Saturday, April 29, 2023

CHIẾN TRANH "GIẢI PHÓNG", VÀ DIỄN VIÊN ĐƠN DƯƠNG - TUẤN KHANH

Những người sống ở Sài Gòn nói họ tuy đã quen với việc hàng năm, đến ngày 30 Tháng Tư, nhà cầm quyền lại cho trương khắp nơi các bích chương, biểu ngữ mừng ngày “giải phóng miền Nam”, nhưng quen, không có nghĩa là không có những phản ứng nhất định, dù đã gần nửa thế kỷ đi qua.

Việc xác định là “giải phóng”, có lúc này lúc khác. Tùy theo cảm quan của người đứng đầu bộ máy nhà nước và thời thế. Đã có lúc cả miền Nam rộ lên niềm vui khó tả khi đọc được những dòng tâm tình của ông Võ Văn Kiệt, về ngày 30 Tháng Tư là có “triệu người vui, cũng có triệu người buồn”. Giai đoạn đó, những ngôn luận nhận thức khác lạ đó, mô tả được một tâm trạng có thật dai dẳng trong dân chúng: Miền Nam là của những người xác nhận mình thua cuộc, nhưng không nhận là mình được giải phóng.

Tuesday, April 25, 2023

NỮ VĂN SĨ BÀ TÙNG LONG VÀ MỘT THỜI TRUYỆN “FEUILLETON” TRÊN BÁO CHÍ SÀI GÒN 60 NĂM TRƯỚC

 


“Bà Tùng Long là một văn sĩ nổi tiếng từ thập niên 1950 ở Sài Gòn. Bà viết văn giản dị, mộc mạc, lối văn của miền Nam, như Hồ Biểu Chánh nhưng hiện đại hơn vì bà được theo học chương trình trung học Pháp từ thời tiểu học ở Đà Nẵng, rồi sau đó là tại các trường nữ sinh danh tiếng là Đồng Khánh ở Huế, Gia Long (trường áo tím ở Sài Gòn). 

Truyện của Bà Tùng Long là loại văn chương dễ đọc, phù hợp với người đọc đại chúng, với những câu chuyện mang tính chất luân thường đạo lý…, khác với loại văn chương trau chuốt của miền Bắc mà đại diện là Tự Lực Văn Đoàn”. 

Đó là những lời giới thiệu của giáo sư Trần Văn Khê đối với nữ văn sĩ Bà Tùng Long. Ông là bạn học với em gái của bà, theo ký ức của mình, giáo sư Trần Văn Khê nói Bà Tùng Long có vẻ đẹp thanh lịch, quý phái, gia đình trung lưu và nề nếp. 

Tuesday, April 11, 2023

NĂM NĂM RỒI KHÔNG GẶP - LÊ HỒNG MINH

 

“Chuyện Tình Buồn” có thể được xem là một trong những bản nhạc tình hay và cực kỳ lãng mạn của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Câu chuyện trong bài thơ hay bài hát đều kể về một thanh niên có gia đình theo đạo Phật, đem lòng yêu một cô gái rất đẹp theo đạo Công giáo. Hồi đó, những câu chuyện như thế này là không hề thiếu, và chắc chắn là luôn gặp phải trắc trở vì bị cả hai gia đình, thậm chí cả dòng họ ngăn cấm tới cùng!

Monday, April 10, 2023

MỐI "TÌNH TRAI" CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU VÀ NHÀ THƠ HOÀNG CÁT - THIÊN KIM

Nhà thơ Hoàng Cát có một căn phòng riêng đầy kỷ niệm, căn phòng mà với ông, nó là một "cõi thiêng" với rất nhiều điều được lưu giữ. Rất nhiều sách, rất nhiều kỷ vật, ảnh, giấy bút, bản thảo, và cả một kho thuốc cho căn bệnh quái ác từng hành hạ ông tưởng không thể vượt qua để mà tồn tại được.

Đôi chân thương binh thập thễnh nhưng nhanh nhẹn, tháo vát, dường như chưa bao giờ ngơi nghỉ trên con đường sống. Và tuyệt vời hơn nữa, là dù phải trải qua bao nhiêu thăng trầm của đời sống, ông vẫn là một nhà thơ nuôi dưỡng được cảm xúc cho trái tim với những nhịp yêu bất chấp thời gian. Chính vì thế, thơ của ông, luôn nặng trĩu những ân tình. Bởi vì ông đã có rất nhiều ký ức của cả một thời kỳ đẹp nhất trong đời sống thi ca với những con người thơ đã bất tử cùng chặng đường văn chương của dân tộc.