Saturday, October 18, 2014

(Video + E-Book) Roots - Cội Rễ (USA, 6 Episodes, 1977, Eng. Sub.)


Release Year: 1977
Genre: Drama, History, War
No. of episodes: 6 episodes
Directed by  Marvin J. Chomsky, John Erman, David Greene, Gilbert Moses
Starring:  John Amos, Ben Vereen, LeVar Burton, Louis Gossett, Jr. Leslie Uggams, Vic Morrow


A saga of African-American life, based on Alex Haley's family history. Kunta Kinte is abducted from his African village, sold into slavery, and taken to America. He makes several escape attempts until he is finally caught and maimed. He marries Bell, his plantation's cook, and they have a daughter, Kizzy, who is eventually sold away from them. Kizzy has a son by her new master, and the boy grows up to become Chicken George, a legendary cock fighter who leads his family into freedom. Throughout the series, the family observes notable events in U.S. history, such as the Revolutionary and Civil Wars, slave uprisings, and emancipation.

Tổng kết thập kỷ 70 của thế kỷ XX, một sự kiện nổi bật lên như cột mốc tiêu biểu của đời sống văn học ở Mỹ: việc xuất bản tác phẩm CỘI RỄ của Alex Haley. Tiểu sử của tác giả da đen này có thể tóm tắt bằng một dòng khiêm tốn: sinh vào mùa hè năm 1921, nhà báo chuyên nghiệp, tác giả cuốn tự truyện của Malcom X - lãnh tụ của những người Hồi giáo da đen. Điều đáng nói hơn, là niềm khắc khoải khôn nguôi về cội nguồn đã thôi thúc ông bỏ ra mười lăm năm để tìm lại gốc gác tổ tông mà ông biết chắc không phải ở trên đất Mỹ. Và kết quả cuộc tìm kiếm lâu dài ấy đã dẫn đến sự ra đời của Cội Rễ. 

Chỉ hai tháng sau, gần một triệu bản đã hết ngay. Và bộ phim vô tuyến truyền hình dựng theo tác phẩm ấy đã vượt cả bộ phim nổi tiếng "Cuốn theo chiều gió" về kỷ lục người xem. Cuốn sách gây chấn động tới mức đã có hai vụ tố tụng nhằm hạ uy tín tác giả. Nhưng điều quan trọng là nó đã đánh thức ở những người da màu Mỹ nỗi niềm hoài cổ tổ tiên, và ý thức đó từ nay sẽ không bao giờ tắt trong họ. Đối với Haley, đó cũng là phần thưởng tinh thần, sự đền bù xứng đáng cho công sức bền bỉ mười lăm năm trời mò mẫm trong hầu hết các thư viện, kho lưu trữ tư liệu khắp nước Mỹ, từ bang này sang bang khác, để cuối cùng tìm đến tận làng Jufurê hẻo lánh của Gămbia (châu Phi), nơi cách đây hơn 230 năm, Kunta Kintê, ông tổ 7 đời của tác giả đã bị bắt xuống con tàu buôn nô lệ da đen chở sang Mỹ.

Với Cội Rễ có thể nói Alex Haley đã dựng một tượng đài cho nỗi đau hàng thế kỷ của bao thế hệ người Phi bị trốc rễ, để biến thành những mớ hàng đem bán đấu giá ở các chợ buôn người







EPISODE 01


EPISODE 02


EPISODE 03



EPISODE 04


EPISODE 05


EPISODE 06






Về tác phẩm Cội Rễ của Alex Haley


Vào những năm 70 của thế kỷ XX, tác phẩm “Cội Rễ” của Alex Haley ra đời như một sự kiện tiêu biểu của đời sống văn học Mỹ. Trong một thời gian rất ngắn, hàng triệu bản đã được bán hết. Có nơi người ta đã đập vỡ tủ kính để cướp những cuốn “Cội Rễ” đang được trưng bày. Tác phẩm đoạt giải Pulitzer và giải Sách hay toàn quốc (National Book Award) vào năm 1977.

“Cội Rễ” kể về cuộc đời thăng trầm của người nô lệ da đen Kunta Kinte. Anh đã có một thời thơ ấu yên bình bên cạnh cha mẹ, em trai và những người da đen hiền lành của làng Juffure – bộ tộc Mandinka -xứ Gambia (châu Phi). Vào giữa năm 1767, khi Kunta Kinte vừa tròn 17 tuổi, anh bị những tên “tubốp”[1] bắt cóc khi đang đốn củi trong rừng. Hàng trăm người da đen trần truồng bị dí sắt nung đỏ rực đóng dấu vào lưng và nhốt xuống hầm tàu. Con tàu hắc nô mang tên “Lođ Ligơnia”[2] nhổ neo từ sông Gambia vượt biển, rồi cập bến tại Annơpơlix-Nơplix[3]. Một phần ba số tù nhân chen chúc trong hầm tàu đã chết dọc đường và bị quẳng xuống biển làm mồi cho cá. Chúng dán thông báo lên những người nô lệ: “hàng mới nhập, bán bằng tiền mặt hoặc hối phiếu”[4]. Và Kunta Kinte đã bị ném lên đất Mỹ như một món hàng.

Kunta bị đem bán cho Waller và buộc phải đổi tên thành Toby. Anh khăng khăng một mực tên mình là Kunta Kinte chứ không chấp nhận tên chủ đặt, khăng khăng không chịu quên những tiếng của làng cũ quê xưa. Anh đã bốn lần bỏ trốn nhưng không may bị bọn buôn nô lệ bắt được. Sau lần thứ tư, chúng đã cắt chân phải của anh. Từ đó, Kunta bắt đầu hòa nhập với những người nô lệ ở nơi đây. Hàng ngày Kunta phải đánh xe chở chủ đến ở các vùng xung quanh Xpốtxylvaniơ[5]. Tối đến, anh lại mang về cho “xóm nô” những mẩu tin nghe lỏm được ở thành phố. Lòng khát khao tự do khiến dân “xóm nô” háo hức theo dõi thời sự. Những tin tức về giải phóng nô lệ ở miền Bắc, các cuộc nổi dậy của người da đen và hình ảnh người “nhọ” tự do luôn đầy sức hấp dẫn, trở thành nỗi trăn trở khôn nguôi của Kunta, những người nô lệ da đen và con cháu của họ ở đồn điền miền Nam. Những tin tức ấy khiến họ lúc thì tràn đầy lạc quan để đón chờ những thay đổi chính trị, hi vọng được giải phóng khỏi kiếp nô lệ khổ nhục, có lúc lại khiến họ ngụp sâu hơn vào tuyệt vọng.

Phải đến khi Kunta Kinte đã lập gia đình và trải qua hai mươi “vụ mưa”[6] trên đất “tu-bốp”, cuộc chiến tranh giành độc lập nổ ra, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ được thành lập, bản hiến pháp 1787 cùng với thỏa hiệp đòi cấm tệ buôn người – dường như đã lóe lên trong người nô lệ những tia hi vọng tự do. Song điều khoản này chỉ bắt đầu có hiệu lực từ 1807, tức là hai mươi năm sau, và phải hơn nửa thế kỷ nữa, qua cuộc chiến tranh Nam – Bắc (1861 – 1865), chế độ nô lệ mới được chính thức xóa bỏ. Nhiều thế hệ con cháu Kunta Kinte đã sống trong những khắc khoải triền miên xen kẽ với hy vọng và ảo tưởng tự do không ngừng bị tan vỡ…

Một chiều 1967, đúng hai thế kỷ sau ngày con tàu chở nô lệ đổ “mớ hàng mới”[7]lên đất Mỹ, Alex Haley đứng ở bến cảng nhìn ra khơi, nơi con tàu định mệnh đã vượt biển mang ông tổ bảy đời của ông tới đây, và chợt ngậm ngùi bật khóc khi nghĩ về quá khứ đầy khổ nhục của tổ tiên và bị che lấp bởi lịch sử nước Mỹ. Ông bắt đầu cuộc hành trình mười lăm năm trở ngược về quá khứ tìm nguồn cội. Mười lăm năm, ông mò mẫm trong hầu hết các thư viện, kho lưu trữ tư liệu khắp nước Mỹ, từ bang này sang bang khác, để cuối cùng tìm đến tận làng Juffure hẻo lánh của Gambia, nơi cách đây hơn 230 năm, Kunta Kinte, ông tổ 7 đời của tác giả đã bị bắt xuống con tàu buôn nô lệ da đen chở sang Mỹ. Và như thế “Cội Rễ” đã được ra đời.

Cuốn sách xuất bản như một sự kiện làm chấn động nước Mỹ. Nó đã đánh thức ở những người da màu Mỹ nỗi niềm hoài cổ tổ tiên. Hàng trăm trường học ở Mỹ đã đưa “Cội Rễ” vào giáo trình giảng dạy văn học. Người Mỹ phát hiện thấy quá khứ bạo hành và áp bức ẩn giấu trong lịch sử mỗi bang. Như một hệ quả tất yếu, cuốn sách dấy lên ở Mỹ, kể cả trong những người da trắng, một trào lưu sôi nổi tìm về gốc gác tổ tông. Điều bất ngờ thú vị đối với quê hương xa xưa của Kunta Kinte, làng Juffure hẻo lánh, mà không ai có thể tìm thấy trên bất kỳ tấm bản đồ nào, bỗng nhiên trở thành một nơi hành hương thu hút khách du lịch các nước. Đến mức, có lúc chính phủ Gambia phải định ra một số quy định về việc tham quan để tránh tình trạng ùn ứ ở khu du lịch.

Alex Haley mang dòng máu Phi trong huyết quản, qua bảy thế hệ đã hơn một lần bị pha loãng, vẫn không quên nỗi day dứt về nguồn cội.Và hai mươi lăm triệu người da đen trên đất Mỹ, mà tổ tiên đã bị trốc rễ, cướp đi khỏi quê hương như Kunta Kinte, nay hiểu rõ rằng mình cũng có một CỘI RỄ.

Khi cầm bản sách trên tay và lật giở từng trang biên niên sử của dòng họ Kunta Kinte, sẽ có lúc độc giả phải xúc động đến rơi lệ trước những biến cố đau thương trong cuộc đời của người nô lệ da đen. Không chỉ riêng với những người da màu sống trên đất Mỹ, “Cội Rễ” chắc chắn sẽ khơi gợi trong tiềm thức của mọi độc giả những suy nghĩ về gốc gác, nguồn cội để từ đó biết trân trọng hơn những gì mình đang có.

Vài nét về tác giả

Alex Haley (1921-1992) sinh ra tại thành phố Ithaca, bang New York. Ông học trường đại học Canh nông và Cơ khí bang Alcorn và đại học Sư phạm thành phố Elizabeth. Sau 20 năm làm ký giả trong đội quân bảo vệ bờ biển (US Coast Guard), Haley dọn đến thành phố New York để theo đuổi nghề văn, và xuất bản cuốn tự truyện Malcolm X vào năm 1965. Sau đó, Haley bắt tay vào viết tác phẩm Cội rễ. Bộ phim truyền hình dựng theo tác phẩm Cội Rễ đã vượt cả bộ phim nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió” về kỷ lục người xem và dành giải Emmy cho phim truyền hình. Tác phẩm đã được dịch ra gần 30 ngôn ngữ và bản tiếng Việt đã in ở Việt Nam từ năm 1985. Trộn lẫn giữa sử liệu và hư cấu, “Cội rễ” không những đưa Haley vào hàng ngũ các nhà văn rất nổi tiếng mà còn gợi hứng cho người Mỹ quan tâm tới gia phả học.

(Bài viết tóm tắt trên cơ sở lời tựa của dịch giả Dương Tường)

[1] “Tu-bốp”- tiếng thổ âm châu Phi chỉ người da trắng
[2] Tàu Lord Ligonier
[3] Annapolis
[4] Trích Cội Rễ, Alex Haley, tập 1
[5] Quận Marry Land
[6] “Vụ mưa” – chỉ thời gian một năm
[7] Chữ dùng trong tác phẩm Cội Rễ


No comments:

Post a Comment