Thursday, February 2, 2023

ĐẾN TUỔI TRUNG NIÊN, HÃY DẸP BỎ NHỮNG ÂN OÁN - TRÚC NHI


Người ta khi tuổi tác càng lớn dần lên, càng cảm nhận sâu sắc về những vấn đề của cuộc đời. Khi bước sang tuổi trung niên cũng là lúc họ hiểu ra rằng, đã đến lúc phải dẹp bỏ những ân oán!

1. Nếu cuộc sống không dễ dàng với bạn, liệu nó có dễ dàng với những người khác?

Cho dù bạn có khóc mỗi ngày cũng không thể thay đổi số phận của mình. Khi một người bước vào tuổi trung niên, điều quý giá nhất không phải là lăn những giọt lệ mặn chát trên má, mà là sự mạnh mẽ và quyết tâm trong trái tim.

Do đó hãy dẹp bỏ những ân oán đi, đừng để trái tim thủy tinh dằn vặt cuộc đời bạn. Hơn nữa, cắn răng kiên trì chịu đựng nỗi đau còn tốt hơn gấp vạn lần tìm người để phàn nàn.

NÀNG ROZA VÀ CHÀNG THỦY THỦ

 

Trong thời gian đi biển, một thủy thủ nhận được những bức thư của một cô gái mà anh ta chưa từng gặp, tên là Roza. Họ viết thư cho nhau suốt 3 năm. Đọc những bức thư và trả lời cô, anh  hiểu rằng không thể sống thiếu những bức thư của cô. Họ thầm yêu nhau mà không nhận ra điều đó.

Khi anh trở về đất liền, họ hẹn gặp nhau ở nhà ga Trung tâm của thành phố vào lúc 5 giờ chiều. Roza viết rằng cô sẽ cài một bông hồng đỏ vào khuyết áo của mình.

Người thủy thủ nghĩ: anh chưa bao giờ nhìn thấy ảnh của Roza. Anh không biết cô bao nhiêu tuổi, xấu hay đẹp, béo hay gầy.

SUY NGHĨ CỦA PHẠM DUY VỀ HCM

 

Tôi còn nhớ rất rõ cái hôm Đại hội Văn nghệ ở Việt Bắc mùa hè năm 1950. Tố Hữu đã phá vỡ giấc mơ của nhiều người. 

Trước tiên ông ta tấn công vào nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ: “Vọng Cổ có âm điệu ủy mị, làm cho người nghe bị ru ngủ, tiêu tan cả chí phấn đấu.”

Lưu Hữu Phước đứng lên bênh vực cho bài Vọng Cổ của mình: “Vọng Cổ hay lắm, hay lắm, không bỏ Vọng Cổ được đâu”.

Nhưng Tố Hữu nói: “Vọng Cổ làm cho Việt Nam mất nước, nên phải cấm nó thôi.”

Dẹp xong vọng cổ, Tố Hữu quay sang kịch thơ.

“Nội dung phong kiến. Cốt truyện đưa ra toàn là những nhân vật quan liêu. Lối diễn xuất bằng sự ngâm nga, nghe thật là rên rỉ, lướt thướt. Kịch Thơ không thích hợp với kháng chiến.”