Sunday, September 19, 2021

TRUYỆN NGẮN: TÌNH YÊU - LÊ YÊN

 


Hình như mùa Đông bước qua cửa nhà tôi… Trời trở lạnh rồi, sương mù làm ẩm cả khí trời. Những đôi uyên ương tìm nhau, sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu của họ. Tôi bước vô quán ăn quen thuộc, gọi một tô bún nước trong và tìm cho mình một chỗ ngồi sát vách. Tôi thích nhìn mọi người từ góc nhìn này.

Ngồi đối diện trước mặt tôi, một đôi chừng ngoài bốn mươi tuổi. Hai tô bún bốc khói được bưng ra. Nhìn cách anh nêm nếm tô bún cho chị rồi lấy đũa muỗng nói khẽ: “Ăn đi em”. Thái độ của anh như là một thói quen yêu thương… Chị ấy đang lơ mơ suy nghĩ chuyện gì đó… Tôi thấy tiếc cho chị!

VẬT CHẤT & TINH THẦN - NGUYÊN MINH


Cuộc sống của mỗi chúng ta đều tồn tại nhờ vào sự kết hợp của hai giá trị vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, có một khuynh hướng sai lầm rất phổ biến là không thấy được sự gắn bó và tương quan giữa hai giá trị này. Chính vì thế, đôi khi chúng ta quá xem trọng yếu tố vật chất, lại có đôi khi quá đặt nặng về mặt tinh thần. Nhưng sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này lại chính là nền tảng thiết yếu nhất để có được một cuộc sống an vui, hạnh phúc.

VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM CỘNG HÒA - VŨ THẾ THÀNH

 


Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà có thời tôi “ngốn” hầu như không sót cuốn nào. Ông viết như thì thầm kể chuyện, chẳng lý luận, triết lý gì cao siêu cả, nhưng rất buồn, và rất người. Thời Hitler, Remarque phải sống lưu vong, tác phẩm bị cấm và bị đốt. Bây giờ, cầm sách của ông trên tay, tôi lại nhớ đến thời sau 1975, thời sách bị cấm và bị đốt ở Sài Gòn.

Sách bị tịch thu, chất đống lên xe ba gác chở đi thì tôi chứng kiến, còn có đem đốt hay không thì tôi không thấy.

Saturday, September 4, 2021

NGHỆ THUẬT KHÔNG LÀM GÌ CẢ - TRANG Ps

 


Cứ mỗi ngày, tôi lại dành ra một thời gian nhất định để không làm gì cả. Không làm gì cả này không có nghĩa là không làm một việc gì, mà là để tâm trí rơi vào trạng thái tĩnh lặng, không muộn phiền nghĩ ngợi. Không suy tư nặng nề. Đơn giản là ngồi yên buông xả. Hoặc dọn phòng, quét nhà, chăm cây,… trong chánh niệm. Điều này cũng giống việc đang tạo ra không gian thở cho tâm hồn.

Cuộc sống hiện đại càng khiến con người phải suy tư nhiều hơn, âu lo nhiều hơn, muộn phiền nhiều hơn. Con người đánh giá cao vai trò của suy nghĩ nhưng lại không hề biết rằng đỉnh cao của trí tuệ không thể đến từ việc suy nghĩ không ngừng, mà biết “ngừng suy nghĩ”, tức biết rơi vào trạng thái định và chánh niệm.

Wednesday, September 1, 2021

NHẠC SĨ MẠNH PHÁT (1929-1971)


Mạnh Phát (1929 – 1971) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc bất hủ như Nỗi Buồn Gác Trọ, Ngày Xưa Anh Nói. Giai đoạn 1940, ông là ca sĩ hát cho hãng đĩa PK và Asia ở Sài Gòn. Giai đoạn 1949-1950 ông chuyển sang viết nhạc với bút danh Tiến Đạt một số bài như “Ai Về Quê Tôi”, “Trăng Sáng Trong Làng”. Sau này Mạnh Phát còn bút danh khác khi viết nhạc trữ tình là Thúc Đăng.

Mạnh Phát nổi tiếng với những ca khúc trữ tình, pha chút duyên quê, dân dã. Bài hát “Qua xóm nhỏ” mộc mạc, đậm đà, gợi nhớ một tình yêu trẻ trung, trong sáng.