Initial release: July 25, 2014 (USA)
Director: Luc Besson
Running time: 90 minutes
Screenplay: Luc Besson
Genres: Science Fiction, Thriller, Adventure Film, Action Film
When a boyfriend tricks Lucy (Scarlett Johansson) into delivering a briefcase to a supposed business contact, the once-carefree student is abducted by thugs who intend to turn her into a drug mule. She is surgically implanted with a package containing a powerful chemical, but it leaks into her system, giving her superhuman abilities, including telekinesis and telepathy. With her former captors in pursuit, Lucy seeks out a neurologist (Morgan Freeman), who she hopes will be able to help her.
Imagine a stranger-in-a-strange-land revenge thriller about a wide-eyed Anglo bombshell (Scarlett Johansson) who gets kidnapped and abused in Taiwan by nasty, sweaty, shouting Korean gangsters and then escapes to seek justice. Then imagine this same movie starring, say, a lightning fast kick boxer who can knock a dozen opponents' teeth out before they can raise a single fist. Now imagine this same movie injected with a dose of apocalyptic science fiction, with the woman gaining strange powers as the story unfolds. Then envision midnight-movie touches mixed into the filmmaking: flash cuts of predators and prey enhancing otherwise typical scenes of plans being hatched; monologues about brain capacity and the true meaning of time coupled with psychedelic visions and wormholes and explanatory objects materializing from thin air.
That's Luc Besson's "Lucy," a thriller about an American woman who gets kidnapped into service as a drug mule bearing an experimental synthetic hormone, accidentally absorbs some of it, then sheds her physical, intellectual and perceptual limitations. I could describe five or six other kinds of movies that in some way also echo "Lucy." Sections may remind you of the original "The Matrix" and the last hour of "Akira," and the final ten minutes play like a Greatest Hits of science-fiction "trip" movies. You've seen a lot of the individual situations and filmmaking techniques in "Lucy" as well. In fact, you'd be hard pressed to identify one idea, scene or element in the picture that is not a cliche.
But the total package feels fresh. From the minute that Johansson's title character suffers a beating in captivity that ruptures the drugs in her stomach and releases them into her bloodstream (a Yankee nightmare), the film enters a realm of continual delight, though not always surprise. There's no point naming any of the other major characters, as there really are no other characters, only types: the arrogant fat-cat drug dealer (Choi Min-Sik) who thinks he can control the short blond drug mule and learns the hard way that he can't; the brilliant, deep-voiced scientist (Morgan Freeman, who else?) whose theoretical studies of the human brain's untapped potential make him an information source and then finally a kind of partner-savior to Lucy; the handsome nice-guy Parisian cop (Amr Waked) who assists Lucy during her climactic mission to acquire more of the experimental hormone to ingest and become whatever it is that she's becoming: a 1950s sci-fi monster, probably—the kind that cannot be killed because everything you shoot at it makes it stronger and hungrier.
Lucy is little more than a type herself—a representative of humanity in its un-mutated, non-super state. Johannson's mid-career transformation from husky-voiced ingenue to intensely physical matinee idol is one of the more fascinating arcs in American cinema. It's only her control over her body, voice and eyes—and maybe our awareness that her performances in this movie, "Her" and "Under the Skin" are all of a piece; Lucy even uses the phrase "under the skin" at one point!—that stops "Lucy" from being tiresome. Her work keeps us from realizing that Besson's script has botched the chance to tell a deeper story, one that's not just bombastically exciting and superficially clever, but quietly tragic.
"Lucy" starts with shots of the prehistoric ape-woman Lucy and periodically returns to her throughout the story, not-too-subtly comparing the heroine's transformation to that of the species itself ("from evolution to revolution," to quote one of the script's more pungent phrases). And yet there are only two moments that make us really understand and empathize with Lucy as something other than a cipher who represents the un-evolved human. One is an early scene of her being terrorized and abused by Taiwanese drug thugs: Lucy's abject helplessness here is hard to watch. The other occurs deeper in the story when Lucy realizes she's about to embark on a terrifying and probably one-way transformative journey and phones her mom. The scene is shot mostly in tight closeup. The dialogue has a goofy Proustian boldness: "I remember the taste of your milk in my mouth ... I want to thank you for a thousand kisses that I can feel on my face."
That scene is so brazenly powerful that in retrospect it made me wish the main character had gone on a journey with more emotional gradations. Heck, I'd have settled for more than the two that Besson deigns to give us: "Oh, my God, these guys want to kill me" and "I am God, watch me kill these guys." When the hormones enter Lucy's bloodstream it's as if a switch has been flipped. The heroine starts speaking in monotone and tilting her head at looming men like a quizzical bird regarding a worm that it's about to devour. She's woman-as-Terminator. The Terminator is a great movie monster, but there's a reason why it's a supporting character in the films that bear its name.
Like many films by Besson—"The Professional," "The Fifth Element," "The Messenger" and other high-octane shoot-'em-ups—"Lucy" starts out riveting but becomes less engaging as it goes along. It keeps introducing potentially rich narrative veins and then failing to tap them. It too often falls back on gunplay and gore just when you think it might finally delve into the notions that it keeps serving up with such fanfare (the falseness of the idea of uniqueness; the self-defeating nature of a species "more concerned with having than being"; time as "the one true unit of measure").
Nevertheless: "Lucy" is a fun, confident work. It's fast and tight and playful even when it's sadistic and violent, which is often. It lasts about 90 minutes and change but feels longer in a good way, because every second is packed tight. It's full of itself, yet it still keeps winking at you. It wants to be taken seriously, but not so seriously that you don't laugh at (and with) the sight of Lucy strolling into a gunfight wearing nosebleed heels, or making enemies writhe like marionettes on invisible strings. The movie is alive. It pops.
Một người Phật tử đã hỏi tôi Lucy có phải là phim Phật giáo không? Nhân đây tôi cũng xin chia sẽ đến các bạn. Lucy là một bộ phim hành động viễn tưởng khoa học của Pháp viết bởi đạo diễn Luc Besson khởi chiếu vào ngày 25/07/2014 đem lại doanh thu hơn 458 triệu đô la. Lucy được khán giả đón nhận nhiệt tình và có rất nhiều phản hồi tích cực trên khắp thế giới. Điều đáng nói là nội dung của phim có rất nhiều điều đáng để suy ngẫm.
Lucy – Phải chăng là sự gặp nhau
giữa triết học siêu nhân học và Phật học
giữa triết học siêu nhân học và Phật học
Thích Châu Đạt
Lời Ban Biên Tập: Lucy đưa ra một vấn đề rất thú vị, nhắm đến một triết lý sâu sắc về sự phát triển, tiến hóa của nhân loại nên có thể gây ra nhiều tranh luận. Ngoài những cảnh quay đẹp được thực hiện ở Đài Bắc (Đài Loan), Paris (Pháp), Rome (Italy) và Berlin (Đức), Lucy còn có phần âm nhạc rất hay được sử dụng hợp lý ở từng trường đoạn, phối hợp hiệu quả với hình ảnh để tạo được cảm xúc. Ngoài ra phim có chứa những trường đoạn kỹ xảo vượt qua cả sự mong đợi của người xem. Khán giả có thể thấy rõ quá trình hình thành trái đất kể từ vụ nổ Big Bang, sự hình thành sinh vật từ những phần tử đơn bào... Cuốn phim đáng xem vì nó phảng phất sự giao thoa giữa triết học siêu nhân và triết lý Phật Giáo như bài nhận định sau đây của thầy Thích Châu Đạt.
Một người Phật tử đã hỏi tôi Lucy có phải là phim Phật giáo không? Nhân đây tôi cũng xin chia sẽ đến các bạn. Lucy là một bộ phim hành động viễn tưởng khoa học của Pháp viết bởi đạo diễn Luc Besson khởi chiếu vào ngày 25/07/2014 đem lại doanh thu hơn 458 triệu đô la. Lucy được khán giả đón nhận nhiệt tình và có rất nhiều phản hồi tích cực trên khắp thế giới. Điều đáng nói là nội dung của phim có rất nhiều điều đáng để suy ngẫm.
Từ ngàn xưa, con người luôn khao khát đạt đến sự thông tuệ vô hạn và trường sinh bất tử. Trong thời hiện đại con người vẫn không bao giờ quên mục đích đó. Điều này được thể hiện qua sự trình bày của nhà triết học F.M. Esfandiary khởi nguyên hình thành triết học siêu nhân học vào năm 1960 tại đại học The New School thành phố New York. Triết học siêu nhân học áp dụng khoa học công nghệ lên cơ thể con người để tăng trưởng trí tuệ đạt đến mức cao nhất trong khi Phật giáo đạt đến sự giác ngộ bằng con đường tu tập và thiền định.
Nói đến nội dung phim, chuyện kể về một cô gái tên là Lucy bị một nhóm xã hội đen bắt đi. Chúng là một tổ chức tội phạm đang vận chuyển một loại thuốc đặc biệt chưa được thử nghiệm. Chúng muốn sử dụng cô như một kiện hàng sống và giấu chúng trong cơ thể cô. Vô tình thay, túi thuốc bị vỡ và ngấm vào cơ thể cô. Trí tuệ cô đột nhiên trở nên siêu việt.
Cô đã trải qua tiến trình tăng trưởng trí tuệ một cách tuần tự từ 10% (mức vận dụng trí tuệ cơ bản của một người bình thường) cho đến 100%. Ở giai đoạn đầu, cô tự truy cập được các kỹ năng ngoại ngữ, võ thuật, y học vv..được tìm thấy trong tiềm thức của cô. Theo Phật giáo đây là những kiến thức từ muôn kiếp trước được lưu giữ lại trong A Lại Da Thức.
Dần dần, Lucy có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác, quán xét được quá khứ như nhớ rõ những việc từ khi còn 1 tuổi, nhớ những ký ức sâu thẳm. Cô còn cảm nhận được tất cả những hoạt động bên trong cơ thể thậm chí như nhiệt độ thoát ra ngoài, cảm nhận được trái đất đang quay, trọng lực, không gian, thấy được sự trao đổi chất của cây cối và muôn loài mà mắt thường không thấy được… Cô còn biết được sự tiến hoá của loài người từ buổi sơ khai nhất cho đến khi cô thấy được tương lai. Lúc này tri thức của cô vượt ra ngoài vũ trụ. Cô còn điều khiển được người khác, điều khiển được các tín hiệu vô tuyến cũng như các đồ vật bằng cách hoà nhập tâm thức của cô vào vạn vật. Giờ cô đã là một Lucy siêu phàm.
Các giai đoạn tăng trưởng trí tuệ của cô tương đồng với sự chứng đắc của Đức Phật khi ngài toạ thiền dưới cây Bồ Đề. Ngài đã chứng quả “Túc mệnh minh”-biết rõ quá khứ của mình lẫn trong tam giới, “Thiên nhãn minh”- thấy được bản thể vũ trụ và nguyên nhân sanh khởi của vũ trụ, “Lậu tận minh”- biết rõ nguồn gốc đau khổ và phương pháp diệt khổ.
Tại phòng thí nghiệm của giáo sư não học Norman, ông và các đồng nghiệp hết sức ngạc nhiên khi Lucy đã tiến đến một cảnh giới khiến toàn bộ căn phòng trở nên trống không, trắng xoá. Hiện tượng này Phật học gọi là vô sắc giới,một trong những tầng thiền chứng đắc của các vị thiền sư, A La Hán.
Để đạt được trí tuệ siêu việt Lucy đã trải qua quá trình chiến đấu với bản thân mình thể hiện qua việc gọi điện thoại về cho mẹ nói về những thay đổi trong mình, đối mặt với việc mất đi những cảm xúc con người vv...Ngoài ra Lucy còn phải đối chọi với bọn tội phạm đang ráo riết tìm cách giết chết cô. Điều này cũng như khi Đức Phật ngài đã chiến đấu nội ma (chính mình), và ngoại ma (ma vương) đến phút cuối cùng mới thành chánh giác.
Giai đoạn cuối cùng Lucy đạt đến tuyệt đỉnh trí tuệ. Lúc này Lucy không còn là Lucy nữa, cô đã hoà nhập vào bản thể của vũ trụ như nước trong ly đổ vào đại dương. Khi viên cảnh sát chạy vào hỏi các giáo sư “Lucy đâu? ” cũng lúc đó điện thoại anh ta hiện lên dòng chữ “I AM EVERYWHERE” nghĩa là Lucy ở khắp nơi. Điều này ngụ ý như một người tu hành đã chứng đắc không còn cái ngã, không còn là cái tôi, cái của tôi, sự hiện diện của tôi mà tất cả đều có trong tôi, tôi ở trong tất cả, thấu hiểu được “vạn pháp giai không”, cuối cùng thể nhập Niết Bàn. Cũng như vậy, Phật tử chúng ta có quyền hỏi Đức Phật ở đâu? Và câu trả lời là Đức Phật ở khắp nơi hiện diện quanh chúng ta và khắp tận cùng thế giới.
Cuối cùng Lucy đã lưu lại tất cả những kiến thức mà cô có được vào một cái USB (bộ nhớ) để giúp nhân loại đi lên tầm cao mới. Đức Phật cũng vậy, tất cả những lời dạy của Ngài đã được ghi chép vào Tam Tạng Kinh Điển để hướng dẫn chúng sanh đến được con đường giác ngộ.
Tôi chỉ nêu những điểm tương đồng trong quá trình phát triển trí tuệ của Lucy với quá trình thành đạo của Đức Phật để thấy được sự gặp nhau giữa Triết học siêu nhân học và Phật giáo.
Tuy nhiên, chúng ta không thể so sánh trí tuệ của Lucy với sự giác ngộ của Đức Phật. Bởi vì sự giác ngộ của Đức Phật bao hàm lòng từ bi vô hạn của Ngài đối với chúng sanh. Khi con người đạt đến đỉnh cao của trí tuệ nhưng không có từ bi làm nền tảng thì xã hội tất yếu sẽ đi đến cảnh diệt vong.
Thích Châu Đạt
"Lucy" - Tồn tại hay không?
Đăng ngày Thứ hai 18/08/2014 09:46
Nếu bạn muốn có một ngày cuối tuần vui vẻ, đi coi một bộ phim hành động, kinh dị hay hài hước gì đó để rồi bước ra khỏi rạp là quên sạch những thứ vừa coi, thì bạn không nên mua vé coi “Lucy”.
Từ lâu, con người chúng ta vẫn luôn tự hỏi bản thân mình rằng, “Đâu là giới hạn khả năng của con người?” Cách đây vài trăm năm, việc bay trên bầu trời, trò chuyện cùng một người ở cách xa hàng ngàn cây số hay bước chân lên một hành tinh khác... đều là những “phép màu” thuộc thế giới phù thủy, thần linh. Nhưng trải qua thời gian, con người đã từ từ chạm được tới ngưỡng “thần thánh” đó. Máy bay, điện thoại di động, phi thuyền vũ trụ... đều là những phát minh của con người để hiện thực hóa những điều gần như không tưởng kia. Và để làm những điều đó, con người sử dụng tư duy não bộ của mình.
“Lucy” đề cập đến một vấn đề đã từ lâu tồn tại trong lý thuyết: Con người ta hiện tại chỉ sử dụng được một phần rất nhỏ não bộ mình. Con số này trong“Lucy” đưa ra là 10%. Vậy khi con người sử dụng đến 20, 70 hay thậm chí 100% khả năng của trí não, việc gì sẽ diễn ra?
Lucy là một cô sinh viên Mỹ đang sống ở Đài Loan, sau một đêm tiệc tùng, cô bị dính vào đường dây vận chuyển ma túy của xã hội đen. Jang, trùm tổ chức, quyết định đưa gói hàng C.P.H.4 vào cơ thể Lucy để vận chuyển qua nước khác, nhưng vô tình khi Lucy bị đánh mạnh vào phần ổ bụng, gói chất ma túy vỡ ra và Lucy hấp thụ gần như trọn vẹn loại hóa chất kỳ lạ kia. Từ đó, cô có khả năng sử dụng trí não của mình ở những mức cao hơn so với người thường. Nhưng đồng thời, Lucy phải đối mặt với một vấn đề mới, do quá trình sao chép tế bào diễn ra với tần suất quá nhanh, cơ thể cô sẽ dần tan biến theo thời gian.
Từ khi xuất hiện trailer, “Lucy” đã khiến nhiều người liên tưởng đến mô típ phim giả tưởng thông thường, nữ nhân vật sau khi tiếp nhận hóa chất lạ thì có khả năng phi thường, sau đó trở thành anh hùng, đối đầu với một thế lực hắc ám nào đó để cứu loài người. Kiểu phim như vậy chắc chắn không thể thiếu những màn bắn súng, đánh nhau với kỹ xảo hoành tráng, choáng ngợp. Chính vì với những suy nghĩ đó, nhiều khán giả sau khi coi hết “Lucy” đã bày tỏ nỗi thất vọng vì... phim không như mong đợi.
“Lucy” không phải là một bộ phim siêu anh hùng. Đạo diễn Besson muốn mang đến cho mọi người một trải nghiệm sâu sắc về lý thuyết não bộ cũng như cách nhìn nhận sâu sắc của những nhà làm phim về vấn đề “tồn tại” của thực thể con người.
Thật sự, nếu để nói hết về những thông điệp của “Lucy” mang đến cho người xem sẽ là điều không nên, vì chắc chắn mỗi người xem lại nghiệm ra được một khía cạnh mới lạ mà phim mang lại. Thế nên, nếu muốn được chiêm nghiệm về câu nói nổi tiếng của Shakespeare, “Tồn tại hay không tồn tại, đó chính là vấn đề.” (To be or not to be, that’s the question), bạn nên đi coi bộ phim này. Chắc chắn nó sẽ mở ra cho bạn những suy nghĩ rất lớn về cuộc đời mà mình đang “tồn tại” trong đó.
Về diễn xuất, có thể nói “Lucy” là bước tiến rất lớn của Scarlett Johansson. Kiểu vai đả nữ, nữ anh hùng không xa lạ với “Góa phụ áo đen”, nhưng để thể hiện được hết nội tâm đa dạng, biến chuyển rất nhanh của Lucy, chỉ có đôi mắt của Scarlett làm được việc đó.
Đầu phim, ánh mắt của Lucy là của một kẻ ngông đời, thích tiệc tùng, một cô gái ham chơi vô lo. Đến khi bị bắt vào đường dây vận chuyển ma túy, ánh mắt của Lucy chuyển sang sợ hãi, hoảng loạn đến gần như điên dại. Để rồi khi hóa chất kích hoạt toàn bộ công năng của tế bào, ánh mắt của Lucy trở nên lạnh lùng, quyết đoán, thông tuệ và tràn đầy năng lượng. Khi phát hiện ra cơ thể của mình sẽ tan biến khi hết thời gian thuốc hiệu lực, Lucy lại lần nữa hoảng sợ và cuối cùng, khi trí não đạt được 100% công năng, thứ duy nhất đọng lại trong mắt Lucy là sự bình thản đến lạ kỳ. Chắc chắn, sẽ có nhiều người bước ra khỏi rạp vẫn còn ngẩn ngơ về ánh mắt đầy ma mị của Scarlett trong vai “Lucy”.
Một vai diễn khác cũng ấn tượng không kém, đó là trùm mafia người Hàn, do diễn viên gạo cội Choi Min Sik đảm nhiệm. Sự lạnh lùng, tàn nhẫn cũng như cách phát âm gằn từng chữ đã khiến vai diễn ông trùm Jang đầy ấn tượng. Morgan Freeman trong phim này, có vẻ khá lép vế khi bị Scarltt và Choi lấn át, nhưng nhìn chung, vẫn là một vai “vừa đủ” của ông.
Như đã nói từ đầu, “Lucy” không đơn giản là một bộ phim giải trí, thế nên bạn cần cân nhắc khi quyết định chọn xem phim, và khi xem, nên tập trung một chút để có thể thấu hết những tư tưởng mà phim mang đến.
Cuối cùng, ngay cả tên phim cũng đã nói lên nhiều điều: “Lucy” trong tiếng Latinh có nghĩa là “Ánh sáng” và trong tiếng Pháp có nghĩa là “Thượng đế đã mỉm cười”. Và chắc chắn, nhiều người sau khi rời khỏi rạp sẽ tự hỏi, “Mình đã xài được bao nhiêu phần trăm não bộ!”
Bài: Chú Hề
Ảnh: Galaxycine
Ảnh: Galaxycine
>>> Có thể bạn quan tâm: Scarlett Johansson được các tạp chí trên khắp thế giới bình chọn nằm trong top những phụ nữ hấp dẫn nhất thế giới trên dưới…20 lần. Một con số quá ấn tượng cho một nữ diễn viên để cô có thể dùng làm bệ phóng vào các vai diễn “thừa da thiếu vải” trong các bộ phim lớn. Thế nhưng, những thành tựu mà cô đào gợi cảm của Hollywood này đạt được cho thấy đẹp không phải là tất cả những gì cô có.
No comments:
Post a Comment