조선민주주의인민공화국 朝鮮民主主義人民共和國 Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên | |||||
---|---|---|---|---|---|
| |||||
Khẩu hiệu | |||||
강성대국 (Kangseong Daeguk, "Cường thịnh đại quốc") | |||||
Quốc ca | |||||
"애국가" ("Aegukka") ("Ái quốc ca") | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Độc tài - gia đình trị theo Thuyết Chủ thể | ||||
Chủ tịch Lãnh tụ tối cao Chủ tịch Quốc hội | Kim Nhật Thành1 Kim Chŏng'ŭn (Kim Chính Ân) Kim Yong-nam | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Triều Tiên | ||||
Thủ đô | Bình Nhưỡng (P'yŏngyang) 39°2′B, 125°45′Đ | ||||
Thành phố lớn nhất | Bình Nhưỡng | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 120.540 km² | ||||
Diện tích nước | 4,87% % | ||||
Múi giờ | UTC+9 | ||||
Lịch sử | |||||
Thành lập
| |||||
15 tháng 8 năm1945 9 tháng 9 năm1948 | Giải phóng Cộng hòa | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2011) | 25.200.000 người (hạng Không xếp hạng) | ||||
Mật độ | 190 người/km² (hạng Không xếp hạng) | ||||
GDP (danh nghĩa) (2012) | Tổng số: $16 tỷ Bình quân đầu người: $783 | ||||
HDI (2011) | 0.618 không xếp hạng | ||||
Đơn vị tiền tệ | Won (₩n) (KPW ) | ||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .kp | ||||
1. Cố chủ tịch Kim Il-sung được coi là "Chủ tịch nước vĩnh viễn" theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998 của CHDCNDTT.
|
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국, 朝鮮民主主義人民共和國, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk; Hán-Việt: Triều Tiên Dân chủ chủ nghĩa Nhân dân Cộng hòa quốc) - còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn - là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên.
Tháp Juche, Bình Nhưỡng
Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, hai nước từng là một quốc gia duy nhất với tên gọi Triều Tiên tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dọc theo sông Áp Lục và Đồ Môn. Bắc Triều Tiên và Liên bang Nga có chung biên giới dài chỉ 18.3 kilômét (11.4 dặm) dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước.
Bắc Triều Tiên là một nhà nước độc đảng theo xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên và theo thuyết Juche (Chủ thể), một lý tưởng tự chủ phát khởi bởi Kim Nhật Thành, cựu lãnh tụ của quốc gia này. Juche dựa trên các điểm chính là tự cung tự cấp khi bị bao vây cấm vận, đề cao tinh thần tự lực tự cường, tự cô lập trước cấm vận của kẻ thù và mở rộng khi chủ nghĩa xã hội giành được vị thế, thuyết truyền thống Triều Tiên và chủ nghĩa Marx-Lenin.
Sau nhiều thập bị chia tách từ cuối Thế chiến thứ hai, Nam Triều Tiên đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới với những tập đoàn toàn cầu như Samsung, Hyundai, LG... còn Bắc Triều Tiên lại trở thành 1 trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới, với GDP chỉ bằng 5% của Hàn Quốc.
Nhiều tổ chức nước ngoài xem Bắc Triều Tiên là một chế độ độc tài kiểu Stalin và có một hồ sơ nhân quyền thuộc loại tồi tệ nhất trên thế giới. Nạn đói xảy ra liên miên ở nước này sau khi Liên Xô sụp đổ, khiến hàng triệu người chết đói. Đất nước này được cho là một quốc gia nghèo đói và bị cô lập với khoảng 3/4 dân số cần được quốc tế hỗ trợ lương thực theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn tự hào là một số nơi ở thủ đô Bình Nhưỡng đã trở thành "xứ thần tiên xã hội chủ nghĩa".
Lịch sử
Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6 năm 1950 Bắc Triều Tiên cáo buộc Nam Hàn cho các nhóm vũ trang vượt vĩ tuyến 38 phá hoại các đường vận tải và Bắc Triều Tiên đã phát động cuộc chiến. Cuộc chiến kéo dài tới 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên hiệp quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Chí nguyện quân Trung Quốc ký kết Thỏa thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên (K-DMZ) phân chia hai nước.
Bắc Triều Tiên do Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) lãnh đạo trong vai trò Tổng thư ký Đảng Lao động Triều Tiên và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên từ năm 1948 tới khi ông chết ngày 8 tháng 7 năm 1994. Trên thực tế, Kim được thừa nhận như là người giữ "vị trí cao nhất của quốc gia" (tức Nguyên thủ quốc gia). Kế nhiệm ông là con trai ông Kim Chính Nhật (Kim Jong-il), và sau đó là cháu nội Kim Chính Ân (Kim Jong-un). Các quan hệ quốc tế của nước này nói chung đã được cải thiện, và đã có một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Nam-Bắc vào tháng 6 năm 2000. Tuy nhiên, căng thẳng với Hoa Kỳ gần đây đã tăng lên khi Bắc Triều Tiên tiếp tục Chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Thời Kim Jong-il cầm quyền vào giữa thập kỷ 1990, nền kinh tế đất nước đã đi xuống nghiêm trọng bởi sự sụp đổ của các nước XHCN, tình trạng thiếu lương thực diễn ra ở nhiều vùng. Theo các tổ chức viện trợ, hàng ngàn người ở vùng nông thôn chết vì nạn đói, càng trầm trọng hơn vì sự sụp đổ của hệ thống phân phối lương thực.
Rất nhiều người Bắc Triều Tiên đã nhập cư trái phép vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để tìm lương thực. Hwang Jang-yop, Thư ký quốc tế Đảng Lao động Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc năm 1997[11]. Theo trang tin Daily NK của người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) thì sau khi Kim Chính Ân thừa kế ngôi vị từ cha mình, Bắc Triều Tiên đã ra lệnh bắn tất cả những ai dám vượt biên và trừng phạt 3 đời thân nhân họ bằng cách tống vào trại cải tạo, đấu tố tập thể, hoặc cắt tem phiếu lương thực để chết đói dần dần.
Chính trị
Chính quyền Triều Tiên được điều hành hoạt động bởi Đảng Lao động Triều Tiên (Korean Worker's Party - KWP), chiếm 80% vị trí chính quyền. Ý thức hệ của KWP được gọi là Juche Sasang (주체사상, Chủ thể tư tưởng), và bị coi là có liên hệ gần gũi với chủ nghĩa văn minh Stalin. KWP đã gia tăng các phần có liên quan tới Chủ nghĩa Marx-Lenin trong Hiến pháp Triều Tiên bằng Juche Sasang năm 1977. Những lời chỉ trích cộng sản của KWP phủ nhận rằng họ là một quốc gia hoạt động theo kiểu nguyên mẫu Mácxít – Lêninít cũ, không còn hợp sự biến đổi của thời đại. Các đảng chính trị nhỏ có tồn tại nhưng chúng đều mang ý nghĩa hỗ trợ vào KWP và tự nguyện không phản đối lại sự nắm quyền của nó. Cơ cấu quyền lực thực sự của đất nước hiện vẫn còn đang bị tranh cãi giữa những nhà quan sát bên ngoài.
Trước 1998, chức vụ Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc gia và được trao cho Kim Nhật Thành. Hiến pháp 1998 quy định Kim Nhật Thành là "Chủ tịch vĩnh viễn của nước Cộng hòa", và vị trí Chủ tịch nước đã bị bãi bỏ sau khi ông chết. Con trai ông, Kim Chính Nhật, về nguyên tắc chỉ nắm giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên, và Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nhưng về thực tế nắm toàn bộ thực quyền trong tay, thực sự là nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Bên trong nước, ông thường được gọi là "Lãnh tụ kính yêu", một phần trong sự sùng bái cá nhân ông. Tương tự như vậy, cha ông Kim Nhật Thành được phong "Lãnh tụ vĩ đại".
Nhân quyền
Truyền thông nước ngoài cho rằng, theo truyền thống cha truyền con nối, con trai út của Kim Chính Nhật là Kim Chính Ân đã được chuẩn bị kế vị để trở thành nhà cầm quyền độc tài thế hệ thứ 3 ở đất nước nghèo đói này. Một quan chức Hàn Quốc được dẫn lời cho rằng chính quyền Triều Tiên đã đang "xây dựng sự ngưỡng mộ" đối với "người thừa kế mới". Sau khi Kim Chính Nhật mất ngày 17 tháng 12 năm 2011, Kim Chính Ân đã chính thức trở thành "tổng tư lệnh tối cao", "người thừa kế vĩ đại" của Bắc Triều Tiên. Trong thông điệp năm mới 2012, Bắc Triều Tiên đã kêu gọi quân đội, đảng cầm quyền và người dân sẵn sàng làm "lá chắn sống" để bảo vệ "lãnh tụ tối cao" Kim Jong-Un đến hơi thở cuối cùng,trước đó họ đã tuyên bố sẽ không bất kỳ sự thay đổi nào: "Chúng tôi trang trọng và quả quyết tuyên bố rằng các chính trị gia ngu ngốc trên khắp thế giới, bao gồm cả những kẻ bù nhìn ở Hàn Quốc, đừng có mong bất cứ sự thay đổi gì từ phía chúng tôi.""
Nhân quyền
Tổ chức Ân xá quốc tế và các tổ chức nhân quyền khác buộc tội Triều Tiên có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong số tất cả các nước, hạn chế nghiêm khắc đa số các quyền tự do, gồm tự do ngôn luận và tự do di chuyển, cả trong và ngoài nước. Những người tị nạn đã loan tin sự hiện diện của những trại giam với ước tính khoảng 150.000 đến 200.000 người, đa phần là thiếu ăn cho dù một phần lương thực xã hội đã được cắt ra, và lao động Công ích. Truyền hình Nhật Bản đã phát sóng cảnh phim mà họ cho là một trại tù. Trong một số trại, những người tù cũ nói tỷ lệ chết hàng năm lên tới 25%. Một cựu cai tù và là sĩ quan tình báo quân đội đào tẩu cho rằng trong một trại, các loại vũ khí hoá học đã được đem ra thử nghiệm trên tù nhân trong một phòng hơi độc .
Quan hệ với Hàn Quốc
Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) trên danh nghĩa vẫn chưa có hòa bình, do chỉ mới ký kết hiệp định ngừng bắn.
Triều Tiên nhiều lần gọi chính phủ Hàn Quốc là "bù nhìn", "con rối" của "Đế Quốc Mỹ", và đe dọa rằng sẽ biến Seoul "thành tro bụi", nhưng mặt khác họ vẫn nhận viện trợ của nước này, bao gồm thuốc men, chăn mền, mì gói, quần áo. Triều Tiên cũng yêu cầu miền Nam gửi bột mì, gạo và xi măng, nhưng kể từ sau vụ pháo kích ở Yeonpyeong, Hàn Quốc không muốn viện trợ các mặt hàng đó do lo sợ Triều Tiên sẽ dùng để cung cấp cho quân đội thay vì cứu đói cho dân thường. Tuy vậy, vẫn có những sự tốt đẹp nhất định. Khi Hàn Quốc thực hiện Chính sách Ánh dương sau đó, quan hệ đã có chút nồng ấm, và đặc biệt là khu công nghiệp chung Kaesong được thành lập năm 2003 là thành quả của chính sách ánh dương đem lại.
Trong bảng đánh giá về các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới của mình, Bắc Triều Tiên cho Hàn Quốc đứng thứ 152 với chỉ 18 điểm, và tự xếp mình đứng thứ 2 với 98/100 điểm (chỉ sau nước đứng 1 là Trung Quốc với điểm tuyệt đối).
Nạn đói
Phương Tây ước tính nạn đói ở Bắc Triều Tiên đã làm chết 160.000 và 840.000 người trong thập kỷ 1990. Tới năm 1999, lương thực và cứu trợ nhân đạo đã làm giảm số người chết vì nạn đói, nhưng việc Bắc Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân dẫn tới giảm sút viện trợ quốc tế.
Mùa xuân năm 2005, Chương trình lương thực thế giới báo cáo rằng các điều kiện gây ra nạn đói là một mối nguy hiểm và đang quay trở lại Triều Tiên, và chính phủ đã thông báo tập hợp hàng triệu cư dân thành phố tới giúp đỡ những người nông dân. Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên báo rằng sản lượng lương thực 1991 đạt tới 1.6 triệu tấn (tăng 0,1% so với năm 2001), bội thu nhất trong 9 năm.
Vào khoảng tháng 9 năm 2005, Triều Tiên từ chối nhận những viện trợ lương thực từ bên ngoài vì tuyên bố đã có thể tự lập và phát hiện nhiều nhóm cứu trợ là điệp viên phá hoại nền nông nghiệp của Triều Tiên. Nhưng một số chuyên gia lo sợ nếu chấm dứt trợ giúp thì sẽ có nhiều người chết đói ở Triều Tiên.
Theo Tổ chức Ân xá quốc tế cáo buộc thì người dân ở đây đang phải ăn cả cỏ dại, vỏ và rễ cây để sống qua ngày. Theo tổ chức này, trong khi chính phủ Bắc Triều Tiên không đủ khả năng nuôi sống dân chúng nhưng họ vẫn đang từ chối hợp tác toàn diện với cộng đồng quốc tế để nhận viện trợ lương thực.
Tuy vậy, Bắc Triều Tiên vẫn tự xếp mình đứng thứ 2 (98 điểm) trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc (100 điểm). Tiếp sau đó là Cuba, Iran, và Venezuela. Theo bảng thống kê của Bắc Triều Tiên thì Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đứng thứ 152 với 18 điểm, còn "Đế Quốc Mỹ" đứng chót với chỉ 3 điểm.
Hãng tin ABC News của Úc cho biết họ có 1 đoạn video từ "một nhà báo giấu tên" ở Bắc Triều Tiên, không rõ thời điểm và địa điểm quay. Trong video có những trẻ em Bắc Triều Tiên đang sống lang thang, mồ côi do cha mẹ chết đói hoặc bị bắt vào trại cải tạo. Đài này còn cho rằng hiện nay nạn đói đã lan đến quân đội của Bắc Triều Tiên, lực lượng thường được ưu tiên về lương thực. Đoạn video trích lời một binh sĩ Bắc Triều Tiên trẻ tuổi: "Mọi người đều ốm yếu, trong 100 đồng chí của tôi thì một nửa bị suy dinh dưỡng." Trong khi đó, những người dân thiếu đói đang phải lao động để hoàn tất một đường ray xe lửa dành riêng cho đồng chí Kim Chính Ân (Kim Jong-Un), người sắp kế vị cha mình. Cũng như những thông tin khác của phương Tây về Bắc Triều Tiên, tính xác thực của đoạn video không được kiểm chứng vì tính khép kín của đất nước này.
(Wikipedia)
Những hình ảnh đối lập về cuộc sống của dân Bắc Triều Tiên
(GDVN) - Đối với giới truyền thông quốc tế, Bắc Triều Tiên vẫn là một xứ sở bí mật, tuy nhiên ngày càng nhiều hình ảnh về đất nước này xuất hiện trên báo chí sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền. Ở mỗi một góc độ, hình ảnh về đất nước, con người và cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên được thể hiện khác nhau. Nhiếp ảnh gia David Guttenfelder và Vincent Yu đã ghi lại những khoánh khắc về cuộc sống, sinh hoạt đời thường của người dân Bắc Triều Tiên ở các tầng lớp khác nhau, cung cấp thêm một góc nhìn khác về xứ sở này.
Triều Tiên: Ôm bụng đói ngồi xem lễ hội đồng diễn lớn nhất TG
(Soha.vn) - Việc được Sách kỉ lục Guinness công nhận là sự kiện lớn nhất thế giới về đồng diễn tập thể năm 2007 là minh chứng cho sự hoành tráng của lễ hội Arirang ở Triều Tiên.
Lễ hội đồng diễn thường niên Arirang được đặt theo tên một bài hát dân ca nổi tiếng tại bán đảo Triều Tiên. Được tổ chức lần đầu năm 2002 nhằm ca ngợi các lãnh tụ, lễ hội này nhanh chóng thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Hàng trăm chuyến xe bus cũng được huy động để chở người dân nông thôn tới thủ đô, tận mắt xem những màn biểu diễn chuyên nghiệp và rực rỡ sắc màu.
Một người tham gia trình diễn trong lễ hội này từng chia sẻ: "Mong muốn của tôi là quảng bá tới bạn bè thế giới về tình yêu của mình dành cho nhà lãnh đạo kính mến của chúng ta. Thế hệ ông cha chúng ta đã hát vang bài hát Arirang trong nước mắt để đến giờ bài hát này đã trở thành bài hát của niềm hạnh phúc”.
Tuy nhiên, không phải người dân Triều Tiên nào cũng được ca vang bài ca hạnh phúc này. Tại khắp các vùng quê nghèo, những hình ảnh nghèo đói, hoang tàn, lạc hậu, những đứa trẻ thiếu ăn, suy dinh dưỡng... vẫn còn hiển hiện.
Tháng 4/2012, Chương trình lương thực thế giới WFP, tổ chức chuyên hỗ trợ giải quyết tình hình lương thực ở Triều Tiên từ năm 1990, đã khởi động chiến dịch tiếp tế khẩn cấp nhằm giúp đỡ 3,5 triệu trẻ em, phụ nữ, người lớn tuổi gặp khó khăn nhất.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, 84% các hộ gia đình ở Triều Tiên không có đủ lương thực để ăn và hơn 70% các hộ gia đình phải phụ thuộc vào hệ thống phân phối ngũ cốc của Nhà nước, song hệ thống này hoạt động rất không hiệu quả.
(soha.vn) |
No comments:
Post a Comment