Monday, September 22, 2014

(Video) The Vertical Ray of the Sun - Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng (Đạo Diễn Trần Anh Hùng, Eng. Sub., 2000)



The Vertical Ray of the Sun is the third feature film by Vietnamese-born French director Trần Anh Hùng. It was released in 2000 and is the final part of what many now consider to be Tran's "Vietnam trilogy."




The Vertical Ray of the Sun
The Vertical Ray of the Sun.jpg
US Movie Poster
Directed byTran Anh Hung
Produced byChristophe Rossignon
Written byTran Anh Hung
StarringTran Nu Yên-Khê
Nguyen Nhu Quynh
Le Khanh
Music byTôn-Thất Tiết
Trịnh Công Sơn
CinematographyMark Lee Ping Bin
Edited byMario Battistel
Distributed bySony Pictures Classics
Release datesJuly 6, 2001
Running time112 minutes
CountryFrance
Germany
Vietnam
LanguageVietnamese

The film centres on three sisters who live in present-day Hanoi: Suong is the eldest, then Khanh in the middle, and Lien is the youngest. The film takes place over the course of one month, starting on the anniversary of their mother's death and ending on the anniversary of their father's. Tran was inspired to make the film after visiting Hanoi during a break in the filming of Cyclo during the Christmas holidays in 1994.

This drama was lensed in Vietnam's capital, Hanoi, as well as in Hạ Long Bay and the village of Luoi Ngoc, Quảng Ninh Province.

The film's original score is composed by Tôn-Thất Tiết. Additionally, three songs of the noted Vietnamese songwriter Trịnh Công Sơn are interspersed through the film, as are songs by The Velvet Underground, Lou Reed, Arab Strap, and The Married Monk

The Vertical Ray of the Sun was screened in the Un Certain Regard section at the 2000 Cannes Film Festival.


CAST
















Plot

On the anniversary of their mother's death, three sisters in contemporary Hanoi meet to prepare a memorial banquet. After the banquet, the calm exteriors of the sisters' lives begin to give way to more turbulent truths, which will affect their seemingly idyllic relationships. The eldest sister has a small boy nicknamed Little Mouse, and botanical photographer husband Quoc, who is prone to long absences from home. The middle sister has recently discovered that she is pregnant to her husband Kien, who is a writer suffering from writer's block. The flirtatious youngest sister constantly fantasises about being pregnant, and lives with her brother Hai, for whom she has a deep affection. With the brilliant Vietnamese summer as a setting Vertical Ray of the Sun is beautiful from beginning to end, a charming, slow-paced, face value, family saga film.


REVIEW

With the brilliant Vietnamese summer as a setting Vertical Ray of the Sun is beautiful from beginning to end. The plot centres around three sisters, two of whom are happily married (or so it appears). The youngest sister is single and living with her cute older brother, whom she is desperately in love with. A second sister is married to a man who has another woman and child elsewhere whom he loves just as much as his wife -with a few conditions, she agrees to carry on with the marriage. The third sister and her husband are overjoyed to discover she is pregnant, and though he is tempted, her husband remains loyal to her. Charming, slow-paced, face value, family saga film.

- Written by K Wedgwood


Mùa hè chiều thẳng đứng – màu sắc và hình thể

12/10/2011 - MAI ANH TUẤN

Bước qua nét bạo lực nhuốm máu của Xích lô, Trần Anh Hùng quay lại câu chuyện gia đình để xây dựng nội dung Mùa hè chiều thẳng đứng[[*]] (2000). Một câu chuyện không có chuyện xảy ra trong gia đình trung lưu ở Hà Nội, với vẻ thanh bình bề ngoài nhưng lại dung chứa khoảng xoáy sôi động bậc nhất trong thời gian đời người: tuổi trẻ, tình ái và sự suy tư. Vẻ thanh bình gắn với cuộc sống nhàn nhạt của bốn chị em: Sương, Khanh, Hải và Liên. Họ gắn tất cả lo toan, bận tâm của mình vào những công việc lặt vặt thường ngày: nấu cơm, bán café, tán chuyện. Trong khi đó, khoảng xoáy, những biến động lại gắn với tình yêu và sự suy tư. Chồng Sương là họa sĩ, chồng Khanh là nhà văn. Cả hai thích suy tư và đối thoại, biến căn nhà thành một salon văn nghệ.


Những cung bậc tình yêu được nhấn vào nét trầm bổng, sôi động hay lặng ngắt của chuyện ngoại tình. Sương ngoại tình, đắm say với một thương nhân Sài Gòn. Quốc, chồng Sương theo đuổi một phụ nữ vùng biển. Kiên, chồng Khanh, trong một lần đi công tác cũng bộc lộ những ham muốn dục vọng. Những con người này, đặc biệt là Sương và Quốc đã không chịu dừng lại ở vòng tròn gia đình, tìm đến một tình cảm khác như tìm sự giải thoát.

Cả gia đình trung lưu đó bắt đầu mỗi ngày mới bằng nhịp điệu chậm rãi lan tỏa từ căn phòng của hai anh em Hải, Liên. Thực ra, toàn bộ Mùa hè chiều thẳng đứng là một nhịp điệu chậm, nó được tích tụ từ rất lâu trong đời sống Hà thành thuở xưa. Trong đời sống hiện đại, nó không tách biệt ra, nhất là với kiểu gia đình trung lưu coi trọng sự yên ổn, ghét thay đổi. Cho nên, với Mùa hè chiều thẳng đứng, người xem có cơ hội được nhìn thấy gương mặt tinh thần của Hà Nội trang nhã, thanh lịch nhiều hoài niệm trong văn chương hay âm nhạc. Chỉ khi những khoảng xoáy bùng phát, người xem mới hiểu Hà Nội đã biến chuyển ít nhiều, mà sự biến chuyển ấy, đáng suy ngẫm thay, lại xẩy ra ngấm ngầm trong tâm thức con người. Ở đây, có thể nói,  Mùa hè chiều thẳng đứng đã tạo ra cái phẩm tính  “nghệ thuật là sự thật được đeo mặt nạ” (Trần Anh Hùng). Khán giả, bằng bản lĩnh và kinh nghiệm của mình phải truy đuổi tận cùng ngôn ngữ điện ảnh mà phim tạo dựng để khám phá ra mặt nạ đó.

Điểm nổi bật của phim chính là từ ngôn ngữ điện ảnh vốn là cuộc hôn phối giữa màu sắc và ánh sáng, Trần Anh Hùng đã cải biến nó, một cách hiện đại và tinh tế thành ngôn ngữ cơ thể và hội họa. Ngôn ngữ cơ thể trước hết, hiện diện trong tất cả các góc quay cận cảnh. Điều dễ nhận ra, hầu hết các góc quay ở bộ phim này đều quay cận cảnh. Nó dựng nên những chân dung sống động và chân thật về khuôn mặt, hình dáng của nhân vật. Ngay ở các đối thoại, phim cũng chỉ nắm bắt thần thái khuôn mặt, ánh mắt, đôi môi… Cảm xúc về tạo hình, vì thế, chế ngự người xem hơn là nội dung cuộc đối thoại đó.

Các nhân vật nữ biểu hiện rõ hơn ngôn ngữ cơ thể. Các nhân vật nữ đều rất đẹp. Cận cảnh làn da, đôi bàn tay, khuôn miệng của họ… tạo nên luồng cảm xúc riêng biệt và gần như thiêng liêng. Để rồi, ta hiểu rằng, đằng sau vẻ nữ tính ấy, là tính cách ham mê được ẩn giấu, là những khát khao tình ái mạnh mẽ không ngừng.

Ngôn ngữ hội họa lại phô bày bởi màu sắc và nghệ thuật sắp đặt. Màu sắc là một sáng tạo độc đáo của Mùa hè chiều thẳng đứng. Màu sắc đậm, nổi bật với các gam màu nổi bật trắng – đỏ- xanh dường như là một nhân vật hiện hữu trong phim. Màu sắc là cách mà đạo diễn đặc tả tính cách và những biến thái trong tình cảm con người. Chẳng hạn, cảnh Sương cùng người tình ân ái, màu đỏ là màu chủ đạo – ẩn dụ về những ham muốn bùng cháy. Cảnh mỗi ban mai, màu xanh nổi bật – sự thanh bình tinh khiết. Cảnh Liên gặp gỡ người yêu, màu trắng tinh khôi… Màu sắc được phối như trong một bức tranh lớn, đa diện. Thưởng thức Mùa hè chiều thẳng đứng là thưởng thức trọn vẹn cảm xúc hội họa. Đấy là cách, không phải bằng lời nói, Trần Anh Hùng muốn phác thảo nhịp điệu bất tận của tình yêu, cuộc sống và tuổi trẻ. Như một mũi tên rời khỏi vùng ánh sáng, mỗi sắc màu được ghim vào tâm trí người xem, thúc giục ở họ năng lực khám phá bản thân và đời sống xung quanh..

Nghệ thuật sắp đặt chi phối cách thức dựng cảnh. Mỗi cảnh đều được đạo diễn chăm chú bài trí đồ vật, đạo cụ… để có những khung hình ấn tượng. Căn phòng của anh em Hải, Liên được treo rất nhiều tranh; khu vườn gia đình được sắp đặt rất nhiều vật dụng có màu sắc tương phản. Ngay cả cảnh cơn mưa, đạo diễn còn để nhân vật mặc áo mưa đẫm màu sắc như một điểm nhấn sinh động của sức sống mùa hạ. Nghệ thuật sắp đặt cũng chi phối cả cách diễn của diễn viên. Cảnh ba chị em chụm đầu vào nhau, cảnh từng khuôn mặt đàn ông thoáng xuất hiện với cặp kính đen bí ẩn trong quán café; khuôn mặt người phụ nữ nhòe nhoẹt sắc tối sắc đỏ trong khách sạn khi Kiên đến… đều lưu dấu sự gia công sắp đặt, tạo đường nét, gợi không gian, nhắc nhở những ấn tượng thị giác trước tiên. Điều đó, với điện ảnh truyền thống duy lí, tôn trọng nội dung câu chuyện, sẽ không bao giờ có. Phong cách đương đại của Trần Anh Hùng là vậy.

Nếu ở Xích lô, hiện thực im lặng là một ám ảnh thì ở Mùa hè chiều thẳng đứng, đam mê dục vọng, đam mê cô đơn, nỗi buồn… có sức nặng của tảng đá khổng lồ vô hình đè nặng lên mỗi người. Quốc, người họa sĩ từng vẽ bao khuôn mặt người lại muốn tìm về thiên nhiên, thoát khỏi bụi bặm thị thành. Kiên đi tìm chi tiết về đời tư bố mẹ vợ để hoàn thiện cuốn tiểu thuyết, thực ra là đi tìm chính mình, tìm cái bản thể còn bị phong kín. Cả Quốc và Kiên, trong nghệ thuật chỉ là con người suy tưởng. Họ phải đụng độ với cảm giác lưng chừng nhàn nhạt nơi gia đình, mà điều này, với người nghệ sĩ sẽ là tai họa. Phim mở đầu bằng ngày giỗ mẹ, kết thúc bằng sự không phân biệt được của anh em Hải, Liên về ngày sinh hay ngày giỗ người đã khuất. Con người thực sự bí ẩn và như một mặt nạ, luôn che giấu sự thật. Rất ẩn ý, đạo diễn để trong căn phòng của Hải, Liên một bức tranh trừu tượng với câu hỏi “chúng ta là gì ?”. Có lẽ, đó là cách mà bộ phim sẽ đi tới chiều sâu thức tỉnh khi diễn đạt tất cả sự thật về con người. Sống, ngay cả khi nắm bắt được toàn bộ khuôn mặt của nó, con người vẫn không nguôi cần thức tỉnh.


Mùa hè chiều thẳng đứng (Bình luận phim)


Posted in Uncategorized, Điện ảnh by NguoiThangLong on Tháng Tám 15, 2007 (10/11/04 5:47 pm)

Người ta nói điện ảnh chính là cuộc sống, nhất là khi người đạo diễn cảm nhận và thể hiện thành công tất cả những điều ấy, mình muốn nói về một tác phẩm của Trần Anh Hùng ra mắt công chúng hồi năm 2000:

Bộ phim có tựa đề rất lạ và đôi khi không phải là dễ cảm nhận cho tất cả mọi người. “Mùa hè chiều thẳng đứng” đã được lựa chọn chính thức để tham gia liên hoan phim Cannes 2000. Trong bộ phim dài 1 giờ 48 phút này Trần Anh Hùng đã gửi gắm rất nhiều tâm sự của mình đồng thời cũng nói lên được một phần tính cách người Hà nội, nếu không muốn nói là rất thành công trong số các tác phẩm điện ảnh về Hà nội.

Bối cảnh của bộ phim rất đơn giản, không hề có khái niệm về một nơi chốn cụ thể (ta không thấy trong phim cảnh các công trình nổi tiếng hay các địa danh quen thuộc) điều duy nhất có thể biết được là xã hội tiêu biểu của đồng bằng Bắc bộ. Thế nhưng với những ai là người Hà nội hay đơn giản chỉ là sống nhiều năm ở Hà nội là đã có thể nhận ra ngay lập tức cái “chất” rất Hà nội ngay từ đầu phim. Trần Anh Hùng không cho chúng ta khái niệm thời gian, mà thật ra thời gian không có nghĩa lý gì khi đối diện với những giá trị thật sự, ta chỉ cảm nhận được thời gian lặng lẽ trôi qua trong từng cảnh quay, từng sự kiện. Êm ả, bình dị như cuộc sống hàng ngày. Cái khó và đồng thời cũng là nét tài hoa của người đạo diễn gốc Việt trẻ này là anh đã đưa người xem vào trong phim một cách hoàn toàn tự nhiên. Ta cảm thấy mình như một nhân vật trong phim, như một người hàng xóm, chăm chú lắng nghe và theo dõi câu chuyện của một gia đình bên cạnh. Như câu nói cửa miệng “Hàng xóm láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau”. Như thế vô tình ta đã sống những khoảnh khắc thật tuyệt vời ngay giữa lòng thành phố, với những người Hà nội. Các sự kiện trong phim hoàn toàn có thể xảy ra ở một nơi khác nhưng trong “Mùa hè chiều thẳng đứng” ta có thể cảm thấy rõ ràng tất cả đang diễn ra tại Hà nội.

Câu chuyện của một gia đình nhỏ, đông anh chị em, bắt đầu từ một buổi sáng rất đỗi bình thường của hai anh em Liên và Hải. Có một cái gì đó không tên mà rất đỗi Hà nội từ trong cách bài trí nhà cửa, từ ánh sáng dịu dàng (Trần Anh Hùng luôn rất sáng tạo trong ánh sáng) và từ trong cách nói chuyện thật có duyên, cách gọi hàng xôi sáng…Điều ấn tượng ngay lập tức trong phim là khuôn mặt của những người phụ nữ. Đẹp một cách đoan trang, nồng thắm và rất Hà nội. Chắc không phải ngẫu nhiên mà Hùng đã chọn Lê Khanh và Như Quỳnh vào các vai diễn chính. Bộ phim không có nhân vật chính, từng diễn viên đều đóng một vai trò quan trong khác nhau không thể nào thiếu được. Cái gọi là “nhân vật chính” trong phim chính là cuộc sống của người Hà nội. Thế nhưng ẩn chứa trong mỗi khoảnh khắc dịu dàng ấy là cả những bão dông.

Có thể nói bộ phim là một bức tranh được tạo nên từ nhiều mảnh ghép mà từng cá thể ấy lại là một thế giới hoàn toàn độc lập. Cuộc sống hạnh phúc của Kiên và Khanh, một gia đình với một chút bí ẩn của Quốc và Sương, hai anh em Hải, Liên vô tư lự. Nếu như Quốc, nhà văn, mang nặng trong mình dòng máu “Kẻ sĩ Bắc Hà” thì Khanh thật dịu dàng và quyến rũ như người con gái Hà nội. Trái lại, Quốc gân guốc và đầy đam mê, Sương đằm thắm nhưng cũng tràn khát vọng. Liên như một gạch nối tươi trẻ giữa hai bà chị và đầy hoài bão hạnh phúc, mộng mơ. Hải có vẻ như không nổi lắm nhưng chính anh lại là chỗ dựa tinh thần cho Liên mặc dù Hải chỉ là một diễn viên phụ chuyên đóng những vai “ít người để ý đến rồi lúc dựng phim sẽ bị…cắt đi”. Thế nhưng điều bất ngờ lại nằm ở chố cái cảnh “phụ” mà Hải sẽ đóng lại là cảnh “chính” cho những cặp vợ chồng khác. Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ thú vị và cả những bão dông không thể nào đoán trước.

Ta bắt gặp trong từng cảnh quay là những bức tranh đầy mầu sắc về Hà nội. Quán Cà-phê của Liên làm ta liên tưởng tới “Lâm” và những mảng tường tróc vôi nhiều mầu ấy giống như những bức tranh sơn mài nhiều lớp. Ta ít gặp trong phim những cảnh quay “không gian” mà tất cả dường như được thu lại trên một mặt phẳng, lắng đọng. Đó cũng chính là Hà nội. Góc nhìn thường khá hẹp tạo cảm giác như khi ta đi trong “36 phố phường” hay chen vào những khu nhà ống. Những khung cửa cũ kỹ, những chậu cây cảnh, một chiếc lọ hoa trong góc nhà…và ánh sáng nhẹ nhàng đến từ phía sau. Tất cả những điều quen thuộc ấy ta vẫn gặp hàng ngày giữa lòng Hà nội. Cả những thói quen giản dị nữa, tất cả đều nói về Hà nội. Có lẽ lâu lắm rồi mình mới được cảm nhận Hà nội một cách đời thường như thế. Một Hà nội trong trẻo và suy tư.

Những con người Hà nội ấy sống, vui đùa, tưởng nhớ và đối diện với những nghiệt ngã của đời thường. Bộ phim bắt đầu bằng ngày giỗ và cũng kết thúc bằng một ngày giố, trong khoảng thời gian ấy có biết bao sự kiện đã xảy ra. Nó có chút gì giống như vòng quay của cuộc đời, của kiếp luân hồi. Nếu như Kiên trăn trở, tìm tòi để diễn giải cuộc sống ra trên mặt giấy bằng câu chữ thì Quốc lại để lắng niềm đam mê ấy vào bên trong ít người thấy được. Thế nhưng điều khao khát của cả hai thì lại hoàn toàn giống nhau. Sự bằng an trong cuộc sống. Có đi qua những thăng trầm thì ta sẽ hiểu hơn rất nhiều giá trị của hai chữ “bằng an” ấy trong cuộc đời. Bên cạnh các đức ông chồng đầy hoài bão thì các bà vợ luôn là niềm cảm hứng, là chỗ dựa, là biểu hiện của niềm khao khát vô bờ về hạnh phúc. Có cách gì để ta phân biệt những người phụ nữ Hà nội ấy với những người phụ nữ khác? Có đấy, dễ mà khó, đó chính là cái “chất Hà nội” đã ăn sâu vào từng câu nói, từng cử chỉ, từng thói quen và cả từng cảm xúc nữa. Trần Anh Hùng không đi tìm một cách vô ích để diễn giải điều ấy, đơn giản anh chỉ mang lại cho người xem cái “chất người Hà nội” một cách giản dị và chính xác nhất.

Ta có thể hiểu bộ phim như câu chuyện về những mảnh đời nhỏ trong một gia đình lớn nhưng ta cũng có thể hiểu bộ phim như là nhữung mặt khác nhau của cùng một số phận. Một thân phận con người. Không phải ngẫu nhiên mà Trần Anh Hùng đã chọn nhạc Trịnh Công Sơn làm chủ đạo. Bản thân “Mùa hè chiều thẳng đứng” cũng có nét gì đó rất chung với nhạc Trịnh. Một nét Thiền, một nét đam mê. Một nét Hà nội.

Mỗi người có một cách nhìn nhận và xử lý sự việc khác nhau về cùng một sự việc. Mỗi người có một bí mật (hay nhiều hơn?) cho chính mình, một “phía tối tâm hồn” mà ngay đến cả chồng hoặc vợ cũng không thể nào tới được. Âu cũng là một lẽ thường tình trong cuộc sống. Chính những điều bí ẩn ấy lại tạo nên sự quyến rũ ? Không phải Sương mà chính Khanh đã nói đến điều khao khát chưa thỏa của một người đàn bà trong Sương. Khi Kiên nhìn Quốc như một người hoàn hảo thì bên trong anh lai là một tâm hồn bất ổn. Quốc không tìm nổi sự bình yên trong mình ngay cả khi anh cố đến với thiên nhiên bình lặng. Sương và Quốc đều cố đi tìm cho mình một bến bờ khát vọng trong khi muốn níu kéo lại những gì tốt đẹp đã có trong cuộc sống gia đình. Cuộc ngoại tình của Sương không hề mang tính “tội lỗi”, nó đơn giản chỉ là biểu hiện của một khát khao đuợc yêu thương chưa thỏa. Sự giằng co trong Quốc là có thật, nó là những tình cảm hoàn toàn tự nhiên của con người. Hóa ra tình cảm lại có thể xẻ chia ngay cả trong quan hệ vợ chồng. Có lẽ nỗi đau của nhân loại là tiền kiếp? Cuộc đối thoại của Quốc và lão ngư phủ là một trong những đoạn triết lý hay nhất của bộ phim. Khi Quốc khát khao được rời bỏ tất cả để tìm về với chính mình thì lão ngư lại không tài nào chịu được nỗi buồn cô đơn. Cả hai đề cố tìm cách quên lãng, chạy trốn dù chỉ trong khoảnh khắc nhất thời, những nối buồn nhân thế. Khi mà sự mất bình yên kéo dài thì nó ắt phải dẫn đến một nỗi buồn không tài nào hết được. Nỗi niềm tâm sự ấy, sự đau đáu ấy rất chung mà lại cũng rất Hà nội. Có cá nhân và có cả trách nhiệm.

Tiết tấu của bộ phim khá chậm, nó có chút gì đó gần giống với nhịp điệu đời thường của Hà nội. Cũng chầm chậm, từ tốn ngay cả trong những hối hả, dọc ngang hàng ngày trên phố. Sự khác biệt ấy làm nên Hà nội, nó không tấp nập như Sài Gòn, không quá buồn như Huế. Như một khúc nhạc mà tiết tấu đủ để ta man mác, đủ để ta xao lòng. Hà nội là đất của “Kẻ sĩ”, đất của “Lề thói”, đất của tinh hoa nên cho dù người Hà nội được hình thành từ dân thập phương nhưng giá trị chung lại chẳng hề thay đổi. Bên trong những thong thả ấy lại là cả một dòng chảy cuồn cuộn, là những khao khát vươn tới một đỉnh cao hoàn mỹ nhất. Đạo đức trong xã hội là những điều ước lệ, ta không thể nào tuyệt đối hoá chúng, nâng cao chúng lên đến đỉnh tuyệt đối vì như thế chúng sẽ làm ta ngạt thở. “Cái chất Hà nội” được thể hiện rõ trong những ứng xử ấy, khi đối diện với những điều không thể thì người ta biết được rõ hơn chính mình. Phải, đầu tiên là tự mình biết rõ mình.

Trong câu chuyện của ba chị em có một chút tò mò, có một chút ngưỡng mộ về một mối tình “nghi vấn” của người Mẹ quá cố. Khanh xếp nó vào loại “mối tình thời thơ ấu”, họ nói với nhau bằng sự trong trẻo, không hề vẩn đục, như thế điều không thể lại là điều đáng được trân trọng, nâng niu.

Mối tình của Khanh và Kiên gần như hoàn hảo, nó đẹp như muôn ngàn gia đình Hà nội khác và đôi lúc cũng có cả bão đông. Khi Kiên không tìm ra được cách kết thúc quyển sách của chính mình (hay là sự kết thúc cho tất cả các cặp vợ chồng khác?) thì anh lại gặp câu trả lời ngay trong cuộc sống. “Văn là Đời”, điều ấy luôn có giá trị. Chuyến đi vào Sài gòn của Kiên hoàn toàn mang tính định mệnh và thử thách. Cả hai cuộc gặp gỡ của anh với người yêu cũ, Hiền, và một người đẹp đầy quyến rũ và bí ẩn chính là thử thách. Cuộc gặp gỡ không diễn ra ở phần đầu hay giữa cuốn tiểu thuyết như thường lệ, nó đã xảy ra ở chương cuối và sẽ quyết định số phận của tất cả quyển sách – cuộc đời. Cao trào của xung đột, của giằng co đã làm sáng rõ hơn bao giờ hết phẩm chất của người Hà nội. Xin đừng hiểu một cách ngây thơ rằng tất cả mọi người Hà nội đề có hành xử như Kiên trong phim. Anh đã dừng lại ở đúng điểm cần phải dừng lại. Cũng như Quốc và Sương đã biết làm như thế. Tất cả đều trung thực với lòng mình. Còn lại Khanh mong manh và trong trắng đến vô ngần cùng những giọt nước mắt của nỗi đau ngờ vực. Tất cả đều rất thật. Rất Hà nội.

Tất cả diễn ra như trong một giấc mơ, trong khoảng thời gian giữa hai ngày Giỗ. Cuộc sống vẫn vẹn nguyên hình hài của nó với số phận, gia đình, trách nhiệm, hạnh phúc, gian dối, hy vọng…và tương lai. Bên cạnh những sự kiện cứ tăng dần cường độ ấy là sự xuất hiện rất tự nhiên của Hà nội trong mọi góc độ. Những hình ảnh ấy dần dần in vào tâm trí của người xem, lắng đọng lại một vẻ đẹp không ngòi bút nào tả nổi. Trần Anh Hùng đã đưa chúng ta vào một cuộc viễn du ngay giữa lòng thành phố. Những điều đơn sơ nhất lại là những điều đẹp nhất. Hiếm có một bộ phim nào lại sử dụng thành công đến như thế các yếu tố trang trí hoàn toàn tự nhiên như trong “Mùa hè chiều thẳng đứng”.

Đơn giản là Hà nội, thành phố đã sản sinh ra những điều kỳ diệu và sẽ còn tiếp tục những huyền thoại sống ấy.

(c) NguoiThangLong

No comments:

Post a Comment