Cái gọi là chủ nghĩa Cộng Sản chính là một tà giáo đại bịp trong lịch sử nhân loại mà những tên lãnh tụ tối cao dựa vào đó để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, tiến hành âm mưu tiêu diệt mọi lòng tin, mọi nhận thức, mọi tình cảm, tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người...
Không có ông Hồ, không có cái Đảng này thì dân tộc tôi đâu đến nỗi bị chiến tranh tàn phá, anh em họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau... ?
Tất cả nhà văn, nhà thơ, nhà nhạc, nhà kịch, nhà nọ, nhà kia... đến nay còn bám vào cái vú Đảng đều là ... THẰNG HÈN! Riêng những thằng kiếm chác bằng cách bợ đít, bưng bô cho Đảng... thì chữ HÈN đối với chúng cũng không xứng đáng!...
TÔ HẢI (trích Hồi ký Của Một Thằng Hèn)
Giọng đọc: Tâm An
Nhạc sĩ Tô Hải
Nhạc sĩ Tô Hải và "Hồi ký của một thằng hèn"
Thanh Phương (RFI)Bài đăng ngày 29/06/2009
Chính vì đã từng cam chịu là một công chức văn nghệ sáng tác theo yêu cầu của Đảng, chứ không phải sáng tác từ những rung cảm của trái tim, mà nhạc sĩ Tô Hải đã tự cho mình là một ''thằng hèn''. Cuốn hồi ký mà ông vừa cho xuất bản ở hải ngoại cũng mang cái tên rất đơn giản : Hồi ký của một thằng hèn. RFI phỏng vấn tác giả.
Bìa sau của cuốn " Hồi ký của một thằng hèn"
Nụ cười sơn cước là một trong số ít các sáng tác mà nhạc sĩ Tô Hải còn dám nhận mình là tác giả, còn lại những gì mà ông viết ra trong suốt mấy chục năm qua đối với ông, chỉ là ''vứt đi, vứt đi và vứt đi''.
Chính vì đã từng cam chịu là một công chức văn nghệ sáng tác theo yêu cầu của Đảng, chỉ toàn cho ra đời những ''bức tranh cổ động bằng âm thanh'', chứ không phải sáng tác từ những rung cảm của trái tim, mà nhạc sĩ Tô Hải đã tự cho mình là một''thằng hèn'' và cuốn hồi ký mà ông vừa cho xuất bản ở hải ngoại cũng mang cái tên rất đơn giản là ''Hồi ký của một thằng hèn'', một cuốn sách mà ông hy vọng sau này, khi Việt Nam hoàn toàn đổi mới, sẽ được in ra trong nước để làm tài liệu lưu trữ về một ''thời kỳ cay đắng và tủi nhục nhất trong lịch sử Việt Nam''.
Sinh năm 1927, Tô Hải tên thật là Tô Đình Hải và đã gia nhập Vệ quốc đoàn vào mùa thu năm 1945 khi vừa đậu xong tú tài một ( chương trình Pháp ). Tốt nghiệp các trường Quân chính Nguyễn Huệ và Lục quân Trần Quốc Tuấn, nhưng do có năng khiếu âm nhạc, nên Tô Hải được bố trí làm văn nghệ cho quân đội.
Từ năm 1947, ông đã được biết đến với các ca khúc như Nụ cười sơn cước, hay Trở lại đô thành. Sau năm 1954, ông lao vào học tập âm nhạc để trở thành một compositeur, nhà soạn nhạc, chứ không phải chỉ là một chansonnier, người viết ca khúc.
Tuy được trao nhiều giải thưởng nhưng Tô Hải vẫn là một phần phần tử luôn bị ngờ vực, mà thật sự là bản thân ông từ những năm đầu thập niên 1960 đã cố từ bỏ Đảng, ra khỏi quân đội.
Đến năm 1986, ông xin về hưu non, để khỏi phải bị buộc phải sáng tác theo chỉ thị của Đảng. Tuy năm nay đã quá tuổi 80, nhưng tác giả của bản hợp xướng nổi tiếng Tiếng hát biên thùy cũng cố bám kịp thời đại công nghệ thông tin và nay đã trở thành một trong những blogger được nhiều người đọc nhất ở Việt Nam.
Từ Sài Gòn, nơi ông hiện đang sống, tuy bệnh tật, di chuyển khó khăn, nhưng nhạc sĩ Tô Hải đã vui lòng trả lời phỏng vấn RFI.
No comments:
Post a Comment