Sóng Ngầm Nguy Hiểm Ở Nơi Lai Vãng Của Những Kẻ Mồi Chài
Cái Chết và Dục Vọng Trong "Khách Lạ Ven Hồ"
Bình Luận của A. O. Scott được đăng trên The New York Times
Không phải bất cứ câu chuyện bí ẩn nào cũng làm cho bộ phim được xếp vào loại phim hình sự, trinh thám. Trong bộ phim "Khách Lạ Ven Hồ" của đạo diễn Alain Guiraudie, có một vụ án mạng diễn ra ở phần đầu, mà các khán giả đều được nhìn thấy, và có cả một nhân chứng quan trọng - một người đàn ông trẻ tên là Franck (do Pierre Deladonchamps đóng). Franck trải qua buổi chiều hôm đó - cũng như nhiều buổi chiều khác - trên một dải bờ biển vốn là nơi tập trung lai vãng của những người đồng tính. Trước đó, anh ta đã ít lần tiếp cận để ve vãn một gã bơi lội lực lưỡng, có râu mép, nhưng thường bị gián đoạn bởi sự ghen tức của tên bạn trai của gã. Bây giờ, từ phía sau sự che khuất của những lùm cây, ngay trước khi trời tối, Franck nhìn thấy hai gã đàn ông ngâm mình cùng nhau dưới biển và chứng kiến sự đùa giỡn trở thành vụ giết người.
Động cơ của tội ác không lần nào được đề cập đến, nhưng sự bí
ẩn thực sự nằm ở mọi dấu vết đây đó. Ông
Guiraudie, một nhà làm phim người Pháp, đã từng làm các bộ phim "The King
of Escape" và "That Old Dream That Moves" (và là đối tượng được
chào đón tại Hội Điện Ảnh của Trung Tâm Lincoln bắt đầu vào thứ Sáu qua), tạo dựng
nên không khí khiếp đảm và hồi hộp từ những lời tường thuật đơn giản nhất.
Ông ta cũng có một ý thức vô cảm, đôi khi lạnh lùng, về cái
cách mà tính phi luân của con người, sự sai lệch về đạo lý, và sự khát khao nhục
dục có thể biến những tình huống bình thường thành những chất liệu hài hước
cao. Đặt cái nhìn tập trung vào nơi chốn
mà những khát khao phô diễn công khai, vào những cơ thể biểu hiện công khai sự
thèm muốn, ông ta đã khám phá ra những mật mã và nghi thức, những dư âm của trật
tự xã hội mà người ta tìm đến đây để tháo bỏ, cùng với y phục của họ.
Nói cho cùng, đây là nước Pháp: một xã hội đam mê tình yêu và say mê luật lệ. Khi những người đàn ông trên bãi biển trao đổi
với nhau những cái liếc mắt, những cái gật đầu, và rồi sau đó dẫn nhau vào
trong rừng để làm tình thì hầu như không có lời đối thoại nào, tuy nhiên cảnh
như thế lại tuân thủ nghiêm nhặt theo công thức. Ống kính của ông Guiraudie chẳng bao giờ di
chuyển vượt quá cái hồ và ghi lại thời gian trôi qua với một sự chính xác cực độ. Mỗi ngày đều được bắt đầu bằng cảnh quay từ
trên không của khu vực đậu xe, nơi mà chúng ta có thể nhận dạng ra được chiếc
xe hơi Renault màu đen của Franck và chiếc xe compact màu đỏ của nạn nhân.
Tên của kẻ sát nhân là Michel, và lần theo dấu vết của vụ án
mạng, ta thấy gã và Franck bắt đầu một chuyện tình say đắm khác thường. Michel (do Christophe Paou đóng), là nhân vật
có phần nào giống với nhân vật Tom Selleck trong phim truyền hình nhiều tập của
Mỹ "Magnum P.I.", không quan tâm đến việc theo đuổi mối quan hệ xa hơn
khu vực cái hồ, nhưng sự hết lòng của gã có vẻ như nồng nhiệt hơn Franck nhiều. Sức mạnh của sự cuốn hút lẫn nhau giữa họ dường
như đã che khuất điều mà Michel đã làm, và thật khó để nói là khuynh hướng rối
loạn nhân cách của gã người yêu mới của Franck đã khiến anh ta cảm thấy cảnh giác
hơn hay phấn khích hơn.
Ai là khách lạ? Tựa đề
của phim cố tình đánh đố vì nó có thể ám chỉ hầu như bất kỳ ai: Michel, tất nhiên, và cũng có thể là Franck,
nhưng cũng có thể là Henri (do Patrick d’Assumçao đóng) - một gã đàn ông rõ
ràng là dị tính, ngồi trên những tảng đá ở một bên của bờ biển chính, chẳng bao
giờ cởi quần áo hay xuống biển tắm. Lạ
nhất trong tất cả là viên cảnh sát điều tra (do Jérôme Chappatte) người xuất hiện
hỏi những câu hỏi về gã thanh niên bị chết đuối.
Trong ván cờ này, các danh tính được cung cấp rất trễ, còn các
chi tiết nhận dạng - các dữ liệu thế tục về công việc, cuộc sống, gia đình và bạn
bè - bị bỏ lại phía sau. Ông Guiraudie,
quan sát các cảnh làm tình, sự đong đưa của cây cối, và sự di động của ánh sáng
mặt trời trên mặt nước với sự khoái cảm và vô tư đồng đều, vạch ra sự biện chứng
giữa tính ẩn danh và sự thân mật.
Michel, Franck, và những người khác ngay lập tức được đặt trong môi trường
sống tự nhiên của họ, làm những gì đến một cách tự nhiên, tham dự vào một ván cờ
tinh vi và phức tạp của sự mưu mô và giấu giếm.
"Khách Lạ Ven Hồ" là một bộ phim hấp dẫn và thu hút,
nhưng nó cũng có chút nào đó rơi bẫy vào chính những ý tưởng kỳ lạ của nó, vào
sự vô tư về cảm xúc được duy trì cẩn thận của nó. Sự quan tâm dai dẳng của Franck vào Michel -
bắt đầu giống như tình yêu - thỉnh thoảng mang vẻ gượng ép và rối rắm, là kết
quả của những trải nghiệm qua lời nói hơn là sự khám phá về một động cơ hợp lý. Bản thân nhân vật Michel luôn giữ được vẻ bí
hiểm: đáng sợ nhưng không ám ảnh. Và bộ phim, thay vì có thể gợi nên sự sợ hãi,
cuối cùng khiến người ta nhớ đến với những yếu tố lạ.
Dangerous Undertow in a Cruisers’ Haven
Death and Desire in ‘Stranger by the Lake’
By A. O. SCOTT JAN. 23, 2014
Strand Releasing
Not every mystery is a whodunit. In Alain Guiraudie’s “Stranger by the Lake,” a murder takes place early on, in full view of the audience and a crucial witness, a young man named Franck (Pierre Deladonchamps). Franck has spent the afternoon — as he apparently spends many afternoons — on a stretch of beach that serves as a gay cruising spot. Earlier, he had a brief flirtation with a muscular, mustachioed swimmer, only to be shooed away by someone who seemed to be a jealous boyfriend. Now, from behind a scrim of trees, just before darkness falls, Franck sees the two men together in the water and watches as horseplay turns to homicide.
The motives for the crime are never established, but the real mystery is everything that happens in its wake. Mr. Guiraudie, a French filmmaker whose earlier movies include “The King of Escape” and “That Old Dream That Moves” (and who is the subject of a welcome retrospective starting on Friday at The Film Society of Lincoln Center), creates an atmosphere of dread and suspense out of the simplest narrative elements.
He also has an unsentimental, sometimes chilly sense of the ways that ordinary human amorality, ethical confusion and sexual longing can turn banal circumstances into the stuff of high comedy. Gazing at a place devoted to the free play of lust — and gazing, as well, at bodies acting out their urges — he discovers codes and rituals, echoes of the social order that the men who come here try to shed, along with their clothes.
This is France, after all: a society fascinated by love and in love with rules. Very little is said as the men on the beach exchange glances and nods and then retreat into the woods for sex, and yet the scene has an almost solemn formality. Mr. Guiraudie’s camera never moves beyond the lake and records the passage of time with fastidious precision. Each day begins with an aerial shot of the parking area, where we learn to identify Franck’s black Renault, and also the red compact belonging to the victim.
The killer’s name is Michel, and in the wake of the murder, he and Franck begin an unusually intense affair. Michel (Christophe Paou), who somewhat resembles a “Magnum, P.I.”-era Tom Selleck, is not interested in pursuing the relationship away from the lake, but his devotion seems, if anything, more ardent than Franck’s. The strength of their attraction seems to overshadow what Michel has done, and it’s hard to tell if Franck is more alarmed or aroused by his new lover’s potentially sociopathic tendencies.
Which one is the stranger? The film’s title (“L’Inconnu du Lac” in French) is a deliberate tease, since it could refer to virtually anyone: Michel, certainly, and also Franck, but also Henri (Patrick d’Assumçao), an apparently straight guy who sits on the rocks off to the side of the main beach, never disrobing or going in the water. Strangest of all is the police inspector (Jérôme Chappatte) who shows up asking questions about the drowned man.
Names are supplied very late in the game, and identities — the mundane facts of work, life, family and friends — are left behind. Mr. Guiraudie, observing graphic sex acts, the swaying of trees and the motion of sunlight on water with equal delight and detachment, traces a dialectic of anonymity and intimacy. Michel, Franck and the others are at once in their natural habitat, doing what comes naturally, and participants in an elaborate and complex game of artifice and concealment.
“Stranger by the Lake” is seductive and fascinating, but it is also a bit trapped in its own conceit, and in its carefully maintained emotional detachment. The persistence of Franck’s interest in Michel — which begins to resemble love — at times feels arbitrary and baffling, the result of a narrative experiment rather than the exploration of a plausible motive. Michel himself remains permanently inscrutable: scary but not haunting. And the movie, which might have been provocatively terrifying, settles for being memorably strange.
No comments:
Post a Comment