Saturday, November 27, 2021

NỖI ĐAU KIẾP NGƯỜI - CẦM HUỲNH

 
Minh họa: Đinh Trường Chinh

Sau ngày miền Nam không còn cái tên “Saigon” của thành phố hoa lệ mỹ miều được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, những con đường của Thi ca của Văn sĩ, của những bài tình ca lãng mạn, góc phố con đường quen thuộc ngày ngày đi qua, bỗng trở thành xa lạ.

Còn đâu những ngày tà áo dài thướt tha bay bay quyện vào chân anh chàng “giày Saut áo trận”. Nay chỉ còn thấy những bóng dáng ngơ ngác lạ hoắc nhưng đầy oai lực. Gia đình chồng tôi ở Sài Gòn sau ngày tan hàng, con gái con dâu, cả nhà ba thế hệ trong một căn nhà “đi ra đụng người, đi vô phải nhường”. Tôi ôm con gái nhỏ về Phan Rang nương tựa cha mẹ. Một năm sau, nghe có lệnh bắt người dân miền Nam phải đi kinh tế mới, ông bà già chồng tôi sợ quá nên chia làm hai phe, phân nửa ở lại Saigon giữ cái chân của người Saigon, phân nửa lên Xuân Lộc mua đất để làm rẫy. Tôi khăn gói về lại Sài Gòn rồi theo lên Xuân Lộc.

ĐỜI CÔ ĐỘC CỦA "ĐỆ NHẤT MỸ NAM CHÂU Á" - NGHINH XUÂN

Diễn viên Tôn Long

Diễn viên Tôn Long bị mẹ đặt vào làn, bỏ rơi trên phố ở Hong Kong khi mới lọt lòng.

Hôm 23/11, các bức ảnh Tôn Long, 69 tuổi, tại một bữa tiệc ở Canada thu hút quan tâm của đông đảo khán giả. Nhiều người cho biết không nhận ra “Đệ nhất mỹ nam châu Á” một thời. Tôn Long định cư ở Canada, không còn hoạt động giải trí và kín tiếng đời tư.

Theo trang Thepaper, cuộc đời Tôn Long được ví như một bộ phim. Ông sinh năm 1952 ở Hong Kong, mẹ đựng ông vào chiếc làn, bỏ trên phố khi ông mới lọt lòng. Đến nay, nghệ sĩ vẫn không biết cha mẹ mình là ai và cũng không có ý định tìm hiểu thân thế của mình vì chẳng biết bắt đầu từ đâu. Ông cũng chưa từng tổ chức sinh nhật vì không biết chính xác sinh ngày nào.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG 10 NĂM BỊ SÉT ĐÁNH 3 LẦN, MẤT RỒI VẪN BỊ SÉT ĐÁNH NÁT BIA MỘ - THIỆN THÀNH (t/h)

 

(Ảnh minh họa qua vandieuhay.org)

Một người đàn ông bị sét đánh 3 lần trong 10 năm và cuối cùng bị sét đánh đến mất mạng. Nhưng điều khiến người ta không khỏi suy ngẫm là sau 4 năm ông mất, ngôi mộ của ông vẫn bị sét đánh.

Liệu có phải là ngẫu nhiên?

Người đàn ông đó là Satsuma Ford, thiếu tá phục vụ trong quân đội Anh. Satsuma là một chàng trai trẻ có tương lai và tiền đồ rộng mở. Chẳng ai ngờ nơi cuộc đời của anh kết thúc không phải trên chiến trường, không phải bệnh tật hay bất kỳ lý do bình thường nào mà con người nên gặp.

BÀI BÁO NĂM 1956: THANH NGA - MỘT MẦM NON SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

Một trang báo năm 1956. Tư liệu của Leminh Saigon

Cố nghệ sĩ Thanh Nga được sinh ra trong gia đình có cha mẹ đều là bầu gánh hát cải lương, cô lại sắc vóc hơn người, có giọng hát hay, từ nhỏ đã được sống trong môi trường tràn ngập ánh đèn sân khấu, những âm thanh vọng cổ vang vọng suốt đêm ngày… Tất cả những điều đó tạo thành yếu tố thuận lợi để đưa cô thành một “nữ hoàng sân khấu” thành công bậc nhất Sài Gòn. Tuy nhiên, những thuận lợi đó cũng sẽ trở thành số 0 nếu chính bản thân nghệ sĩ Thanh Nga không có sự khổ luyện, không cố gắng trau dồi khả năng của mình. Trong bài báo năm 1956 sau đây sẽ viết về quãng thời gian đó của nghệ sĩ Thanh Nga, khi cô mới 16 tuổi, vẫn còn là một “mầm non” của làng nghệ thuật và phải phấn đấu từng ngày để tìm cho mình được một chỗ đứng riêng. Xin giới thiệu cùng các bạn bài báo đã có tuổi đời 65 năm: 

Thanh Nga – Một mầm non sân khấu cải lương 
Tác giả: Giang Tan 
Báo Kịch Ảnh năm 1956  

Trong bài viết này có nhắc đến ông Lư Hoài Nghĩa, đó là tên thật của nghệ sĩ Năm Nghĩa, là cha dượng của nghệ sĩ Thanh Nga. Mẹ của Thanh Nga là bà Nguyễn Thị Thơ (Bầu Thơ), là vợ của ông hội đồng ở Tây Ninh và sinh ra 4 người con, trong đó có nghệ sĩ Hữu Thình (cha của nghệ sĩ Hữu Châu) và Thanh Nga.