Tiểu thuyết: Những Thiên Đường Mù (1988)
Tác giả: Dương Thu Hương
Người đọc: Nguyễn Thu
Thực hiện: thuvienaudio.net
Phản tỉnh, Phản kháng: Thực hay Hư
Chương 8: Dương Thu Hương Và "Những Thiên Đường Mù"
Cách nay sáu, bảy năm tại hải ngoại có tin đồn sôi sục về mối tình giữa một nhà mô phạm, nguyên phó viện trưởng viện đại học Minh Đức trước 1975, và một nhà văn nữ cựu đảng viên cộng sản. Người ta nói bác sĩ Bùi Duy Tâm đã "giao du thân mật" với nữ văn sĩ Dương Thu Hương trên sông Đà. Người ta còn thêm rằng cục phản gián Hà-nội có cuốn băng quay cảnh hai người "làm tình trên cạn, dưới nước, trong khách sạn, trên bãi cát."
Cố ký giả Chử Bá Anh đã cho phổ biến trên tờ nguyệt san Diễn Đàn Phụ Nữ của ông một đoạn của lá thư 14 trang của nhà văn nữ này gửi bác sĩ Bùi Duy Tâm để gián tiếp giúp bà thanh minh với độc giả. Nhưng độc giả có tin hay không là chuyện khác. Trong bức thư dài này chính Dương Thu Hương đã nói những câu được chọn đăng ở đầu chương. Qua lời lẽ trong thư bà đã gián tiếp xác nhận chuyện hai người có đi chơi thuyền với nhau trên sông Đà nhưng là vì mục đích khác.(?) Ở Mỹ này người ta biết nhiều đến Dương Thu Hương từ đó. (1)
Rồi hai năm sau tiếng tăm của bà đã nổi như cồn khi bà ra mắt ở Paris trong một buổi họp mặt do "Nhà văn sĩ" (Maison des écrivains) tổ chức ngày 6-10-1994. Lúc ấy bà đã có 3 cuốn sách được dịch ra Pháp văn đó là các cuốn "Những Thiên Đường Mù", "Truyện Tình Kể Trước Rạng Đông" và "Tiểu Thuyết Vô Đề". Riêng cuốn "Những Thiên Đường Mù" còn được dịch ra tiếng Anh và Đức. Có thể nói ngoài Duyên Anh và Nguyễn Chí Thiện ra cho đến lúc đó chưa có nhà văn Việt Nam chống cộng nào được cái vinh dự đó. Sự khác biệt giữa Nguyễn Chí Thiện, Duyên Anh, hai người chống cộng từ đầu và Dương Thu Hương, một cựu đảng viên cộng sản, càng làm cho văn giới Pháp chú ý tới bà hơn.
Dương Thu Hương sinh năm 1947, nguyên quán tỉnh Thái Bình (cùng quê với tướng Trần Độ, và rất được ông tướng này ủng hộ), có cha làm thợ may và mẹ làm giáo viên. Theo bà cho biết trong các cuộc gặp gỡ các sinh viên tại đại học Paris VII ngày 7 tháng 11 năm 1994 thì trong gia đình bà chỉ có ông bố theo "kháng chiến" còn tất cả đã di cư vào Nam, rồi đi Mỹ, đi Canada, đi Pháp.
Bà nói với ký giả Brian Eads, tác giả bài báo "She dares to live free" đăng trên Reader’s Digest tháng 10 năm 1998 rằng cha bà đã tham gia du kích quân của ông Hồ khi bà mới có 2 tuổi, nghĩa là vào năm 1949. Tuy xuất thân là một văn công tốt nghiệp đại học Mỹ Thuật Hà-nội về họa, và múa, nhưng ra trường vào lúc Mỹ vừa giết ông Diệm ở miền Nam để đem quân tác chiến vào, nên bà đã sớm có mặt tại chiến trường như một người lính, tuy là "lính gái" và "lính văn nghệ". Trong bản "tự bạch" về cuốn "tiểu thuyết vô đề" gửi nhà văn nữ Thụy Khuê ở Pháp, người đã đề tựa cho tác phẩm này, Dương Thu Hương cho biết năm 18 tuổi bà đã cùng thanh thiếu niên cùng trang lứa "lên đường chống Mỹ theo truyền thống dân tộc" . Trong lá thư 14 trang gửi bác sĩ Búi Duy Tâm Dương Thu Hương bảo "Tôi sinh ra không phải để làm văn nghệ sĩ. Bản chất tôi là người lính"
Dương Thu Hương có chồng và hai con nhưng đã ly dị. Bà cũng đã vào đảng cộng sản, nói là để cho dễ tranh đấu chống thối nát bất công. Nhưng sau khi viết xong (một cách rất vội vã, nhanh chóng) "Tiểu Thuyết Vô Đề" (2) và gửi được ra nước ngoài bà đã bị bắt rồi ít lâu sau đó bị kiểm thảo, chi bộ của bà họp để khai trừ bà, nhưng, theo bà thuật lại, số phiếu chia làm hai đồng đều (5 thuận 5 chống). Bà đã dùng phiếu của chính mình để được ra khỏi đảng. Lệnh khai trừ ban hành ngày 4-7-1990, nhưng nhiều tháng sau mới được công bố.
Dương Thu Hương khởi đầu văn nghiệp của mình với những tập truyện ngắn "Những bông bần ly", "Quầng Trăng Lơ", "Ban Mai Yên Ả" và truyện dài "Hành Trình Ngày Thơ Ấu". Nhưng phải đến khi cho ra các cuốn "Bên Kia Bờ Ảo Vọng" và "Những Thiên Đường Mù" bà mới leo lên được vị thế của một nhà văn có tầm cỡ. Trong thập niên 80 Dương Thu Hương có tất cả 10 tác phẩm. Nhưng cũng có người cho rằng bà nổi tiếng trong nước là do những lời lẽ đanh thép của bà khi phát biểu ý kiến hay đọc tham luận trong các đại hội trí thức và nhà văn cộng sản, ở Hà-nội cũng như ở Saigon. Đặc biệt là trong đại hội nhà văn tổ chức tại hội trường Ba Đình, Hà-nội, tháng 10 năm 1989 Dương Thu Hương đã làm mọi người sửng sốt khi bà dám mắng Nguyễn Đình Thi , chủ tọa buổi họp, là đồ đê tiện, vì đã không để bà đọc tham luận đúng theo thứ tự đã dự liệu, mà lại xếp xuống gần cuối. Nhưng cũng có người cho rằng bài tham luận của Dương Thu Hương đọc tại đại hội nhà văn làm bà nổi tiếng đã được Nguyễn Đình Thi gà cho. Trong cuộc nói truyện thứ nhì ở đại học Paris VII bà cho biết: khi tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố trong một đại hội các nhà văn, nhà báo: "Các nhà văn, nhà báo hãy tự cởi trói, và hãy tự cứu mình trưóc khi trời cứu" thì bà và một số người cùng chí hướng đã lợi dụng lời tuyên bố công khai ấy để đấu tranh, người thì viết truyện, còn bà thì viết những bài chính luận. Nhưng chỉ năm sau ông Linh đã trở mặt tấn công vào nhóm văn nghệ sĩ đòi dân chủ.
Ở nước ngoài bà được biết đến nhiều sau khi cuốn Những Thiên Đường Mù được ông Phan Huy Đường dịch ra Pháp văn, và bà Nina McPherson dịch ra Anh văn. Cho đến khi cuốn "Tiểu Thuyết Vô Đề" hay "Khải Hoàn Môn" được gửi ra ngoại quốc rồi bà bị bắt giam hơn 7 tháng (từ 14-4-1991 đến 20-11-1991) thì bà trở thành tiêu biểu của văn chương phản kháng trong nước. Sau khi ra tù, bà đã xin ra khỏi hội nhà văn vì cho rằng nó gồm những nhà văn hèn, sợ đảng, chống lại lẽ phải không đáng cho bà ở trong đó.
DTH cho biết bà được mời sang Pháp 16 lần. Nhưng đến ngày 22 tháng 8 năm 1994 bà mới được đặt chân lên đất Pháp, sau khi đã để ra 4 tháng học tiếng. Chiều ngày 6 tháng 10 bà đã được vinh dự tiếp xúc với khoảng 150 nhân vật trong giới giáo sư đại học, văn sĩ ở thủ đô Paris (trong số này có 30 người Việt Nam), tại "Nhà Văn Sĩ", (Maison des écrivains) trong buổi lễ ra mắt 3 tác phẩm của bà đã được dịch ra Pháp văn là các cuốn "Những Thiên Đường Mù", "Truyện Tình Kể trước rạng đông" và "Tiểu Thuyết Vô Đề". Tất cả có 6 tổ chức Pháp bảo trợ cuộc ra mắt này, đứng mời là "Câu Lạc Bộ Havard Pháp Quốc".
Trong các cuộc tiếp xúc ở Paris thời gian này, DTH cho biết Nguyễn Văn Linh khi còn là tổng bí thư đảng đã tìm cách mua chuộc bà, hứa "cấp cho bà một căn nhà cấp thứ trưởng", nhưng bà không nhận. Và cũng Nguyễn Văn Linh sau này chửi bà là "con ranh con", "con đĩ chống đảng", vì thấy không lung lạc được bà.
Sau đây chúng tôi sẽ nói kỹ về nội dung tác phẩm "Những Thiên Đường Mù" và thuật lại tóm tắt hoàn cảnh rắc rối của cuốn "Tiểu Thuyết Vô Đề".
Tiểu thuyết " Những Thiên Đường Mù":
Trong số những tác phẩm văn chương Việt Nam có tác dụng chống cộng được người ngoại quốc biết đến trong hai thập kỷ này, ngoài Hoa Địa Ngục (Flowers from hell) của Nguyễn Chí Thiện và "Tướng Về Hưu" (Un Général à la retraite) của Nguyễn Huy Thiệp, người ta thấy nổi bật hai cuốn tiểu thuyết của Duyên Anh và Dương Thu Hương. Duyên Anh thì có may mắn làm thân được với linh mục Mais nói được tiếng Việt và sư huynh Nghiêm thông thạo tiếng Pháp, cho nên cuốn "Một Người Nga ở Sai Gòn" được chuyển sang Pháp ngữ là "Un Russe à Saigon". (2bis) Còn Dương Thu Hương thì do vị trí của một nhà văn đang sống trong vùng cộng sản lại dám viết xấu về chế độ cộng sản đã được đánh giá là con người can đảm, nhất là lại là một phụ nữ. Vì vậy cuốn "Những Thiên Đường Mù" (Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà-nội, 1988) cũng đã được dịch ra Pháp ngữ: "Les Paradis Aveugles" (dịch giả Phan Huy Đường, nhà xuất bản "Des Femmes") và Anh Ngữ:"Paradise of the Blind". (1. dịch giả Phan Huy Đường và Nina McPherson,)
Nói vậy không có nghĩa là cuốn sách được dịch ra ngoại ngữ chỉ vì nó chống cộng chứ không phải vì giá trị văn chương. Người đọc dù khó tính cũng phải công nhận cuốn tiểu thuyết khá haỵ Tác giả đã chứng tỏ mình có kiến thức rộng, có óc nhận xét và phán đoán tinh tế. Điều khiến độc giả ngoại quốc sẽ có thể thích thú là bà biết rất nhiều về nông thôn miền Bắc, am hiểu phong tục tập quán và ngôn ngữ người dân quê, lại khéo léo diễn tả những điều đó bằng một bút pháp linh hoạt, sáng tạọ
Cuốn tiểu thuyết được viết theo lối tự truyện. Tác giả dùng ngôi thứ nhất cho nhân vật chính trong truyện là Hằng. Tác phẩm bắt đầu bằng một bức điện văn của người cậu của Hằng tên Chính báo tin ông ta ốm và cần gặp nàng ở thủ đô Liên Xô. Lúc ấy Hằng đang làm lao động xuất khẩu (thợ dệt) ở một tỉnh lẻ bên Nga cách Mặc Tư Khoa cả ngàn dặm. Còn ông cậu thì đã xin được sang đó "tập huấn" trong 4 tháng. Mẹ Hằng chỉ có một người em duy nhất là ông Chính này, nên tuy đang bệnh mà nghe nói cậu ốm và muốn gặp, Hằng cũng bất chấp mùa đông lên tầu tới Mặc Tư Khoa.
Ba phần tư câu chuyện về cuộc đời của Hằng được nàng nhớ lại từng đoạn tương ứng với từng chặng đường trên con tầụ Một bản nhạc, một lời đối đáp của khách đồng hành, hay một cảnh vật chạy qua trên đường đị đã nhắc Hằng nhớ và thuật lại cuộc đời nàng bên cạnh một bà mẹ ít học nhưng nặng tình anh em và một bà cô đã từng cùng với mẹ bị quy địa chủ và bị đấu tố trong dịp cải cách ruộng đất giữa thập niên 50. Cứ vài chục trang thuật lại chuyện dĩ vãng ở quê nhà thì lại đến vài trang thuật chuyện đang xảy ra trong cuộc hành trình từ tỉnh lẻ tới Mặc Tư Khoa. Toàn bộ câu chuyện như vậy đáng lẽ phải trúc trắc khó hiểu vì đứt quãng không liên tục. Nhưng nhờ tài chuyển bút nhẹ nhàng tự nhiên của tác giả, người đọc cảm thấy rất thoải mái, thích thú: không nhàm chán vì những cảnh giống nhau, trái lại như được dẫn đi giữa những cảnh trí phong phú thay đổi không ngừng, từ trời Tây trở về đất Việt, hết cảnh thành thị đến cảnh thôn quê.
Câu chuyện của Hằng có thể tóm tắt như sau:
Hằng là một đứa trẻ mồ côi cha ngay từ khi mới sinh, không bao giờ biết mặt chạ Mẹ nàng là Quế, một cô gái quê, cha mẹ mất sớm, chỉ còn một người em ruột tên Chính. Chính sớm theo kháng chiến nên trong chiến dịch cải cách ruộng đất (1955-1956) được cử làm đội trưởng đội cải cách ruộng đất, từ chiến khu về làng lãnh đạo cuộc đấu tố. Bà nội của Hằng và người cô ruột, hai người duy nhất còn lại trong gia đình bên nội, bị quy là địa chủ và bị đem đấu tố. Bà mẹ, tên Tam, đã chết liền sau đó vì nhục và kiệt sức; còn cô con gái tên Tâm, chị ruột của bố Hằng, bị đuổi ra khỏi nhà sống cuộc đời cơ cực nhục nhã. Vài năm sau, nhờ chiến dịch sửa sai, cô Tâm được xếp lại thành phần là trung nông và được trả lại nhà đất, mặc dù nó đã bị phá huỷ, giá trị chẳng còn gì. Cô ta quyết tâm dựng lại cơ đồ với ý nghĩ phục thù. Với tài tháo vát và cật lực lao động ngày đêm trong bao năm trời, cô trở nên giầu có trở lại.
Bố Hằng, tên Tốn, em cô Tâm, là người có tây học, thành hôn với mẹ Hằng được hơn một năm thì Chính về lãnh đạo cải cách ruộng đất ở làng. Ông này cấm chị không được liên lạc với chồng. Không chịu được nỗi nhục, Tốn trốn lên miền thượng lấy một người đàn bà sơn cước. Đến khi tình hình ở quê tạm yên (khoảng 10 năm sau) anh trở về làng nối lại duyên xưa với Quế và vì thế có bé Hằng. Anh trở lại miền núi để giải quyết với người vợ thươ.ng. Nhưng lên đấy anh đã chết một cách bí mật. Vì vậy Hằng không bao giờ thấy mặt cha.
Cô Tâm rất oán hận cán bộ Chính và tìm cách thuyết phục mẹ Hằng đừng nghe theo người cán bộ tàn ác đó. Nhưng vì tình máu mủ, Quế chỉ có hai chị em, tính nàng lại cả nể nên chẳng những không dứt tình mà còn lo lắng săn sóc Chính và vợ con Chính một cách quá đáng. Bắt con đói khổ để dành tiền cấp dưỡng cho 2 đứa cháu, con của những kẻ vô ơn và ngu dốt, chỉ biết đấu tranh giai cấp, lúc nào cũng lập trường giai cấp: chồng thì là cán bộ tuyên huấn của huyện mà chẳng biết gì về văn hóa, vợ thì làm giáo viên trường Đoàn lúc nào cũng sách Lê-nin trước mặt.
Hằng chẳng ưa gì ông cậu, lại được bà cô thương yêu, cấp dưỡng, nên trong thâm tâm muốn đứng về phe bên nội. Nhưng lại không dám làm phật ý me.. Vì vậy đời nàng như bị kẹt ở giữa. Thật là trăm cay nghìn đắng. Nàng đã khóc không biết bao nhiêu lần. Cứ đọc những đoạn mẹ nàng bắt đứa con chín tuổi đi từ ngoại ô Hà-nội vào tận khu tập thể cán bộ ở trong thành để đem tiền bạc, quà cáp đến cho những đứa em họ, trong khi đó nhà nàng dột không có tiền sửa chữa, hai mẹ con bữa đói bữa no, bữa cơm chỉ toàn có cà muối và su hào kho tráng mỡ nước, người đọc thấy vừa thương cô bé vừa ghét người cậu, và phẫn uất cả với bà mẹ u mê.
Người đọc tự hỏi không biết tác giả có ngụ ý: Hằng tượng trưng cho thường dân. Chính tượng trưng cho Đảng và nhà nước cộng sản. Quế tượng trưng cho mẹ Việt Nam. Còn Tâm tượng trưng cho những người quốc gia bị cộng sản gán cho cái tội địa chủ, phong kiến, tư bản, phản động. Thường dân Việt Nam (Hằng) bị sống giữa hai lằn đạn: quốc cộng tranh chấp khiến dân lành đói khổ chết chóc. Chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn để độc giả xét xem có đúng là tác giả ngụ ý như vừa nêu không.
Cải cách ruộng đất những năm 1955-1956:
Chính bảo chị phải chấm dứt liên hệ với chồng:
"- Chị Quế, từ này về sau chị không được gặp mặt, không được nói năng, không được trao đổi bất cứ việc gì với tên Tốn.
- Tên Tốn?. Sao cậu lại gọi anh ấy như thế?
- Vì anh ta là phần tử bóc lột.
- Bóc lột?
- Gia đình anh ta thuộc thành phần địa chủ, kẻ thù của dân tộc..Theo tình hình được cung cấp hắn thuộc thành phần phải đem đấu tố.
- Đấu tố là thế nào hở cậủ
- Là kẻ có tội phải cúi đầu nhận tội trước bà con nông dân.
Mẹ tôi run rẩy nói:
- Từ xưa tới nay gia đình anh ấy vẫn ăn ở hiền lành, chưa làm điều gì độc ác. Cậu biết đấy, ở làng ai xấu ai tốt xóm giềng đều biết cả.
Cậu Chính nghiêm giọng bảo:
Chị không được để kẻ khác lung lạc.Nếu không nghe em chị sẽ bị đào thải khỏi đội ngũ, chị sẽ chịu các hình thức kỷ luật của cách ma.ng.
Mẹ tôi òa khóc:
- Nhưng xưa nay chị và anh ấy vẫn sống êm thấm với mọi ngườị Anh Tốn tốt nhịn lắm..Chi. không biết anh bóc lột ra sao. Mà chị cũng chưa nghe những điều em nói bao giờ.
- Chưa ai nói thì bây giờ đội cải cách nói, cách mạng nói. Chị Quế, chị phải nghe em.
Cuộc đối thoại ấy diễn ra trước mặt một số bà con thân quyến. Ai nấy sợ xanh mặt, lặng lẽ ra về. Mọi người không hiểu vì sao bà lão Tam, chủ nhân của một mẫu tám ruộng hương hỏa lại trở thành kẻ thù với mình, thành giai cấp bóc lột phản động...
Phải, mẹ tôi đã không hiểu được tai họa giáng xuống đầu mình. Mẹ tôi khiếp sợ như nhiều người khác đã khiếp sợ vào lúc đó. Cậu Chính đã triển khai đội cải cách rất nhanh. Bà nội tôi và cô Tâm chịu quỳ trước sân đình, đầu gục xuống, hai tay vòng trước ngực. Trước mặt hai người là dân làng đốt đuốc ngồi. Họ có nhiệm vụ lắng nghe những lời đấu tố. Và mỗi khi có tiếng hét bật lên: "Đả đảo địa chủ", họ có nhiệm vụ giơ tay lên hô thật to: "Đả đảọ Đả đảo."
Hô càng to càng chứng tỏ tinh thần cách mạng vững vàng, chứng tỏ lòng căm thù giai cấp bóc lột. Mà trong đám đông ấy không ít những nông phu có ruộng đất với tình yêu máu thịt, nhờ kinh nghiệm lao động và tính cần mẫn mà có được một nóc nhà, một con trâu với vài ba vựa thóc. Chỉ cần một lời tố giác điêu toa, họ dễ dàng nhảy từ địa vị của người ngồi tham dự xuống đáy hố của kẻ bị kết án. Tai họa, nỗi nhục nhã, cái chết treo lơ lửng tựa một trái cây chín rục trên cành cao, không biết nó rụng xuống lúc nào. Bởi lẽ đó trong tiếng hô rầm rập của đám dân làng, không ít những tiếng gào để che lấp cơn sợ hãi, một cách tự trấn an tinh thần, một cách cầu lợi thấp hèn, cái thấp hèn mà con người khó tránh khỏi trong những cơn giông tố. Mẹ tôi kể rằng trong đám dân làng có hai kẻ được liệt vào loại cốt cán đã đấu tố bà nội tôi và cô Tâm. Người thứ nhất là một gã du thủ du thực, sống lang thang hết làng này sang làng kia.."
Tác giả đã để gần hai trang để tả đủ mọi tật xấu của gã này, y có cái tên rất đàn bà là Ngọc Bích. Xong rồi tác giả để hơn ba trang nói đến người thứ hai, một mụ đàn bà góa tên Nần "da trắng nhây nhẩy"lười biếng chuyên "ăn cắp vặt":
"Hai nhân vật đó, gã Bích và mụ Nần không ai trong làng không biết. Chẳng hiểu vì cớ gì, cậu tôi lại xếp vào đội ngũ cốt cán của giai cấp nông dân. Chúng ngồi trên hàng ghế danh dự, đập bàn quát:
- Mụ Tam, mày có biết tao là ai không?
- Thưa có, ông là ông Bích.
- Con Tâm, con địa chủ gian ác, mày có biết tao là ai không?
- Thưa có, bà là bà Nần.
Bên tay trái bà nội tôi và cô tôi, những người khác quỳ gối chờ tới lượt họ. Cứ mỗi lần tiếng hô: Đả đảọ cất lên họ lại run bần bật. Chỉ có cô Tâm không hề run rẩỵ Mẹ tôi nói rằng cô có cặp mắt tượng trơ trơ cùng thế gian. Lần đấu tố thứ hai bà và cô tôi phải đứng dưới một cái hố sâu chừng nửa thước. Đứng ở dưới đo,con người có cảm giác mình là một sinh vật thấp hèn, tủi nhục, bị đầy ải. Ngay những người đàn ông lì lởm ở vào hoàn cảnh ấy cũng gục. Bà tôi ốm nặng rồi chết. Chỉ cô tôi là thản nhiên.
Tôi hỏi mẹ:
- Còn bố con thì sao?
- Bố con không như cô Tâm, bố con không chịu được nhục.
Mẹ tôi trả lời, với một giọng buồn, chẳng ra chê trách, cũng chẳng ra thán phục. Mẹ tôi kể rằng bố tôi đã đau khổ ngay từ lần đầu tiên cậu Chính tới nhà bà nội tôi, chỉ vào mặt ông mà nói:
- Trước kia anh với chị Quế là vợ chồng. Bây giờ anh là kẻ thù giai cấp, không có quyền đi lại với chị tôi. Nếu anh còn bén mảng tới nhà chị ấy, tôi sẽ ra lệnh cho du kích bắt trói.
Cậu nói xong tiếng trống cà rùng nổi lên, dinh tai nhức óc. Rồi tiếng hô uy hiếp vọng vào:
- Kiên quyết đánh đổ địa chủ Đỗ Thị Tam.
- Kiên quyết đánh đổ.
Cậu Chính nhìn bố tôi hất hàm:
- Nghe rõ chưa?
Bố tôi không trả lời.
Cậu quát:
- Đội hỏi có trả lời không?
Mặt bố tôi tái xanh, mồ hôi vã đầy hai thái dương nhưng vẫn im lặng. Lúc ấy cô Tâm bước lên:
- Bẩm thưa đội, bây giờ chúng con biết thân biết phận, dù Đội không ra lệnh chúng con cũng không dám chơi trèo.
Cậu Chính là đội trưởng đội cải cách. Lúc ấy đội cải cách là Thượng Đế, là Trời. Câu trả lời của cô Tâm làm thỏa mãn lòng tự ái của cậụ Cậu đi ra. Nhưng đội thiếu nhi còn ở lại, hô khẩu hiệu, đánh trống thị uy, và đồng thanh hát. Bài hát thế này:
"Cắt đứt là cắt đứt
Dứt khoát là dứt khoát
Không vương vấn giai cấp địa chủ."
Bài hát ấy mới hợp với tình cảnh bố mẹ tôi làm sao.Dăm hôm sau, vào một đêm mưa, cô Tâm thu xếp cho bố tôi trốn khỏi làng:
- Đi đi, em không chịu được nhục đâu. Muốn sống qua lúc này, phải chịu nhục. Đừng lo gì cho chị cả. Rồi trời khắc có mắt thôi.
Giá người khác như thế, ắt bị truy lùng khốn khổ, nhưng cậu Chính chỉ tra hỏi cô Tâm qua loa rồi lờ đi. Cậu bảo mẹ tôi:
- Thằng ấy đi khuất mắt càng tốt cho chi..
Trưa hôm sau, mẹ tôi vác giỏ ra đồng móc cua, chờ cô Tâm đem quần áo ra đầm giặt. Hai người nói chuyện với nhau, một ngưòi cúi gầm mặt xuống bờ ruộng, giả bộ móc cua, một người vờ đập quần áo:
- Cô Tâm, nhà tôi đi đâu thế?
- Thưa bà nông dân, chúng con không biết.
- Tôi xin cô, tôi có làm gì nên tội đâu.
- Thưa bà con biết bà là chị ruột Đội Chính. Đội là Trời, bọn địa chủ chúng con là sâu bo..
- Trăm lạy cô, ngàn lạy cô, đừng dày vò gan ruột tôi nữa. Chồng tôi đi đâu?
- Chị đã có em chị khỏi phải có chồng. Người nhà tôi không chịu được nhục.
Tối hôm đó cậu Chính hỏi mẹ tôi:
- Trưa nay chị gặp con Tâm?
- Ai bảo cậu thế.
- Anh em du kích theo dõị
- Tôi đi móc cua.
- Không ai đi móc cua lại đứng mãi một góc ruộng. Chị đừng cãi.
Hai ngưòi im lặng một lúc lâu rồi cậu bảo:
- Vì ba đời nhà ta làm thuê bốc thuốc, không có một tấc đất nên tôi mới được làm đội trưởng. Nếu chị liên hệ với bọn địa chủ, có đứa báo cáo lên cấp trên, sẽ ảnh hưởng uy tín của tôi.
Mẹ tôi lại bật khóc: - Tôi khổ quá.
Cậu Chính quát:
- Chị không được nghĩ tới cá nhân mình. Chị phải nghĩ tới quyền lợi giai cấp..
Từ ngày đó mẹ tôi càng ngày càng gầy rộc, hai hố mắt trũng sâu. Đêm đêm mẹ tôi thờ thẫn ra vườn, đến từng gốc khế, từng bụi mống rồng, từng gốc ổi, từng gốc sung thì thầm.Người làng xầm xì là mẹ tôi mắc bệnh tâm thần. Cậu Chính giận lắm:
- Người làng xì xào bàn tán. Họ bảo chị còn thương tiếc thằng địa chủ Tốn. Rằng vì thế mà chị dở điên dở dại, suốt ngày nói chuyện một mình.
Một đêm tháng chạp, mẹ cuốn bọc quần áo rời khỏi làng. Cậu Chính cho ngưòi dò xét không ai biết. Tra hỏi cô Tâm cô một mực bảo rằng không liên quan..Nửa năm trôi qua cậu Chính và đội cải cách rút khỏi làng.
Lúc ấy mẹ tôi về, thất thểu như bóng ma. Làn da hồng mịn màng năm xưa đã sạm. Những nếp nhăn mờ in trên hai gò má và sơn căn, giữa hai tràng mày cong vút. Đêm ấy chòm xóm kéo sang thăm hỏi. Mẹ tôi ngồi vòng tay ôm gối, nước mắt thánh thót rơi. Thói thường, người làng hay tọc mạch. Họ nhất thiết dò tìm điều muốn biết. Nhưng dạo ấy, họ không cật vấn mẹ tôi. Phần vì thương, phần bị hút vào cuộc xáo động mớị Đội sửa sai về làng."
Trong đợt sửa sai mẹ Hằng bị nông dân hỏi tội thay cho người em đã chạy thoát. Nhưng nhờ có cô Tâm bênh vực chở che nên.
"Cơn điên của đám đông dịu xuống. Cán bộ sửa sai tới trấn an. Người ta ra về. Cô Tâm gọi mẹ tôi mở cửa. Hai người đàn bà ôm nhau khóc.." (tr. 17-29)
"Lúc ấy ngay ở phố huyện, bãi cỏ lớn trước vốn là sân quần ngựa cũng đã biến thành trường đấu. Địa chủ lớn, cường hào ác bá điển hình trong các xã được đưa lên đấu tố và đem ra trước tòa án của nông dân xét xử. Suốt đêm lửa đuốc cháy rần rật, khói tỏa ngút trời. Suốt đêm tiếng trống tiếng kèn, tiếng hô, tiếng la hét của đám đông vang đô.ng. Đội du kích đi tuần tra, lưỡi lê giương sáng quắc. Các đội viên du kích súng lăm lăm chĩa về phía trước trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mắt họ cũng sáng quắc như lưỡi lê vì tinh thần cảnh giác, nhìn như lục soát đám bộ hành. "Không để bọn địa chủ lọt lưới".Khẩu hiệu kẻ ngang dọc trên đường, bằng đủ loại chữ. Bất cứ người nào bị họ gọi tới cũng run như cầy sấy, trước những ánh mắt hừng hực căm hờn một sự căm hờn rất an nhiên không cần căn đế và lý trí.." (trang 55)
".Cô tôi khoanh tay trước ngực, bắt chéo chân lại rồi kể:
- Hồi cải cách, cô biết đấy, ngôi nhà này chia làm đôi, một nửa cho thằng Bích, một nửa cho con mụ Nần. Chúng đuổi tôi ra cái lều của thằng mõ, kề với đình làng. Trong tay chỉ có ba sào ruộng xấu, trâu không, bò không, cày bừa không. Bòn được vài chục bạc đưa cả cho chú Tốn. Nhiều đêm không ngủ, tôi ngồi nhìn đám ruộng trắng, nước mắt ứa hai hàng. Giá cứ đâm đầu xuống giếng làng là rảnh chuyện. Mà duyên nghiệp ma quỷ đưa đón, ngày nào cũng dăm sáu bận đi qua cái giếng trước cửa đình. Nước trong leo lẻo cứ như mời gọi. Soi mãi bóng xuống mặt nước, tôi lại nghĩ: "Chết thì khỏe xác, nhưng mà hèn. Những kẻ bức hại mình, nhăn răng cười trước mộ ... Phải sống để nhìn ngày tận mạt của chúng.. Phải sống để xoay ván cờ với Trời già." (Trang 70)
Chữ hiếu của người cộng sản duy vật:
".Chợt mẹ tôi bật kêu:
- Sao cậu chẳng hỏi gì giỗ tết thày u thế? Bao nhiêu năm. Cậu Chính thở dài:
- Ối dào, chị khéo đa sư.. Thày u chết lâu rồi còn hỏi làm gì?
Mẹ tôi khóc dấm dứt:
- Nhưng mà là thày u của mình. Chết hay sống cũng vậy. Thày u chỉ có cậu là người nối dõi.
Cậu Chính gắt:
- Chị ăn nói lạ, thời buổi này là thời duy vật, không ai còn nghĩ vớ vẩn như chi.. Chết là hết..
Cán bộ ra nước ngoài chỉ lo buôn bán:
Trong thời gian Hằng làm lao động xuất khẩu ở Liên Xô, cậu nàng đã sang đó hai lần. Lần nào cũng gọi cháu lên nhờ việc buôn bán kiếm tý tiền còm. Có lần còn đi làm mướn cho những sinh viên trẻ khiến cho bọn này khinh khi. Hãy đọc vài đoạn đối đáp giữa hai cậu cháu:
".Tôi nói: "Cậu khe khẽ thôi. Có phải ở nhà mình đâu?"
Cậu há miệng: "Ờ ờ."
.Qua gian sảnh chúng tôi thấy hai phụ nữ đang ngồi đan áo. Cậu bảo:
- Cháu giỏi tiếng Nga, bán được mấy cái áo len cánh dơi cho các cô này thì tốt.
-.Cậu ở một mình?
- Ờ, tiêu chuẩn của cậu. Ngẫm nghĩ tí chút cậu nói thêm: Ở một mình là tiện nhất.
Nói xong cậu đưa mắt liếc ra ngoài cửa sổ. Nơi đó những mái nhà thành phố hiện lên trong làn ánh sáng trắng như sữa của bình minh. Cậu ngó nghiêng lần nữa, vẻ yên tâm. Lúc đó cậu nói:
- Cháu đem giải quyết mớ hàng nàỵ
Rồi quỳ xuống, cậu lôi chiếc túi du lịch nhét trong ngăn dưới cùng của chiếc tủ gỗ ra:
- Hàng mợ chuẩn bị đầy đủ lắm cơ.
Kéo phécmơtuya roạt một tiếng, cậu sắp sửa lôi các thứ hàng xếp bên trong ra. Tôi vội nói: "Từ từ đã cậu" Cậu bảo: "Nhưng lát nữa cậu còn phải họp đoàn, còn làm việc với bạn.
Tôi bảo: "Chẳng đi đâu mà vộị Ở đây người ta không thức dậy sớm như bên mình.
Cậu băn khoăn: "Nhưng nhỡ . tay phiên dịch nó sang."
- Chẳng sang người ta cũng thừa biết.
- Hằng ... Cậu quát lên, mặt tái mét. Mày nói gì thế?
Tôi đáp: "Cháu nói thật." Cậu gằn giọng: "Cháu với chắt, đồ mất dạy."
Tôi lặng im. Cậu hùng hổ đi tới trước cửa sổ, vén tấm rèm lên, chẳng hiểu cậu tìm thấy gì trong khung cảnh của thành phố sớm mai yên tĩnh. Hai tay chống nạnh, đôi vai nhô lên, chắc cậu đang trút những hơi thở dài, bực bộĩ. Lát sau cậu quay vào, giọng hiền từ hơn:
- Thôi. Nhưng lẽ ra, cháu cũng không nên nói thế.
Tôi lặng im, không đáp.
Cậu khẽ nói:
- Hằng này, cậu không muốn nhờ người khác, hoặc họ dìm giá, hoặc họ thóc mách đồn thổi. Cháu giúp cậụ
Tôi bỗng thấy mệt mỏịTủi cực chăng? Khóc chăng? Nước mắt đã cạn. Tôi nhìn cậu nói khe khẽ:
- Đáng lẽ cậu nên thông báo cho cháu tình hình gia đình, sức khỏe mẹ cháu ra sao? Đáng lẽ cậu nên cho cháu một chén chè (nước trà) .Cháu từ hàng nghìn cây số tới đây.
Cậu đứng ngẩn ra rồi ờ ờ.những tiếng vô nghĩạ" (trang 172-174)
Còn đây là ý nghĩ của Hằng về các đồng chí của cậu nàng, các đoàn viên trong đoàn công tác nước ngoài do ông ta cầm đầu:
"Các người khác vừa nghe (Chính thuyết trình) vừa nặn trứng cá hoặc gãi mụn ruồi. Người nào cũng có vẻ bồn chồn. Chắc chắn họ đang tính cách nào bán hàng hóa nhanh nhất và nhờ ai mua được nhiều hàng hóa nhất.Cậu Chính đang cao giọng nói:
- Tôi yêu cầu các đồng chí nêu cao tinh thần gương mẫu trên đất nước bạn. Tất cả phải có ý thức tổ chức.." (trang 175)
Đó là nói về chuyến công tác đầu của Chính. Lần thứ hai cậu Chính vừa tới thủ đô Liên Xô được mấy ngày liền đánh điện cho Hằng từ tỉnh lẻ vượt hàng ngàn cây số đến gặp cậu gấp vì cậu ốm. Mặc dù đang ốm Hằng cũng cố đến với cậu. Không dè thấy cậu vẫn khỏe mạnh đang làm bếp mướn cho một toán sinh viên. Nàng tính quay về không thèm gặp. Nhưng lỡ chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày, không thể ra ga xe lửa được. Nên đành vào gặp cậụ Hãy nghe những sinh viên nói xấu người đầu bếp Chính của họ:
"- Lần trước ông ấy cũng làm cháy cái áo thun của tôi. Hàng Ý hẳn hoi. Hôm nhờ cắt khẩu hiệu cũng không cắt nổi. Ông anh tôi cùng học trong trường anh bảo ông ấy lên lớp toàn ngủ gật. Nhưng về tới nhà, nhanh như cắt đi lùng mua hàng căng tin. Thứ nào quý ông ấy mua được trước tiên. Có lẽ khả năng vĩ đại nhất trong con người ông ta là khả năng đầu bếp... Phải, nhờ khả năng ấy ông ta chiếm được lòng cấp trên, nhờ được lòng cấp trên ông ấy nhảy lên cấp lãnh đạo." (Trang 222)
Cái đạo đức giả của cấp lãnh đạo:
"Cậu Chính đáp: - Thời chúng tôi không ai nghe những thứ nhạc nhẽo trụy lạc như vậỵ
"Tiếng chàng lãng tử đối lại:
- Ở cùng số nhà với bố mẹ tôi có một ông phó giám đốc, cỡ tuổi gần như ông. Ông ấy được tiếng là nghiêm nghi.. Mở miệng là nói lời giáo huấn. Đầu óc toàn nghĩ chuyện cao cả. Nào là tinh thần cách mạng, nào là ý thức tổ chức, nào là nghĩa vụ quốc tế và nghĩa vụ công dân. Số nhà tôi ở gồm sáu hộ, 27 nhân khẩu lớn nhỏ, không ai có bộ mặt quyền uy như ông ấỵ Ông ấy có hai đứa con gái và một đứa cháu ngoại. Bà vợ kém ông ta vài tuổi, hai ngày một lượt leo lên xe (ôtô) con đi chợ, mắt chẳng bao giờ ngó xuống đám láng giềng. Rồi bỗng một hôm chúng tôi đi đá bóng buổi trưa về, cả lũ tắm truồng lông nhông ngoài sân. Nghe có tiếng kêu trong nhà tắm công cô.ng. Một đứa giật cửa, nhưng cửa gài chặt. Mà tiếng kêu ú ớ bên trong cứ vẳng ra. Lũ chúng tôi bèn công kênh nhau , ghé mắt qua lỗ thông hơi sát nóc nhà tắm, nhìn vàọ Ông phó giám đốc
tôn kính đang ở trong đó, trần như nhộng trên một con bé 14 tuổị Con bé ấy vẫn ú ớ kêu, còn ông ta vẫn tiếp tục làm việc. Lũ mất dậy chúng tôi thoạt đầu thích chí cười rinh rích. Hết thằng nọ tới thằng kia, đổi nhau xem trò vui. Nhưng con bé giẫy dụa mãi, chắc nó đau. Ông ta bịt chặt miệng nó lại không thể kêu to...
Rồi lát sau chàng lãng tử hắng giọng nói tiếp:
- Thế đấy ông Chính a..Cái lão hiếp dâm ấy không tới sàn nhảy bao giờ. Chắc chắn cũng răn dạy công nhân xí nghiệp của hắn rằng nhảy nhót là trụy lạc, rằng thế hệ của hắn không bao giờ tham dự những trò vui hư hỏng như thế, rằng cuộc đời hắn chỉ là để phục vụ cách mạng cao cả cho tới hơi thở cuối cùng. Hắn cũng cùng quan niệm và sở thích như ông. Nói thế tôi không muốn xúc phạm ông. Tôi biết ông không phải là kẻ hám gáị, nhưng những người như ông và hắn có gì rất giống nhau..
Chính những người như hắn hoặc như ông đã ra lệnh săn đuổi chúng tôi trên đường phố, cắt quần loe khi các ông không mặc quần loe, cắt quần tuýp khi các ông không mặc quần túyp. Phẩm cách con người được các ông định khuôn bằng chiều rộng của ống quần. Nếu các ông mặc quần ống 23 thì 18 triệu thanh niên chúng tôi phải mặc ống quần cỡ 23. Chật hay rộng hơn đều là phản Đảng, phản quốc...
Tôi lớn lên và dần dần tôi chứng nghiệm rằng những con người từng có lúc khống chế chúng tôi như lão phó giám đốc kia hoàn toàn không giống... Ho. là những diễn viên đại tài. (3) Họ định ra bao nhiêu niêm luật khắt khe. Nhưng trong bóng đêm, họ sống cuộc sống nhầy nhụa không đạo lý và luật tắc. (trang 224-226)
(Anh ta hỏi Hằng) Cô biết ông cậu của cô gọi cô lên Matxcơva làm gì không?
Tôi không đáp, nhìn anh chờ đợi. Anh nói tiếp:
- Ông ta chuẩn bị đóng hòm gửi biển. Việc ấy cần phải giỏi tiếng Nga và giỏi chi tiền. Cả hai thứ ông ta đều kém. Chàng lãng tử ngừng lại, suy ngẫm hồi lâu rồi tiếp:
- Đám người như thế, tôi soi kính lúp vào tận ruột ho.. Nhưng dù sao tôi cũng không thể hiểu được, với một cô gái mảnh khảnh yếu ớt như cô . (trang 232)
Khi mọi người đi khỏi hai cậu cháu nói với nhau:
Tôi hỏi: - Cậu gọi cháu lên đây có việc gì?
Cậu gật đầu ờ ờ. Rồi bước tới gần tôi cậu nói:
- Cậu sắp về, chỉ hai tuần nữa thôị Cháu còn ở lại lâu, cháu còn khả năng làm kinh tế. Cậu muốn nhờ cháu giúp cậu.
Tôi im lặng cậu tiếp:
- Khi đi mẹ mày dặn: Khó khăn gì đã có con Hằng. Cháu giỏi ngữ. Cậu chẳng biết tiếng tăm.
Tôi vẫn ngồi im, cậu hắng giọng, lại tiếp:
- Hàng họ cậu cũng đã chuẩn bị hòm hòm. Nhưng gay go nhất là khoản cước.
Tôi lại muốn nằm, tôi muốn kết thúc nhanh chóng. Tôi rút nắm tiền dưới gối:
- Đây cậu cầm lấỵ" (tr.234)
Trao tiền cho ông cậu tham lam mà bủn xỉn xong Hằng "trùm kín chăn để khỏi nhìn thấy cậu." Nàng nhớ lại dĩ vãng, lúc mà nàng nghe lời mẹ đến báo tin cho cậu mợ biết mẹ nàng mới bị "xe chẹt" cụt chân. Câu mà cậu nàng nói còn văng vảng đâu đây:
- Thế còn may. Hôm qua ở đường Triệu Việt Vương có thằng bé 15 tuổi bị xe chẹt cưa cụt cả hai chân. Không chịu chấp hành luật lệ giao thông. Sống mà vô tổ chức, vô kỷ luật thì thế nào cũng chết, chẳng sớm thì muộn." (trang 235)
Thật là giọng lưỡi của những kẻ vô tình vô nghĩa. Nghe cháu nói chị bị xe cán cụt một chân mà lại tỉnh bơ, không có một lời chia buồn an ủi, còn lên mặt đạo đức giả. Tổ chức với chả kỷ luật. Anh ta há chẳng biết chính vì mẹ nàng bị cụt chân không còn làm gì ra tiền nữa nên nàng mới phải bỏ học đi lao động xuất khẩu tìm kế sinh nhai sao. Và chắc anh ta đã quên việc người chị hiền lành đã nhịn ăn, giấu con và chị chồng, đem bán sợi giây chuyền cô Tâm cho Hằng để mua
thức ăn bồi dưỡng cho gia đình anh ta. Thử xem lại cảnh gia đình Chính vào cái thời ấy:
".Nói xong, nó (thằng Tuấn, con của Chính, M.V.) cúi xuống chọc đũa vào đĩa nhộng rang hành. Chợt thằng bé em kêu ré lên. Nhanh như cắt, mẹ nó trở đầu đũa gõ lên đầu con:
- Tuấn, làm cái gì thế ha??
Hóa ra thằng bé gắp nhầm thức ăn của đứa em, không biết cố tình hay vô ý. Bị đánh, nó giơ tay xoa đầu, không dám kêu. Mẹ tôi cúi mặt xuống. Đĩa nhộng, lúc ấy tôi mới để ý, gạt làm ba phần, mỗi phần chừng 15, 16 con. Ngoài đĩa nhộng có một đĩa rau muống luộc, và một chiếc chén nhỏ, loại chén dùng đựng nước mắm hay múc chè, đựng thịt nạc dăm. Chắc chắn đó là phần bồi dưỡng cho cậu Chính." (tr 104-105)
Nhưng bữa cơm nhà của người chị làm nghề buôn thúng bán bưng nào có khá gì cho cam: Trên "chiếc mâm đồng sứt vành" cũng chỉ có "bát dưa cải xanh, với đĩa nhộng rang hành. Hoặc bát tương dầm cà với con cá khô nướng. Mùa hè qua mùa đông, năm này qua năm khác, thức ăn dường như không đổi." (trang 37)
Trở lại cậu chuyện giữa Hằng và anh chàng lãng tử:
"Tôi lắc đầu:
- Dầu sao tôi cũng không thể hiểu. Hôm qua sự việc đã diễn ra đúng như anh dự đoán.
Chàng lãng tử đưa tay kéo món tóc xòa xuống mắt tôi lên, rồi nói:
- Người ta nên hiểu hết mọi sự trên đời này cô bé ạ, dù cho là sự thực đau buồn. Ông cậu của cô giống như một loạt người tôi từng gặp. Họ là những kẻ đã hao phí gần hết đời sống của mình vào việc vẽ nên một thiên đường giữa trần ai, nhưng trí khôn ngắn ngủi của họ lại không đủ để hiểu thiên đường ấy ra sao và con đường nào đưa tới nó.Vì thế khi biết công việc ấy hão huyền thì họ hối hả tìm kiếm những miếng ăn thực, nhặt nhạnh những hạt ngũ cốc thực trên mặt đất bùn lầỵ Họ làm việc ấy bất kể bằng cách nào.Ho. là tấn thảm kịch cho chính họ, là tấn thảm kịch cho chúng ta." (tr. 240)
Tranh cãi xung quanh cuốn "Tiểu Thuyết Vô Đề" cũng là Khải Hoàn Môn.
Trong buổi ra mắt sách tại Paris Dương Thu Hương đã nói về cuốn tiểu thuyết này như sau:
"Tôi đã gặp những chàng trai đã chết khi bị mất cả bộ phận sinh dục cũng như tay chân. Và trong phút cuối cùng thì họ rất là thèm khát một cái hôn. Những chàng trai mà tôi chứng kiến trong những binh trạm. Và tất cả những khát vọng của con người, những khát vọng mà không có phương tiện thực hiện ấy nó đã trở nên như một món nợ trong tôi. Vì thế tôi muốn nói rằng là sau bất cứ Khải Hoàn Môn nào thì cũng có rất nhiều máu. Và tôi viết cuốn sách này như để trả nợ những hồn ma nó cứ ám ảnh tôị. Tôi đã viết cuốn đó năm 1991 trong 2 tháng bởi vì trong khoảng thời gian tôi ước tính là họ bắt tôi, cho nên tôi phải hoàn thành thật là nhanh. Và sau khi tôi hoàn thành xong tôi gửi ngay sang Pháp cho bà mẹ đỡ đầu của tôi để bà gửi cho ông Phan Huy Đường, rồi tôi nghỉ mấy ngày là tôi bị bắt."
Trong khi nhà văn của chúng ta nằm tù trong trại Thanh Liệt gần Hà-nội thì đứa con tinh thần của bà cũng long đong ở bên Pháp. Thoạt tiên người ta thấy quảng cáo trên báo Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái yêu cầu độc giả đón xem Khải Hoàn Môn của nhà văn Dương Thu Hương. Nhưng rồi người đọc lại thấy trên tờ Quê Mẹ số 118 tháng 11 năm 1991 bỏ mất trang bìa sau là nơi xuất hiện lời giới thiệu tác phẩm trên với độc giả. Lúc đó là thời gian tranh tụng về tác quyền giữa ông Võ Văn Ái và ông Phan Huy Đường qua nhà Xuất Bản "Des Femmes.". Ông Đường là người đã được tác giả ủy quyền cho in cuốn Những Thiên Đường Mù và đã giao cho nhà Xuất Bản Des Femmes thực hiện sau khi dịch ra tiếng Pháp là "Les Paradis Aveugles". Riêng vế cuốn Khải Hoàn Môn hay "Tiểu Thuyết Vô Đề" thì ông Phan Huy Đường lẫn ông Võ Văn Ái chẳng ai có được giấy ủy quyền trực tiếp của nhà văn. Nhưng ông Võ Văn Ái có được nguyên văn bản viết tay của tác giả, còn ông Phan Huy Đường thì theo ông Võ Văn Ái chỉ có bản đánh máy, so với nguyên bản viết tay có chỗ thêm bớt thay đổi, sai sót khá nhiềụ Nhưng vì ông Đường đã được tác giả ủy quyền in cuốn trước, nên có lý nghĩ rằng quyền in cuốn này cũng thuộc về mình.
Vì nắm được bản gốc, nên ông Võ Văn Ái nghĩ ăn chắc. Hơn nữa ông còn có giấy ủy quyền của người bác (có chỗ gọi là chú có lúc gọi là bố nuôi) của tác giả tên Ngô Văn Quỳnh ở Sannois, ngoại ô Paris, và ông bác này thì đã được tác giả báo tin là đã gửi giấy ủy quyền cho ông. (Giấy ủy quyền này đã lọt vào tay công an. Vì vậy không ai có giấy ủy quyền của tác giả). Ngoài ra, tuy ông Ái có giấy ủy quyền của hai ông Nguyễn Gia Bảo và Nguyễn Xuân Nam ở Mỹ do hai ông này có giấy ủy quyền của tác giả. Chính tác giả sau này có xác nhận đúng là có ủy quyền cho hai ông vì là bạn của bố nuôi, và do bố nuôi yêu cầu bà ủy quyền cho hai ông để họ có cơ sở đòi những nhà xuất bản ở Mỹ trả tiền trước tác.
Nhưng cuối cùng nhà xuất bản "Des Femmes" đã thắng. Nói tóm tắt thì như vậy chứ thực ra sự việc lôi thôi rắc rối hơn nhiềụ
Qua những bài báo đăng trên Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái và tờ Diễn Đàn của Nguyễn Ngọc Giao, và những lời phát biểu của các ông Từ Mẫn Võ Thắng Tiết, Phan Huy Đường, Nguyễn Ngọc Giao, Võ Văn Ái và Bà Thụy Khuê khi trả lời cuộc phỏng vấn của cố ký giả Chử Bá Anh vào
cuối tháng 11 năm 1991, thì sự việc có thể diễn tiến như sau:
Một Việt kiều đã được tác giả nhờ mang bản thảo viết tay của cuốn sách từ Việt Nam sang Pháp trao cho ông bác của DTH để lo việc xuất bản, nói là đã gửi giấy ủy quyền theo một đường khác. Nhưng chẳng may giấy ủy quyền này lọt vào tay công an. Khi nhận được bản thảo thì cũng là lúc được tin nhà văn bị bắt. Ông bác vì có quen ông Võ Văn Ái, lại cũng biết ông Ái là chủ tịch tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam nên ngỏ ý với ông Ái nên in gấp cuốn sách để thế giới biết mà can thiệp cho Hà-nội đừng làm hại cô cháu. Vì vậy mà ông Ái có được bản gốc và xúc tiến việc xuất bản. Nhưng vì ông bác cũng biết trước kia ông Phan Huy Đường đã dịch cuốn Những Thiên Đường Mù ra Pháp văn, nên ông đánh máy sao lại gủi bản sao cho ông Phan Huy Đường để dịch và lo phần Pháp văn. Khi Ông Đường thấy Quê Mẹ quảng cáo thì bảo nhà xuất bản Des Femmes đứng ra kiện, theo thủ tục khẩn cấp. Nhưng luật sư của ông Ái trưng được bản thảo gốc, nên tòa tuyên bố vô thẩm quyền và chuyển lên tòa trên quyết định. Trước khi tòa trên xử thì vừa kịp lúc nhà văn được tha và cử luật sư trình lên tòa giấy của tác giả hủy bỏ tất ả các giấy ủy quyền khác, trừ giấy của ông Phan Huy ường. Như vậy là ông Đường và nhà xuất bản Des emmes thắng kiện ở Pháp. Nhưng trước khi ngã ngũ như ậy thì cuốn sách đã được bà Thụy Khuê đề tựa và ủi sang Mỹ cho ông Võ Thắng Tiết, tục gọi thày Từ Mẫn, iám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ ở Quận Cam, California n hành. Ông Tiết cho biết ông thấy có người nhờ in, ại nghĩ sách chắc bán chạy nên cứ in rồi sẽ trả tác uyền cho người nhờ in để người này, bà Thụy Khuê, ửi cho tác giả. Ông nói ông đã in 1500 cuốn và chỉ nửa ăm đã bán gần hết (chỉ còn lại 200 cuốn). Ông cũng ói ông đang thu tiền và sẽ trả bản quyền là 1000 đô la.
Khi còn ở trong tù không biết bằng cách nào tác giả có được cuốn sách in ở Mỹ và bà đã không bằng lòng vi lời đề tựa của bà Thụy Khuê mà bà tưởng lầm à một người đàn ông. Vì thế có bản tự bạch dài gần 10 trang đánh máy, đề ngày 12 tháng 8 năm 1991 về cuốn Tiểu Thuyết Vô Đề.
Bài tự bạch này đã châm ngòi cho một loạt phản ứng dữ dội. Trong số những người lên tiếng trả lời những luận điệu có vẻ xúc phạm những người quốc gia nói chung của Dương Thu Hương, người ta thấy trước tiên có bà Thụy Khuê - dĩ nhiên, vì bản tự bạch nhắm vào cá nhân bà tước tiên - ông Nguyễn Ngọc Ngạn, lúc ấy là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, các nhà văn Bùi Bích Hà và Nhật Tiến.
Thụy Khuê hơi lấy làm buồn vì DTH đã phủ nhận thiện chí của bà muốn làm lợi cho một nhà văn đối kháng. Có chỗ bà đã dùng tới hai chữ "xuyên tạc" để nói về thái độ của DTH. Câu sau đây có thể tóm tắt nhận định của Thụy Khuê về bài tự bạch:
"Ngôn ngữ văn học là một con dao hai lưỡi. Nếu "Tiểu Thuyết Vô Đề" - qua sự kiểm nghiệm lại dĩ vãng - giải tỏa được một số vấn đề trong sự chia rẽ sâu xa của dân tộc và có một giá trị nhân bản cao, thì bài "tự bạch" về "Tiểu Thuyết Vô Đề" với những tố cáo "tội ác" đối phương, giới hạn mọi giải tỏa chia rẽ và triệt tiêu giá trị nhân bản."
Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thì mở đầu bài báo 15 cột của ông bằng nhận định của ông Nguyễn Hưng Quốc mà ông cho là một nhận xét khá rõ nét về các tác phẩm phản kháng trong nước nói chung như sau:
"Văn chương đổi mới ở trong nước và văn chương đấu tranh ở hải ngoại có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau. Giống nhau ở chỗ cả hai đều phê phán những khuyết điểm của chế độ. Nhưng khác nhau ở động cơ phê phán và nhất là ở biện pháp giải quyết vấn đề. Người cầm bút hải ngoại, nói chung, muốn thay một cái áo mới. Trong khi người cầm bút ở quê nhà chỉ muốn vá lại cái áo rách nát. Nếu chỉ nhìn thấy những điểm giống nhau mà bỏ qua đi những điểm khác biệt, người ta sẽ xếp hai dòng văn chương đó vào một loại, từ đó dẫn đến chủ trương hợp lưu mà gần đây chúng ta thấy xuất hiện tại hải ngoại."
Chủ tịch văn bút Việt Nam hải ngoại đã trích lại 16 đoạn văn trong bài tự bạch để chứng minh rằng tác giả đã không tôn trọng "chân lý và công bằng" như bà ta tự hào, cũng chỉ vì: ("Nhưng tiếc thay!) Đó lại là thứ chân lý nhìn từ một góc cạnh chủ quan, cho nên những giọt nước mắt bà nhỏ ra, vì xót thương dân tộc, đọc kỹ lại, thì đôi khi chỉ thấy là những điệp khúc quen thuộc, đồng điệu với những lời than thở của các cấp lãnh đạo hiện nay trong nước."
Ngày 8 tháng 3 năm 1992 nhà văn Bùi Bích Hà cho công bố bức thư ngỏ gửi Dương Thu Hương với những lời lẽ tâm tình, ôn hòa, cởi mở. Bà gọi DTH là chi.. Bà không giấu tình cảm tốt đẹp của mình dành cho một nhà văn nữ và một tác giả có tác phẩm Những Thiên Đường Mù được nhiều người đọc; chính bà chỉ có 5 giờ mỗi ngày để ngủ mà cũng cố dành ra 1 giờ để đọc. Nhất là vì Dương Thu Hương đã "sống hầu hết thanh xuân đời mình trong chiến hào, địa đạo hay núi sâu rừng cao, cận kề nỗi chết, vẫn có điều gì làm cho nỗi lòng người đàn bà được êm đềm sinh con đẻ cái trong tôi cứ vừa đau đớn xót xa, vừa mến yêu trân trọng." Vì vậy mà có bức thư này mặc dù bà không biết liệu có tránh khỏi hồi âm chua chát như Thụy Khuê không.
Sau khi nhắc lại mồ chôn tập thể ở Huế hồi Tết Mậu Thân và vụ trẻ con bị V.C.tàn sát ở bến Bặch Đằng, Bùi Bích Hà hỏi DTH: "Sao chị không đủ can đảm, sự lương thiện và công bằng để nhìn nhận rằng câu chuyện "chống Mỹ cứu nước theo truyền thống của người Việt" chỉ là chiêu bài tháu cáy nhằm du nhập cái chủ thuyết độc hại, vô đạo vào đất nước gấm hoa của chúng ta và làm ung thối nó?"
Nhắc lại lời của Dương Thu Hương cho mình là kẻ "đi giữa hai làn đạn" Bùi Bích Hà kết thúc bài báo 9 cột như sau: "Đi giữa hai làn đạn là một thách đố dũng cảm, nhưng giữ thăng bằng trên đường giây lại là xảo thuật của người làm xiếc mua vui để đổi lấy cơm áo và những tràng pháo tay phù phiếm."
Riêng nhà văn Nhật Tiến thuộc nhóm Hợp Lưu của hoạ sĩ Nguyễn Khánh Tường thì cố dung hòa hai lập trường của DTH và Thụy Khuê, nói là cả hai đều đang "đi giữa hai làn đạn." Cuối cùng người ta thấy trên báo Diễn Đàn, hậu thân của tờ Đoàn Kết ở Paris, do ông Nguyễn Ngọc Giao làm tổng biên tập có bức thư của DTH xin lỗi Thụy Khuê.
Trong số những nhà văn khác lên tiếng về bài Tự Bạch của DTH tôi xin dài dòng hơn một chút về bà Nguyễn Việt Nữ, tác giả "Dương Thu Hương Và Con Hùm Ngủ" (hay "Yêu Và Bị Yêu"). Nguyễn Việt Nữ là bút hiệu của nữ luật sư Nguyễn Thị Kim Anh, chủ biên bán nguyệt san Đại Dân Tộc. Lấy bút hiệu đó có lẽ bà muốn tự nhắc nhở mình (và độc giả người Việt nữa, phải không tác giả) luôn luôn hãy nhớ mình là con dân Việt Nam. Mở đầu cuốn sách, bà đã nói với Mẹ Việt Nam thay vì nói với độc giả. Cuốn sách hơn bốn trăm trang của bà có mục đích đối thoại với hai người phụ nữ là DTH và Phùng Thị Lệ Lý (Le Ly Hayslip) về cuộc chiến tranh Việt Nam mà bà cho rằng người khởi đầu là phía cộng sản; miền Nam chỉ tự vệ; và sau này (1965) quân tác chiến Mỹ rầm rộ vào cũng vì trước đó cộng quân đã "xẻ dọc Trường Sơn đem quân toan chiếm miền Nam."
Bà đã dựa vào bài tự bạch của DTH gửi Thụy Khuê, và cuốn "When Heaven and Earth changed places" (Khi Trời Đất Đổi Ngôi) được đạo diễn Oliver Stone đem lên màn ảnh lớn với tựa đề "Heaven and Earth" (Trời và Đất). Lối viết của bà đúng là văn phong của một người đã từng hành nghề luật sư trước 1975. Bà đã ví DTH với Trần Duy tác giả bài "Người Khổng Lồ (không tim)". Bà gọi cả hai là người "khổng lồ có tim", nhưng trách cả hai người đi cầu cứu ngọc hoàng Các Mác thành ra loài người dưới dương gian cứ không sao hết được nước mắt.
Trong khuôn khổ chương này tôi không dám đi sâu vào tác phẩm của Nguyễn Việt Nữ, mà chỉ xin trưng dẫn một vài đoạn vắn nhằm giới thiệu với bạn đọc. Tác phẩm này xuất bản năm 1993 và đã tái bản năm 1996. Tác giả đã đích thân đem nó sang thủ đô của Liên Xô cũ để giới thiệu với kiều bào ở đó phần đông là những người đã từng sống trong vùng cộng sản, làm việc cho cộng sản. Sách của bà đã được giới thiệu và trích đọc trên đài Tiếng Nói Tự Do, hậu thân của Đài Irina, phát thanh từ Mặc Tư Khoa.
Để thâu tóm những lời phê bình của bà đối với bài tự bạch của DTH, tôi chỉ xin trưng dẫn 3 đoạn sau đây:
"Vấn đề "không thường tình" cần bàn ở đây là "những trí thức lớn đó (4) đã tìm đến với chủ nghĩa cộng sản, rồi đã giã biệt chủ nghĩa cộng sản."
Còn DTH thì khẳng định là: "tôi không từ bỏ đội ngũ những người cộng sản để chạy sang hàng ngũ những người chống cộng".
"Lời tuyên bố khí khái này bộc lộ tinh thần kẻ sĩ của họ Dương, đồng thời nó cũng chứng tỏ cái vòng luẩn quẩn, lúng túng chung của người cộng sản." (5)
"Chính tôi trước đây cũng rất ghét những lời đao to búa lớn của những người chống cộng "cực đoan", nhưng nay tôi thấy với những người nhẹ dạ, khờ khạo về chính trị như tôi, (6) cần phải có những tiếng chuông cảnh tỉnh vang dội thì mới làm tôi hết mê muội được.
"Đúng vậy, ngày nay mọi sự đã hiển hiện. Bản tự bạch của Dương Thu Hương đã "bạch" rõ rằng nữ sĩ này, một trong những kiện tướng của "nhóm văn nghệ phản kháng trong nước" chỉ trích đảng để "duy trì sự thống trị của đảng", trong khi kinh nghiệm xương máu đã cho Nguyễn Chí Thiện quả quyết rằng:
Đảng tắt thở thì đời mới thở.
Đảng còn kia, bát phở hóa ra mơ." (7)
"Tôi viết bài này với lòng tin rằng Bùi Tín, Dương Thu Hương và những người cộng sản lương thiện khác là những Người Khổng Lồ Có Tim, đều có thiện chí tìm một giải pháp cho dân tộc, nhưng vì "trọn đời bị trói buộc bởi sợi dây ý thức hệ trái chiều", nên những người này cứ loay hoay như kiến bò miệng chén." (8)
Trước khi kết thúc chương này, chúng tôi xin lưu ý độc giả đến một vài chi tiết về tác giả Dương Thu Hương và hoàn cảnh xuất xứ của bài tự bạch đã nói đến ở những trang trên. Cha bà là thợ may, đi theo kháng chiến khi bà mới lên hai. Bà hăng hái lên đường vượt trường sơn "chống Mỹ, cứu nước theo truyền thống dân tộc" lúc bà 18 tuổi nghĩa là vào cuối năm 1964 hay đầu năm 1965. Cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc xảy ra khi bà mới tám, chín tuổi. Trong cuốn Những Thiên Đường Mù bà đã miêu tả sự tàn bạo của những cuộc đấu tố. Lập trường của bà trong cuốn sách này là lập trường chống CCRĐ do đảng chủ trương không thể nghi ngờ.
Câu chuyện giữa bà với "Việt kiều" bác sĩ Bùi Duy Tâm mang đầy bí ẩn. Bà thì quả quyết đi chơi với ông chỉ để tìm đáp số cho một bài toán nào đó. Ông thì thổ lộ hai người chỉ có ôm nhau chứ không làm gì hơn, và về đến Mỹ thấy Hương Mỹ (9) lại nhớ đến Hương Việt Nam. Nhưng tướng Quang Phòng, nguyên cục phó cục phản gián cộng sản thì nói với giới văn nghệ sĩ là có được cuốn video quay cảnh hai ngưòi "làm tình trên cạn, dưới nước, và trong khách sạn". Bà DTH hiện sống độc thân vì đã ly dị chồng. Có người bảo bà có dan díu với một vài nhà văn cộng sản nổi tiếng. Chính bà bảo ông Nguyễn Văn Linh gọi bà là "con đĩ chống đảng". Trong thư viết cho bác sĩ Tâm bà lại nói bà mắc chứng "lãnh cảm", bị bệnh "táo bón ái tình". Bà cũng tố bác sĩ Tâm là "agent double" (gián điệp nhị trùng), chứ không phải chỉ là chỉ điểm của Dương Thông (Cục phó cục phản gián, một nhân vật quyền uy và mánh lới,) Bác sĩ Bùi Duy Tâm lại có dính líu với cựu đại tá cộng sản Bùi Tín mà có người nói đã từng có lúc được nói đến như là thủ tướng tương lai của một Việt Nam hậu cộng sản.
Một điểm nữa rất đáng chú ý là bài tự bạch đã được viết ở trong tù. Dù bà có sĩ khí đến đâu, ai dám chắc bà đã không bị áp lực hay mua chuộc. Bà tố cáo tướng Quang Phòng đã vu khống bà làm tình với bác sĩ Bùi Duy Tâm và còn bảo bà là con rơi của ông Võ Văn Ái. Khi ra khỏi tù bà đã mắng ông Võ Văn Ái là kẻ sống ở thủ đô ánh sáng mà xử sự chẳng quang minh chính đại chút nào.
Các nhà văn nhà thơ thường được người đời cho là hay lãng mạn, đa tình, mặc dầu chỉ đúng cho một số ít. Có lẽ Dương Thu Hương đã bị vướng mắc vào trong một vụ gián điệp chính trị nào đó vì người ta tưởng bà thuộc loại nhà văn đa tình và muốn lợi dụng bà cho những mục tiêu gián điệp, chính tri.. Nếu đó là sự thực, thì tất cả những lời phê bình, chỉ trích bà căn cứ duy nhất vào bài tự bạch không có giá trị thực tiễn. Các nhà văn được nêu danh tánh ở trên, theo thiển kiến, chắc cũng hiểu như vậỵ Nhưng tất cả đều muốn nhân bài tự bạch này nói không phải riêng với Dương Thu Hương cho bằng với những người cộng sản nói chung.
Chú Thích:
(1) Ký giả Đoàn Văn trong mục "sổ tay văn học" của tờ Phụ Nữ Diễn Đàn, số 79 đã thuật lại lời bà Bích Huyền mới từ Việt Nam qua Mỹ năm 1990 cho biết ở Việt Nam nhà văn nữ này bắt bồ với nhà văn Đỗ Chu, cả hai đều đã có gia đình con cái riêng. Cũng có tin đồn ở Saigon rằng bài tham luận nảy lửa mà DTH đọc tại đại hội nhà văn đầu năm 1990 là do Nguyễn Đình Thi gà cho vì hai người cũng có tư tình với nhaụ Có người còn nói một nhân vật trong truyện của DTH chính là Nguyễn Đình Thi.
(2) Cuốn sách còn có cái tên khác là "Khải Hoàn Môn", được ông Phan Huy Đường dịch ra Pháp văn là " Roman sans titre". Bản Việt ngữ đã được nhà xb Văn Nghệ xuất bản năm 1991, tại quận Cam. Việc xuất bản cuốn sách đã gặp nhiều trở ngại rắc rối do cái gọi là vụ án văn nghệ, chính trị gây nên, giữa một bên là ông Võ Văn Ái, chủ nghiệm Quê Mẹ và một bên là ông Phan Huy Đường, cả hai đều nói mình được tác giả chính thức ủy quyền.
(2bis) Duyên Anh có 4 cuốn được dịch ra ngoại ngữ: "Một người Nga ở Saigon" (Un Russe à Saigon), "Đồi Fanta" (La Colline Fanta), "Người tù binh Mỹ" (Un Americain au Vietnam", và "Sỏi Đá Ngậm Ngùi" (La complainte des galets), đều do sư huynh Trần Văn Nghiêm dịch. Cuốn Đồi Fanta còn được dịch ra tiếng Ý, Tây Ban Nha, Anh và Đức.
(3) Các chương trên cho thấy Hoàng Văn Chí, Vũ Thư Hiên đều đã dẫn chứng cụ thể về cái tài đóng kịch của ông Hồ. Ông Lý Phục Huy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông cũng nói về họ Mao tương tự nơi trang 114 tác phẩm ông viết về cuộc đời bí mật của họ Maọ
(4) André Gide và Arthur Koestler.
(5) Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ, trang 210.
(6) Nguyễn Việt Nữ kể rằng khi còn trẻ bà đã có lúc toan đi theo Việt Minh vì lầm tưởng ông Ngô Đình Diệm chủ trương chia cắt tổ quốc làm hai. Và khi hết chiến tranh bà cũng hy vọng tình hình sẽ khá hơn, nên đã tính ở lại.
(7) DTH và CHN trang 211.
(8) Ibid, trang 212.
(9) Khuê danh của bà bác sĩ cũng là Hương (Đỗ Thị Hương).
Minh Võ
Dương Thu Hương (sinh năm 1947) là một nữ văn sĩ Việt Nam.
Tiểu sử
Dương Thu Hương sinh ra ở Thái Bình, sống nhiều năm ở Hà Nội. Năm 1967, lúc mới là sinh viên 20 tuổi tại Hà Nội, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom, phục vụ trong một đoàn văn công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó: Bình Trị Thiên. Bà là một trong bốn người trong đoàn sống sót trở về. Sau chiến tranh, trở ra Bắc, bà cầm bút viết văn và công tác trong ngành điện ảnh. Bà tham dự khóa đầu tiên Trường viết văn Nguyễn Du (1980).
Trong tháng 4 năm 2006, bà được mời sang Paris (Pháp) và sau đó sang New York (Mỹ) dự một hội nghị Văn bút Quốc tế, chuẩn bị viết thêm tác phẩm mới, và cũng để ra mắt bạn đọc khắp nơi. Kết thúc chuyến đi này, bà trở lại Pháp xin lưu trú.
Năm 2009, Dương Thu Hương được GS.TS. Joseph Pivato, dạy môn văn chương Anh ngữ tại đại học Athabasca ở Alberton, Canada đề cử vào danh sách cứu xét cho giải Nobel văn chương của năm.
Tác phẩm
Tiểu thuyết
* Hành trình ngày thơ ấu (được in tại Pháp dưới nhan đề Itinéraire d'enfance), 1985
* Bên kia bờ ảo vọng (được in tại Pháp dưới nhan đề Au-delà des illusions), 1987
* Những thiên đường mù (được in tại Pháp dưới nhan đề Paradis aveugles), 1988
* Quãng đời đánh mất, 1989
* Tiểu thuyết vô đề (còn có tên là Khải hoàn môn)
* Memories of a Pure Spring, 1996
* Chốn vắng (được in tại Pháp dưới nhan đề Terre des oublis), 2002
* Đỉnh cao chói lọi (được dịch sang tiếng Pháp dưới nhan đề Au Zénith), 2009
Tập truyện
* Những bông bần ly, 1980
* Một bờ cây đỏ thắm, 1980
* Ban mai yên ả, 1985
* Đối thoại sau bức tường, 1985
* Chân dung người hàng xóm, 1985
* Chuyện tình kể trước lúc rạng đông, 1986
* Các vĩ nhân tỉnh lẻ, 1988
Truyện dài, truyện ngắn khác
* Truyện dài Hoa tầm xuân của mùa thu
* Truyện ngắn Loài hoa biến sắc
* Truyện ngắn Miền cỏ tơ
Phim tài liệu
* Đền đài của những niềm thất vọng
(Nguồn: Wikipedia)
No comments:
Post a Comment