Sunday, April 5, 2015

(Video) Doctor Zhivago - Bác Sĩ Zhivago (British TV Series, 3 Episodes, 2002)



Storyline :
Young and beautiful Lara is loved by three men: a revolutionary, a mogul, and a doctor. Their lives become intertwined with the drama of Russian revolution. Doctor Zhivago is still married when he meets Lara. Their love story is unfolding against the backdrop of revolution which affects the doctor's career, his family, and his love to Lara.

Rating: Unrated
Genre: Drama , Television
Directed By: Giacomo Campiotti
In Theaters: Nov 24, 2002 Wide
On DVD: Nov 4, 2003

MOVIE INFO
Doctor Zhivago is a 2002 British television miniseries directed by Giacomo Campiotti and starring Hans Matheson, Keira Knightley and Sam Neill. The teleplay by Andrew Davies is based on the 1957 novel of the same title by Boris Pasternak. The serial is the second English-language screen adaptation of the book, following the 1965 feature film. It was produced by Granada Television, with co-funding from the American PBS station WGBH Boston and the German company Evision. It was first broadcast on ITV in the United Kingdom, beginning on 24 November 2002. In the United States, it aired as part of Masterpiece Theatre on 2 and 9 November 2003.

Casts: Hans Matheson, Keira Knightley, Sam Neill, Bill Paterson, Celia Imrie, Maryam d'Abo, Anne-Marie Duff, Alexandra Maria Lara, Kris Marshall, Hugh Bonneville, Gregg Sulkin


PHẦN 01


PHẦN 02





Doctor Zhivago
ZhivagoDVD.jpg
DVD cover
GenreDrama
Directed byGiacomo Campiotti
Produced byAnne Pivcevic
Hugh Warren
Written byAndrew Davies
StarringHans Matheson
Keira Knightley
Sam Neill
Kris Marshall
Music byLudovico Einaudi
Editing byJoe Walker
Budget£7 million [1]
CountryUnited Kingdom
United States
Germany
LanguageEnglish
Original channelITV
Original run24 November 2002 – 8 December 2002
Running time225 minutes
No. of episodes3

Cast



Chuyện Bác Sĩ Zhivago

09/04/2014

Trần Khải


Câu chuyện rất lạ, bây giờ mới biết: Chính CIA đã quảng bá các ấn bản tiểu thuyết “Doctor Zhivago” (Bác Sĩ Zhivago) của nhà văn Nga Boris Pasternak trong nỗ lực gây loạn trong nội bộ Liên Xô thời Chiến Tranh Lạnh, theo các hồ sơ mới giảỉ mật tuần này.

Sở tình báo Hoa Kỳ đã nhìn thấy tác phẩm văn chương tuyệt vời này là thách thức đối với chủ nghĩa Cộng sản, và là một cách để làm các công dân Liên Xô chất vấn chính phủ Moscow rằng tại sao chính phủ đàn áp một trong những nhà văn vĩ đại của họ, theo tin Reuters.

Hồ sơ CIA, lấy được bởi nhật báo The Washington Post, kể chi tiết về cách CIA nhúng tay vào việc in sách này.

Chính phủ Liên Xô đã cấm tiểu thuyết này, và sở tình báo Anh quốc trước tiên đã nhận ra giá trị tuyên truyền của tác phẩm hồi năm 1958, gửi sang cho CIA 2 cuộn phim chụp các trang sách, và đề nghị quảng bá sách này khắp Liên Xô và Đông Âu.

Chính phủ Moscow vừa nổi giận, vừa xấu hổ vì tiểu thuyết này thành công lớn, được ca ngợi và trở thành cuốn phim kinh điển năm 1965 do đạo diễn David Lean thực hiện, thắng 5 Giải Oscar và được đề cử cho giải phim hay nhất.

Tiểu thuyết của Pasternak đã kể lại cuộc đời của Yuri Zhivago, một bác sĩ và là một nhà thơ, và mối tình của ông với 2 phụ nữ xuyên qua nhiều thập niên của cách mạng, chiến tranh, nội chiến và sự đàn áp của Cộng sản. Tác phẩm "Doctor Zhivago" mang không khí thần bí tôn giáo, nhân vật chính không hòa hài với chủ nghĩa CS.

Các nhà phê bình Nga đã đấu tố Pasternak là kẻ phẩn bội, và kỹ nghệ xuất bản Liên Xô không đụng tới bản thảo của ông, nhưng một người trong làng văn chương Ý đã cầm một bản thảo ra khỏi Liên Xô và một công ty Ý đã ấn hành sách naỳ năm 1957.

Chẳng bao lâu sau, CIA nhúng ta liền, theo hồ sơ mật lấy được bởi hai tác giả Peter Finn và Petra Couvee khi tìm tài liệu cho cuốn sách của họ tưạ đề "The Zhivago Affair: The Kremlin, the CIA and the Battle Over a Forbidden Book" (Vấn Đề Zhivago: Điện Cẩm Linh, CIA và Trận Chiến Trên Một Cuốn Sách Cấm), sẽ phát hành vào tháng 6-2014.

Một trong các bản thư nội bộ CIA nói rằng "Dr. Zhivago" có giá trị tuyên truyền cao, không chỉ vì thông điệp nội tại và bản chất kích thích suy nghĩ, nhưng cũng vì hoàn cảnh xuất bản sách này.

Bản hồ sơ mật viết: “Chúng ta có cơ hội làm công dân Liên Xô thắc mắc là có điều gì sai ở chính phủ Moscow, khi một tác phẩm văn chương viết bởi một trong những nhà văn vĩ đại của Nga lại không được in ở quê nhà bằng ngôn ngữ của chính tác giả cho chính dân tộc của ông đọc.”

CIA quyết định in sách này trong nhiều ngoạị ngữ để tặng miễn phí, trong nỗ lực bôi xấu Liên Xô.

John Maury, Giám đốc Sở Nga Sô Viết của cơ quan tình báo CIA, viết trong một bản bị chú lục rằng:

“Thông điệp nhân bản của Pasternak -- rằng tất cả mọi người đều có quyền có đời sống tư riêng và xứng đáng được tôn trọng như một người, bất kể quan điểm chính trị nào hay sự đóng góp nào cho đất nước của họ -- đưa ra một thách thức căn bản đối với đạo dức Xô Viết là phải hy sinh cá nhân cho hệ thống Cộng sản.”

CIA muốn giấu bàn tay của Mỹ trong việc quảng bá sách "Doctor Zhivago" nên đã đưa sang một nhà xuất bản Hòa Lan in ấn bản tiếng Nga -- mặc dù nhà xuất bản Ý vẫn còn giữ bản quyền sách này.

Sách phát hành khắp Châu Âu với mục tiêu chính là đưa vào hội chợ có hàng chục quốc gia tham dự năm 1958, có tên là “the 1958 Brussels Universal and International Exposition” -- bởi vì Moscow đã cấp visa cho 16,000 công dân Nga tham dự.

CIA không muốn để gian hàng Hoa Kỳ phát ra 365 ấn bản sách naỳ, nên đã trao tặng cho các công dân Xô viết tới thăm gian hàng của Vatican.

Sách này lưu chuyển nhanh chóng giữa các khách Liên Xô thăm hội chợ, và một thư nội bộ CIA ca ngợi đây là thành công lớn.

Sau đó, CIA làm một ấn bản nhỏ cuốn này, nhỏ vừa để nhét vào túi và đôi khi tách làm 2 tập để dễ giấu. Nhiều cuốn sách nhỏ này trao tặng cho thanh niên Xô Viết và Đông Âu trong một hội nghị thanh niên ở Vienna năm 1959.

Nhờ CIA, tác phẩm đã tới Moscow và các nước vệ tinh, tay chuyền tay.

Pasternak, cũng là một nhà thơ hàng đầu, đã thắng Giải Văn Chương Nobel (Nobel Prize for Literature) năm 1958 và ấn bản Anh ngữ của "Doctor Zhivago" trong 6 tháng liền nằm trên danh sách tác phẩm bán chạy của The New York Times năm 1958 và 1959.

Pasternak ở lại Nga cho tới khi từ trần năm 1960, thọ 70 tuổi, sau khi bị tim và ung thư phổi.

Nhà nước Hà Nội hiện nay cũng thế: có nhiều tác phẩm tuyệt vời của nhiều nhà văn Việt Nam lại không được in tại quê nhà.

No comments:

Post a Comment