Tuesday, January 31, 2017

(Video) Under The Sun - Dưới Ánh Mặt Trời (Russia, 2015, Eng. Sub.) [Phim Tài Liệu Bắc Triều Tiên]


Under the Sun có tựa tiếng Đức Inside Nordkorea là một phim tài liệu của đạo diễn Vitaly Mansky về Bắc Triều Tiên đã dành được giải đạo diễn hay nhất cũng như giải đặc biệt của ban giám khảo đại hội phim, Black Nights Film festival Tallinn“ ở Estonia, mặc dù phải cạnh tranh với những phim hư cấu chiếu ở rạp. Phim này cũng được giải phim tài liệu Trung và Đông Âu hay nhất tại đại hội phim tài liệu quốc tế Jihlava 2015 ở Cộng hòa Séc.

Phim đã được chiếu ngoài Cannes, Berlin, San Sebastian và Venedig tại hầu hết các đại hội phim trên thế giới.

Under the Sun

Hình tại catalog phim Deckert
Thông tin phim
Đạo diễnVitaly Mansky
Sản xuấtNgaĐứcCộng hòa SécLatviaBắc Triều Tiên
Phát hành2015
Công chiếu6.7.2016
Độ dài106 phút
Ngôn ngữTiếng Triều Tiên, phụ đề tiếng Nga, Anh, Đức và Séc




"Under the Sun" nói về một cuộc sống lý tưởng trong một nước lý tưởng Bắc Triều Tiên. Nhân vật chính trong phim là một cô bé 8 tuổi tên Zin-mi được đi học trong một ngôi trường lý tưởng, con gái trong một gia đình gương mẫu ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng. Người ta có thể thấy những nỗ lực mà người Bắc Triều Tiên đã phải tốn kém để cho thế giới lý tưởng đó có thể hình thành. Cô bé được chuẩn bị để gia nhập liên đoàn thiếu niên để trở thành một phần của một xã hội lý tưởng, sống dưới ánh sáng mặt trời vĩnh viễn, một biểu hiệu của vị lãnh tụ nhân dân vĩ đại, Kim Il-sung.

Tuy là phim tài liệu nhưng không thực vì chính phủ Triều Tiên viết truyện và lựa người đóng phim. Đạo diễn Vitaly Mansky chấp nhận việc này vì ông mơ ước được viếng thăm Bắc Triều Tiên, đó là mong muốn được hiểu thêm về quá khứ nước mình, gia đình mình. Mansky sinh ra và lớn lên ở Liên Xô, chia cuộc đời của mình ra làm 2 phần: trước và sau 1991, khi Liên Xô tan rã và ông bắt đầu lúc đó 28 tuổi, để làm phim tài liệu về đời sống dưới chế độ cộng sản. Ông cho biết, phim tài liệu cũng như là được đi trong một cỗ máy thời gian. Để làm phim “Motherland or Death” (2011), ông đã tới Xã hội chủ nghĩa Cuba, mà ông so sánh với Liên Xô trong thời kỳ thập niên 1970. Bắc Triều Tiên hiện đại thì ông cho là tương tự như một nước vệ tinh của Liên Xô thời Stalin.

Năm 2012 ông gặp một đoàn đại biểu phim Bắc Triều Tiên tại Vladivostok. Sau 2 năm thương lượng với chính phủ nước này, ông được phép quay phim với điều kiện là ngoài việc cung cấp truyện phim, người đóng phim và người hướng dẫn, các nhà kiểm duyệt Triều Tiên sẽ xem lại mỗi ngày các đoạn quay và được quyền quyết định về ấn bản cuối cùng. Mansky không được nói gì với các người đóng phim hay quay gì khác ngoại trừ các cảnh đã được phê chuẩn trước. Tuy nhiên ông đã dùng kỹ thuật phóng sự mật, cho quay phim cả ngày, mọi tình trạng từ lúc bắt đầu, tập đóng và quay lại lần nữa. Máy quay phim của ông có 2 thẻ nhớ, mỗi ngày một người trong đoàn quay phim sẽ trì hoãn để thẻ thứ hai có thời giờ để sao lại.

Giải thưởng

Ngoài giải thưởng tại 2 đại hội phim nêu trên, phim còn được giải:
ALPE ADRIA CINEMA AWARD cho phim tài liệu hay nhất tại Trieste IFF 2016, Ý
Giải ban giám khảo cho phim tài liệu tji ALPE Hong Kong IFF 2016, Trung Quốc
Giải the Baltic Gaze competition tại Vilnius IFF 2016, Litva
Honorable Mention International Competition tại It’s All True IDF São Paulo & Rio de Janeiro 2016, Brasil
Giải phim tài liệu Golden Kingfisher hay nhất tại Pilzen FF 2016, Cộng hòa Séc
Millennium Award tại Docs Against Gravity IDF Warsaw 2016, Ba Lan
Giải đạo diễn FEDEORA tại DocAviv IDF Tel Aviv 2016, Israel
Giải Dandelion cho phim tài liệu vùng hay nhất tại Underhill FF Podgorica 2016, Montenegro

Under the Sun (2015)



Người ta kể lại rằng trong chuyến thăm đầu tiên của Fidel Castro tới Liên Xô năm 1963, ông được sắp xếp đi tham quan rất nhiều cơ sở văn hóa kinh tế khang trang được coi là đại diện cho sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô lúc bấy giờ. Trong một chuyến đi như vậy tại Leningrad (nay là Sankt-Peterburg), được một bé gái nhỏ nhắn đáng yêu tặng hoa, Fidel lập tức đề nghị được thăm nhà trẻ của cô bé. Đề nghị bất ngờ của lãnh tụ người Cuba khiến các quan chức địa phương bối rối, họ tìm mọi lý do để ngăn cản Fidel nhưng không thành công và cuối cùng buộc phải đưa ông tới một trường mẫu giáo hết sức khang trang của Leningrad nơi bé gái “theo học”. Gặp lại em bé tặng hoa cho ông mấy hôm trước, Fidel vui vẻ gợi ý rằng em hãy dẫn ông đi thăm trường và nhận được câu trả lời hết sức bất ngờ: “Cháu xin lỗi, cháu vẫn chưa quen đường ở đây, cháu mới ở đây được hai ngày”. Hóa ra cô bé là trẻ mồ côi tại một trại trẻ tồi tài hơn nhiều, và các quan chức địa phương buộc phải chuyển em tới ngôi “trường mới” đẹp đẽ này chỉ để gây ấn tượng với Fidel Castro.[1]
Hơn nửa thế kỷ sau câu chuyện kể trên của Fidel Castro, đạo diễn người Nga Vitaly Mansky quyết định kể lại câu chuyện tương tự về một bé gái Bắc Triều Tiên qua bộ phim tài liệu “Under the Sun” (2015). Bộ phim khắc họa lại cuộc sống thường nhật của cô bé học sinh Lee Zin-mi những ngày trước, trong, và sau khi cô bé được kết nạp vào Đội Thiếu niên Kim Nhật Thành vào đúng ngày Quang Minh Tinh kỉ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Jong-il. Sinh ra trong một gia đình hết sức “cơ bản” của xã hội Bắc Triều Tiên với bố là kỹ sư trong một phân xưởng may và mẹ là công nhân xí nghiệp sữa đậu nành, Zin-mi cũng như rất nhiều đứa trẻ Bình Nhưỡng khác được thụ hưởng những điều kiện vật chất và tinh thần hết sức đầy đủ với trường học hiện đại, nhà văn hóa lộng lẫy, bệnh viện tiện nghi, và không thể không kể tới những bữa ăn hấp dẫn với món kim-chi bổ dưỡng. 



Nhưng cũng như câu chuyện của Fidel ở Leningrad, khán giả nhanh chóng nhận ra rằng cuộc sống của Lee Zin-mi giữa thủ đô Bình Nhưỡng đìu hiu không chỉ toàn một màu hồng. Không sử dụng lời dẫn, nhưng bằng những đoạn băng quay thừa “outtake” (vốn thường bị cắt bỏ trong các bộ phim tài liệu thông thường) và vài đoạn chú thích ngắn gọn, “Under the Sun” mang tới cho khán giả một bức tranh hoàn toàn khác về cuộc sống của Zin-mi nói riêng và xã hội Bắc Triều Tiên nói chung. Trái ngược với ý nghĩa của dòng phim tài liệu – mô tả sự thật, mọi hành vi, cử chỉ của các “nhân vật” trong “Under the Sun” đều phải tuân thủ theo kịch bản và sự chỉ đạo của các “đạo diễn” người Bắc Triều Tiên – những người sẵn sàng can thiệp, bắt các diễn viên của họ, kể cả cô bé Zin-mi, phải diễn đi, diễn lại nhiều lần tới khi họ hài lòng. Tất nhiên, như cô bé người Leningrad năm nào, Zin-mi cũng “được” các đạo diễn người Bắc Triều Tiên đưa vào không gian sống đẹp đẽ nhất, phản ánh rõ nhất sự “ưu việt” của chủ nghĩa Juche (“Chủ thể”) Bắc Triều Tiên tới mức mà cha mẹ của em phải chuyển từ nghề nghiệp thật của họ - một nhà báo và nhân viên nhà hàng sang những nghề nghiệp mang tính đại diện hơn cho nước Triều Tiên xã hội chủ nghĩa – kỹ sư và công nhân. Nhưng bất chấp những nỗ lực dàn dựng của giới chức Triều Tiên, người xem vẫn được thấy những căn phòng lạnh lẽo, những hành lang tối tăm không chút ánh đèn, và trên hết là những con người Triều Tiên mệt mỏi, bất lực dưới ánh Mặt Trời và hai bức tượng của lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.

Thật tình cờ là đạo diễn của “Under the Sun” Vitaly Mansky sinh đúng vào năm Fidel Castro thăm Liên Xô - năm 1963. Trải qua những năm tháng sống trong lớp màn tuyên truyền màu hồng của Liên Xô, Mansky quyết tâm làm một bộ phim miêu tả chân thực cuộc sống, xã hội, và nhất là con người tại đất nước bí ẩn nhất thế giới bằng cách bỏ ra hẳn hai năm ròng rã để xin chính quyền Bắc Triều Tiên cho phép ông tới Bình Nhưỡng để quay lại cuộc sống của em học sinh Lee Zin-mi. Được giới chức Triều Tiên bật đèn xanh, nhưng Mansky và đoàn làm phim của ông phải tuân thủ theo những điều kiện kiểm duyệt ngặt nghèo như chỉ quay theo “kịch bản”, nhân vật và bối cảnh được duyệt trước, đồng thời mọi thước phim đã quay đều phải được phía Triều Tiên kiểm tra và biên tập cắt bỏ nếu cần thiết. Nhưng với lòng dũng cảm của những người làm nghệ thuật chân chính, cộng thêm các thủ thuật nghề nghiệp như bấm máy quay khi các “đạo diễn” người Triều Tiên lơi là kiểm soát và sử dụng thẻ nhớ phụ để lưu lại những thước phim không bị kiểm duyệt, Vitaly Mansky đã thành công trong việc đưa tới khán giả một hình ảnh Triều Tiên rất khác với những gì giới chức nước này mong muốn khi mời đạo diễn người Nga tới Bình Nhưỡng. Chẳng cần tới lời dẫn, những trường đoạn dài đằng đẵng nối tiếp nhau mô tả các “đạo diễn” Triều Tiên bắt “diễn viên” của họ diễn đi diễn lại các động tác, lời thoại tô hồng lãnh tụ và tinh thần Juche của “Under the Sun” là quá đủ để khán giả cảm nhận sự dị dạng của xã hội Triều Tiên và cuộc sống tinh thần bị đè nén đến nghẹt thở của những người dân nước này. Bộ phim chứa đựng nhiều hình ảnh đắt giá giải thích cho phương thức tuyên truyền, nhồi nhét của giới chức Triều Tiên cho trẻ em, từ những mẩu chuyện chất chứa đầy thù hận đối với nước Mỹ và chính phủ “bù nhìn” Hàn Quốc mà các em phải học thuộc lòng, cho tới biểu tượng vũ khí hạt nhân gắn trên đầu các nghệ sĩ nhí trong buổi biểu diễn-không khán giả. Xem xong phim, chắc hẳn nhiều người sẽ phải rùng mình khi nhận ra rằng với một nền giáo dục biến dạng một cách có hệ thống như vậy, những hình ảnh khó tin về “tình yêu” của người Triều Tiên dành cho lãnh tụ của họ trên các chương trình thời sự không còn quá khó tin. Với phần lớn bối cảnh được thực hiện giữa rừng bê tông tráng lệ nhưng lạnh lẽo của thủ đô Bình Nhưỡng, “Under the Sun” tạo cho người xem cảm giác họ đang được xem một phiên bản điện ảnh của tiểu thuyết viễn tưởng nổi tiếng “Một chín tám tư” của nhà văn George Orwell thay vì một bộ phim tài liệu về đất nước Triều Tiên của hiện tại. 

Tuy “Under the Sun” đã rất thành công trong việc truyền tải không khí áp bức, đè nén của Bình Nhưỡng ra thế giới thông qua phần hình ảnh và âm nhạc đầy ấn tượng, nhưng cũng có thể thấy rằng gọng kìm kiểm duyệt gắt gao của giới chức Triều Tiên đã khiến Vitaly Mansky không có nhiều lựa chọn về mặt hình ảnh và nội dung cho bộ phim của ông. Sự lặp đi lặp lại của mô-típ đạo diễn Triều Tiên can thiệp vào cảnh quay cũng khiến khán giả dễ cảm thấy nhàm chán khi không tìm thấy nhiều cái mới trong một bộ phim dài tới một tiếng bốn mươi phút nếu so với những gì đã được báo đài phương Tây mô tả về Bắc Triều Tiên. Tất nhiên, không ai có thể cầm lòng trước sự vẻ trong trẻo, ngây thơ, hay những giọt nước mắt buồn bã của Zin-mi và các bạn của em, và hẳn nhiều người cũng đồng tình với nhận xét của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sau khi xem xong phim vào ngày Thiếu nhi Hàn Quốc (ngày 5 tháng 5) rằng: “Tôi cảm thấy rằng chúng ta cần quan tâm tới trẻ em Bắc Triều Tiên – những đứa trẻ đang phải sống không có mơ ước trong hoàn cảnh cơ cực kể cả trong ngày Thiếu nhi này”.[2] Tuy vậy, tương tác hết sức hạn chế giữa đoàn làm phim của Mansky và đối tượng của bộ phim, đặc biệt là Zin-mi, cũng làm thông điệp của bộ phim thiếu đi phần nào sức thuyết phục, bởi giới chức Triều Tiên hoàn toàn có thể lý luận rằng không phải họ, mà chính Vitaly Mansky mới cố tình “lợi dụng” sự ngây thơ của Zin-mi và dàn dựng bộ phim theo ý đồ chính trị của ông. Sự thật thuộc về Mansky hay chính quyền Triều Tiên, hẳn mỗi khán giả sẽ có câu trả lời cho riêng mình, nhưng ánh mắt vô hồn, buồn bã của người dân Bình Nhưỡng trong những bức hình gia đình chụp kỉ niệm ngày sinh lãnh tụ của họ, hay những bậc cầu thang âm u không chút ánh sáng vì thiếu điện, những chi tiết đó chẳng ai có thể dàn dựng được. 

Dựa vào phản ứng tích cực của công chúng và báo giới, Vitaly Mansky có lẽ đã thành công với ý định của ông khi bắt tay vào thực hiện “Under the Sun”. Tuy nhiên, bộ phim càng thành công thì chắc chắn khe cửa của bộ máy kiểm duyệt Hàn Quốc dành cho các nhà làm phim trong tương lai sẽ càng hẹp lại bấy nhiêu. Bởi vậy, những thước phim của “Under the Sun” càng đáng được trân trọng, bởi chẳng thể biết được đến khi nào khán giả mới lại được xem những hình ảnh chân thực đến vậy về đất nước, con người Triều Tiên, và quan trọng hơn, chẳng ai có thể chắc chắn rằng sự ngây thơ của Zin-mi và những cô bé, cậu bé đồng lứa của em sẽ còn tồn tại được bao lâu trong cái không khí ngột ngạt, biến thái “dưới ánh Mặt Trời Juche”.

===


Under the Sun (2015)

Director: Vitaly Mansky

As I mentioned in my post last year reviewing the documentary The Propaganda Game, I used to live in South Korea, and got to visit the DMZ during my time there, so I am always interested in learning as much as possible about what it must be like to live in a country that was only a few miles away from where I lived, but lightyears away in terms of freedom, accessibility, and expression. North Korea is fascinating because it wishes to not only control its citizens, which most nations wish to do in some form, but it is also obsessed with presenting itself as something it is not internationally. It wishes to be seen as a powerful nation that can stand up to all others, it wants to be seen as a beautiful utopia of the transformative and unifying power of communism, it wants to be known and not known at the same exact time. The amount of mental acrobatics one must subject themselves to in order to peacefully live and survive in the country can only be understood by the fictitious citizens of Oceania in Orwell’s 1984.

Under the Sun focuses on representing the day in the life of a North Korean girl and her family as she enters the Korean Children’s Union on the Day of the Shining Star, which is a day in which the North Koreans celebrate former leader’s Kim Jong Il’s birthday. Even though the Russian filmmaker was watched and accompanied for the entirety of his stay in the country, the filmmaking was directed by North Korean officials throughout, and every shot had to be approved before Vitaly Mansky was allowed to leave the country, he somehow was allowed to keep the recordings in between shots, the moments after setting up the camera, before and after a scene was finished. These are the moments that provide insight into an otherwise hermetic country so obsessed with how it is seen and how it chooses to operate and perform.

Zin Mi is a beautiful and intelligent child who finds herself as the film’s protagonist. Why she was chosen is unclear, but she is photogenic and can deliver lines fed to her by the scary men waiting on the sidelines of the shots. At one point the family seems to be having an innocent breakfast while awkwardly talking about kimchi, his significance to Korean culture, and its health benefits. Then the family is asked to do it again. And again. And again. Subtle changes to the script are made. Vacant stares abound. At one point Zin Mi is told to act like she does at home. Even the home and the dinner table are fake. It’s a throwaway moment, but exemplary of the fact that not everything is as it seems. Just like in The Propaganda Game when the filmmakers asked to visit a church and were treated to what amounted to a pantomime of religious cult, Under the Sun reminds us that everything we are seeing is actually lies. Even Zin Mi’s parents’ jobs are fake. A helpful text fills us in that Zin Mi had told the filmmakers before filming began what her parents did for work, but in the film their jobs showcase the industrial and nourishing strengths of the country.

The one thing that isn’t all a lie is Zin Mi’s emotional state. The pressure that she faces, that each North Korean faces, is so much that she breaks down a few times throughout the film. The ideology and propaganda are so internalized that when she is asked to speak to the importance of her country’s leader and his two antecedents, the young girl breaks down in tears proclaiming her undying love and devotion to them. This is a country where both Kim Jong Il and his father, Kim Il Sung, have flowers that are named after them, statues depicting them as gods, frescos on buildings that must be bowed down to before being allowed to enter a school or workplace. By the end of the film I was in tears. Nothing particularly harrowing or deplorable ever really takes place on screen, even though the men in the wings are terrifying and dangerous. Yet, I was overwhelmed by a sense of compassion, horror, and sadness for these people – especially the children – who never show a moment of true joy. It is always performed and the smiles forced. But the eyes. Those eyes broke my heart.

 Đạo diễn Vitaly Mansky 








No comments:

Post a Comment