Khi đọc lịch sử cổ đại nước nhà, chúng ta đã quen với việc nghĩ
rằng người anh hùng phải là người có tài năng siêu việt, với khả năng đóng góp
vô cùng to lớn trong việc bảo tồn giang san gấm vóc. Những anh hùng vang danh trong lịch sử như Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Trần Quốc Toản... thường hiện lên
trong suy nghĩ của chúng ta, ít nhiều với dáng vẻ như là một vị thánh hơn là một
con người của phàm trần. Khái niệm anh hùng
thường được xét đến, nghĩ đến với một diện rộng và một ý nghĩa sâu như thế.
Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như người đãng trí. TCS
Saturday, March 9, 2013
Người Việt Kỳ Thị Người Việt - Một Vấn Nạn Dân Tộc
Tôi vốn ngại
viết về những điều không hay của người Việt.
Lý do là vì tôi thấy rằng không có nhiều người Việt có thể vượt qua được
cái sĩ diện hão về dân tộc mình để đối diện với sự thật. Với một dân tộc mà mặt bằng về trình độ dân
trí chưa được cao thì điều đó cũng chẳng có gì là lạ. Những
con người sĩ diện hão này thường xuyên quăng ra một cái “mũ” rất quen thuộc để chụp lên đầu người viết: “ Là
người Việt sao lại đi nói xấu người Việt!” Chỉ một câu nói thôi mà đã bộc lộ hết ra sự thiếu hiểu biết và vô lý của
người nói. Có người Việt nào lại muốn đi
nói xấu chính dân tộc của mình? Đó là một
điều chẳng đặng đừng. Khi những điều “xấu
xí” đó là những điều có thật, đã và đang tàn phá nhân cách sống của cả một dân
tộc, thì với những con dân Việt có trách nhiệm và lương tâm, thiết tưởng không
thể nào không nói đến chúng được.
Subscribe to:
Posts (Atom)