Tôi sang Canada đến nay là vừa chín năm. Cuộc sống nơi đây đã cho tôi trải nghiệm khá nhiều cung bậc khác nhau. Trên đường bay tới Toronto- thủ phủ của tỉnh Ontario và là thành phố lớn nhất Canada- tôi cũng có nhiều băn khoăn lắm, không hiểu chặng tới này của đời mình sẽ ra sao khi dọn nhà đến một nơi mà không có một người thân quen, họ hàng, hiểu biết về tiếng Anh thì i tờ, tiếng Pháp thì không biết gì luôn.
Ngay mấy hôm đầu khi đi dạo ở khu trung tâm Toronto tôi thấy có ngôi nhà nhỏ với tấm biển Hội Người Việt Toronto liền rẽ ngay vào.
Vào tới nơi thấy mọi người đang ghi danh học tiếng Anh miễn phí tôi cũng ghi danh.
Người nhân viên hỏi tôi là sang Canada theo diện gì, tôi trả lời theo diện di dân có tay nghề (skilled workers), anh bảo anh làm ở đây đã 20 năm chỉ gặp chủ yếu những người quần đùi nhẩy lên bờ (ý nói thế hệ thuyền nhân tỵ nạn), số còn lại hoặc du lịch ở lại, hoặc thân nhân bảo lãnh nhưng chưa gặp ai người Việt đi theo diện tôi nói cả. Tôi cười bảo anh có thể anh chưa có duyên gặp những người đi theo kiểu của tôi, nhưng dù sao thì trong việc gì cũng phải có người đầu tiên chứ.
Qua câu nói của anh tôi hiểu đa phần những người đến Canada là những người vì một lý do nào đó chán cuộc sống ở quê hương bản quán của mình. Vậy thì đâu là nguyên nhân thành công của một đất nước mới được khai sinh từ năm 1867 lại có những bước tiến kỳ diệu về kinh tế, văn hóa và xã hội sau khi ra đời chỉ có hơn một trăm năm. Tôi tìm hiểu và thấy rằng đó là khả năng tự sửa sai và tự điều chỉnh rất lớn của xã hội này.
Những người di dân đến đây nhìn thấy rất rõ những khiếm khuyết của quê hương cũ nên họ đã quyết tâm tạo ra những định chế/ khế ước xã hội mới, phát huy tối đa sức sáng tạo và khắc phục được những nhược điểm.
Thể chế quản lý ở đây luôn có chỗ cho người giỏi nhanh chóng vươn lên đỉnh cao nhưng đồng thời có những quyền lực mềm kiểm soát họ và thay thế họ một cách hòa bình bằng những người giỏi hơn trong một thời hạn ngắn.
Xuất phát điểm của xã hội Canada là các cá nhân và điểm đến cuối cùng là toàn xã hội. Xã hội Việt Nam thì xuất phát điểm từ tập thể (mang các danh xưng khác nhau từ gia đình, dòng họ, tập thể, tổ chức…) và điểm đến cuối cùng là các cá nhân.
Điều đó lý giải vì sao các cháu bé ở bên này tự lập rất sớm, đã biết đi kiếm tiền từ khi còn học cấp hai, tốt nghiệp phổ thông hầu như đã tự lập trong việc chọn nghề nghiệp tương lai, kiếm chỗ ở riêng, thường tự lo toan mọi chuyện cho cuộc sống của mình. Các cá nhân bằng tài năng, ý chí và niềm tin của mình phải tự tìm cho mình con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, nhưng khi thành công tỏa sáng thì cả xã hội đều được hưởng phúc lợi qua chính sách thuế.
Thuế má ở Canada là công cụ hữu hiệu điều chỉnh thu nhập, cân bằng khoảng cách trong xã hội. Tôi nhớ sáu năm trước khi tạm hài lòng với tiếng Anh của mình tôi bắt đầu đi làm. Sau tám tháng lao động, tôi có thu nhập cao hơn lương thủ tướng Canada năm đó. Một anh bạn nói vui với tôi: Thế là “láo”, mới chân ướt chân ráo sang đây mà có thu nhập cao hơn nguyên thủ. Năm đó lương của thủ tướng Canada chỉ khoảng hai trăm nghìn đôla, hiện nay đã tăng lên bốn trăm nghìn.
Một xã hội mà chìa khóa của sự thành công là chỉ dựa trên quan hệ, quen biết, phe cánh và ảnh hưởng, thì một cá nhân khi chưa hoặc không hội tụ đủ các điều kiện đó khó có thể thành công nhanh chóng được và xã hội sẽ gặp rất nhiều xung lực và bí bích. Theo thống kê Canada, các di dân mới đến lại là những người kiếm được khá nhiều tiền. Xã hội Bắc Mỹ đã mở tung các cánh cửa cơ hội cho tất cả mọi người không kể cũ hay mới khi tôn vinh sự tuyệt đối của các giá trị cá nhân.
Canada là một xã hội hiền hòa, đặt căn bản trên sự tin cậy và trách nhiệm. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận một trong những tờ quảng cáo đầu tiên tại sân bay rằng cảnh sát là người bạn của bạn, và bạn có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của họ ở bất kỳ đâu. Còn thuế vụ Canada thì chỉ căn cứ vào các thông tin tự khai của các cá nhân để tính thuế.
Mọi sự kiểm tra nếu có hầu như là do sự lựa chọn ngẫu nhiên của máy tính. Nếu phát hiện có sai sót trong lời khai thì giải pháp là phải hoàn trả đầy đủ lại cho nhà nước cộng thêm tiền lãi cho việc nộp thuế muộn. Giải quyết việc với các cơ quan công quyền chủ yếu qua điện thoại, email, thư hoặc fax.
Nếu có việc cần gặp thì luôn luôn có người tiếp đón niềm nở và giải thích cặn kẽ. Y tế cơ bản là không mất tiền với toàn dân nhưng không vì thế mà các nhà thương “thí” phục vụ công dân thiếu chu đáo. Tôi đã từng thập tử nhất sinh vì ca sinh khó tại bệnh viện và có điều kiện được hưởng sự chăm sóc tận tình và nồng hậu đến nỗi tôi chỉ mơ ước là khi già và mỏi mệt thì con gái mình cũng đối sử với mình được một phần như vậy.
Khi muốn cho con vào các trường chuyên, tôi đã được nhà trường giải thích rất rõ ràng rằng các cháu cần phải thi tuyển như thế nào để được nhận. Không một quan hệ cá nhân, không có trung gian và không một phí tổn. Để nhận học bổng vào đại học, các cháu cần có thư giới thiệu của các thầy cô giáo, và những lá thư này được thầy cô viết một cách tự nguyện, đúng với quá trình học tập và rèn luyện của các học sinh.
Nhiều cháu nhận được tới hàng trăm nghìn đô học bổng và các thầy cô đổi lại nhận được lời cảm ơn và sự vui sướng là đã dậy được một học sinh giỏi. Các cháu không cần thi đại học, điểm tổng kết sáu môn lớp 12 sẽ được trường phổ thông chuyển thẳng tới các đại học để xem xét. Tôi chưa từng nghe một chuyện nâng hay chạy điểm nào ở Canada.
Là một nước tư bản phát triển, Canada rất coi trọng các giá trị thực tiễn. Thực tiễn đúng là thước đo kiểm nghiệm chân lý. Trong các trường học các cháu không chỉ được học kiến thức cơ bản mà còn được dậy dỗ để trở thành một công dân đắc dụng. Để tốt nghiệp phổ thông các cháu phải có ít nhất 40 tiếng lao động thiện nguyện. Nhưng số giờ lao động công ích càng nhiều thì cơ hội dành được học bổng càng cao.
Có cháu ngoài điểm học rất cao, trong vòng 4 năm cuối phổ thông vẫn dành ra được cả nghìn tiếng để giúp đỡ người già, người mới tới Canada, trẻ em chậm phát triển, hoặc tại các cơ quan công sở, trường học. Người Canada quan niệm học giỏi mà không có tấm lòng vàng là chưa đủ. Canada rất coi trọng tính lãnh đạo (leadership), nhưng vẫn đề cao tinh thần đồng đội (teamwork).
Khi muốn cho con vào các trường chuyên, tôi đã được nhà trường giải thích rất rõ ràng rằng các cháu cần phải thi tuyển như thế nào để được nhận. Không một quan hệ cá nhân, không có trung gian và không một phí tổn. Để nhận học bổng vào đại học, các cháu cần có thư giới thiệu của các thầy cô giáo, và những lá thư này được thầy cô viết một cách tự nguyện, đúng với quá trình học tập và rèn luyện của các học sinh.
Nhiều cháu nhận được tới hàng trăm nghìn đô học bổng và các thầy cô đổi lại nhận được lời cảm ơn và sự vui sướng là đã dậy được một học sinh giỏi. Các cháu không cần thi đại học, điểm tổng kết sáu môn lớp 12 sẽ được trường phổ thông chuyển thẳng tới các đại học để xem xét. Tôi chưa từng nghe một chuyện nâng hay chạy điểm nào ở Canada.
Là một nước tư bản phát triển, Canada rất coi trọng các giá trị thực tiễn. Thực tiễn đúng là thước đo kiểm nghiệm chân lý. Trong các trường học các cháu không chỉ được học kiến thức cơ bản mà còn được dậy dỗ để trở thành một công dân đắc dụng. Để tốt nghiệp phổ thông các cháu phải có ít nhất 40 tiếng lao động thiện nguyện. Nhưng số giờ lao động công ích càng nhiều thì cơ hội dành được học bổng càng cao.
Có cháu ngoài điểm học rất cao, trong vòng 4 năm cuối phổ thông vẫn dành ra được cả nghìn tiếng để giúp đỡ người già, người mới tới Canada, trẻ em chậm phát triển, hoặc tại các cơ quan công sở, trường học. Người Canada quan niệm học giỏi mà không có tấm lòng vàng là chưa đủ. Canada rất coi trọng tính lãnh đạo (leadership), nhưng vẫn đề cao tinh thần đồng đội (teamwork).
Trong các hồ sơ xin vào đại học, học sinh phải chứng minh khả năng lãnh đạo của mình trong các công việc tại trường, lớp và cộng đồng, đồng thời cũng cần nêu rõ là mình có tham gia bao nhiêu câu lạc bộ, tổ chức, hội đoàn, thể thao. Giáo dục Bắc Mỹ cũng hướng tới việc đào tạo con người đa chức năng. Các trường đại học thường cho các cháu quyền được hoàn thành cùng lúc 2 ngành nghề trong 4 năm học.
Trước khi vào trường đại học y để lấy bằng bác sỹ quân y, con của một người bạn tôi đã phải hoàn thành một bằng đại học với hai nghề là sỹ quan lục quân và kỹ sư điện tử trong 4 năm ở trường Võ bị West Point. Năm lớp sáu, trong môn học về gia đình, tất cả học sinh đều phải mang búp bê (đã được cài đặt chương trình) về nhà rồi bế tới trường hàng ngày để chăm sóc trong một tuần như chăm sóc một em bé hai tuần tuổi.
Cũng phải cho ăn 6-8 lần một ngày, uống nước, cho ợ, thay tã khi bị ướt và không được để em bé khóc quá lâu nếu không muốn bị điểm kém. Học sinh chọn môn kinh tế trong lớp 10 sẽ được phát tiền ảo để tham gia chơi stock. Canada ý thức được sự giàu có của mình trong trách nhiệm phải san sẻ với phần còn lại của thế giới. Có một lần, khi đi làm về cháu bé bẩy tuổi ra đón mẹ đã ôm chầm lấy tôi và nói rất xúc động: con cảm ơn bố mẹ đã lo lắng và cho con được cuộc sống đầy đủ như thế này, con yêu bố mẹ lắm.
Hỏi ra mới biết là ở trường cháu đang làm một đề tài về sự nghèo khó của các trẻ em châu Phi. Nhà trường đã giúp các cháu ý thức được sự thiếu thốn của các bạn cùng trang lứa ở một châu lục khác. Một cháu khác của tôi thông báo với gia đình hôm đó là ngày tự giác nhịn ăn 30 tiếng của tất cả học sinh trong trường để có thể đồng cảm được sự hành hạ của cái đói với các bạn ở các nước nghèo.
Hôm đó tôi đã chủ tâm nấu các món ngon đặc biệt mà cháu thích để kiểm tra độ tự giác nhưng quả thật là nhà trường đã thành công. Con tôi đã ở lại trường cùng sinh hoạt với các bạn rồi về nhà thật muộn, đóng chặt cửa phòng riêng và từ chối mọi lời trêu đùa khuyến khích ăn của bố mẹ. Tháng ba năm ngoái khi nền kinh tế thế giới vào cơn khủng hoảng, tâm lý quần chúng thì ủ ê không muốn chi tiêu nhiều, học sinh tại trường cấp ba nơi con tôi đang học đã gặp khó khăn khi quyên góp tiền để xây dựng một trường học ở một nước nghèo.
Lúc đó nước hồ Ontario đang khoảng vài độ C, các cháu đã quyết định thông báo với báo chí và truyền hình thành phố là các cháu sẽ nhảy xuống hồ bơi giữa mùa đông để gây quỹ. Chương trình đã thành công mỹ mãn với hơn sáu nghìn đô thu được. Tôi thực sự sung sướng không phải vì hình ảnh và bài phỏng vấn con mình hiện lên trên khắp các mặt báo lớn của Toronto mà là quyết định tế nhị của các cháu khi không công bố tên nước nhận được ủng hộ để không xúc phạm mặc cảm nước nghèo tới các bạn đến từ nước đó.
Chuyện cho máu cũng là một đề tài thú vị. Năm nào các cháu cũng đăng ký hiến máu cho dù tôi cứ lo lắng là các cháu không phải loại dư thừa cân lạng. Nguyên nhân khá đơn giản là các cháu đều thấy đó là một trách nhiệm cần hoàn thành dù không bị ai bắt buộc.
Tôi để ý một trong những câu hỏi đầu tiên của người Việt trong nước khi gọi sang hỏi thăm chúng tôi là bên đó làm ăn thế nào. Chưa thấy ai hỏi nền văn hóa Canada cao thấp thế nào? Chuyện kiếm tiền ở Canada, cũng như bất kỳ nơi nào khác, rất dễ và cũng rất khó. Cánh cửa làm giàu thật rộng mở nhưng mỗi cá nhân ở đây phải tự tìm cách vượt qua ngưỡng cửa đó.
Có thể khẳng định là người Việt ở nước ngoài có cuộc sống khá đồng đều nhau, sau vài năm thì hầu như ai cũng có nhà cũng có xe. Nhưng những đại phú gia thì là ở ViệtNam. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày gần đây doanh nhân Việt thành đạt sẽ có tên công khai trong danh sách tỉ phú đôla thế giới, và người đó hẳn là một người Việt đang ở trong nước.
Ở Canada để thật giàu hoặc để bị chết đói đều khó khăn như nhau. Là người mới nhập cư, để làm giàu thì anh phải giỏi hơn người Canada trung bình. Khi thu nhập đã cao lên thì lại được thuế má điều chỉnh. Người nghèo không phải lo tiền y tế, học hành và được trợ cấp từ nhà ở, tiền ăn, tiêu dùng, trông con, đi lại… Có hôm trước bữa cơm mâm cao cỗ đầy, người bạn tôi nói với con, mình ăn uống thế này phí phạm quá, thương cho những đất nước nghèo đói, nơi con người đang thiếu ăn.
Cháu bé liền thắc mắc, tại sao không chịu nấu mà ăn. Bố cháu bảo: họ có gì mà nấu. Cháu thắc mắc hơn: tại sao không mở tủ lạnh lấy đồ ra nấu. Được biết thậm chí không có cả tủ lạnh, cháu bảo sao không hỏi xin trợ cấp từ chính phủ. Và khi biết chính phủ không có khả năng trợ cấp cho người nghèo, cháu bảo thế thì bầu chính phủ khác để tìm ra người có khả năng giải quyết chuyện đó.
Có một bác đại tá quân đội khi sang Canada thăm con về lại Hà nội khi được hỏi là bác thấy Canada dở nhất chuyện gì, bác nói ngay mình thấy thằng Canada dở quá, nó xây dựng xong chủ nghĩa xã hội từ lâu rồi mà cứ im thin thít chả chịu nói năng gì.
Ở Canada có nhiều cách kiếm tiền và một trong những cách phổ thông nhất là mua căn nhà tồi trong khu vực tốt, tiết kiệm trả dần, ở hoặc cho thuê, được giá thì bán. Năm 1976 giá nhà trung bình ở Toronto là khoảng 60 nghìn, đến nay đã lên tới 450 nghìn đô. Một trong những điều quan trọng là cơ cấu điều hành thị trường nhà đất rất đơn giản và trong sáng.
Người mua có thể chỉ cần có 5% giá trị nhà và vay nhà băng 95% còn lại. Thêm nữa lãi suất đi vay lại rất rẻ, hiện nay khoảng 3%/năm, thủ tục vay mượn nhanh chóng, và toàn bộ thủ tục pháp lý chỉ qua một người luật sư đảm trách trong vài tiếng đồng hồ. Tôi có người bạn trong vòng 10 năm qua vừa đi làm vừa mua nhà cho thuê để có thêm thu nhập, nay anh đã có hơn 10 căn nhà và hơn năm chục người thuê nhà.
Tỉ lệ phòng trống chưa tới 1% một năm vì số lượng dân Canada chưa có nhà riêng, phải đi thuê vẫn chiếm trên 40%. Tôi đã cùng một người bạn khác đi xem nhà và chứng kiến anh mua 3 căn trên cùng một dãy phố trong có một ngày.
Lúc vừa xem xong mấy căn nhà đó, anh liền đặt cọc và gọi điện ra nhà băng xin vay tiền, ngay hôm sau anh được nhà băng gọi lại thông báo thủ tục vay tiền đã xong, anh chỉ cần ký giấy tờ được fax tới nhà và fax ngược trở lại rồi chờ tới ngày vào nhà sẽ ra làm tiếp thủ tục với luật sư. Anh vay 1,8 triệu đô la mà thủ tục đơn giản chỉ có hai cú điện thoại vì anh có lương cao và tiểu sử vay trả sòng phẳng.
Tuy nhiên không phải nói như vậy là cứ mua nhà xong là chỉ việc thu tiền. Người chủ nhà cũng luôn là người phải lo toan cho các sự cố về nhà cửa như chẩy nước, cống tắc, hệ thống báo động hết pin, cắt cỏ, xúc tuyết… Tuy nhiên theo tôi đó là chuyện bình thường, như các cụ đã nói đã đa mang là phải đèo bồng. Kiếm nhiều tiền một cách chân chính và lương thiện chưa bao giờ là một công việc ngon cơm và đơn giản cả.
Người Việt có nhiều truyền thống rất quý báu như đề cao giá trị gia đình, học vấn, thông minh, dễ hội nhập và tự cường. Tính theo chiều dài lịch sử Canada chỉ là cậu bé so với Việt Nam.
Sang tới Canada các bạn sẽ thấy đất nước này còn thiếu vắng nhiều anh hùng. Tên đường chủ yếu là đánh số, đặt theo tên vua chúa hoặc theo tên thánh. Nhiều lúc tôi thấy với các giá trị và tố chất căn bản của mình người Việt hoàn toàn có thể đưa đất nước mình tới bến bờ văn minh và cường thịnh.
Henry Ford nói “Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty” tạm dịch: ai dừng chuyện học là người già dù người ấy 20 hay 80. Nói rộng ra, một đất nước cũng cần như vậy, cầi liên tục học hỏi để phát triển.
Về chuyện học, Dudley Field Malone một nhà chính trị Mỹ cũng nói một câu chí lý: “I have never in my life learned anything from any man who agreed with me.” Tạm dịch: tôi chưa bao giờ học được gì từ những người luôn đồng ý với tôi. Có thể nhiều bạn không đồng ý với nhiều điều tôi nghĩ tuy nhiên như nhà triết học cổ Hi Lạp từng nói: “I can not teach anybody anything, I can only make them think” nghĩa là tôi chả dậy được ai cái gì cả, tôi chỉ làm họ suy nghĩ.
Tôi đã từng đi và sống ở nhiều nước, nhưng tôi thấy Canada quả là một thiên đường. Trong xã hội hiện tại khi căn bệnh stress hành hạ mọi người ở khắp nơi thì cuộc sống ở đây khi mọi người luôn vui vẻ, lịch sự với nhau, ra đường thấy đường phố sạch sẽ, giao thông đúng luật lệ, không thấy ai to tiếng với ai, nếu có sơ ý quên khóa cửa xe hay nhà thì cũng không sao luôn làm cho tôi thấy nhẹ nhõm, ít căng thẳng và hồi hộp.
Pv
Trước khi vào trường đại học y để lấy bằng bác sỹ quân y, con của một người bạn tôi đã phải hoàn thành một bằng đại học với hai nghề là sỹ quan lục quân và kỹ sư điện tử trong 4 năm ở trường Võ bị West Point. Năm lớp sáu, trong môn học về gia đình, tất cả học sinh đều phải mang búp bê (đã được cài đặt chương trình) về nhà rồi bế tới trường hàng ngày để chăm sóc trong một tuần như chăm sóc một em bé hai tuần tuổi.
Cũng phải cho ăn 6-8 lần một ngày, uống nước, cho ợ, thay tã khi bị ướt và không được để em bé khóc quá lâu nếu không muốn bị điểm kém. Học sinh chọn môn kinh tế trong lớp 10 sẽ được phát tiền ảo để tham gia chơi stock. Canada ý thức được sự giàu có của mình trong trách nhiệm phải san sẻ với phần còn lại của thế giới. Có một lần, khi đi làm về cháu bé bẩy tuổi ra đón mẹ đã ôm chầm lấy tôi và nói rất xúc động: con cảm ơn bố mẹ đã lo lắng và cho con được cuộc sống đầy đủ như thế này, con yêu bố mẹ lắm.
Hỏi ra mới biết là ở trường cháu đang làm một đề tài về sự nghèo khó của các trẻ em châu Phi. Nhà trường đã giúp các cháu ý thức được sự thiếu thốn của các bạn cùng trang lứa ở một châu lục khác. Một cháu khác của tôi thông báo với gia đình hôm đó là ngày tự giác nhịn ăn 30 tiếng của tất cả học sinh trong trường để có thể đồng cảm được sự hành hạ của cái đói với các bạn ở các nước nghèo.
Hôm đó tôi đã chủ tâm nấu các món ngon đặc biệt mà cháu thích để kiểm tra độ tự giác nhưng quả thật là nhà trường đã thành công. Con tôi đã ở lại trường cùng sinh hoạt với các bạn rồi về nhà thật muộn, đóng chặt cửa phòng riêng và từ chối mọi lời trêu đùa khuyến khích ăn của bố mẹ. Tháng ba năm ngoái khi nền kinh tế thế giới vào cơn khủng hoảng, tâm lý quần chúng thì ủ ê không muốn chi tiêu nhiều, học sinh tại trường cấp ba nơi con tôi đang học đã gặp khó khăn khi quyên góp tiền để xây dựng một trường học ở một nước nghèo.
Lúc đó nước hồ Ontario đang khoảng vài độ C, các cháu đã quyết định thông báo với báo chí và truyền hình thành phố là các cháu sẽ nhảy xuống hồ bơi giữa mùa đông để gây quỹ. Chương trình đã thành công mỹ mãn với hơn sáu nghìn đô thu được. Tôi thực sự sung sướng không phải vì hình ảnh và bài phỏng vấn con mình hiện lên trên khắp các mặt báo lớn của Toronto mà là quyết định tế nhị của các cháu khi không công bố tên nước nhận được ủng hộ để không xúc phạm mặc cảm nước nghèo tới các bạn đến từ nước đó.
Chuyện cho máu cũng là một đề tài thú vị. Năm nào các cháu cũng đăng ký hiến máu cho dù tôi cứ lo lắng là các cháu không phải loại dư thừa cân lạng. Nguyên nhân khá đơn giản là các cháu đều thấy đó là một trách nhiệm cần hoàn thành dù không bị ai bắt buộc.
Tôi để ý một trong những câu hỏi đầu tiên của người Việt trong nước khi gọi sang hỏi thăm chúng tôi là bên đó làm ăn thế nào. Chưa thấy ai hỏi nền văn hóa Canada cao thấp thế nào? Chuyện kiếm tiền ở Canada, cũng như bất kỳ nơi nào khác, rất dễ và cũng rất khó. Cánh cửa làm giàu thật rộng mở nhưng mỗi cá nhân ở đây phải tự tìm cách vượt qua ngưỡng cửa đó.
Có thể khẳng định là người Việt ở nước ngoài có cuộc sống khá đồng đều nhau, sau vài năm thì hầu như ai cũng có nhà cũng có xe. Nhưng những đại phú gia thì là ở ViệtNam. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày gần đây doanh nhân Việt thành đạt sẽ có tên công khai trong danh sách tỉ phú đôla thế giới, và người đó hẳn là một người Việt đang ở trong nước.
Ở Canada để thật giàu hoặc để bị chết đói đều khó khăn như nhau. Là người mới nhập cư, để làm giàu thì anh phải giỏi hơn người Canada trung bình. Khi thu nhập đã cao lên thì lại được thuế má điều chỉnh. Người nghèo không phải lo tiền y tế, học hành và được trợ cấp từ nhà ở, tiền ăn, tiêu dùng, trông con, đi lại… Có hôm trước bữa cơm mâm cao cỗ đầy, người bạn tôi nói với con, mình ăn uống thế này phí phạm quá, thương cho những đất nước nghèo đói, nơi con người đang thiếu ăn.
Cháu bé liền thắc mắc, tại sao không chịu nấu mà ăn. Bố cháu bảo: họ có gì mà nấu. Cháu thắc mắc hơn: tại sao không mở tủ lạnh lấy đồ ra nấu. Được biết thậm chí không có cả tủ lạnh, cháu bảo sao không hỏi xin trợ cấp từ chính phủ. Và khi biết chính phủ không có khả năng trợ cấp cho người nghèo, cháu bảo thế thì bầu chính phủ khác để tìm ra người có khả năng giải quyết chuyện đó.
Có một bác đại tá quân đội khi sang Canada thăm con về lại Hà nội khi được hỏi là bác thấy Canada dở nhất chuyện gì, bác nói ngay mình thấy thằng Canada dở quá, nó xây dựng xong chủ nghĩa xã hội từ lâu rồi mà cứ im thin thít chả chịu nói năng gì.
Ở Canada có nhiều cách kiếm tiền và một trong những cách phổ thông nhất là mua căn nhà tồi trong khu vực tốt, tiết kiệm trả dần, ở hoặc cho thuê, được giá thì bán. Năm 1976 giá nhà trung bình ở Toronto là khoảng 60 nghìn, đến nay đã lên tới 450 nghìn đô. Một trong những điều quan trọng là cơ cấu điều hành thị trường nhà đất rất đơn giản và trong sáng.
Người mua có thể chỉ cần có 5% giá trị nhà và vay nhà băng 95% còn lại. Thêm nữa lãi suất đi vay lại rất rẻ, hiện nay khoảng 3%/năm, thủ tục vay mượn nhanh chóng, và toàn bộ thủ tục pháp lý chỉ qua một người luật sư đảm trách trong vài tiếng đồng hồ. Tôi có người bạn trong vòng 10 năm qua vừa đi làm vừa mua nhà cho thuê để có thêm thu nhập, nay anh đã có hơn 10 căn nhà và hơn năm chục người thuê nhà.
Tỉ lệ phòng trống chưa tới 1% một năm vì số lượng dân Canada chưa có nhà riêng, phải đi thuê vẫn chiếm trên 40%. Tôi đã cùng một người bạn khác đi xem nhà và chứng kiến anh mua 3 căn trên cùng một dãy phố trong có một ngày.
Lúc vừa xem xong mấy căn nhà đó, anh liền đặt cọc và gọi điện ra nhà băng xin vay tiền, ngay hôm sau anh được nhà băng gọi lại thông báo thủ tục vay tiền đã xong, anh chỉ cần ký giấy tờ được fax tới nhà và fax ngược trở lại rồi chờ tới ngày vào nhà sẽ ra làm tiếp thủ tục với luật sư. Anh vay 1,8 triệu đô la mà thủ tục đơn giản chỉ có hai cú điện thoại vì anh có lương cao và tiểu sử vay trả sòng phẳng.
Tuy nhiên không phải nói như vậy là cứ mua nhà xong là chỉ việc thu tiền. Người chủ nhà cũng luôn là người phải lo toan cho các sự cố về nhà cửa như chẩy nước, cống tắc, hệ thống báo động hết pin, cắt cỏ, xúc tuyết… Tuy nhiên theo tôi đó là chuyện bình thường, như các cụ đã nói đã đa mang là phải đèo bồng. Kiếm nhiều tiền một cách chân chính và lương thiện chưa bao giờ là một công việc ngon cơm và đơn giản cả.
Người Việt có nhiều truyền thống rất quý báu như đề cao giá trị gia đình, học vấn, thông minh, dễ hội nhập và tự cường. Tính theo chiều dài lịch sử Canada chỉ là cậu bé so với Việt Nam.
Sang tới Canada các bạn sẽ thấy đất nước này còn thiếu vắng nhiều anh hùng. Tên đường chủ yếu là đánh số, đặt theo tên vua chúa hoặc theo tên thánh. Nhiều lúc tôi thấy với các giá trị và tố chất căn bản của mình người Việt hoàn toàn có thể đưa đất nước mình tới bến bờ văn minh và cường thịnh.
Henry Ford nói “Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty” tạm dịch: ai dừng chuyện học là người già dù người ấy 20 hay 80. Nói rộng ra, một đất nước cũng cần như vậy, cầi liên tục học hỏi để phát triển.
Về chuyện học, Dudley Field Malone một nhà chính trị Mỹ cũng nói một câu chí lý: “I have never in my life learned anything from any man who agreed with me.” Tạm dịch: tôi chưa bao giờ học được gì từ những người luôn đồng ý với tôi. Có thể nhiều bạn không đồng ý với nhiều điều tôi nghĩ tuy nhiên như nhà triết học cổ Hi Lạp từng nói: “I can not teach anybody anything, I can only make them think” nghĩa là tôi chả dậy được ai cái gì cả, tôi chỉ làm họ suy nghĩ.
Tôi đã từng đi và sống ở nhiều nước, nhưng tôi thấy Canada quả là một thiên đường. Trong xã hội hiện tại khi căn bệnh stress hành hạ mọi người ở khắp nơi thì cuộc sống ở đây khi mọi người luôn vui vẻ, lịch sự với nhau, ra đường thấy đường phố sạch sẽ, giao thông đúng luật lệ, không thấy ai to tiếng với ai, nếu có sơ ý quên khóa cửa xe hay nhà thì cũng không sao luôn làm cho tôi thấy nhẹ nhõm, ít căng thẳng và hồi hộp.
Pv
No comments:
Post a Comment