Saturday, October 18, 2014

Alain Delon Collection










Alain Delon sinh ngày 8 tháng 11 năm 1935, là nam diễn viên, nhà sản xuất điện ảnh người Pháp. Khi còn trẻ, ông nổi tiếng với vẻ ngoài đẹp trai.  Ông sinh ra tại Sceaux, Pháp. Bố mẹ ông ly hôn từ khi ông lên 4 tuổi. Từ đó, ông sống với bố mẹ nuôi tại Fresnes rồi được gửi vào một trường dòng. Khi mẹ ông tái hôn, ông trở về sống với mẹ. Đến tuổi trưởng thành, ông nhập ngũ, gia nhập lực lượng Hải quân Pháp. Hết hạn nhập ngũ, Alain Delon trở về Pháp và làm nhiều nghề lao động chân tay như bốc vác, phục vụ... Trong thời gian này, ông kết bạn với diễn viên trẻ như Jean Claude Brialy, người đã giới thiệu ông với đạo diễn Yves Allégret. Năm 1957, ông được Yves Allégret chọn tham gia một vai diễn nhỏ trong phim Quand la femme s'en mêle, mở ra một sự nghiệp điện ảnh lớn với gần 90 bộ phim, trở thành một ngôi sao của điện ảnh Pháp.

Phim đã đóng:

1957 - Quand la femme s'en mêle 
1957 - Sois belle et tais-toi 
1958 - Christine 
1959 - Faibles femmes 
1959 - Le Chemin des écoliers 
1960 - Plein soleil 
1960 - Rocco et ses frères 
1961 - Quelle joie de vivre 
1961 - Les Amours célèbres 
1961 - Boccace 70 
1962 - L'Éclipse 
1962 - Le Diable et les Dix Commandements 
1962 - L'Échiquier de Dieu 
1963 - Carambolages 
1963 - Mélodie en sous-sol 
1963 - Le Guépard 
1964 - La Tulipe noire 
1964 - L'Insoumis 
1964 - Les Félins 
1964 - La Rolls-Royce jaune (The Yellow Rolls-Royce) 
1965 - Les Tueurs de San Francisco (Once a Thief) 
1966 - Paris brûle-t-il ? de 
1966 - Texas, nous voilà (Texas Across the River) 
1966 - Les Centurions (Lost Command) 
1966 - Les Aventuriers 
1967 - Diaboliquement vôtre 
1967 - Le Samouraï 
1968 - Adieu l'ami 
1968 - La Motocyclette (Girl on a Motorcycle) 
1968 - La Piscine 
1968 - Histoires extraordinaires 
1969 - Jeff 
1969 - Madly 
1969 - Le Clan des Siciliens

(CLICK VÀO ẢNH ĐỂ XEM PHIM)

PURPLE NOON (1960)

LOST COMMAND (1966)

THE GODSON (1967)

FAREWELL, FRIEND - VĨNH BIỆT BẠN HIỀN (1968)

HỒ BƠI - THE SWIMMING POOL (1969)

SCORPIO (1973)



LIỆU PHÁP GÂY SỐC - SHOCK TREATMENT (1973)


DANCING MACHINE (1990)












Alain Delon - “Hoàng đế” cô đơn


“Phụ nữ ư? Tôi không hiểu họ tí nào. Tôi sẽ chết mà không sao hiểu họ”- Alain Delon - người chinh phục được hàng triệu con tim nhưng không giữ nổi một con tim bên mình từng nói vậy khi trả lời phỏng vấn Paris – Match hồi cuối năm 1996.

Khu Sologne, ở nam vùng lòng chảo Paris, nổi tiếng là khu săn bắn và câu cá, vì đấy toàn những truông trảng, rừng núi và ao đầm. Ở Sologne có một tư trang luôn luôn gợi tò mò, bởi lẽ rất hiếm người được đặt chân đến.

Tư trang đó rộng mênh mông, xanh rờn cây cối. Những ngôi nhà, những khu vườn, ba bể bơi, một nhà thờ cơ đốc giáo, một cánh rừng, một hồ nước bát ngát, sân máy bay lên thẳng… Muốn thăm hết toàn bộ, ít ra phải có ba ngày.

“Vương quốc” cổ kim đông tây kết hợp này rõ ràng được xây dựng cho một gia đình lớn, một dòng họ nối tiếp mãi đến mai sau. Thế nhưng, hiện tại, chỉ một đàn chó quây quần ở đó với một ông vua, “hoàng đế cô đơn” Alain Delon, diễn viên hàng đầu của Pháp và của thế giới.

Mãi trung tuần tháng chín vừa rồi, Vương quốc Douchy ấy mới được nữ nhà báo Catherine Schwab của tuần báo Paris– Match phát hiện cho công chúng Pháp và nước ngoài. Việc phát hiện được ca ngợi là một kỳ công báo chí, gần như một chuyến thám hiểm ly kỳ.

Số là cuối tháng tám, loang ra tiếng đồn rằng Alain Delon hoãn chuyến lưu diễn vở kịch Những ngọn núi Nga mà công chúng nhiều nơi tại Pháp đang chờ đợi. Ngày 29/8, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên làn sóng phát thanh RTL, ông xác nhận việc hoãn, vì tim mạch có vấn đề.



Rồi nhiều báo, tạp chí, các hãng phát thanh và truyền hình liên tiếp đưa tin về Alain Delon. Paris – Match đương nhiên cũng vào cuộc, và gây nhiều ấn tượng bất ngờ nhất từ trung tuần tháng chín tới nay…



Công chúng khắp nơi trong và ngoài CH Pháp tới tấp gửi lời thăm hỏi và cầu chúc cho Delon. Có những bức thư được viết bằng một thứ tiếng Pháp “giả cầy”, song tác giả là người lớn tuổi, nên càng xúc động.



Câu đầu tiên của Delon mà người ta nhớ đến ngay dịp này là “Tôi đã làm rất cừ ba việc: nghề nghiệp, những trò ngu ngốc và yêu thương các con”.



Bảy mươi năm trước, Alain Delon cất tiếng khóc chào đời ở Sceaux, một thị trấn ngoại ô Paris. Cha là chủ một rạp chiếu bóng nhỏ. Mẹ bán thuốc. Cha mẹ ly dị khi Delon mới bốn tuổi. Ông được một đôi vợ chồng gác ngục đón về nuôi. Lớn lên trong môi trường gồm toàn tội phạm và cảnh sát, ông sớm nhận thấy những bất ổn của cõi đời. Tính cách và sự nghiệp sau này của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của tuổi thơ không bình thường.



Trở thành một đứa bé quá hiếu động và nghịch ngợm, ông bị đuổi học sáu lần, hầu như trường nào trong vùng cũng không kham nổi. Ngay một trường dòng cũng không giữ ông nội trú được lâu.



Năm 14 tuổi, ông rủ một bạn thân bỏ trốn và định sang Chicago, Hoa kỳ. Cuộc phiêu lưu không hẳn là điên rồ kết thúc ở sở cảnh sát. Người mẹ đành hướng con theo nghiệp của người chồng thứ hai của bà, chủ một doanh nghiệp thịt lợn, xúc xích, patê. Ông đã học và được cấp chứng chỉ đủ năng lực hành nghề.


Song, chí của Delon lớn hơn thế nhiều. Có điều, học hành chả ra sao, ông bèn quyết định theo nghiệp binh. Năm 1953, ở tuổi 17, ông tình nguyện nhập ngũ và được điều sang Đông Dương. Ông từng trải qua những trận đánh ác liệt, từng chịu nhiều rủi ro, bất hạnh.

Bốn năm làm lính khiến ông chín chắn lên nhiều và cũng nhận rõ đấy không phải nghề cần theo. Về Pháp, ông phải làm đủ việc linh tinh để kiếm sống, lâu nhất là nghề bốc vác ở các khu chợ Paris.

Ông tình cờ được một người bạn mời đến Cannes đúng kỳ liên hoan 1957.

Tại đây, ông hay cùng bạn lui tới chỗ nọ chỗ kia, nên được một đạo diễn chú ý, chủ yếu vì vẻ ngoài vừa điển trai vừa “bụi đời”. Đạo diễn này đưa ông sang Rome diễn thử và đề nghị ông ký một hợp đồng bảy năm với Hollywood. Ông được gửi về Paris để học tiếng Anh.

Ông ngẫu nhiên gặp đạo diễn phim hình sự Pháp Yves Allégret (1907 - 1987) và bị thuyết phục hoàn toàn, bèn hủy hợp đồng nói trên và tham gia ngay bộ phim của ông này Khi đàn bà chõ mũi vào (1957).

Ông nổi danh tức thì, không phải do tay nghề đã vững mà chủ yếu vì hình thể hơi mảnh mai và có vẻ luôn bồn chồn, bộ mặt như của trẻ vị thành niên, gây ấn tượng mạnh, trái hẳn với sự đơn điệu nhạt nhẽo của những diễn viên chuyên đóng loại vai bất hảo hay anh chị.

Từ đó, ông không ngừng được mời vào vai, hiển nhiên loại nhân vật vừa nói là chính, không chỉ ở Pháp, mà còn ở khắp châu Âu và Hoa kỳ, với những đạo diễn tài giỏi hàng đầu. ấn tượng các vai do ông thể hiện qua 82 bộ phim – thành công nhất là Nắng chan hòa (1960), Báo bờm châu Phi (1962), Chàng samourai (1967),  Chuyện chúng tôi (1984), Fabio Montale (phim truyền hình, gần 40 triệu người xem, 2001) - vừa đa dạng, vừa ám ảnh, khiến khán giả khó yên lòng sau khi xem phim.

Vẻ đẹp thiên thần của kẻ ác thật tương phản với sự lạnh lùng, tàn nhẫn, vô hồn bên trong. Song le, dường như tội ác kia có chút gì có lý, hoặc hình phạt có chút gì không hợp lý.

Điều này được Alain Delon thổ lộ năm 1999: “Tôi quyết định chấm dứt sự nghiệp điện ảnh. Phim đích thực không còn. Khắp nơi chỉ thấy phim thương mại. Tôi đã thủ vai trong khoảng 80 phim, mỗi phim một vẻ. Mấy ai được sống từng ấy cuộc đời? Năm mươi năm nữa, liệu có ai còn nhớ Alain Delon?”.

Không ít nhà phê bình giật mình trước câu nói này. Nghệ thuật phải gan ruột như vậy. Từ đó, ta mới dễ hiểu chuyện chừng như vô lý ở cả nhà văn Bỉ George Simenon (1903 - 1989): Thanh tra Maigret không lên án tội phạm, mà thương xót cả tội phạm lẫn nạn nhân, thậm chí có cảm tình với tội phạm hơn. Xin nói rằng ba lần ông nói từ giã điện ảnh (1996, 1999, 2001), ba lần ông trở lại đóng phim.

Ông có tài và khá thành công trong kinh doanh. Những năm 1960, ông kinh doanh nhà hàng khá rôm rả. Năm 1964, thành lập Hãng sản xuất phim Delbeau Production và đã sản xuất 26 bộ phim. Năm 1978, ông thành lập Công ty “Alain Delon Diffusion SA”, trụ sở ở Genève. Nhãn hiệu ấy được biết đến khắp nơi trên hành tinh với nhiều loại sản phẩm như nước vệ sinh, rượu vang, rượu cognac, đồng hồ đeo tay, kính đeo mắt…

Ông từng thắng kiện một hãng của Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm bản quyền của mình. Về cơ bản, Alain Delon đã thắng lợi ngoạn mục trong tất cả những gì ông làm và muốn làm.

Thế nhưng, dường như ông đang ngã gục dưới cú đòn hiểm nhất. Ấy là hôn nhân và gia đình. Tình yêu sét đánh (1958) giữa ông và ngôi sao màn bạc Áo Romy Schneider (1938 - 1982), mà lễ đính hôn ngày 22 tháng Ba năm 1959 được báo chí toàn cầu chứng kiến, đã đi vào lịch sử như một mối tình thế kỷ.

Song ít năm sau, hai người chia tay. Ông gặp Nathalie Canovas, một minh tinh Hollywood, năm 1964, và thành hôn ngay năm đó, sinh ra con trai Anthony Delon, nay cũng là diễn viên đã 41 tuổi.

Mối tình thứ hai cũng không bền. Mireille Darc quen ông khi cùng diễn trong phim Jeff (1968), về sau trở thành người vợ thứ ba của ông. Năm 1985, Delon đến sống ở Thụy Sỹ trong một lâu đài tráng lệ có bể bơi, vườn rộng, bên bờ hồ Léman. Đang trục trặc với Mireille Darc, năm 1987, ông làm quen với Rosalie Van Breemen, cô gái trẻ bằng nửa tuổi ông.

Hai người yêu nhau đắm đuối, nên vợ nên chồng và cho ra đời hai con: Anouchka, nay 15 tuổi và Alain Fabien, 11 tuổi (Fabien là tên ông nội). Do nhiều nguyên nhân, cái chính hẳn là “những trò ngu ngốc” của ông (đàng điếm, ong bướm, thế giới ngầm), Rosalie nhất quyết từ bỏ ông và đem theo hai con về với người chồng mới năm 2002.

Cách một kỳ nghỉ cuối tuần, ông mới được gặp các con một lần. Năm 2003, ông thuyết phục được Rosalie cho con gái Anouchka đóng cùng ông trong phim truyền hình Sư tử. Mơ ước hướng con vào nghề của mình càng ngày càng khó khăn.

Hai con nhỏ là niềm kiêu hãnh, là tác phẩm hay nhất của ông. Chỉ một tiếng cười của một trong hai đứa đã đủ xua tan trong ông những u ám nặng nề.

Cuối năm 1996, trả lời phỏng vấn Paris – Match, ông nói: “Từ khi chúng sinh ra, tôi có cảm giác bị trừng phạt, mỗi khi rời chúng để đi làm” và, “Phụ nữ ư? Tôi không hiểu họ tí nào. Tôi sẽ chết mà không sao hiểu họ”. Người chinh phục được hàng triệu con tim đã không giữ nổi một con tim bên mình và có nguy cơ mất nốt hai con tim mà người đó yêu thương nhất. Chúng cũng rất yêu ông.

Ba năm rồi, ông vật lộn với bản thân và giờ đây ông công khai ý định tự kết liễu đời mình. Nơi an táng là Beaulieu - sur – Mer. Nhạc tang lễ sẽ là Trong đời tôi của The Beatles và Con đường của tôi do Sid Vicious thể hiện. Lời vĩnh biệt của ông: “Ciao tutti!” (tiếng Italia). Văn bia: “Ai cũng nói về người ấy chuyện này”.

Tuy nhiên, theo Paris – Match, ông vẫn còn sống được, vì hai con. Ông vẫn hy vọng một phụ nữ nào đó hiểu mình, dĩ nhiên một phụ nữ đứng tuổi sẽ là cái phao cho ông. Công chúng thì không để ý đến những “trò ngu ngốc” mà chỉ hàm ơn ông về những đóng góp của ông cho đời…Thực ra, cõi thế đã lặng lẽ giúp ông làm được những gì mà ông có thể. Lẽ công bằng ấy là bất tử vậy…

Đinh Thủy Hương (Tổng Hợp)


Alain Delon: Người nghệ sĩ càng lớn thì càng bất hạnh



(TGĐA) - Alain Delon và Romy Shneider là một cặp ngôi sao điện ảnh lãng mạn nhất của điện ảnh châu Âu những năm 50-60 thế kỷ trước. Những thăng trầm trong mối tình bi kịch của họ cho đến nay vẫn làm xúc động trái tim bao người hâm mộ.

Chính Delon cho đến tận bây giờ vẫn than khóc cho người tình của mình đã sớm từ giã cõi đời năm 1982. Ngày 21 tháng 3 năm nay ông kỷ niệm 50 năm lễ đính hôn của họ, một lễ đính hôn đã không được trở thành lễ cưới. Mới đây Nhà xuất bản “Didier Carpentier” ở Paris vừa xuất bản cuốn sách “Delon và Romy”. Tác giả cuốn sách Philip Barbier, bạn thân của Delon, đã kể cho phóng viên “Tin tức” ở Pháp Yury Kovalenko về những bí mật của câu chuyện tình vừa tuyệt vời vừa bi kịch này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tại sao ông quyết định quay lại mối tình của Alain Delon và Romy Shneider ? Phải chăng tất cả vẫn chưa được viết hết?

Vấn đề ở chỗ, thực sự Delon lần đầu tiên trở thành một trong những tác giả của cuốn sách này và đã kể lại nhiều điều thú vị. “Không có một câu chuyện nào buồn thảm hơn trên thế gian”.

Alain và Romy gặp nhau từ bao giờ?

Mùa thu năm 1958 bên cầu thang máy bay ở sân bay Orly. Romy bay đến đây để đóng phim “Christine”. Alain 23 tuổi, còn nàng 20.

Trước cuộc gặp gỡ đó Alain mê những người phụ nữ hơn ông khoảng 10 tuổi. Chính họ đã mở cánh cửa cho ông bước vào điện ảnh. Đó là nữ diễn viên Michael Cordoue. Chồng bà Yves Allégret đã mời Delon tham gia vai diễn đầu tiên trong phim “Khi người phụ nữ can thiệp vào”.

Còn nói về Romy thì ở Pháp bà là một người hoàn toàn vô danh?

Nhưng ở Đức và ở Áo bà đã là một ngôi sao, đã đóng vai Sissi - nữ hoàng Áo trẻ tuổi. Chính lúc bấy giờ quả là chưa ai biết Delon. Ông là một người lính trở về từ Việt Nam và cư trú tại khu vực quảng trường Pigalle. Một thời gian ông làm bồi bàn ở quán cafe “Coliseum” ở Champs Élyseés, nhưng chẳng bao lâu đã bỏ việc vì đánh nhau với ông chủ của mình.

Có thật là khi đến Paris, đầu tiên Delon đã đóng vai tình nhân của gái làng chơi rất đạt không?

Quả thật, thời gian đầu ông sống với gái làng chơi. Alain là người cực kỳ đẹp trai, nói năng rất có duyên và tìm được chốn nương thân nơi các bà không đức hạnh lắm. Mà thực ra ông chẳng bao giờ giấu diếm điều đó.

Và khi nhìn thấy Romy con người đức hạnh, Delon đã yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên?

Không, không phải từ cái nhìn đầu tiên. Ban đầu ông cảm thấy mình không tương xứng với Romy. Ông bắt đầu phải lòng bà trong thời gian đóng phim “Christine”. Mê như điếu đổ.

Và đã 4 thập kỉ Delon nhắc đi nhắc lại rằng Romy là mối tình đầu, và có thể là mối tình cuối cùng đích thực của ông.

Quả thật, Delon mang theo mối tình này suốt cả cuộc đời. Đối với ông, Romy là người tuyệt vời nhất, trong sáng nhất.

Họ sống với nhau 4 năm rưỡi. Nhưng Delon không phải là một người chồng mẫu mực.

Alain Delon không bao giờ chung thủy trong cuộc đời, kể cả khi yêu Romy. Ông say mê hầu như tất cả những người phụ nữ đẹp ở bên cạnh ông. Sự say mê đó có thể kéo dài một buổi tối, một tuần hay thậm chí một tháng. Romy hiểu rằng Delon thay lòng đổi dạ, nhưng ông luôn luôn quay trở lại với bà. “Ông ấy là người đàn ông của cuộc đời Romy, - Francoise Sagan nhớ lại, - và bà sẵn sàng hiến dâng tất cả mọi thứ trên đời để lấy ông”. Nhưng Alain không sẵn sàng trói buộc mình bằng những sợi dây hôn nhân. Sau đó, nhiều năm liền mối quan hệ giữa Delon và nữ diễn viên Mireille Darc cũng diễn ra đúng như vậy. Alain đi mây về gió, nhưng tin rằng Mireille vẫn đợi ông.

Romy và Delon làm thế nào cùng gặp nhau trên bục sân khấu?

Khi Delon tham gia phim “Rocco và những người anh em” của Luchino Visconti, Romy đến thăm Alain. Nhìn thấy họ bên nhau, Visconti đã quyết định dựng ngay cho họ một vở kịch. Ông mời cả hai người cùng diễn trong vở kịch của John Ford “Không được gọi cô ta là kẻ dâm đãng”, viết về hai anh em thời trung cổ.

Romy nhớ lại rằng bà yêu Visconti. Đạo diễn vĩ đại, theo cách của mình đã yêu cả Romy lẫn Delon, người mà ông gắn bó bằng những mối quan hệ lắt léo.

Visconti là một người đồng tính, ông say mê sắc đẹp trong tất cả mọi biểu hiện của nó – ở cả đàn ông lẫn đàn bà. Ông đã yêu Mastroianni, Delon bằng mối tình lãng mạn, ông có một mối tình thực sự với diễn viên Helmut Berger. Ông gọi Romy là người phụ nữ đẹp nhất thế giới.

Sau khi chia tay với Delon, những nỗi bất hạnh bắt đầu xảy ra với Romy. Liệu Alain có đóng một vai trò nguy hại trong số phận của bà?

Sau khi họ chia tay nhau, suốt một năm liền Romy không thể hoàn hồn. Bà cho rằng Alain phản bội bà, người đã yêu ông, chịu đựng và tha thứ. Romy biết người vợ tương lai của Delon Nathalie Barthélemy qua báo chí. Các tay thợ săn ảnh đã chụp bà ngồi trên đùi Delon.

Cả với Nathalie ông cũng không có lời cầu hôn nào – Delon ngay lập tức cưới bà?

Alain gặp Nathalie trong một quán bar. Ông hơi say rượu và mê bà ngay tức khắc. Họ cùng lên đường tới Mỹ để xây dựng sự nghiệp. Nhưng ở đây Delon không gặt hái được gì - người Mỹ hóa ra không cần chàng diễn viên – tình nhân Pháp. Quả thật, ông có đóng ở đấy một số phim nhưng không thành công. Giai đoạn Mỹ nhanh chóng kết thúc, Delon trở về Pháp. Suốt thời gian đó Romy vô cùng đau khổ.
Phải chăng vì “đau khổ” nên bà đã lấy chồng là diễn viên kiêm đạo diễn Đức Harry Meyen?

Thoạt nhìn Harry là một người điềm đạm, hoàn toàn đối lập với Delon. Họ sinh con trai tên là David. Đứa con trai giữ cho gia đình họ êm ấm một thời gian nào đó. Nhưng những cuộc hôn nhân nghệ sĩ hiếm khi hạnh phúc. Romy ly hôn với Meyen và mấy năm sau anh ta treo cổ trong một bệnh viện tâm thần. Thời gian đó Romy đã kết hôn với thư ký của mình là Daniel Byasini.

Sự nghiệp của Romy, thì ra, đã kết thúc. Lúc bấy giờ Delon có chìa bàn tay giúp đỡ Romy không?
Ở Pháp và Đức bà hầu như bị lãng quên. Thỉnh thoảng bà được nhận những vai nhỏ ở Anh. Một lần Delon được mời tham gia kịch bản phim “Bể bơi” của đạo diễn Jack Dere. Delon quyết định mời Romy, nhưng nhà sản xuất không muốn nhắc đến tên bà và đề nghị hoặc là Monica Vitti, hoặc là Angie Dickinson. Thế là Delon ra tối hậu thư: ông đồng ý đóng phim chỉ trong trường hợp có Romy. Và thế là họ lại gặp nhau. Cho đến tận bây giờ Delon cho rằng “Bể bơi” là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của ông mà ông không thể xem lại vì quá xúc động. Trong phim này Romy thể hiện sự gợi cảm mà trước đấy không có. “Bể bơi” giúp Romy trở lại với điện ảnh. Tuy nhiên Alain không yêu lại Romy nữa, mặc dù đã ly hôn với Nathalie và sống độc thân.

Trong gương mặt Romy ông ấy tìm thấy một phụ nữ - người bạn?

Thậm chí nhiêu hơn. Chính Delon nói rằng với Romy họ trở thành anh em ruột, đối xử với nhau rất dịu dàng. Trong thời gian quay phim giữa họ không xảy ra điều gì - thậm chí sau những cảnh “nóng” nhất. Mà thực ra lúc bấy giờ Alain cùng lúc sống với ba người phụ nữ. Trong số đó có Angie Dickinson, người lúc đó đang là tình nhân của tổng thống John Kennedy.
Romy đã sinh con gái Sarah Magdalena với Daniel Biasini. Số phận của cô bé như thế nào?

Sarah năm nay 32 tuổi. Chị diễn trong nhà hát và đóng phim truyền hình - chủ yếu là các vai phụ. Họ giống nhau như hai giọt nước, nhưng Sarah không thể chịu nổi khi người ta so sánh cô với mẹ mình. Không nên cho rằng Sarah Biasini, Anthony Delon hay Guillaume Depardieu kém tài hơn so với bố mẹ họ. Đơn giản là điện ảnh đã thay đổi, thay đổi cả các vai diễn và diễn viên. Thành công thường phụ thuộc vào sự may mắn và sự ngẫu nhiên.

Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời Romy là cái chết vô nghĩa của con trai David.

Cậu bé bò qua bờ rào sắt nhà mình, tuột tay, rơi xuống hàng rào nhọn và chết. David lúc đó 14 tuổi. Lúc bấy giờ Romy bị trầm uất. Delon nói rằng sau khi con trai qua đời Romy ở trong trạng thái chết lâm sàng. Bà uống rượu, hút thuốc phiện. Vết thương tình cảm của bà không bao giờ lành.

Người ta nói rằng Romy tự vẫn?

Không, không phải vậy. Đơn giản là trái tim bà không chịu nổi những nỗi đau đã xảy ra. Bà chết một cái chết bình thường vào ban đêm, khi đang viết thư cho một nhà báo xin hoãn cuộc trả lời phỏng vấn đã định. Bà lúc đó 43 tuổi…Ngồi trong căn phòng bên giường người quá cố, suốt đêm Delon viết thư cho Romy. Sau đó ông đăng bức thư của mình trên tờ “Paris – Match”. “Người nghệ sĩ càng lớn thì càng bất hạnh”, - Delon kết luận. Ông chụp ba tấm ảnh Romy quá cố và luôn mang theo mình. Tấm ảnh này ông luôn luon giữ trong ví. Cuối cùng, ngày 21 tháng 3 năm nay Delon kỷ niệm 50 năm ngày ông ngỏ lời cầu hôn với Romy.

Căn cứ vào những lời tuyên bố gần đây nhất Delon chuẩn bị chết tại điền trang của mình ở miền trung nước Pháp. Và ông muốn “chết đẹp”.

Một thời gian ông bị trục trặc về tim, nhưng hiện nay Alain rất khỏe. Dù sao ông đã chọn chỗ gần nhà nguyện, nơi ông nằm giữa những con chó của mình. Vẫn như xưa ông sống với một chục người bạn bốn chân, trong đó có hai chú chó nòi Sibiri Shalva và Chara của tướng Lebed gửi tặng. Alain không quên người bạn Nga của mình. Ông treo ảnh của Lebed đầu giường, bên cạnh ảnh tướng de Gaulle.

Trần Hậu
(Theo Izvestia.ru)



Alain Delon

Born: November 8, 1935 (age 78), Sceaux, France
Height: 5' 10" (1.77 m)
Spouse: Rosalie van Breemen (m. 1987–2002), Nathalie Delon (m. 1964–1969)
Children: Anthony Delon, Christian Aaron Boulogne, Anouchka Delon, Alain Delon Jr.
TV shows: Frank Riva, Fabio Montale


Alain Fabien Maurice Marcel Delon was born in Sceaux, Hauts-de-Seine, France, to Édith (Arnold) and Fabien Delon. His father was of French and Corsican Italian descent, and his mother was of French and German ancestry. His parents divorced early on, and Delon had a stormy childhood, being frequently expelled from school.

During the early 1950s he was a paratrooper with French Marines in Indochina. In the mid-'50s he worked at various odd jobs including waiter, salesman and porter in Les Halles market. He decided to try an acting career and in 1957 made his film debut in Yves Allégret's Send a Woman When the Devil Fails (1957). He declined an offer of a contract from producer David O. Selznick, and in 1960 he received international recognition for his role in Luchino Visconti's Rocco and His Brothers (1960). In 1961 he appeared on the stage in "'Tis a Pity She's a Whore", directed by Visconti, in Paris. In 1964 he formed his own production company, Delbeau Productions, and he produced a short film directed by Guy Gilles. In 1968 he found himself involved in murder, drug and sex scandal that indirectly implicated major politicians and show-business personalities, but he was eventually cleared of all charges. In the late 1960s he formed another company. Adel Film, and the next year he began producing features. In 1981 he directed his first film, Pour la peau d'un flic (1981).


Delon was a sensation early in his career; he came to embody the young, energetic, often morally corrupted man. With his breathtaking good looks he was also destined to play tender lovers and romantic heroes, and he was a French embodiment of the type created in America by James Dean. His first outstanding success came with the role of the parasite Tom Ripley in 'Rene Clement''s sun-drenched thriller Purple Noon (1960). Delon presented a psychological portrait of a murderous young cynic who attempts to take on the identity of his victim. A totally different role was offered to him by Visconti in Rocco and His Brothers (1960). In this film Delon plays the devoted Rocco, who accepts the greatest sacrifices to save his shiftless brother Simon.


After several other films in Italy, Delon returned to the criminal genre with Jean Gabin in Any Number Can Win (1963). This work, a classic example of the genre, was distinguished not only by a soundly worked-out screenplay, but also by the careful production and the excellent performances of both Delon and Gabin. It was only in the late 1960s that the sleek and lethal Delon came to epitomize the calm, psychopathic hoodlum, staring into the camera like a cat assessing a mouse. His tough, ruthless side was first used to real effect by Jean-Pierre Melville in The Samurai (1967). In 1970 he had a huge success in the bloodstained Borsalino (1970)--which he also produced--playing a small-time gangster in the 1930s who, with Jean-Paul Belmondo, becomes king of the Marseilles underworld. Delon later won critical acclaim for his roles, against type, in Joseph Losey's Mr. Klein (1976) in which he played (brilliantly) the icily sinister title role, and the art-movie Swann in Love (1984). He has an older son Anthony Delon (who has also acted in a number of movies) from his first marriage to Nathalie Delon, and has a young son and daughter, Alain-Fabien and Anouchka with Rosalie.


- IMDb Mini Biography By: Sarah

Filmography


2012  S Novym godom, mamy! 

Alain Delon

2010 One Husband Too Many (TV Movie) 

Maxime de Rougemont

2008 Asterix at the Olympic Games 

Jules Cesar

2003-2004 Frank Riva (TV Series) 

Frank Riva

- L'homme traqué (2004) ... Frank Riva
- L'ange rouge (2004) ... Frank Riva
- Les loups (2004) ... Frank Riva
- La croix étoilée (2003) ... Frank Riva
- L'homme de nulle-part (2003) ... Frank Riva
Show all 6 episodes
 2003 Le lion (TV Movie) 
John Bullit
 2002 Fabio Montale (TV Mini-Series) 
Fabio Montale
- Solea (2002) ... Fabio Montale
- Chourmo (2002) ... Fabio Montale
- Total Khéops (2002) ... Fabio Montale
 2000 Actors 
Alain Delon
 1998 1 chance sur 2 
Julien Vignal
 1997 Le jour et la nuit 
Alexandre
 1995 One Hundred and One Nights 
Alain Delon, en visite
 1994 L'ours en peluche 
Jean Rivière
 1993 A Crime 
Maître Charles Dunand
 1992 Le retour de Casanova 
Casanova
 1990 Dancing Machine 
Alan Wolf
 1990 Nouvelle vague 
Lui / Roger Lennox / Richard Lennox
 1988 Let Sleeping Cops Lie 
Eugéne Grindel
 1988 Cinéma (TV Mini-Series) 
Julien Manda
 1987 Dear America: Letters Home from Vietnam (TV Movie documentary) 
Récitant / Narrator (French version, voice)
 1986 The Passage 
Jean Diaz
 1985 Cop's Honour 
Daniel Pratt
 1984 Notre histoire 
Robert Avranche
 1984 Swann in Love 
Baron de Charlus
 1983 Le battant 
Jacques Darnay
 1982 Le choc 
Martin Terrier / Christian
 1981 Pour la peau d'un flic 
Choucas
 1981 Assassination Attempt 
Inspector Georges Roche
 1980 3 hommes à abattre 
Michel Gerfaut
 1979 The Medic 
Jean-Marie Desprée
 1979 The Concorde... Airport '79 
Capt. Paul Metrand
 1978 Attention, the Kids Are Watching 
L'homme
 1978 Le bel indifférent (TV Movie) 
Émile
 1977 Mort d'un pourri 
Xavier 'Xav' Maréchal
 1977 The Hurried Man 
Pierre Niox
 1977 Armaguedon 
Dr. Michel Ambrose
 1977 Le gang 
Robert, dit 'le dingue'
 1976 Boomerang 
Jacques Batkin
 1976 Mr. Klein 
Mr. Klein
 1975 The Gypsy 
Hugo Sennart, Le Gitan
 1975 Flic Story 
Roger Borniche
 1975/I Zorro 
Don Diego, the false Miguel de la Serna / El Zorro
 1974 Blood on the Streets 
Roch Siffredi
 1974 Someone Is Bleeding 
Marc Rilson
 1974 Creezy 
Julien Dandieu
 1973 Two Men in Town 
Gino Strabliggi
 1973 No Way Out 
Tony Arzenta
 1973 The Burned Barns 
Le juge Pierre Larcher
 1973 Scorpio 
Jean 'Scorpio' Laurier
 1973 Shock Treatment 
Docteur Devilers
 1972 A Cop 
Commissaire Edouard Coleman
 1972 Indian Summer 
Daniele Dominici
 1972 The Assassination of Trotsky 
Frank Jackson
 1972 Flic Story 
L'homme qui cherche Rodriguez (uncredited)
 1971 La veuve Couderc 
Jean Lavigne
 1971 Red Sun 
Gotch 'Gauche' Kink
 1971 Easy Down There! 
Simon Médieu
 1971 Fantasia Among the Squares 
Un caïd (uncredited)
 1970 The Love Mates 
Julien Dandieu
 1970 The Red Circle 
Corey
 1970 Borsalino 
Roch Siffredi
 1969 The Sicilian Clan 
Roger Sartet
 1969 Jeff 
Laurent
 1969 La Piscine 
Jean-Paul
 1968 Ho! 
L'homme à l'aéroport (uncredited)
 1968 Farewell, Friend 
Dino Barran
 1968 Spirits of the Dead 
William Wilson and his double (segment "William Wilson")
 1968 The Girl on a Motorcycle 
Daniel
 1967 Diaboliquement vôtre 
Pierre Lagrange / Georges Campo
 1967 The Samurai 
Jef Costello
 1967 The Last Adventure 
Manu
 1966 Is Paris Burning? 
Jacques Chaban-Delmas
 1966 Texas Across the River 
Don Andrea
 1966 Lost Command 
Captain Phillipe Esclavier
 1965 Once a Thief 
Eddie Pedak
 1964 The Yellow Rolls-Royce 
Stefano
 1964 The Unvanquished 
Thomas Vlassenroot
 1964 Joy House 
Marc
 1964 The Black Tulip 
Julien de Saint Preux / Guillaume de Saint Preux
 1964 Love at Sea 
L'acteur du film
 1963 Carom Shots 
Lambert (uncredited)
 1963 The Leopard 
Tancredi Falconeri
 1963 Any Number Can Win 
Francis Verlot
 1962/II Marco Polo 
Marco Polo
 1962 The Devil and the Ten Commandments 
Pierre Messager - the son (segment "Tes père et mère honoreras")
 1962 Redhead 
Passenger in Venice (uncredited)
 1962 L'Eclisse 
Piero
 1962 Le chien (TV Movie) 
Lui
 1961 Famous Love Affairs 
Prince Albert / Le duc Albert (segment "Agnès Bernauer")
 1961 Che gioia vivere 
Ulysse Cecconato
 1960 Rocco and His Brothers 
Rocco Parondi
 1960 Purple Noon 
Tom Ripley
 1959 Le chemin des écoliers 
Antoine Michaud
 1959 Three Murderesses 
Julien Fenal
 1958 Christine 
Franz Lobheiner
 1958 Be Beautiful But Shut Up 
Loulou
 1957 Send a Woman When the Devil Fails 
Jo

No comments:

Post a Comment