Hôm 23/11, các bức ảnh Tôn Long, 69 tuổi, tại một bữa tiệc ở Canada thu hút quan tâm của đông đảo khán giả. Nhiều người cho biết không nhận ra “Đệ nhất mỹ nam châu Á” một thời. Tôn Long định cư ở Canada, không còn hoạt động giải trí và kín tiếng đời tư.
Theo trang Thepaper, cuộc đời Tôn Long được ví như một bộ phim. Ông sinh năm 1952 ở Hong Kong, mẹ đựng ông vào chiếc làn, bỏ trên phố khi ông mới lọt lòng. Đến nay, nghệ sĩ vẫn không biết cha mẹ mình là ai và cũng không có ý định tìm hiểu thân thế của mình vì chẳng biết bắt đầu từ đâu. Ông cũng chưa từng tổ chức sinh nhật vì không biết chính xác sinh ngày nào.
Bấy giờ, một phụ nữ tàn tật nhận nuôi Tôn Long vì chính quyền Hong Kong trợ cấp cho người nhận nuôi trẻ mồ côi. Tôn Long lớn lên bằng những bữa cơm trộn nước tương. Mẹ nuôi tình tình kỳ quặc, thường đánh, mắng Tôn Long vì những chuyện nhỏ nhặt, thậm chí muốn bỏ rơi cậu. Một lần, mẹ nuôi đưa Tôn Long tới trạm xe bus, định để cậu trên xe đi đâu thì đi. Nhưng khi quay lại nhìn Tôn Long, bà không nỡ, lại dắt tay cậu về nhà.
Khi Tôn Long lên tám tuổi, mẹ nuôi ký khế ước bán cậu cho gánh Kinh kịch Xuân Thu. Cậu bé bắt đầu chuỗi ngày oằn mình luyện tập, từ hát Kinh kịch tới múa, luyện võ. Tính tình trầm mặc, xa lánh người khác, Tôn Long thường bị bắt nạt. Trên đầu ông hiện còn vết sẹo do bị đánh ở gánh hát. Cuộc sống khắc nghiệt từng khiến Tôn Long ngột ngạt, bỏ trốn. Mỗi lần lẻn đi, cậu đều bị bắt về, ăn no đòn.
Năm 17 tuổi, Tôn Long sang Mỹ biểu diễn, sau đó được một gia đình người Mỹ trợ cấp sinh sống ở đây. Gia đình người Mỹ tạo điều kiện để chàng trai học diễn xuất, múa, kịch câm và kiếm thuật tại trường ở California. Khi mới tới Mỹ, Tôn Long vốn tiếng Anh ít ỏi, không bạn bè. Chàng trai đặt tên tiếng Anh cho mình là John Lone vì chữ Lone vừa phát âm gần giống “Long” vừa thể hiện thân phận “cô độc” của ông.
Giai đoạn này, Tôn Long vừa học vừa làm thuê các việc như bán bánh rán, bưng bê ở nhà hàng. Cuộc sống gian khó nhưng ông không từ bỏ ước mơ làm diễn viên. Năm 1976, ông được đạo diễn John Guillermin cho cơ hội đóng vai nhỏ trong King Kong: Truyền kỳ trùng sinh. Từ đó, Tôn Long diễn một loạt vai không tên tuổi. Ông nhiều lần tự dặn bản thân: “Không bỏ cuộc, hãy chịu đựng”.
Năm 1985, đạo diễn từng đoạt giải Oscar – Michael Cimino – chọn Tôn Long đóng vai quan trọng trong Year of the Dragon(Long niên) – phim về đề tài xã hội đen người Hoa. Vai diễn này được truyền thông đánh giá “chỉ có thể thuộc về Tôn Long”. Khí chất phi phàm của chàng trai khi mặc áo khoác gió, đeo kính đen lưu dấu ấn đẹp với nhiều khán giả. Với tác phẩm này, ông trở thành tài tử người Hoa đầu tiên được đề cử Nam diễn viên phụ xuất sắc ở Quả Cầu Vàng năm 1986.
Một năm sau, đạo diễn bậc thầy Italy – Bernardo Bertolucci – mời Tôn Long đóng Phổ Nghi – hoàng đế cuối cùng của lịch sử Trung Quốc – trong Mạt đại hoàng đế. Tôn Long từng kể trải qua giai đoạn khắc nghiệt khi quay tác phẩm, ông nói: “Khi diễn Phổ Nghi, đạo diễn lấy hết cả lục phủ ngũ tạng của tôi, tôi chỉ có thể co lại, chỉ còn cái vỏ”.
Mạt đại hoàng đế giúp Tôn Long tỏa sáng ở Hollywood khi tác phẩm đoạt chín giải tại Oscar 1987, gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc, Quay phim xuất sắc… Phim còn thắng hàng loạt giải thưởng tại Italy, Pháp, Nhật Bản, Anh. Tiếp đó, Tôn Long lưu dấu ấn qua M. Butterfly, Giờ cao điểm 2… Từ năm 2007, tài tử thôi đóng phim.
Năm tháng làm việc, Tôn Long tích cóp mua nhà, xe. Đến nay, ông cho biết sống đơn giản mà tự do. Trên Sohu, tài tử nói: “Tôi có một căn nhà nhỏ, một chiếc xe và không có món đồ nào dư thừa. Tôi không bị đói, vậy là mãn nguyện rồi”. Sống ở phương Tây lâu năm, ông vẫn hướng về quê hương, từng về Hong Kong chăm sóc và lo hậu sự cho mẹ nuôi, thăm hỏi sư phụ ở gánh Kinh kịch thời thơ bé.
Nam diễn viên tự nhận không giỏi đối nhân xử thế, thiếu cảm giác an toàn, vì thế không phù hợp hôn nhân. Ông kết hôn với cô gái tên Nina Savino năm 1972, ly dị sau bảy năm, từ đó độc thân. Nghệ sĩ nói: “Tôi không gia đình, không cha mẹ, không học hành, không tuổi thơ, tôi không hiểu lắm về quan hệ giữa người với người. Tôi tự học làm bạn của bản thân, làm cha mẹ của chính mình”.
Tôn Long cảm thấy ông cô độc khi đến thế giới, vì thế một đời cô độc. Dù vậy, nam diễn viên không nghĩ mình khổ và không muốn người khác thương hại, làm gì cho ông. Diễn viên nuôi hai con chó, nhận chăm sóc hai cây cổ thụ, gọi cây là ông và bà. Nhiều lần nhìn cây, ông bỗng cảm động mà ứa nước mắt.
Sự cô độc không làm Tôn Long đánh mất bản thân, đánh mất sự đồng cảm với con người, vạn vật. Diễn viên kể mỗi lần gặp trẻ ở trại mồ côi, ông thường không do dự mua cho trẻ những món quà mà chúng thích nhất, xúc động khi thấy trẻ thích thú chạy nhảy.
Nghinh Xuân
Bấy giờ, một phụ nữ tàn tật nhận nuôi Tôn Long vì chính quyền Hong Kong trợ cấp cho người nhận nuôi trẻ mồ côi. Tôn Long lớn lên bằng những bữa cơm trộn nước tương. Mẹ nuôi tình tình kỳ quặc, thường đánh, mắng Tôn Long vì những chuyện nhỏ nhặt, thậm chí muốn bỏ rơi cậu. Một lần, mẹ nuôi đưa Tôn Long tới trạm xe bus, định để cậu trên xe đi đâu thì đi. Nhưng khi quay lại nhìn Tôn Long, bà không nỡ, lại dắt tay cậu về nhà.
Khi Tôn Long lên tám tuổi, mẹ nuôi ký khế ước bán cậu cho gánh Kinh kịch Xuân Thu. Cậu bé bắt đầu chuỗi ngày oằn mình luyện tập, từ hát Kinh kịch tới múa, luyện võ. Tính tình trầm mặc, xa lánh người khác, Tôn Long thường bị bắt nạt. Trên đầu ông hiện còn vết sẹo do bị đánh ở gánh hát. Cuộc sống khắc nghiệt từng khiến Tôn Long ngột ngạt, bỏ trốn. Mỗi lần lẻn đi, cậu đều bị bắt về, ăn no đòn.
Năm 17 tuổi, Tôn Long sang Mỹ biểu diễn, sau đó được một gia đình người Mỹ trợ cấp sinh sống ở đây. Gia đình người Mỹ tạo điều kiện để chàng trai học diễn xuất, múa, kịch câm và kiếm thuật tại trường ở California. Khi mới tới Mỹ, Tôn Long vốn tiếng Anh ít ỏi, không bạn bè. Chàng trai đặt tên tiếng Anh cho mình là John Lone vì chữ Lone vừa phát âm gần giống “Long” vừa thể hiện thân phận “cô độc” của ông.
Giai đoạn này, Tôn Long vừa học vừa làm thuê các việc như bán bánh rán, bưng bê ở nhà hàng. Cuộc sống gian khó nhưng ông không từ bỏ ước mơ làm diễn viên. Năm 1976, ông được đạo diễn John Guillermin cho cơ hội đóng vai nhỏ trong King Kong: Truyền kỳ trùng sinh. Từ đó, Tôn Long diễn một loạt vai không tên tuổi. Ông nhiều lần tự dặn bản thân: “Không bỏ cuộc, hãy chịu đựng”.
Năm 1985, đạo diễn từng đoạt giải Oscar – Michael Cimino – chọn Tôn Long đóng vai quan trọng trong Year of the Dragon(Long niên) – phim về đề tài xã hội đen người Hoa. Vai diễn này được truyền thông đánh giá “chỉ có thể thuộc về Tôn Long”. Khí chất phi phàm của chàng trai khi mặc áo khoác gió, đeo kính đen lưu dấu ấn đẹp với nhiều khán giả. Với tác phẩm này, ông trở thành tài tử người Hoa đầu tiên được đề cử Nam diễn viên phụ xuất sắc ở Quả Cầu Vàng năm 1986.
Một năm sau, đạo diễn bậc thầy Italy – Bernardo Bertolucci – mời Tôn Long đóng Phổ Nghi – hoàng đế cuối cùng của lịch sử Trung Quốc – trong Mạt đại hoàng đế. Tôn Long từng kể trải qua giai đoạn khắc nghiệt khi quay tác phẩm, ông nói: “Khi diễn Phổ Nghi, đạo diễn lấy hết cả lục phủ ngũ tạng của tôi, tôi chỉ có thể co lại, chỉ còn cái vỏ”.
Mạt đại hoàng đế giúp Tôn Long tỏa sáng ở Hollywood khi tác phẩm đoạt chín giải tại Oscar 1987, gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc, Quay phim xuất sắc… Phim còn thắng hàng loạt giải thưởng tại Italy, Pháp, Nhật Bản, Anh. Tiếp đó, Tôn Long lưu dấu ấn qua M. Butterfly, Giờ cao điểm 2… Từ năm 2007, tài tử thôi đóng phim.
Năm tháng làm việc, Tôn Long tích cóp mua nhà, xe. Đến nay, ông cho biết sống đơn giản mà tự do. Trên Sohu, tài tử nói: “Tôi có một căn nhà nhỏ, một chiếc xe và không có món đồ nào dư thừa. Tôi không bị đói, vậy là mãn nguyện rồi”. Sống ở phương Tây lâu năm, ông vẫn hướng về quê hương, từng về Hong Kong chăm sóc và lo hậu sự cho mẹ nuôi, thăm hỏi sư phụ ở gánh Kinh kịch thời thơ bé.
Nam diễn viên tự nhận không giỏi đối nhân xử thế, thiếu cảm giác an toàn, vì thế không phù hợp hôn nhân. Ông kết hôn với cô gái tên Nina Savino năm 1972, ly dị sau bảy năm, từ đó độc thân. Nghệ sĩ nói: “Tôi không gia đình, không cha mẹ, không học hành, không tuổi thơ, tôi không hiểu lắm về quan hệ giữa người với người. Tôi tự học làm bạn của bản thân, làm cha mẹ của chính mình”.
Tôn Long cảm thấy ông cô độc khi đến thế giới, vì thế một đời cô độc. Dù vậy, nam diễn viên không nghĩ mình khổ và không muốn người khác thương hại, làm gì cho ông. Diễn viên nuôi hai con chó, nhận chăm sóc hai cây cổ thụ, gọi cây là ông và bà. Nhiều lần nhìn cây, ông bỗng cảm động mà ứa nước mắt.
Sự cô độc không làm Tôn Long đánh mất bản thân, đánh mất sự đồng cảm với con người, vạn vật. Diễn viên kể mỗi lần gặp trẻ ở trại mồ côi, ông thường không do dự mua cho trẻ những món quà mà chúng thích nhất, xúc động khi thấy trẻ thích thú chạy nhảy.
Tôn Long (trái) ở tuổi 69. Ông từng được tạp chí People (Mỹ) chọn là một trong 50 người đẹp nhất thế giới - tài tử châu Á duy nhất có tên trong danh sách (năm 1990). Ảnh: Sina
Nghinh Xuân
John Lone quotes
"The point I'm trying to make is, I'm really quite neutral. I have not been conditioned."
"I wasn't playing a drag queen - I was playing an extraordinary performer."
"I grew up with art from the innocent age of ten - with art, but with no sense of identity."
"The beauty of it is when you can just show up and hit the notes."
"An extraordinary diva would never sit by herself."
"I have not lived so abundantly, full of family, full of continuity and history."
"I really need to be alone. I can't deal with someone sleeping next to me."
"I have no prejudice against male or female."
"But I really want to be an artist, so therefore I have to live a little bit like a monk."
"I'm not involved with the female world."
No comments:
Post a Comment