TIỂU SỬ QUỲNH DAO
Quỳnh Dao tên thật là Trần Cát nhà văn chuyên sáng tác tiểu thuyết lãng mạn dành độc giả nữ. Bút danh khác: Tâm Như, Phượng Hoàng. Quỳnh Dao sinh ngày 20/04/1938 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Thời niên thiếu của bà được thể hiện chi tiết trong hồi ký Chuyện đời tôi. Năm 1949, Quỳnh Dao theo cha mẹ di cư tới Ðài Loan, sống và làm việc cho đến nay. Quỳnh Dao bắt đầu sáng tác vào những năm cuối bậc trung học ở Đài Bắc. Năm 1954, bà viết bộ tiểu thuyết đầu tay Vân ảnh. Năm 1956, viết tập truyện ngắn đầu tay Ngoài khung cửa sổ Năm 1962, viết gần 100 truyện ngắn, hai tiểu thuyết Tầm mộng viện và Hạnh vân thảo. Năm 1963, tác phẩm Song ngoại phát hành rộng rãi, đánh dấu nghiệp văn chương của bà Năm 1966, bà chọn tác phẩm Kỷ độ tịch dương hồng chuyển thể lên màn ảnh rộng. Năm 1968, bà thành lập công ty Hỏa Ô, sản xuất hai bộ phim đầu tiên là Nguyệt Mãn Tây Lâu và Mạch Sanh Nhân (dựa theo tác phẩm Hạnh Vận Thảo). Năm 1975, cơn sốt bộ phim Bên dòng nước giúp Quỳnh Dao nổi tiếng và khẳng định được vị trí trên thị trường phim ảnh Đài Loan. Năm 1976: thành lập công ty điện ảnh Cựu Tinh Các. Năm 1986, bà sản xuất loạt phim truyền hình dựa theo tiểu thuyết Kỷ Độ Tịch Dương Hồng. Năm 1988, bà trở về thăm quê hương Trung Quốc đại lục sau gần 40 năm, sáng tác và xuất bản Tuyết Kha, cuốn tiểu thuyết cổ trang đầu tiên của bà. Những năm của thập kỷ 80, ngoài các tiểu thuyết, bà còn xuất bản những tập danh ngôn về tình yêu.
Tác phẩm tiêu biểu
Song Ngoại (1963) Hạnh Vận Thảo (1964) Lục Cá Mộng (1964) Thố Ty Hoa (Cánh hoa tầm gửi - 1964) Yên Vũ Mông Mông (Dòng sông ly biệt - 1964) Triều Thanh (1964) Kỷ Độ Tịch Dương Hồng (Tình buồn - 1964) Thuyền (Trôi theo dòng đời - 1965) Nguyệt Mãn Tây Lâu (Vườn Thúy - 1966) Hàn Yên Thúy (Bên đời hiu quạnh - 1966) Tử Bối Xác (Buổi sáng bóng tối cô đơn - 1966) Tiễn Tiễn Phong (Cơn gió thoảng - 1967) Thái Vân Phi (1968) Đình Viện Thâm Thâm (Xóm vắng/Vườn rộng sân sâu/Một sáng mùa hè - 1969) Tinh Hà (Khói lam cuộc tình - 1969) Thủy Linh (1971) Hồ ly trắng (Bạch Hồ - 1971) Hải Âu Phi Xứ (Đường về chim biển/Đừng đùa với ái tình - 1972) Băng Nhi (1985) Tuyết Kha (1990) Hoàng Châu cách cách (1999)
Các phim được làm từ tác phẩm của Quỳnh Dao:
Mùa thu lá bay, Tình thâm thâm vũ mông mông (Tân dòng sông ly biệt), Thuyền, Nguyệt mãn tây lầu, Tinh Hà, Thủy Linh, Hoa lang, Bích Vân Thiên, Bạn gái, Thu ca, Tôi là một đám mây, Một hột đậu đỏ, Băng Nhi, Câu chuyện của tôi, Hòn vọng phu, Tân Nguyệt cách cách, Hoàn Châu cách cách, Cô dâu câm…
Giải thưởng liên quan
Nàng dâu câm đoạt ba giải trong LHP Kim Mã/Đài Loan; Hoàn Châu Cách Cách đoạt 4 giải trong LHP Truyền hình Kim Ưng/Trung Quốc (riêng Triệu Vi đoạt 2 giải, và được bầu chọn là Nữ diễn viễn xuất sắc thứ 3 trong số “10 diễn viên xuất sắc nhất của Trung Quốc”...)
Hiện tượng Quỳnh Dao
1. Lời Mở Ðầu
Người ta có thể đặt một câu hỏi rất giản dị: Tại sao một tác giả trẻ như Quỳnh Dao, bút pháp không có vẻ gì độc đáo cho lắm, khai thác một đề tài cũng không lấy gì làm mới lạ, lại tạo được một thành công đáng kể đến thế? Thành công! Hai chữ này được hiểu ra sao? Có lẽ đó mới là vấn đề chính. Nhưng trước hết và tạm thời, hãy cứ nói đến một khía cạnh hiển nhiên. Hiển nhiên là Quỳnh Dao đã gây được sự chú ý, một sự chú ý khá lâu dài và đôi lúc gần đến độ say mê, không những của độc giả Trung Hoa mà còn của độc giả tại một số quốc gia khác nữa. Ðiều này thiết tưởng không thể chỉ được giải thích bằng tính hiếu kỳ. Ít ra đó cũng là sự kiện chứng minh rằng Quỳnh Dao quả đã tạo được một sợi dây liên lạc mật thiết với độc giả, qua các tác phẩm của bà, và các tác phẩm ấy hẳn là đã đáp ứng được một hay những nhu cầu tinh thần nào đó của quần chúng. Ðể giải thích sự kiện nói trên, song song với cái nhìn thẳng vào toàn bộ tác phẩm, một sự định danh và phân loại độc giả có lẽ cũng cần thiết không kém, nhưng tiếc thay, về việc sau này, ngoài một vài tài liệu rời rạc lát nữa sẽ đề cập tới, chúng ta chưa thu thập được những con số đích xác và chính thức. Nói đến những con số đích xác và chính thức là mặc nhiên công nhận sự phát sinh của một hiện tượng. Quỳnh Dao có thật là một hiện tượng hay không, và hiện tượng Quỳnh Dao, nếu có, nên được coi như một trường hợp văn học hay chỉ nên được coi như một trường hợp về xuất bản? Ở đây có thể ghi nhận hai thái độ cực đoan tiêu biểu: thái độ thứ nhất hoàn toàn phủ nhận giá trị văn học của tác phẩm Quỳnh Dao để chỉ nhìn những tác phẩm ấy như một sự kiện thương mại; trong khi thái độ thứ hai thì lại nhiệt liệt xưng tụng Quỳnh Dao như một sứ giả của văn chương, Ít ra là đối với những vấn đề thuộc lãnh vực tâm cảm. Hai thái độ như thế, dành cho một trường hợp cá biệt này, hình như đều cùng có vẻ quá đáng, không cần thiết. Nhưng cũng chính nhờ sự đối nghịch của hai thái độ đó mà người ta lại có thêm một dịp để phối kiểm việc thẩm định những tiêu chuẩn khách quan về sự thành công của một tác giả, một công việc có tính cách tổng hợp, lâu dài, và cũng đầy hứng thú. Do đó, không chọn bất cứ thái độ nào trong hai thái độ cực đoan nói trên, ở đây chúng tôi chỉ xin phép được ghi nhận hai khía cạnh đáng lưu ý về vấn đề liên hệ: Thứ nhất, sự phán đoán, phê bình, khen chê của độc giả Việt Nam đối với Quỳnh Dao có thể vấp phải một ngộ nhận đáng tiếc, bởi lẽ không phải tất những cuốc sách mang tên Quỳnh Dao lưu hành tại Việt Nam đều là những tác phẩm, và sự ngụy tạo trên một số ấn phẩm, và sự ngụy tạo này hoặc đã phát xuất từ Hương Cảng, hoặc đã được thực hiện ngay tại Việt Nam. Thứ hai, thay vì làm công việc khen chê Quỳnh Dao và thẩm định giá trị tác phẩm Quỳnh Dao một cách quá khích và chủ quan, thiết tưởng chúng ta nên nhìn người nữ văn sĩ đó ở cái vị trí mà chính bà đã tự xác định cho mình, cũng như nên theo dõi tiến trình những tác phẩm ấy qua cái chiều hướng rõ rệt mà chính bà đã tự vạch ra khi sáng tác, căn cứ vào những sự phát biểu chính thức trong một vài tài liệu được thu thập. |
2. "Quỳnh Dao là ai ?"
Bản dịch của cuốn Thố Ty Hoa cùa Quỳnh Dao đã được in tới lần thứ ba. So với tầm mức xuất bản của cùng cuốn này ở Ðài Bắc (tái bản mười lăm lần), hay của những cuốn khác, như Lục Cá Mộng (tái bản mười hai lần), Kỷ Ðộ Tịch Dương Hồng (tái bản mường lăm lần), thì chúng ta thấy số lượng độc giả của Quỳnh Dao ở Việt Nam chưa đạt tới mức phi thường, tuy rằng đó cũng đã là một trường hợp best – seller hiếm có. Ðiểm đáng ghi nhận ở đây là, thật ra Quỳnh Dao đã được độc giả Việt Nam đón tiếp một cách hơi muộn màng.
Quỳnh Dao đến với độc giả Việt Nam lần đầu tiên qua tạp chí Văn, số 68, ra ngày 15 tháng 10 năm 1966. Trong số báo này, qua bản dịch của Vi Huyền Ðắc, người ta thưởng thức một bài giới thiệu Quỳnh Dao do Sơn Phượng viết, cùng với bốn truyện ngắn của Quỳnh Dao : Mộng; Cái Nốt Ruồi ; Ghét ; Chiếc Lọ Cố ; Một thời gian ngắn sau, lại thấy một truyện dài của Quỳnh Dao, Song Ngoại, được dịch và được nhà Hàn Thuyên xuất bản. Dịch phẩm này gần như không được mấy ai chú ý tới. Lại bẵng đi một thời gian. Rồi bỗng nhiên, vào một lúc nào đó, sau khi nhà Khai Hóa xuất bản hai tác phẩm khác : Tiễn Tiễn Phong, Thố Ty Hoa, cuốn Song Ngoại được in lại.
Thế là nhảy từ việc theo dõi bản dịch Thố Ty Hoa, dưới hình thức feuilleton trên tuần báo Ðời, độc giả Việt Nam đổ xô nhau đi mua sách của Quỳnh Dao. Ðánh hơi được cái thị hiếu bất ngờ này, những nhà xuất bản khác cũng lập tức thi nhau cho ra đời một loạt những cuốn tiểu thuyết mang tên Quỳnh Dao. Ít nhất đã có chừng sáu bảy nhà xuất bản làm công việc đó : Trí Ðăng, Ðất Lành, Vàng Sơn, Chiêu Dương, Quỳnh Dao v.v… việc làm ồ ạt, lẽ tất nhiên khó tránh được những sơ xuất : có một số nhà xuất bản đã (hãy cứ nói là vô tình ) dịch và đề tên tác giả Quỳnh Dao trên một số tác phẩm hoàn toàn không phải là của Quỳnh Dao. Hiện tượng ngụy tạo này một phần bắt nguồn ngay tại những nơi xuất phát những bản nguyên tác: Hương Cảng, Tân Gia Ba… Qua bài viết của Ðịch Huy Minh trên tạp chí Kim Nhật Thế Giới, thì năm 1968, Quỳnh Dao đã phải đích thân đến Hương Cảng để “điều tra việc người ta in trộm tác phẩm của bà cũng như mạo danh bà, tại Hương Cảng và những nơi khác trong vùng Ðông Nam Á.” Việc điều tra này dường như cũng chẳng đi đến kết quả cụ thể nào. Từ dạo đó đến bây giờ, những tác phẩm mạo danh Quỳnh Dao vẫn tiếp tục được tung ra thị trường và nghiễm nhiên thu hút một số độc giả đáng kể. Người ta thường nhắc tới một thí dụ điển hình: Trước đây, một cuốn tiểu thuyết của Lãnh Băng - một nhà văn nữ tại Hương Cảng – đã ra đời với nhan đề Ðàm Hoa Mộng. Tác phẩm này được đưa lên màn bạc, và vì câu chuyện xoay quanh một chiếc cầu, nên trong lần xuất bản sau đó, nhan đề được đổi thành Kiều. Tuy nhiên, sách bán không chạy. Bẵng đi một tỏgian, bỗng nhiên cũng vẫn cuốn sách đó được in lại, và lần này thay vì để tên Quỳnh Dao. Tức thì sách đạt tới một số bán kỷ lục Lưu hành sang Việt Nam, sách liền được phiên dịch dưới nhan đề Chiếc Cầu Ðịnh Mệnh. Và có lẽ cho đến bây giờ, vẫn còn không ít người ngộ nhận cuốn sách đó là tác phẩm của Quỳnh Dao.
Trước khi đi tới việc liệt kê các tác phẩm đích thực của Quỳnh Dao, ngõ hầu làm sang tỏ những ngộ nhận đáng tiếc nói trên, thiết tưởng cũng nên nhắc đôi điều về tác giả. Chúng tôi xin mượn một phần tài liệu trong bài giới thiệu của Sơn Phượng, do Vi Huyền Ðắc dịch:
Quỳnh Dao sinh ngày 20 tháng 4 năm Dân Quốc thứ 27 (1938) tại Thành Ðô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Là một đứa con song sinh, nên cô còn có người em trai. Cha cô, một giáo sư sử học tại trường Quốc lập Sư phạm Ðại học, tên là Trần Trí Bình. Cô và đứa em trai sinh đôi kia là hai ngườn con đầu long của Trần gia vậy.
Bản dịch của cuốn Thố Ty Hoa cùa Quỳnh Dao đã được in tới lần thứ ba. So với tầm mức xuất bản của cùng cuốn này ở Ðài Bắc (tái bản mười lăm lần), hay của những cuốn khác, như Lục Cá Mộng (tái bản mười hai lần), Kỷ Ðộ Tịch Dương Hồng (tái bản mường lăm lần), thì chúng ta thấy số lượng độc giả của Quỳnh Dao ở Việt Nam chưa đạt tới mức phi thường, tuy rằng đó cũng đã là một trường hợp best – seller hiếm có. Ðiểm đáng ghi nhận ở đây là, thật ra Quỳnh Dao đã được độc giả Việt Nam đón tiếp một cách hơi muộn màng.
Quỳnh Dao đến với độc giả Việt Nam lần đầu tiên qua tạp chí Văn, số 68, ra ngày 15 tháng 10 năm 1966. Trong số báo này, qua bản dịch của Vi Huyền Ðắc, người ta thưởng thức một bài giới thiệu Quỳnh Dao do Sơn Phượng viết, cùng với bốn truyện ngắn của Quỳnh Dao : Mộng; Cái Nốt Ruồi ; Ghét ; Chiếc Lọ Cố ; Một thời gian ngắn sau, lại thấy một truyện dài của Quỳnh Dao, Song Ngoại, được dịch và được nhà Hàn Thuyên xuất bản. Dịch phẩm này gần như không được mấy ai chú ý tới. Lại bẵng đi một thời gian. Rồi bỗng nhiên, vào một lúc nào đó, sau khi nhà Khai Hóa xuất bản hai tác phẩm khác : Tiễn Tiễn Phong, Thố Ty Hoa, cuốn Song Ngoại được in lại.
Thế là nhảy từ việc theo dõi bản dịch Thố Ty Hoa, dưới hình thức feuilleton trên tuần báo Ðời, độc giả Việt Nam đổ xô nhau đi mua sách của Quỳnh Dao. Ðánh hơi được cái thị hiếu bất ngờ này, những nhà xuất bản khác cũng lập tức thi nhau cho ra đời một loạt những cuốn tiểu thuyết mang tên Quỳnh Dao. Ít nhất đã có chừng sáu bảy nhà xuất bản làm công việc đó : Trí Ðăng, Ðất Lành, Vàng Sơn, Chiêu Dương, Quỳnh Dao v.v… việc làm ồ ạt, lẽ tất nhiên khó tránh được những sơ xuất : có một số nhà xuất bản đã (hãy cứ nói là vô tình ) dịch và đề tên tác giả Quỳnh Dao trên một số tác phẩm hoàn toàn không phải là của Quỳnh Dao. Hiện tượng ngụy tạo này một phần bắt nguồn ngay tại những nơi xuất phát những bản nguyên tác: Hương Cảng, Tân Gia Ba… Qua bài viết của Ðịch Huy Minh trên tạp chí Kim Nhật Thế Giới, thì năm 1968, Quỳnh Dao đã phải đích thân đến Hương Cảng để “điều tra việc người ta in trộm tác phẩm của bà cũng như mạo danh bà, tại Hương Cảng và những nơi khác trong vùng Ðông Nam Á.” Việc điều tra này dường như cũng chẳng đi đến kết quả cụ thể nào. Từ dạo đó đến bây giờ, những tác phẩm mạo danh Quỳnh Dao vẫn tiếp tục được tung ra thị trường và nghiễm nhiên thu hút một số độc giả đáng kể. Người ta thường nhắc tới một thí dụ điển hình: Trước đây, một cuốn tiểu thuyết của Lãnh Băng - một nhà văn nữ tại Hương Cảng – đã ra đời với nhan đề Ðàm Hoa Mộng. Tác phẩm này được đưa lên màn bạc, và vì câu chuyện xoay quanh một chiếc cầu, nên trong lần xuất bản sau đó, nhan đề được đổi thành Kiều. Tuy nhiên, sách bán không chạy. Bẵng đi một tỏgian, bỗng nhiên cũng vẫn cuốn sách đó được in lại, và lần này thay vì để tên Quỳnh Dao. Tức thì sách đạt tới một số bán kỷ lục Lưu hành sang Việt Nam, sách liền được phiên dịch dưới nhan đề Chiếc Cầu Ðịnh Mệnh. Và có lẽ cho đến bây giờ, vẫn còn không ít người ngộ nhận cuốn sách đó là tác phẩm của Quỳnh Dao.
Trước khi đi tới việc liệt kê các tác phẩm đích thực của Quỳnh Dao, ngõ hầu làm sang tỏ những ngộ nhận đáng tiếc nói trên, thiết tưởng cũng nên nhắc đôi điều về tác giả. Chúng tôi xin mượn một phần tài liệu trong bài giới thiệu của Sơn Phượng, do Vi Huyền Ðắc dịch:
Quỳnh Dao sinh ngày 20 tháng 4 năm Dân Quốc thứ 27 (1938) tại Thành Ðô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Là một đứa con song sinh, nên cô còn có người em trai. Cha cô, một giáo sư sử học tại trường Quốc lập Sư phạm Ðại học, tên là Trần Trí Bình. Cô và đứa em trai sinh đôi kia là hai ngườn con đầu long của Trần gia vậy.
Hai trẻ thơ đã chào đời giữ thời chiến tranh loạn lạc. Chúng, cùng với cha mẹ, phải sống trong một tỏ gian hết sức khổ cực. Mới năm sáu tuổi đầu, chúng đã chứng kiến bao cảnh chết choc, tàn phá, do chiến tranh gây nên. Quỳnh Dao vốn là một đứa trẻ dị cảm mà lại trầm tĩnh cho nên cái giai đoạn đầy khói lửa đó đã để lại trong tâm khảm cô bé những lạc ngấn mà bao năm về sau, không sao tẩy xóa đi được. Tất cả những thảm cảnh kia đều phản ánh vào các tác phẩm của cô, như truyện Lưu Vong Khúc ở cuốn Lục Cá Mộng, trong đó, tất cả những nỗi đắng cay, đau khổ, hậu quả tàn khốc của chiến tranh, đã được thực tả bằng những nét bút cực kỳ linh động. Gần đây, tác giả có ý định hồi tưởng lại những ngày thơ ấu đầy gian nan hòa trong máu và nước mắt ấy, để viết cuốn truyện với các nhan đề Thành Trưởng ! Thành Trưởng ! Thành Trưởng ! Năm Dân Quốc thứ 38. (1949) Quỳnh Dao theo cha mẹ di cư tới Ðài Loan. Cô học ở trường tiểu học, trường này phụ thuộc vào trường Sư phạm Ðài Bắc.
Ðến khi lên trung học, cô là một trò luôn luôn làm cho các giáo sư phải nhức óc, cha mẹ phải lo phiền. Cô chỉ để hết tâm trí vào môn Trung văn và có vẻ lơ là đối với các môn khác. Ngoài ra, cô có những ý nghĩ, những ý luận rất đỗi là kỳ quái. Thường thường, cô hay phản đối giáo sư về đủ các chuyện, cô bất mãn về cái chế độ giáo dục hồi đó. Vốn đa sầu, đa cảm, cô hay trầm tư và mê đắm trong ảo tưởng. Nhiều khi các giáo sư phải lắc đầu, bó tay trước những câu hỏi oái oăm, moi móc của cô. Cả cha mẹ cô cũng khó chịu về cái thái độ khác thường của cô. Có lúc cô đâm hoài nghi cả sinh mệnh, lẫn giá trị của sự sống, của tình cảm và của bao nhiêu thứ khác nữa. Ta có thể lượng đoán hình như trong cả cái thời kỳ ở trung học, cô chẳng thâu thập được bao nhiêu về các môn học của giáo khoa, vì cô chỉ để hết tâm tư vào thể nghiệm, thể nghiệm để thành trưởng, để có một cái vốn liếng phong phu do sự sống tạo nên.
Sau khi tốt nghiệp ở lớp cao trung, Quỳnh Dao có dự hai kỳ thi chuyên khoa trường đại học, nhưng kỳ nào cô cũng bị tức. Ðây là một vết thương lòng của đời cô. Nhưng đây cũng có thể là một thứ hạnh tai, lạc họa, vì sự thất bại đó đã khích lệ cô chuyên tâm vào việc sáng tác cô viết để tìm lại cái bản ngã đã cơ hồ như bị nền giáo dục lúc ấy phao khí. Cô viết, một phần nữa do một ngọn lửa thiêng nó đang nung nấu trí tuệ và tâm tư cô, và có lẽ, cũng để minh chứng sự hiện diện của cô trong cuộc sinh tồn. Cuốn truyện ngắn đầu tay, với cái nhan đề Hạnh Vân Thảo, đã được thoát thai ra, để vân thế, trong cái tình trạng này vậy.
Năm Dân Quốc thứ 48 (1959) cô đã do luyến ái mà kết hôn. Hai năm sau, cô đã sinh hạ được một mụn con trai kháu khỉnh, chẵng may, hai vợ chồng đều trái tính, trái hết nhau. Tuy họ đã cố gắng hòa giải, nhưng càng ngày sự xung đột càng tăng, cái tổ uyên ương đầm ấm lúc ban đầu cứ lần lần biến thành một thứ ngục thất. Năm năm sau, họ phải đành tuyên cáo chia ly. Cô thành thật nhận rằng đó là sự thất bại đau xót nhất trong đời cô. Cầm chén trà trên tay, cô gượng cười, trầm tư nói:
- Trên bước đường đời gian nan, hiểm trở của tôi, tôi đã từng bị vấp ngã,không biết bao nhiêu lần, tuy mỗi lần tôi đều can đảm đứng lên để lại dấn bước, nhưng lần nào tôi cũng mang nhiều thương tích vớI bao dòng huyết lệ. Sinh mệnh đốI vớI tôi, quả tình không phảI là không tàn khốc. Nhưng kể ra, trong cuộc sống, đã mấy ai không vấp ngã kia chứ? Miễn là ta có đủ can trường, để vững tâm tự tin mà mãnh tiến. Hiện nay, cô đã về ở với song thân và đứa con cô đã lớn khôn. Sự từ ái của cha mẹ, tính nết ngoan ngoãn của con, cũng đã hàn gắn được phần nào vết thương long của cô. Với cái bài học khá đắt đỏ về hôn nhân, cô đã rút tỉa được cái kinh nghiệm sau đây:
- Thiệt tình, ly hôn quả là một tấn bi kịch, nhưng cái cảnh đồng sàn dị mộng, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, còn khổ hơn nữa, vì đó là một đại thảm kịch. Ðối với một cuộc hôn nhân lý tưởng, tôi thiết nghĩ, cả hai kẻ đương sự cần phải tìm hiểu nhau, tha thiết yêu quí nhau, và thứ nhất, mỗi bên phải biết hy sinh và phụng hiếu lẫn nhau.
Bài giới thiệu trên đây của Sơn Phượng rất có thể không tránh được đôi phần chủ quan. Chính Sơn Phượng đã có lời rào đón: “… Giới thiệu một người như Quỳnh Dao quả là một việc không dễ dàng gì. Vả, hiểu thấu đáo được một người đã là khó khăn rồi, huống hồ một người vào hạng đa thái, đa tư như tác giả Song Ngoại. Ðã có một người bạn chí thân của cô từng nói: kể ra, tôi hiểu Quỳnh Dao khá nhiều, nhưng, càng hiểu rõ bạn tôi bao nhiêu tôi càng thấy khó nhận thức được nàng bấy nhiêu.”
Tuy nhiên, gạt bỏ một số chi tiết có thể mang tính chất chủ quan, chúng ta tạm thời ghi nhận những điểm đáng lưu ý sau đây về thân thế Quỳnh Dao, những điểm có liên quan hoặc đã ít nhiều ảnh hưởng đến tác phẩm của bà:
- Thứ nhất, Quỳnh Dao chào đời trong cảnh chiến tranh, và những hình ảnh khói lửa đó đã lưu lại trong tâm hồn bà nhiều ấn tượng sâu đậm.
- Thứ hai, Quỳnh Dao học tới bậc Trung học đệ nhị cấp ở Ðài Bắc (hiện nay tên trường là Trung Sơn Nữ tử Cao cấp Trung học). Vậy, một số sách báo đã sai lầm khi nói bà học viết văn ở bậc Ðại học.
- Thứ ba, Quỳnh Dao bắt đầu sáng tác vào khoảng từ 16 đến 18 tuổi. Ðó là khoảng thời gian bà đang bị thất vọng về sự thiếu may mắn trên đường khoa cử. Cuốn truyện đầu tay của bà là tập truyện ngắn Hạnh Vân Thảo.
- Thứ tư, Quỳnh Dao lập gia đình năm 21 tuổi, và đến năm 25 tuổi thì ly dị. Hiện bà 34 tuổi và đang sống cùng cha mẹ và đứa con trai 11 tuổi. Cuộc hôn nhân thất bại này cũng lưu lại một ấn tượng khá quan trọng trong đời bà, và bà gọi đó là một “tấn bi kịch”.
Trong các tác phẩm của Quỳnh Dao, người ta sẽ nhận thấy những sự kiện ghi nhận trên đây được khai thác dưới hình thức này hay khác, nhưng luôn luôn trong cùng một chiều hướng rõ rệt. Hoàn cảnh cá nhân trong giai đoạn sáng tác đầu tiên và hoàn cảnh cá nhân trong giai đoạn sáng tác gần đây, rõ ràng là đã ảnh hưởng nhiều đến những bối cảnh khác nhau của tác phẩm, và nếu người ta không bắt gặp sự thay đổi của Quỳnh Dao trên phương diện bút pháp, ít ra người ta cũng có thể bắt gặp sự thay đổi đó xuất hiện qua những phương thức kết cấu tác phẩm. Sự kiện này tạo nên một phản ứng hai chiều trong mối tương quan giữa tác giả và độc giả.
Ðến khi lên trung học, cô là một trò luôn luôn làm cho các giáo sư phải nhức óc, cha mẹ phải lo phiền. Cô chỉ để hết tâm trí vào môn Trung văn và có vẻ lơ là đối với các môn khác. Ngoài ra, cô có những ý nghĩ, những ý luận rất đỗi là kỳ quái. Thường thường, cô hay phản đối giáo sư về đủ các chuyện, cô bất mãn về cái chế độ giáo dục hồi đó. Vốn đa sầu, đa cảm, cô hay trầm tư và mê đắm trong ảo tưởng. Nhiều khi các giáo sư phải lắc đầu, bó tay trước những câu hỏi oái oăm, moi móc của cô. Cả cha mẹ cô cũng khó chịu về cái thái độ khác thường của cô. Có lúc cô đâm hoài nghi cả sinh mệnh, lẫn giá trị của sự sống, của tình cảm và của bao nhiêu thứ khác nữa. Ta có thể lượng đoán hình như trong cả cái thời kỳ ở trung học, cô chẳng thâu thập được bao nhiêu về các môn học của giáo khoa, vì cô chỉ để hết tâm tư vào thể nghiệm, thể nghiệm để thành trưởng, để có một cái vốn liếng phong phu do sự sống tạo nên.
Sau khi tốt nghiệp ở lớp cao trung, Quỳnh Dao có dự hai kỳ thi chuyên khoa trường đại học, nhưng kỳ nào cô cũng bị tức. Ðây là một vết thương lòng của đời cô. Nhưng đây cũng có thể là một thứ hạnh tai, lạc họa, vì sự thất bại đó đã khích lệ cô chuyên tâm vào việc sáng tác cô viết để tìm lại cái bản ngã đã cơ hồ như bị nền giáo dục lúc ấy phao khí. Cô viết, một phần nữa do một ngọn lửa thiêng nó đang nung nấu trí tuệ và tâm tư cô, và có lẽ, cũng để minh chứng sự hiện diện của cô trong cuộc sinh tồn. Cuốn truyện ngắn đầu tay, với cái nhan đề Hạnh Vân Thảo, đã được thoát thai ra, để vân thế, trong cái tình trạng này vậy.
Năm Dân Quốc thứ 48 (1959) cô đã do luyến ái mà kết hôn. Hai năm sau, cô đã sinh hạ được một mụn con trai kháu khỉnh, chẵng may, hai vợ chồng đều trái tính, trái hết nhau. Tuy họ đã cố gắng hòa giải, nhưng càng ngày sự xung đột càng tăng, cái tổ uyên ương đầm ấm lúc ban đầu cứ lần lần biến thành một thứ ngục thất. Năm năm sau, họ phải đành tuyên cáo chia ly. Cô thành thật nhận rằng đó là sự thất bại đau xót nhất trong đời cô. Cầm chén trà trên tay, cô gượng cười, trầm tư nói:
- Trên bước đường đời gian nan, hiểm trở của tôi, tôi đã từng bị vấp ngã,không biết bao nhiêu lần, tuy mỗi lần tôi đều can đảm đứng lên để lại dấn bước, nhưng lần nào tôi cũng mang nhiều thương tích vớI bao dòng huyết lệ. Sinh mệnh đốI vớI tôi, quả tình không phảI là không tàn khốc. Nhưng kể ra, trong cuộc sống, đã mấy ai không vấp ngã kia chứ? Miễn là ta có đủ can trường, để vững tâm tự tin mà mãnh tiến. Hiện nay, cô đã về ở với song thân và đứa con cô đã lớn khôn. Sự từ ái của cha mẹ, tính nết ngoan ngoãn của con, cũng đã hàn gắn được phần nào vết thương long của cô. Với cái bài học khá đắt đỏ về hôn nhân, cô đã rút tỉa được cái kinh nghiệm sau đây:
- Thiệt tình, ly hôn quả là một tấn bi kịch, nhưng cái cảnh đồng sàn dị mộng, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, còn khổ hơn nữa, vì đó là một đại thảm kịch. Ðối với một cuộc hôn nhân lý tưởng, tôi thiết nghĩ, cả hai kẻ đương sự cần phải tìm hiểu nhau, tha thiết yêu quí nhau, và thứ nhất, mỗi bên phải biết hy sinh và phụng hiếu lẫn nhau.
Bài giới thiệu trên đây của Sơn Phượng rất có thể không tránh được đôi phần chủ quan. Chính Sơn Phượng đã có lời rào đón: “… Giới thiệu một người như Quỳnh Dao quả là một việc không dễ dàng gì. Vả, hiểu thấu đáo được một người đã là khó khăn rồi, huống hồ một người vào hạng đa thái, đa tư như tác giả Song Ngoại. Ðã có một người bạn chí thân của cô từng nói: kể ra, tôi hiểu Quỳnh Dao khá nhiều, nhưng, càng hiểu rõ bạn tôi bao nhiêu tôi càng thấy khó nhận thức được nàng bấy nhiêu.”
Tuy nhiên, gạt bỏ một số chi tiết có thể mang tính chất chủ quan, chúng ta tạm thời ghi nhận những điểm đáng lưu ý sau đây về thân thế Quỳnh Dao, những điểm có liên quan hoặc đã ít nhiều ảnh hưởng đến tác phẩm của bà:
- Thứ nhất, Quỳnh Dao chào đời trong cảnh chiến tranh, và những hình ảnh khói lửa đó đã lưu lại trong tâm hồn bà nhiều ấn tượng sâu đậm.
- Thứ hai, Quỳnh Dao học tới bậc Trung học đệ nhị cấp ở Ðài Bắc (hiện nay tên trường là Trung Sơn Nữ tử Cao cấp Trung học). Vậy, một số sách báo đã sai lầm khi nói bà học viết văn ở bậc Ðại học.
- Thứ ba, Quỳnh Dao bắt đầu sáng tác vào khoảng từ 16 đến 18 tuổi. Ðó là khoảng thời gian bà đang bị thất vọng về sự thiếu may mắn trên đường khoa cử. Cuốn truyện đầu tay của bà là tập truyện ngắn Hạnh Vân Thảo.
- Thứ tư, Quỳnh Dao lập gia đình năm 21 tuổi, và đến năm 25 tuổi thì ly dị. Hiện bà 34 tuổi và đang sống cùng cha mẹ và đứa con trai 11 tuổi. Cuộc hôn nhân thất bại này cũng lưu lại một ấn tượng khá quan trọng trong đời bà, và bà gọi đó là một “tấn bi kịch”.
Trong các tác phẩm của Quỳnh Dao, người ta sẽ nhận thấy những sự kiện ghi nhận trên đây được khai thác dưới hình thức này hay khác, nhưng luôn luôn trong cùng một chiều hướng rõ rệt. Hoàn cảnh cá nhân trong giai đoạn sáng tác đầu tiên và hoàn cảnh cá nhân trong giai đoạn sáng tác gần đây, rõ ràng là đã ảnh hưởng nhiều đến những bối cảnh khác nhau của tác phẩm, và nếu người ta không bắt gặp sự thay đổi của Quỳnh Dao trên phương diện bút pháp, ít ra người ta cũng có thể bắt gặp sự thay đổi đó xuất hiện qua những phương thức kết cấu tác phẩm. Sự kiện này tạo nên một phản ứng hai chiều trong mối tương quan giữa tác giả và độc giả.
3. "TÁC PHẨM CỦA QUỲNH DAO"
Như đã nói ở trên, tác phẩm của Quỳnh Dao là mồi ngon cho sự ngụy tạo của những lái buôn văn nghệ. Nếu cứ nhìn tên Quỳnh Dao trên bìa sách để làm thống kê về số lượng tác phẩm Quỳnh Dao, thì người ta sẽ kinh ngạc khi thấy số lượng này lên đến cả trăm cuốn, trong khi thật ra tổng số tác phẩm được trứ tác bởi nữ văn sỹ Quỳnh Dao (tên thật Trần Triết) thì lại mới lên đến con số mười tám, tính đến cuối năm 1972. Ngoài trường hợp tác phẩm Kiều (Chiếc Cầu Ðịnh Mệnh) đã nhắc tới, người ta còn có thể kể tên những tác phẩm Quỳnh Dao giả hiệu khác, như: Ý Nan Chí; Mộng Lý Tương Tư; Hoa Lạc Thủy Lưu Hồng; Xuân Phong Thu Vũ; Ngọc Lâu Xuân Hiểu; Giai Tiết; Vũ Hoa; v.v… Những tác phẩm này xuất hiện nhan nhản ở các tiệm sách, và một vài cuốn trong số đã được dịch ra Việt ngữ.
Sau đây, chúng tôi xin liệt kê những tác phẩm đích thực của Quỳnh Dao, căn cứ trên bảng liệt kê của tạp chí Hoàng Quan. Tưởng cũng nên nói rõ thêm: Tất cả những tác phẩm của Quỳnh Dao liệt kê dưới đây đều là bản in của nhà xuất bản Hoàng Quan, Ðài Bắc, với tiêu đề “Hoàng Quan Tạp Chí Xã”, và nằm trong tủ sách “Hoàng Quan Tùng Thư”:
1. Song Ngoại, truyện dài 1963
2. Hạnh Vân Thảo, tập truyện ngắn 1964
3. Lục Cá Mộng, tập truyện ngắn 1964
4. Thố Ty Hoa, truyện dài 1964
5. Yên Vũ Mông Mông, truyện dài 1964
6. Triều Thanh, tập truyện ngắn 1964
7. Kỷ Ðộ Tịch Dương Hồng, truyện dài 1964
8. Thuyền, truyện dài 1965
9. Nguyệt Mãn Tây Lâu, truyện dài 1966
10. Hàn Yên Thúy, truyện dài 1966
11. Tử Bối Xác, truyện dài 1966
12. Tiễn Tiễn Phong, truyện dài 1967
13. Thái Vân Phi, truyện dài 1968
14. Ðình Viện Thâm Thâm, truyện dài 1969
15. Tinh Hà, truyện dài 1969
16. Thủy Linh, tập truyện ngắn 1971
17. Bạch Hồ, tập truyện ngắn 1971
18. Hải Âu Phi Xứ, truyện dài 1972
Ghi chú: Niên biểu đề bên mỗi tác phẩm là niên biểu do nhà xuất bản Hoàng Quan ghi vào lần xuất bản đầu tiên, hoặc do tác giả ghi ở cuối sách. Chúng tôi chưa phối kiểm được để xác định niên biểu sáng tác và hiệu chính của mỗi tác phẩm. Cũng nên ghi thêm: hầu như tất cả các tác phẩm của Quỳnh Dao đều được tái bản ít nhất một lần, có cuốn 14 lần như Hạnh Vân Thảo, hay 15 lần như Thố Ty Hoa, Kỷ Ðộ Tịch Dương Hồng. Lại nữa, về thể loại, nhà xuất bản xếp Hạnh Vân Thảo, Triều Thanh, và Bạch Hồ vào loại đoản thiên, xếp Thủy Linh và Lục Cá Mộng vào loại trung thiên. Tuy nhiên, vì nhu cầu trích dẫn các dịch bản, chúng tôi xin phép gọi chung năm tác phẩm này là những “tập truyện ngắn”. Ngoài ra, về nhan đề, cuốn Thủy Linh còn mang thêm tên “Cấp Trúc Phong Ðích Cố Sự Tập” và cuốn Bạch Hồ còn mang thêm tên “Nhân Một Ðích truyền kỳ” Hầu hết những tác phẩm kể trên đều đã được dịch ra Việt Ngữ, bởi nhiều dịch giả khác nhau:
1. Truyện dài
- SONG NGOẠI: Song Ngoại, bản dịch của Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa và Hàn Thuyên xuất bản.
- YÊN VŨ MÔNG MÔNG: Giòng Sông Ly Biệt, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- THỐ TY HOA: Cánh Hoa Chùm Gửi, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- KỶ ÐỘ TỊCH DƯƠNG HỒNG: Tình Buồn, bản dịch Bành Dũng Tôn và Hồng Phong, Vàng Son xuất bản.
- NGUYỆT MÃN TÂY LÂU: Vườn Thúy, bản dịch Hoàng Diễm Khanh, Trí Ðăng xuất bản.
- THUYỀN: Trôi Theo Dòng Ðời, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- THUYỀN: Thuyền, bản dịch Phương Quế, Trí Ðăng xuất bản.
- TIỄN TIỄN PHONG: Cơn Gió Thoảng, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- TINH HÀ: Khói Lam Cuộc Tình, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- HÀN YÊN THÚY: Bên Bờ Quạnh Hiu, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- TỬ BỐI XÁC: Buổi Sáng Bóng Tối Cô Ðơn, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- ÐÌNH VIỆN THÂM THÂM: Một Sáng Mùa Hè, bản dịch Bành Dũng Tôn và Hồng Phong, Ðất Lành xuất bản.
- THÁI VÂN PHI: Mùa Thu Lá Bay, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- HẢI ÂU PHI XỨ: Hải Âu Phi Xứ, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- HẢI ÂU PHI XỨ: Ðừng Ðùa Với Ái Tình, bản dịch Ðặng Bỉnh Chương và Từ Bội Ngọc, Văn Học xuất bản.
- HẢI ÂU PHI XỨ: Ðường Về Chim Biển, bản dịch Thôi Tiêu Nhiên, Hồng Loan xuất bản.
2. Truyện ngắn
Những truyện ngắn của Quỳnh Dao không được dịch và xuất bản theo từng tập trong nguyên tác. Phần lớn là những truyện ngắn dịch lẻ loi, rời rạc, và khi xuất bản, trở thành những tuyển tập có tính cách góp nhặt. Vì thế, người ta đọc, trong một tuyển tập ấy, vài truyện ngắn rút trong Triều Thanh, vài truyện rút trong Hạnh Vân Thảo, một số rút trong Thủy Linh… Phương thức xuất bản nói trên, do đó, gây nên không ít những khó khăn cho việc đối chiếu và truy tầm nguyên tác. Chúng tôi xin liệt kê một vài tuyển tập đã xuất bản:
- Ba Ðóa Hoa, bản dịch Vi Huyền Ðắc và Hoàng Diễm Khanh, Trí Ðăng xuất bản.
- Vườn Mộng, bản dịch Hoàng Diễm Khanh, Văn Học xuất bản.
- Buổi Sáng Sương Mù, bản dịch Hoàng Diễm Khanh, Ðất Lành xuất bản.
- Một Chút Hương Tình Yêu, bản dịch Bành Dũng Tôn và Hồng Phong, Ðất Lành xuất bản.
Như đã nói ở trên, tác phẩm của Quỳnh Dao là mồi ngon cho sự ngụy tạo của những lái buôn văn nghệ. Nếu cứ nhìn tên Quỳnh Dao trên bìa sách để làm thống kê về số lượng tác phẩm Quỳnh Dao, thì người ta sẽ kinh ngạc khi thấy số lượng này lên đến cả trăm cuốn, trong khi thật ra tổng số tác phẩm được trứ tác bởi nữ văn sỹ Quỳnh Dao (tên thật Trần Triết) thì lại mới lên đến con số mười tám, tính đến cuối năm 1972. Ngoài trường hợp tác phẩm Kiều (Chiếc Cầu Ðịnh Mệnh) đã nhắc tới, người ta còn có thể kể tên những tác phẩm Quỳnh Dao giả hiệu khác, như: Ý Nan Chí; Mộng Lý Tương Tư; Hoa Lạc Thủy Lưu Hồng; Xuân Phong Thu Vũ; Ngọc Lâu Xuân Hiểu; Giai Tiết; Vũ Hoa; v.v… Những tác phẩm này xuất hiện nhan nhản ở các tiệm sách, và một vài cuốn trong số đã được dịch ra Việt ngữ.
Sau đây, chúng tôi xin liệt kê những tác phẩm đích thực của Quỳnh Dao, căn cứ trên bảng liệt kê của tạp chí Hoàng Quan. Tưởng cũng nên nói rõ thêm: Tất cả những tác phẩm của Quỳnh Dao liệt kê dưới đây đều là bản in của nhà xuất bản Hoàng Quan, Ðài Bắc, với tiêu đề “Hoàng Quan Tạp Chí Xã”, và nằm trong tủ sách “Hoàng Quan Tùng Thư”:
1. Song Ngoại, truyện dài 1963
2. Hạnh Vân Thảo, tập truyện ngắn 1964
3. Lục Cá Mộng, tập truyện ngắn 1964
4. Thố Ty Hoa, truyện dài 1964
5. Yên Vũ Mông Mông, truyện dài 1964
6. Triều Thanh, tập truyện ngắn 1964
7. Kỷ Ðộ Tịch Dương Hồng, truyện dài 1964
8. Thuyền, truyện dài 1965
9. Nguyệt Mãn Tây Lâu, truyện dài 1966
10. Hàn Yên Thúy, truyện dài 1966
11. Tử Bối Xác, truyện dài 1966
12. Tiễn Tiễn Phong, truyện dài 1967
13. Thái Vân Phi, truyện dài 1968
14. Ðình Viện Thâm Thâm, truyện dài 1969
15. Tinh Hà, truyện dài 1969
16. Thủy Linh, tập truyện ngắn 1971
17. Bạch Hồ, tập truyện ngắn 1971
18. Hải Âu Phi Xứ, truyện dài 1972
Ghi chú: Niên biểu đề bên mỗi tác phẩm là niên biểu do nhà xuất bản Hoàng Quan ghi vào lần xuất bản đầu tiên, hoặc do tác giả ghi ở cuối sách. Chúng tôi chưa phối kiểm được để xác định niên biểu sáng tác và hiệu chính của mỗi tác phẩm. Cũng nên ghi thêm: hầu như tất cả các tác phẩm của Quỳnh Dao đều được tái bản ít nhất một lần, có cuốn 14 lần như Hạnh Vân Thảo, hay 15 lần như Thố Ty Hoa, Kỷ Ðộ Tịch Dương Hồng. Lại nữa, về thể loại, nhà xuất bản xếp Hạnh Vân Thảo, Triều Thanh, và Bạch Hồ vào loại đoản thiên, xếp Thủy Linh và Lục Cá Mộng vào loại trung thiên. Tuy nhiên, vì nhu cầu trích dẫn các dịch bản, chúng tôi xin phép gọi chung năm tác phẩm này là những “tập truyện ngắn”. Ngoài ra, về nhan đề, cuốn Thủy Linh còn mang thêm tên “Cấp Trúc Phong Ðích Cố Sự Tập” và cuốn Bạch Hồ còn mang thêm tên “Nhân Một Ðích truyền kỳ” Hầu hết những tác phẩm kể trên đều đã được dịch ra Việt Ngữ, bởi nhiều dịch giả khác nhau:
1. Truyện dài
- SONG NGOẠI: Song Ngoại, bản dịch của Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa và Hàn Thuyên xuất bản.
- YÊN VŨ MÔNG MÔNG: Giòng Sông Ly Biệt, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- THỐ TY HOA: Cánh Hoa Chùm Gửi, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- KỶ ÐỘ TỊCH DƯƠNG HỒNG: Tình Buồn, bản dịch Bành Dũng Tôn và Hồng Phong, Vàng Son xuất bản.
- NGUYỆT MÃN TÂY LÂU: Vườn Thúy, bản dịch Hoàng Diễm Khanh, Trí Ðăng xuất bản.
- THUYỀN: Trôi Theo Dòng Ðời, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- THUYỀN: Thuyền, bản dịch Phương Quế, Trí Ðăng xuất bản.
- TIỄN TIỄN PHONG: Cơn Gió Thoảng, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- TINH HÀ: Khói Lam Cuộc Tình, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- HÀN YÊN THÚY: Bên Bờ Quạnh Hiu, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- TỬ BỐI XÁC: Buổi Sáng Bóng Tối Cô Ðơn, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- ÐÌNH VIỆN THÂM THÂM: Một Sáng Mùa Hè, bản dịch Bành Dũng Tôn và Hồng Phong, Ðất Lành xuất bản.
- THÁI VÂN PHI: Mùa Thu Lá Bay, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- HẢI ÂU PHI XỨ: Hải Âu Phi Xứ, bản dịch Liêu Quốc Nhĩ, Khai Hóa xuất bản.
- HẢI ÂU PHI XỨ: Ðừng Ðùa Với Ái Tình, bản dịch Ðặng Bỉnh Chương và Từ Bội Ngọc, Văn Học xuất bản.
- HẢI ÂU PHI XỨ: Ðường Về Chim Biển, bản dịch Thôi Tiêu Nhiên, Hồng Loan xuất bản.
2. Truyện ngắn
Những truyện ngắn của Quỳnh Dao không được dịch và xuất bản theo từng tập trong nguyên tác. Phần lớn là những truyện ngắn dịch lẻ loi, rời rạc, và khi xuất bản, trở thành những tuyển tập có tính cách góp nhặt. Vì thế, người ta đọc, trong một tuyển tập ấy, vài truyện ngắn rút trong Triều Thanh, vài truyện rút trong Hạnh Vân Thảo, một số rút trong Thủy Linh… Phương thức xuất bản nói trên, do đó, gây nên không ít những khó khăn cho việc đối chiếu và truy tầm nguyên tác. Chúng tôi xin liệt kê một vài tuyển tập đã xuất bản:
- Ba Ðóa Hoa, bản dịch Vi Huyền Ðắc và Hoàng Diễm Khanh, Trí Ðăng xuất bản.
- Vườn Mộng, bản dịch Hoàng Diễm Khanh, Văn Học xuất bản.
- Buổi Sáng Sương Mù, bản dịch Hoàng Diễm Khanh, Ðất Lành xuất bản.
- Một Chút Hương Tình Yêu, bản dịch Bành Dũng Tôn và Hồng Phong, Ðất Lành xuất bản.
No comments:
Post a Comment