên chức chính phủ cùng người thân của họ, đông đến cả trăm người đang lánh nạn bên trong Sứ quán Pháp. Vụ kiện đặc biệt này thu hút sự quan tâm của dư luận nhất là khi tại Campuchia đang diễn ra phiên tòa quốc tế xét xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ.
Tạp chí L'Express của Pháp sau hơn một năm điều tra đã cho công bố toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh đã giải giao cả trăm quan chức hoàng gia, quan chức chính phủ của chế độ Lon Nol cho Khmer Đỏ vào ngày 23/4/1975, và những người phải chịu trách nhiệm chính về thảm kịch này là ai?
Phải chăng Sứ quán Pháp đã "bán" 100 người Campuchia lánh nạn tại đây cho Khmer Đỏ để đổi lại một sự bảo đảm an toàn tuyệt đối hay những người này tự nộp mình cho Khmer Đỏ? Câu hỏi này luôn thôi thúc bà Billon Ung Boun Hor suốt thời gian dài định cư tại Pháp và chỉ trở thành đề tài của vụ kiện cáo diễn ra vào tháng 4/2008.
Theo điều tra của Tòa án quận Créteil, nơi thụ lý vụ khiếu kiện, sau khi đã thẩm vấn 6 cựu quan chức Khmer Đỏ hiện đang sinh sống tại Pháp cùng 14 nhân chứng khác bao gồm cựu Phó lãnh sự Dyrac, các trợ lý, hiến binh bảo vệ sứ quán... thì thảm kịch bắt nguồn từ thủ đô Phnôm Pênh cách đây 34 năm nhưng lại do Bộ Ngoại giao, Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống ở thủ đô Paris chỉ đạo.
Theo khai báo của Dyrac, trước áp lực của Khmer Đỏ đòi phải giao nộp tất cả những người Campuchia đang lánh nạn bên trong Sứ quán Pháp, ông đã liên tục đánh điện xin ý kiến của Bộ Ngoại giao Pháp lúc đó do Jean Sauvagnargues làm Bộ trưởng.
Những quan chức của Bộ Ngoại giao Pháp có liên quan đến vụ việc gồm có Francois de Laboulaye, Giám đốc chính trị; Henri Bolle, Vụ phó Vụ châu Á. Những quan chức này sau khi nhận được điện xin ý kiến đã đùn đẩy vụ việc cho Văn phòng Chính phủ bằng việc trao đổi với Claude Martin, người được Thủ tướng Pháp lúc đó là Jacques Chirac giao phụ trách các vấn đề về Campuchia.
Trong khi Paris còn đang do dự thì theo khai báo của Dyrac, quân Khmer Đỏ đã gửi tối hậu thư cho Sứ quán yêu cầu chậm nhất là vào cuối ngày 23/4/1975 phải giao nộp tất cả những người Campuchia lánh nạn trong Sứ quán, nếu không sẽ tấn công vào sứ quán đồng thời không chịu trách nhiệm về bất cứ vấn đề gì có thể xảy ra.
Ngay sau đó, Phó lãnh sự Dyrac đã gửi liên tiếp 5 điện văn cho Parisđể xin ý kiến giải quyết dứt khoát. Cuối cùng, đến ngày 21/4/1975, đích thân Claude Martin đã gửi một bức điện yêu cầu Sứ quán phải giải giao 100 người Campuchia đang lánh nạn trong Sứ quán Pháp cho Khmer Đỏ. Bức điện này được Bộ trưởng Ngoại giao Sauvagnargues, Thủ tướng Chirac và Tổng thống Valéry Giscard d'Estaing ký tắt.
Theo một báo cáo của Sứ quán Pháp gửi cho Paris sau khi việc giải giao hoàn tất ngay trưa ngày 23/4/1975 thì những người Campuchia lánh nạn đã được quân Khmer Đỏ đối xử tử tế, được đưa đến nơi quản thúc trên những chiếc xe tải và xe jeep.
Nhưng theo khai báo của nhà nhân chủng học Francois Bizot, có mặt tại Sứ quán Pháp vào thời điểm đó, thì những người Campuchia lập tức bị đối xử như tội phạm khi vừa bước ra khỏi Sứ quán. Họ bị bịt mắt, tống lên nhiều chiếc xe tồi tàn, trong đó có cả xe vận chuyển rác rồi khởi hành vào cõi chết.
Biện minh cho thảm kịch này, nhiều quan chức của Bộ Ngoại giao, Phủ Thủ tướng, Phủ Tổng thống Pháp đã đổ lỗi cho hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Nhưng theo bà Patrick Baudoin, luật sư bảo vệ quyền lợi của bà Billon, vợ góa của Hoàng thân Ung Boun Hor, thì: "Không thể nào đổ lỗi cho hoàn cảnh lịch sử mà thảm kịch xảy ra là từ sự thiếu trách nhiệm của một số nhân vật tại Paris, kể cả những nhà lãnh đạo nước Pháp vào thời điểm đó".
Bà Baudoin còn viện dẫn việc Phó lãnh sự Dyrac đã quay về lại Pháp sau đó với 300 giấy thông hành trắng mà nếu cần thiết ông có thể cứu được sinh mạng của nhiều người Campuchia đang lánh nạn trong Sứ quán Pháp bằng việc cấp ngay hộ chiếu Pháp cho những người này.
Việc làm mà vào năm 1940, một nhà ngoại giao người Nhật tên Chiune Sughihara đã cứu được sinh mạng cho hơn 6.000 người Ba Lan gốc Do Thái khỏi thảm họa diệt chủng của phát xít Đức khi cấp hộ chiếu cho những người này được tự do đến Nhật rồi sau đó đến một quốc gia thứ ba, khi ông đang làm người đứng đầu Lãnh sự quán Nhật tại quốc gia vùng Baltic Lithuanie.
Hiện Tòa án quận Créteil đang hoàn tất những công đoạn điều tra, thẩm vấn cuối cùng để chậm nhất đưa vụ việc ra xét xử trước tháng 11/2009
No comments:
Post a Comment