Nhà đạo diễn người Pháp Alain Guiraudie ngồi xuống với Film2Sixty để thảo luận về những đam mê mù quáng, những bộ phận sinh dục và việc mồi chài bạn tình của những người đồng tính.
Bộ phim ly kỳ được
đón nhận nồng nhiệt của Pháp Khách Lạ Ven Hồ vừa ra mắt vào tuần này. Toàn bộ phim diễn ra ở khu vực mồi chài bạn
tình của những người đồng tính, là khu vực nằm kế bên một cái hồ. Bộ phim tập trung vào nhân vật Franck (do
Pierre Deladonchamps đóng), một người đàn ông tò mò bị quyến rũ bởi vẻ bí ẩn và
trầm ngâm của nhân vật Michel (do Christophe Paou đóng). Khi Franck nhận ra rằng Michel nuôi dưỡng những
niềm đam mê đen tối hơn, trò chơi hấp dẫn của sự lừa dối và dục vọng diễn
ra. Đạo diễn Alain Guiraudie đã giành được
giải thưởng cho vai trò đạo diễn và giải thưởng của Hiệp Hội Đồng Tính ở Liên
Hoan Phim Cannes 2013. Chúng tôi đã nói
chuyện với vị đạo diễn này về nguồn cảm hứng phía sau bộ phim và những cảnh
quay làm tình trần trụi của nó.
F3S: Nguồn cảm hứng cho bộ phim đầu tiên đã đến
như thế nào?
Alain
Guiraudie: Ý tưởng xuất phát từ một cái
hồ có thật ở gần nơi tôi ở, và tất cả những nhân vật trong phim đều dựa theo những
người tôi biết hay được kể. Ba nhân vật
chính được dựa phần lớn trên những phương diện khác nhau của cùng một người vào
các giai đoạn khác nhau của cuộc đời anh ta.
Nguồn cảm hứng khởi thủy bắt nguồn từ đó, nhưng nó cũng xuất phát từ những
bộ phim mà tôi đã xem. Bộ phim được hòa
trộn bởi một lượng lớn những cảnh ăn nằm với câu chuyện và lịch sử của điện ảnh.
F3S: Tại sao anh đã lựa chọn để tạo dựng nhân vật
Michel thành một kẻ giết người?
AG: Tôi muốn khai phá những vấn đề về dục vọng,
đam mê và cái chết, và điều bao trùm lên trên toàn bộ bộ phim là "Ta sẽ
đi bao xa để thỏa mãn dục vọng của bản thân mình?" Do đó, vị anh hùng phải phải lòng một kẻ có
thể có tiềm năng giết anh ta. Nói như thế
không có nghĩa là đó là lý do khiến anh ta bị thu hút bởi gã đó, anh ta yêu hắn bất
chấp điều đó.
F3S: Có một sự nhấn mạnh lớn vào tầm quan trọng của
nhân vật Henri. Anh có thể giải thích
thêm một chút về vai trò của anh ta không?
AG: Đó là một phần của vấn đề khi tôi tự hỏi mình về
khái niệm dục vọng, và anh ta là một phần của điều đó, và tôi nghĩ là thậm
chí trong tình bạn cũng có một sự ham muốn thể xác. Câu chuyện giữa Franck và Henri vượt xa hơn
tình bạn, nó còn là một câu chuyện tình.
Câu hỏi Henri luôn tự hỏi là:
"Niềm khát khao có thể nào tồn tại tách rời khỏi tình dục
không?" Điều quan trọng với tôi là
phải tạo dựng hai nhân vật này đối lập nhau.
Bạn có mối quan hệ này mang đậm dục tính, và rồi sau đó chuyển sang tình cảm
thương yêu.
F3S: Ở giữa bộ phim có một vụ giết người, được quay như một cảnh quay dài liên tục. Anh đã tạo dựng nó như thế nào?
AG: Mới đầu tôi nghĩ là không thể làm thế được, đặc
biệt là đối với Christophe người sẽ phải bơi trong suốt khoảng thời gian ấy. Vì điều đó, chúng tôi đã đảo ngược để
quay một cảnh với Franck. Khi chúng tôi
thực sự dựng nó thành phim, nó trông tốt lắm, do đó chúng tôi quyết định để đứng
ở góc nhìn của Franck. Dẫu sao, đó cũng
là điều mà tôi đã hoạch định để quay như một cảnh dài vì cậu trai đóng vai bị giết
là một cậu chuyên về nhào lộn tự do, cậu có thể giữ hơi thở và bơi lội cho toàn cảnh
quay. Thậm chí với một người biết về nhào
lộn tự do đi nữa thì đó cũng là điều khó vì bạn phải diễn nữa, và có khá nhiều
cảnh quay không thể thực hiện được.
F3S: Những cảnh sex rất sinh động, tại sao anh lại
quyết định để mô tả sex trên màn ảnh theo cách này?
AG: Một mặt, tôi muốn diễn tả một mối quan hệ đam
mê, và những bộ phận sinh dục đóng một vai trò lớn trong điều đó. Chúng thật quan trọng, nhưng chúng ta luôn giấu
giếm chúng hay bỏ mặc chúng cho các bộ phim khiêu dâm, nơi mà chúng chỉ còn là
những bộ phận máy móc. Đối với tôi, điều
quan trọng là không nên giao phó mọi cảnh diễn làm tình cho dòng phim khiêu
dâm, mà thay vào đó phải biến nó trông như tình yêu, niềm đam mê và thi
ca. Nó thật trữ tình.
F3S: Anh có nghĩ rằng có một sự chuyển biến nhận
thức về sex đang diễn ra trong điện ảnh không?
AG: Vâng, có một sự thay đổi đang diễn ra. Nó là sự tiến hóa tự nhiên của điện ảnh. Đó là khát vọng tiến đến gần hơn trung tâm của
vấn đề và dỡ bỏ mọi kiểm duyệt và cấm kỵ.
Tình yêu là một phần đáng sợ của đời sống, và chúng ta lẩn tránh quay
phim nó. Có nhiều nhà làm phim sẵn sàng
để đối mặt với nó và không còn sợ hãi để phô diễn sex trên màn ảnh. Nếu bộ phim này là phim khiêu dâm thì nó đã
không được trình chiếu trong các rạp chiếu phim rồi
04/05/2014
Jeffrey Thai
5 MINUTES WITH ALAIN GUIRAUDIE
French director Alain Guiraudie sits down with Film3Sixty
to discuss dark passions, sexual organs and cruising.
This week sees the release of the critically acclaimed
French- thriller Stranger By The Lake. The entirety of the film takes place at
lakeside cruising spot for gay men. It focuses on Franck (Pierre
Deladonchamps), a curious young man who becomes fascinated with the brooding
and mysterious Michel (Christophe Paou). When a Franck learns that Michel
harbours darker passions, an intriguing game of deception and desire takes
place.
Director Alain Guiraudie won the Un Certain Regard prize for
Directing and the Queer Palme at the 2013 Cannes Film Festival. We spoke to the
director about the inspiration behind the film and it’s explicit sex scenes.
F3S: Where did the inspiration for the film first come
from?
Alain Guiraudie: The idea came from a lake that
exists near to where I live, and all the characters in the film are based upon
people I know or have been told about. The three main characters are
potentially based upon facets of the same man at different stages of his life.
That’s where the initial inspiration came from, but it also comes from films
I’ve seen. The film mixes large parts of intimacy with the story and history of
cinema.
F3S: Why did you choose to make the character of Michel a
murderer?
AG: I wanted to explore the questions of desire,
passion and death and what hovers above the film throughout is ‘how far will I
go to fulfill my desire?’ So, the hero had to fall in love with someone who
could potentially kill him. Having said that,that isn’t the reason he is
attracted to him, he loves him despite that.
F3S: There was a great emphasis on the importance of the
Henri character. Could you explain his role a little more?
AG: It’s part of the question I ask myself about
the concept of desire, and he is part of that and I think there is a physical
desire even in friendship. The story between Franck and Henri goes beyond
friendship; it is also a love story. The question that Henri always asks ‘is it
possible for desire to exist apart from sex?’ It was very important for me to
have the two as a counterpoint. You have this very sexual relationship and then
this affectionate relationship.
F3S: At the centre of the film there is a murder, which
is shown as an extensive one take shot. How did you construct that?
AG: Initially I didn’t think it was possible to
do, especially for Christophe who would be swimming throughout it. Because of
that we did do a reverse shot on Franck. When we actually came to film, it
worked really well, so we decided to stay on Franck’s point of view. It was
something that I had planned to do as a long shot anyway because the guy who
gets murdered is a free diver who can hold his breath and swim out of shot.
Even with someone who can free dive it is still hard because you have the
acting and there were quite a few takes that were not working.
F3S: The sex scenes are graphic, why did you decide to
portray sex in this way on screen?
AG: On the one hand, I wanted to show a passionate relationship and sexual organs play a large part in that. They are so important, but we always hide them or leave them for pornographic movies where they are reduced to mechanics. For me, it was important not to abandon sexual acts to pornography and instead bring it back to love, passion and poetry. It’s lyrical.
F3S: Do you think that there is a changing perception
towards sex currently going on in cinema?
AG: Yes there is a change going on. It’s the
natural evolution of cinema. It’s a desire to get closer to the heart of the
matter and remove ellipsis and taboos. Love is a scary part of life, and we
avoid filming it. There are certain filmmakers who are prepared to face it and
are no longer afraid of showing sex on screen. The film wouldn’t be shown in
cinemas if it were pornography.
No comments:
Post a Comment