Nhân sĩ trí thức Việt Nam nói về người Việt xấu xí:
Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn ở Hà Nội cho biết ông đang góp nhặt, tổng hợp, và sẽ cho ra một tác phẩm nói về những thói hư tật xấu của người Việt Nam.
Mấy năm gần đây, ông Vương Trí Nhàn đã sưu tầm nhiều bài viết, nhận định do các tác giả Việt Nam nói về những điều chưa hay trong tính cách người Việt. Nhiều bài đã được ông cho đăng trên báo chí trong nước, nhưng ông ấp ủ ý định tập hợp chúng thành một cuốn sách đầy đặn. Một tác phẩm tương tự, Người Trung Quốc Xấu xí của Bá Dương, đã trở nên khá thịnh hành trong giới người đọc ở Việt Nam tuy không được in chính thức.
Nói chuyện với đài BBC, ông Vương Trí Nhàn cho rằng người Việt Nam đang cần có sự tự nhìn nhận chính mình, mà một bước đầu tiên là đọc lại những gì người xưa đã viết.
“Những trí thức đầu thế kỷ 20 tiếp nhận được yếu tố phê phán của phương Tây để nhìn lại dân tộc. Công trình của tôi muốn tập hợp lại những nhận định như thế,” ông Nhàn nói.
Việc phê bình những cái không hay trong tâm tính dân tộc dễ gây tranh cãi, nhưng nhà phê bình Vương Trí Nhàn nói người Việt có nhiều tật xấu và cần có cuộc thảo luận rộng rãi trong xã hội.
“Trước kia chúng ta tưởng là mình rất tốt, rất hay, nhưng hóa ra chúng ta có nhiều cái dở. Người Việt có nhiều tật xấu phổ biến như giả dối, tham lam, vụ lợi, không cộng tác được với nhau…”
Ông Nhàn cho rằng tật lớn nhất của người Việt là sợ nói ra cái xấu của mình.
“Họ cứ nghĩ ai nói ra cái xấu của mình thì là kẻ thù, và gạt đi cho bằng được. Mà như thế là tự chặt đi con đường nhận diện bản thân, thế giới, lúc nào cũng dương dương tự đắc,” ông Nhàn nhận xét.
Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước
Học không biết cách (Nguyễn Văn Vĩnh, Đông Dương tạp chí, năm 1913)
Về đạo cương thường cứ nói rằng thâm nhiễm(1) của Tàu nhiều lắm rồi, nhưng tôi xét ra chưa có điều gì gọi là thâm nhiễm cả. Trong hết cả số người theo Nho học thì họa là có mấy ông vào bực giỏi, hiểu biết được đạo Khổng Mạnh. Còn những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao… Vua Gia Long bỏ luật Hồng Đức(3) đi, mà làm ra cả một pho luật mới chép tuốt cả của Tàu, cả từ điều nước mình có, cho đến những điều mình không có, cũng bắt chước. Thành ra luật pháp cũng hồ đồ. Cương thường đạo lý toàn là giả dối hết cả, không có điều gì là có kinh có điển.
(1) thâm nhiễm: ảnh hưởng sâu sắc.
(2) kháp: tức khớp, ghép lại cho khít, cho phù hợp
(3) bộ luật cổ của nước ta có từ thời Lê, tham khảo nhiều từ bộ luật đời Đường.
Về đạo cương thường cứ nói rằng thâm nhiễm(1) của Tàu nhiều lắm rồi, nhưng tôi xét ra chưa có điều gì gọi là thâm nhiễm cả. Trong hết cả số người theo Nho học thì họa là có mấy ông vào bực giỏi, hiểu biết được đạo Khổng Mạnh. Còn những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao… Vua Gia Long bỏ luật Hồng Đức(3) đi, mà làm ra cả một pho luật mới chép tuốt cả của Tàu, cả từ điều nước mình có, cho đến những điều mình không có, cũng bắt chước. Thành ra luật pháp cũng hồ đồ. Cương thường đạo lý toàn là giả dối hết cả, không có điều gì là có kinh có điển.
(1) thâm nhiễm: ảnh hưởng sâu sắc.
(2) kháp: tức khớp, ghép lại cho khít, cho phù hợp
(3) bộ luật cổ của nước ta có từ thời Lê, tham khảo nhiều từ bộ luật đời Đường.
Chỉ học theo lối mòn (Trần Trọng Kim, Nho giáo, năm 1930)
Về đường học thuật và tư tưởng thì xưa nay ta chỉ có mấy lối học của Tàu truyền sang: trong đời nhà Lý và nhà Trần thì sự học của ta theo lối huấn hỗ(1) của Hán nho và Đường nho, rồi từ đời Lê về sau thì theo cái lối học của Tống nho. Ta chỉ quanh quẩn ở trong phạm vi của lối học ấy chứ không thoát ly được mà sáng lập ra cái học thuyết nào khác. Phần nhiều người trong nước lại có cái tư tưởng rằng những điều thánh hiền nói ở trong các kinh truyện đã đủ hết cả rồi, không ai biết được hơn nữa, cho nên kẻ học giả chỉ chăm chăm theo cho đúng những điều ấy mà tiễn lý(2) thực hành, chứ không ai để ý mà tìm cho đến cái chân lý nó thường lưu hành biến hóa. Cũng có người đạt tới chỗ uyên thâm của Nho giáo, song những người ấy lại cho rằng cái học sâu xa là tự mình phải lý hội(3) lấy chứ không thể lấy văn từ ra mà tuyên bố được. Bởi vậy các tiên nho ở ta chỉ làm văn thơ để tả cái tính tình của mình mà thôi, không hay làm sách vở để phát minh tư tưởng. Kết quả thành ra cái học Nho giáo thì rộng khắp cả nước mà cái học thuyết thì không thấy có gì là phát minh vậy.
(1) lối học bám vào từng chữ để giải thích
(2) tiễn ở đây là noi theo; tiễn lý là theo cái lý vốn có
(3) hiểu
Giỏi bắt chước, thiếu sáng tạo (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)
Về đường học thuật và tư tưởng thì xưa nay ta chỉ có mấy lối học của Tàu truyền sang: trong đời nhà Lý và nhà Trần thì sự học của ta theo lối huấn hỗ(1) của Hán nho và Đường nho, rồi từ đời Lê về sau thì theo cái lối học của Tống nho. Ta chỉ quanh quẩn ở trong phạm vi của lối học ấy chứ không thoát ly được mà sáng lập ra cái học thuyết nào khác. Phần nhiều người trong nước lại có cái tư tưởng rằng những điều thánh hiền nói ở trong các kinh truyện đã đủ hết cả rồi, không ai biết được hơn nữa, cho nên kẻ học giả chỉ chăm chăm theo cho đúng những điều ấy mà tiễn lý(2) thực hành, chứ không ai để ý mà tìm cho đến cái chân lý nó thường lưu hành biến hóa. Cũng có người đạt tới chỗ uyên thâm của Nho giáo, song những người ấy lại cho rằng cái học sâu xa là tự mình phải lý hội(3) lấy chứ không thể lấy văn từ ra mà tuyên bố được. Bởi vậy các tiên nho ở ta chỉ làm văn thơ để tả cái tính tình của mình mà thôi, không hay làm sách vở để phát minh tư tưởng. Kết quả thành ra cái học Nho giáo thì rộng khắp cả nước mà cái học thuyết thì không thấy có gì là phát minh vậy.
(1) lối học bám vào từng chữ để giải thích
(2) tiễn ở đây là noi theo; tiễn lý là theo cái lý vốn có
(3) hiểu
Giỏi bắt chước, thiếu sáng tạo (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)
Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải là người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỏi bắt chước những kiểu mẫu sẵn. Có muốn hơn người thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo, chỉ cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công…
Bởi thế mà nghệ thuật Việt Nam tuy có tính chất lưu động(1) và phiền phức(2), nhưng thiếu hẳn hoạt khí(3), cách biến hóa chỉ ở trong phạm vi hình thức…
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa) Thói hư tật xấu của người Việt:nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường
Những mâu thuẫn nội tại (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
Nói chung người Việt có chất nghệ sĩ nhiều hơn chất khoa học. Nhạy cảm hơn là có lý tính. Yêu thích văn học và trang trí. Đa số chỉ mơ ước nghề làm quan là con đường đã vạch sẵn, không đòi hỏi nhiều cố gắng độc đáo, mà lại đem đến nhiều vinh hiển.
Chẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy, và những người lao động sẵn sàng làm những trong việc nặng nhọc trong khi chỉ nhận được số tiền công rẻ mạt đến như vậy.
Chúng ta cong đã nói về tính phóng túng bông lông và mơ mộng của người Việt. Thế mà chúng ta lại cũng dễ dàng khám phá ở người dân nơi đây một đầu óc thực tế lạ lùng, nó quyết định chiều hướng tâm hồn người nông dân và trở nên một vũ khí lợi hại trong tay những người thợ mỹ nghệ. Nếu tính hay thay đổi là đặc tính của người Việt thì ta cũng phải ngạc nhiên mà nhận xét rằng trong bọn họ có một số kẻ là những tay dai dẳng và bám riết người ta khi xin xỏ, là những kẻ sính kiện tụng không ai địch nổi, là những học sinh sinh viên quyết chí săn đuổi bằng được bằng cấp.
Phá hoại rồi bịa ra những thứ không đâu để thờ (Vũ Ngọc Phan, Chuyện Hà Nội, năm 1944)
Ký vãng là ký vãng. Ngậm ngùi hay nhớ tiếc cũng đều là vô ích, nhưng đọc lại lịch sử Việt Nam, người ta không khỏi lấy làm lạ về cái tài phá hoại của người Việt Nam ta, một dân tộc vốn có tính thích duy trì cả những cái không đáng coi là quốc hồn, quốc tuý.
Khiêm nhường giả, kiêu căng thật (Phan Khôi, Báo phổ thông, năm 1930)
Có sao nói vậy mới là ngay thật. Vẫn biết tự khiêm là một nết tốt, song làm người có sự tự tin thì mới ra người. Cái chỗ mình đã tự tin rồi mà nói ra không dám tỏ ý quả quyết, thì lại thành ra giả dụ, mất sự ngay thật đi.
(…) Người nước mình đã giả dối có tiếng, mà trong đám học thức, cũng lại giả dối quá người thường. Thật bụng thì kiêu căng tự phụ, coi người ta nửa con mắt, mà nói làm ra bộ khiêm nhường, theo lời tục nói, ở nhà như con tép. Cái sự tự khiêm giả dối ấy mỗi ngày một thêm lêm, làm cho sự tự tin mất đi, dần dần chẳng có ai dám chịu trách nhiệm trung việc gì hết, mà ai ai cũng thành ra hiền nhân quân tử hết, vì chỗ tự khiêm đó. Đó là cái bệnh di truyền mà Tống nho đã để lại.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa) Thói hư tật xấu của người Việt:Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm
Ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ (Phan Khôi, Luận về khí tiết, báo Hữu Thanh, năm 1923)
Sĩ phong(1) nước ta, suy đồi đi là tự đời Lê Trung Hưng về sau. Lúc bấy giờ các Vua nhà Lê vẫn cầm quyền mà họ Trịnh dám dấy lên cướp quyền, quan lại và sĩ dân trong nước đều theo họ Trịnh. Hóa nên cái tâm lý sĩ phu thời ấy có hai đàng: thờ Vua Lê để tránh tiếng phản quân, thờ họ Trịnh để kiếm đường thực lợi. Ban đầu chắc cũng có người áy náy trong lòng, về sau tập thành quen, không còn biết thế nào là sỉ nhục.
Một người như thế thì trăm nghìn người hùa theo, người trên như thế thì người dưới bắt chước theo, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào vòng danh lợi. Từ đó về sau, người mình trở nên mềm như con bún, không biết vua là gì, không biết nước là gì, hễ ai mạnh thì theo. Lòng tự trọng của người mình như ngọn lửa đã tắt, không còn bừng lên, như hạt giống bị ẩm, không còn nứt lên được. Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới(2) lên, làm cho nhân dân ngày một đê hèn ngày một yếu ớt. Lòng tham lợi mạnh hơn lòng tư kỷ(3) thì luồn cúi lạy lục mấy cũng chẳng từ, ưa cái sống đục hơn cái thác trong, thì mặt dạn mày dày đâu có quản.
(1) tương tự như một thứ khí hậu trên phương diện tinh thần.
(2) theo Tự vị An Nam Latin (1772 – 1773) đợ có một nghĩa cổ “trao của tin cho ai”, ở đây đợ lên tạm hiểu là nhẫn nhục chấp nhận.
(3) tự ý thức về cá nhân mình.
Biếng nhác, vô cảm, lẩn tránh (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
Hiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi.
Xét về phương diện tinh thần, xu hướng biếng nhác này càng trầm trọng thêm bởi nền giáo dục cổ lỗ và chưa bao giờ có phương pháp. Thành ra có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết thảy. Sau khi chất đầy trí nhớ các loại kinh sách, nhà nho xưa kia chẳng còn nghĩ đến chuyện trau dồi trí tuệ nữa. Họ thường già trước tuổi. Hoặc là họ nhẫn nhục chịu đựng cốt không để ai đó ganh ghét mà kiếm chuyện lại thôi. Hoặc là họ sa vào thói chơi ngông đôi khi cũng tinh tế đấy, nhưng dễ làm cạn kiệt cái năng lực phát minh cũng như năng lực lập luận khoa học.
Có những nhà quan sát nước ngoài nhận xét người Việt hay trộm cắp và dối trá. Trong một thời gian dài, người dân nước này chỉ được nhận một nền cai trị kém cỏi, trong đó thấm sâu chính sách ngu dân. Cá nhân con người luôn luôn bị săn đuổi, họ buộc phải bao quanh mình một tấm màn bí mật. Làng xã cũng vậy, trong quan hệ với chính quyền trung ương họ cố giữ lấy một thái độ nếu không độc lập thì cũng ương bướng bất phục.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa) Thói hư tật xấu của người Việt:dân sợ quan, việc quan hỗn hào lẫn lộn
Dân quá sợ quan (Phạm Quỳnh, Phụ mẫu dân hay công bộc dân, Nam Phong, năm 1926)
Một cái thiên kiến rất trái ngược với đời nay và hiện còn phổ biến trong dân gian lắm, là cái thiên kiến coi quan là dân chi phụ mẫu, sợ quan như sợ cha mẹ, sợ thánh thần. Bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế, nên quan mới có kẻ tác ác tác hại được như thế.
Cũng bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế nên kẻ nào chưa được quan thì cậy cục cho kỳ được, kẻ nào đã được quan thì hết sức mà giữ lấy, củ quốc(1) xô đẩy nhau về một đường ấy, ngoại giả không còn có học vấn, không còn có tư tưởng, không còn có sự nghiệp, không còn có công danh gì nữa, bao nhiêu cái khôn cái khéo chỉ dùng để ăn quẩn lẫn nhau, diễn ra trong xã hội một cái bi kịch có thể gọi là “gà què ăn quẩn cối xay”.
(1) củ: chữ Hán, nguyên nghĩa là kết hợp lại. Củ quốc như ngày nay nói cả nước
Việc quan hỗn hào lẫn lộn (Hoàng Đạo, Bùn lầy nước đọng, năm 1939 )
Bởi thế mà nghệ thuật Việt Nam tuy có tính chất lưu động(1) và phiền phức(2), nhưng thiếu hẳn hoạt khí(3), cách biến hóa chỉ ở trong phạm vi hình thức…
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa) Thói hư tật xấu của người Việt:nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường
Những mâu thuẫn nội tại (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
Nói chung người Việt có chất nghệ sĩ nhiều hơn chất khoa học. Nhạy cảm hơn là có lý tính. Yêu thích văn học và trang trí. Đa số chỉ mơ ước nghề làm quan là con đường đã vạch sẵn, không đòi hỏi nhiều cố gắng độc đáo, mà lại đem đến nhiều vinh hiển.
Chẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy, và những người lao động sẵn sàng làm những trong việc nặng nhọc trong khi chỉ nhận được số tiền công rẻ mạt đến như vậy.
Chúng ta cong đã nói về tính phóng túng bông lông và mơ mộng của người Việt. Thế mà chúng ta lại cũng dễ dàng khám phá ở người dân nơi đây một đầu óc thực tế lạ lùng, nó quyết định chiều hướng tâm hồn người nông dân và trở nên một vũ khí lợi hại trong tay những người thợ mỹ nghệ. Nếu tính hay thay đổi là đặc tính của người Việt thì ta cũng phải ngạc nhiên mà nhận xét rằng trong bọn họ có một số kẻ là những tay dai dẳng và bám riết người ta khi xin xỏ, là những kẻ sính kiện tụng không ai địch nổi, là những học sinh sinh viên quyết chí săn đuổi bằng được bằng cấp.
Phá hoại rồi bịa ra những thứ không đâu để thờ (Vũ Ngọc Phan, Chuyện Hà Nội, năm 1944)
Ký vãng là ký vãng. Ngậm ngùi hay nhớ tiếc cũng đều là vô ích, nhưng đọc lại lịch sử Việt Nam, người ta không khỏi lấy làm lạ về cái tài phá hoại của người Việt Nam ta, một dân tộc vốn có tính thích duy trì cả những cái không đáng coi là quốc hồn, quốc tuý.
Khiêm nhường giả, kiêu căng thật (Phan Khôi, Báo phổ thông, năm 1930)
Có sao nói vậy mới là ngay thật. Vẫn biết tự khiêm là một nết tốt, song làm người có sự tự tin thì mới ra người. Cái chỗ mình đã tự tin rồi mà nói ra không dám tỏ ý quả quyết, thì lại thành ra giả dụ, mất sự ngay thật đi.
(…) Người nước mình đã giả dối có tiếng, mà trong đám học thức, cũng lại giả dối quá người thường. Thật bụng thì kiêu căng tự phụ, coi người ta nửa con mắt, mà nói làm ra bộ khiêm nhường, theo lời tục nói, ở nhà như con tép. Cái sự tự khiêm giả dối ấy mỗi ngày một thêm lêm, làm cho sự tự tin mất đi, dần dần chẳng có ai dám chịu trách nhiệm trung việc gì hết, mà ai ai cũng thành ra hiền nhân quân tử hết, vì chỗ tự khiêm đó. Đó là cái bệnh di truyền mà Tống nho đã để lại.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa) Thói hư tật xấu của người Việt:Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm
Ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ (Phan Khôi, Luận về khí tiết, báo Hữu Thanh, năm 1923)
Sĩ phong(1) nước ta, suy đồi đi là tự đời Lê Trung Hưng về sau. Lúc bấy giờ các Vua nhà Lê vẫn cầm quyền mà họ Trịnh dám dấy lên cướp quyền, quan lại và sĩ dân trong nước đều theo họ Trịnh. Hóa nên cái tâm lý sĩ phu thời ấy có hai đàng: thờ Vua Lê để tránh tiếng phản quân, thờ họ Trịnh để kiếm đường thực lợi. Ban đầu chắc cũng có người áy náy trong lòng, về sau tập thành quen, không còn biết thế nào là sỉ nhục.
Một người như thế thì trăm nghìn người hùa theo, người trên như thế thì người dưới bắt chước theo, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào vòng danh lợi. Từ đó về sau, người mình trở nên mềm như con bún, không biết vua là gì, không biết nước là gì, hễ ai mạnh thì theo. Lòng tự trọng của người mình như ngọn lửa đã tắt, không còn bừng lên, như hạt giống bị ẩm, không còn nứt lên được. Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới(2) lên, làm cho nhân dân ngày một đê hèn ngày một yếu ớt. Lòng tham lợi mạnh hơn lòng tư kỷ(3) thì luồn cúi lạy lục mấy cũng chẳng từ, ưa cái sống đục hơn cái thác trong, thì mặt dạn mày dày đâu có quản.
(1) tương tự như một thứ khí hậu trên phương diện tinh thần.
(2) theo Tự vị An Nam Latin (1772 – 1773) đợ có một nghĩa cổ “trao của tin cho ai”, ở đây đợ lên tạm hiểu là nhẫn nhục chấp nhận.
(3) tự ý thức về cá nhân mình.
Biếng nhác, vô cảm, lẩn tránh (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
Hiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi.
Xét về phương diện tinh thần, xu hướng biếng nhác này càng trầm trọng thêm bởi nền giáo dục cổ lỗ và chưa bao giờ có phương pháp. Thành ra có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết thảy. Sau khi chất đầy trí nhớ các loại kinh sách, nhà nho xưa kia chẳng còn nghĩ đến chuyện trau dồi trí tuệ nữa. Họ thường già trước tuổi. Hoặc là họ nhẫn nhục chịu đựng cốt không để ai đó ganh ghét mà kiếm chuyện lại thôi. Hoặc là họ sa vào thói chơi ngông đôi khi cũng tinh tế đấy, nhưng dễ làm cạn kiệt cái năng lực phát minh cũng như năng lực lập luận khoa học.
Có những nhà quan sát nước ngoài nhận xét người Việt hay trộm cắp và dối trá. Trong một thời gian dài, người dân nước này chỉ được nhận một nền cai trị kém cỏi, trong đó thấm sâu chính sách ngu dân. Cá nhân con người luôn luôn bị săn đuổi, họ buộc phải bao quanh mình một tấm màn bí mật. Làng xã cũng vậy, trong quan hệ với chính quyền trung ương họ cố giữ lấy một thái độ nếu không độc lập thì cũng ương bướng bất phục.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa) Thói hư tật xấu của người Việt:dân sợ quan, việc quan hỗn hào lẫn lộn
Dân quá sợ quan (Phạm Quỳnh, Phụ mẫu dân hay công bộc dân, Nam Phong, năm 1926)
Một cái thiên kiến rất trái ngược với đời nay và hiện còn phổ biến trong dân gian lắm, là cái thiên kiến coi quan là dân chi phụ mẫu, sợ quan như sợ cha mẹ, sợ thánh thần. Bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế, nên quan mới có kẻ tác ác tác hại được như thế.
Cũng bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế nên kẻ nào chưa được quan thì cậy cục cho kỳ được, kẻ nào đã được quan thì hết sức mà giữ lấy, củ quốc(1) xô đẩy nhau về một đường ấy, ngoại giả không còn có học vấn, không còn có tư tưởng, không còn có sự nghiệp, không còn có công danh gì nữa, bao nhiêu cái khôn cái khéo chỉ dùng để ăn quẩn lẫn nhau, diễn ra trong xã hội một cái bi kịch có thể gọi là “gà què ăn quẩn cối xay”.
(1) củ: chữ Hán, nguyên nghĩa là kết hợp lại. Củ quốc như ngày nay nói cả nước
Việc quan hỗn hào lẫn lộn (Hoàng Đạo, Bùn lầy nước đọng, năm 1939 )
Các cụ ngày xưa quá tin vào sự nhiệm màu của đạo Khổng. Họ tưởng rằng lầu thuộc Tứ thư, Ngũ kinh, học hết mấy pho sử, làm được câu thơ bài phú là có đủ đức hạnh để dạy dỗ dân, đủ tài kinh luân để đưa dân đến cõi hạnh phúc. Họ tướng rằng đã là sĩ phu, thì là một người hoàn toàn, một đấng thánh hiền, nên họ mới phó thác cho trách nhiệm quá nặng.
Những quyền hành lớn ấy, từ xưa đến nay, quan trường vẫn nắm trong tay, tuy rằng cuộc sinh hoạt của dân chúng đã đổi thay nhiều lắm. Một ông huyện chẳng hạn, không biết rằng chức phận của mình là phải làm những việc gì nữa. Ông ta là một ông quan toà lúc xử việc kiện tụng, một ông cẩm(1) lúc coi sóc việc trị an, một viên chức sở lục lộ(2) lúc thúc dân hộ đê… Đó là không kể cai trị là công việc chính của ông ta. Bấy nhiêu nhiệm vụ hỗn hào lẫn lộn là một điều khó khăn cho ông quan mà cũng là cái mầm cho sự lạm quyền. Và đối với những ông quan không theo đuổi một lý tưởng gì cao siêu, đó lại là một cái mầm cho sự ăn tiền.
(1) cảnh sát. (2) sở giao thông.
Đã thành bia miệng trong dân (Trần Huy Liệu, Một bầu tâm sự, năm 1927)
Khi chưa được làm quan thì lo lót luồn cúi để được làm quan, khi đã được làm quan thì cho rằng cái cầu phú quý đã tới nơi rồi, mất tất cả cái đức tính liêm sỉ, quên hết cả cái giá trị thanh cao. Mài dao cho sắc mà khoét xương dân, há họng cho lớn mà hút máu dân. Những câu cửa miệng “túi tham không đáy”, “đèn trời thắp bằng mỡ dân”, “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” đã là cái bằng cấp danh dự của đám quan trường kia vậy.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Những quyền hành lớn ấy, từ xưa đến nay, quan trường vẫn nắm trong tay, tuy rằng cuộc sinh hoạt của dân chúng đã đổi thay nhiều lắm. Một ông huyện chẳng hạn, không biết rằng chức phận của mình là phải làm những việc gì nữa. Ông ta là một ông quan toà lúc xử việc kiện tụng, một ông cẩm(1) lúc coi sóc việc trị an, một viên chức sở lục lộ(2) lúc thúc dân hộ đê… Đó là không kể cai trị là công việc chính của ông ta. Bấy nhiêu nhiệm vụ hỗn hào lẫn lộn là một điều khó khăn cho ông quan mà cũng là cái mầm cho sự lạm quyền. Và đối với những ông quan không theo đuổi một lý tưởng gì cao siêu, đó lại là một cái mầm cho sự ăn tiền.
(1) cảnh sát. (2) sở giao thông.
Đã thành bia miệng trong dân (Trần Huy Liệu, Một bầu tâm sự, năm 1927)
Khi chưa được làm quan thì lo lót luồn cúi để được làm quan, khi đã được làm quan thì cho rằng cái cầu phú quý đã tới nơi rồi, mất tất cả cái đức tính liêm sỉ, quên hết cả cái giá trị thanh cao. Mài dao cho sắc mà khoét xương dân, há họng cho lớn mà hút máu dân. Những câu cửa miệng “túi tham không đáy”, “đèn trời thắp bằng mỡ dân”, “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” đã là cái bằng cấp danh dự của đám quan trường kia vậy.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Thói hư tật xấu của người Việt:Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng
Nặng óc hư danh (Phạm Quỳnh,Danh dự luận, Nam phong, 1919)
Dân ta là dân rất hiếu danh, mà hiếu hư danh, tật đó dẫu người nông nổi xét xã hội mình cũng đủ biết. Từ trên xuống dưới từ thấp chí cao, từ anh khố rách trong làng cố cầu cạnh cho được chức trương tuần phó lý để được người ta khỏi gọi là bố đĩ, bố cu cho đến bậc phú thương nơi thành thị thi nhau mà mua lấy tiếng ông bá ông hàn để ra mặt thượng lưu trong xã hội, cậu cả cậu hai luồn lót hàng chục hàng trăm để được gọi là thầy thông thầy phán, hết thảy đều như có cái ma lực nó run rủi, phải cố chuốc lấy chút danh tiếng hão mới mãn nguyện.
Không có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm. Xét cái danh dự phổ thông trung xã hội, cái danh dự hàng ngày hiển hiện ra trong cuộc giao tế(2), thời phải chịu rằng người mình ít có thật.
(1) loanh quanh chầu chực nơi nào đó.
(2) quan hệ trao đổi tiếp xúc với nhau.
Nặng óc hư danh (Phạm Quỳnh,Danh dự luận, Nam phong, 1919)
Dân ta là dân rất hiếu danh, mà hiếu hư danh, tật đó dẫu người nông nổi xét xã hội mình cũng đủ biết. Từ trên xuống dưới từ thấp chí cao, từ anh khố rách trong làng cố cầu cạnh cho được chức trương tuần phó lý để được người ta khỏi gọi là bố đĩ, bố cu cho đến bậc phú thương nơi thành thị thi nhau mà mua lấy tiếng ông bá ông hàn để ra mặt thượng lưu trong xã hội, cậu cả cậu hai luồn lót hàng chục hàng trăm để được gọi là thầy thông thầy phán, hết thảy đều như có cái ma lực nó run rủi, phải cố chuốc lấy chút danh tiếng hão mới mãn nguyện.
Không có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm. Xét cái danh dự phổ thông trung xã hội, cái danh dự hàng ngày hiển hiện ra trong cuộc giao tế(2), thời phải chịu rằng người mình ít có thật.
(1) loanh quanh chầu chực nơi nào đó.
(2) quan hệ trao đổi tiếp xúc với nhau.
Sống không lý tưởng (Hoa Bằng, Hư sinh, Tri Tân, 1943)
Có chí mà không làm nổi, đó là vì tài lực không đủ thật không đáng trách. Nhưng trong chúng ta, đáng trách là hạng người sau: sống ở đời, không có mục đích gì cao hết. Họ không có một cuộc đời lý tưởng. Họ không coi một thứ gì là đáng ham chuộng, ngoài sự làm tôi đồng tiền mặc dầu phải quăng bỏ liêm sỉ bán rẻ nhân cách.
Ngoài ra, lại còn một hạng cho ai cũng là người võ vị , việc gì cũng là việc không đáng làm, ngất ngưởng qua ngày, hững hờ đoạn tháng, để đồng tiền huyết hãn(1) của cha, mẹ, vợ, con vào vòng trời hoa đất rượu, phung phí tuổi giàu sức khoẻ vào những cuộc đỏ đen suốt sáng, mây khói thâu canh. Họ chỉ cốt sống để tìm những thỏa mãn về vật dục(2)…
(1) huyết: máu, hãn: mồ hôi, ngày nay hay nói mồ hôi nước mắt.
(2) mọi ham muốn vật chất.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Có chí mà không làm nổi, đó là vì tài lực không đủ thật không đáng trách. Nhưng trong chúng ta, đáng trách là hạng người sau: sống ở đời, không có mục đích gì cao hết. Họ không có một cuộc đời lý tưởng. Họ không coi một thứ gì là đáng ham chuộng, ngoài sự làm tôi đồng tiền mặc dầu phải quăng bỏ liêm sỉ bán rẻ nhân cách.
Ngoài ra, lại còn một hạng cho ai cũng là người võ vị , việc gì cũng là việc không đáng làm, ngất ngưởng qua ngày, hững hờ đoạn tháng, để đồng tiền huyết hãn(1) của cha, mẹ, vợ, con vào vòng trời hoa đất rượu, phung phí tuổi giàu sức khoẻ vào những cuộc đỏ đen suốt sáng, mây khói thâu canh. Họ chỉ cốt sống để tìm những thỏa mãn về vật dục(2)…
(1) huyết: máu, hãn: mồ hôi, ngày nay hay nói mồ hôi nước mắt.
(2) mọi ham muốn vật chất.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Thói hư tật xấu của người Việt:Tự giam hãm, kéo bè cánh, kiếm chác
Tự giam hãm mình trong lũy tre làng (Trần Huy Liệu, Một bầu tâm sự, năm 1927)
Tục nước mình thường hay thiên trọng ở chốn hương thôn, quanh năm suốt tháng lẩn quẩn ở trong làng, chiếm được một chỗ ngồi nơi hương đảng đã lấy làm vinh dự, tranh nhau làm ông phó, tranh nhau làm ông xã, tranh nhau ăn trên, tranh nhau ngồi cao, chửi mắng nhau, đánh đập nhau, kiện tụng nhau. Cái câu “Hương đảng tiểu triều đình”(1) cùng “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” luôn luôn ở cửa miệng. Có nhiều người hết cơ, hết nghiệp vì một việc tức khí nơi hương thôn. Có nhiều người khánh kiệt gia tài vì một bữa hương ẩm(2). Ngoài cái làng ra, không còn biết đến nước nhà là gì, thế giới là gì. Vì vậy mà tư tưởng cục cằn kiến văn chật hẹp. Mấy dãy tre nơi đầu làng đã là cái khám nhốt người ta rồi. Không những không có người nào ra ngoại quốc học tập làm ăn, mà ngay đến trong nước, mỗi tỉnh mỗi xứ cũng coi như một thế giới riêng.
(1) làng xóm là một triều đình thu nhỏ
(2) cuộc ăn uống mời gần như cả làng
Kéo bè kéo cánh nắm giữ quyền lực (Phan Kế Bính,Việt Nam phong tục, năm 1915)
Xét cách bầu cử tổng lý của ta khi xưa thật lắm phiền nhiễu mà phần nhiều dùng cách tư tình(1), những người làm việc chẳng qua lại.là con cháu họ hàng với những chức sắc kỳ mục. Trừ ra những làng khó khăn không ai muốn làm không kể, còn về các làng tốt bổng(2), con cái nhà có thế lực tranh nhau mà ra, có mấy khi lọt vào tay người khác được. Vì thế lý dịch hay có bè đảng, mà nhất là hay a dua với hàng kỳ mục(3) để dễ cho sự thầm vụng của mình.
(1) tức sử dụng những mối quan hệ cá nhân
(2) có nhiều quyền lợi
(3) kỳ mục là những người có thế lực nói chung, còn lý dịch là những người đương làm việc, đương nắm quyền.
Đám đông chỉ chờ kiếm chác (Vũ Văn Hiền, Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc Kỳ, Thanh Nghị, năm 1944)
Việc làng thường định vào những ngày tuần tiết, là những ngày ở đình có tế lễ và ăn uống. Khi nào có việc gì khêu gợi sự cạnh tranh và đụng chạm đến những quyền lợi có sẵn thì số người ra họp rất đông. Còn khi nào chỉ họp để dự định công việc mới mê nhưng chưa ai thấy lợi trực tiếp cho mình thì buổi họp rất vắng. Nhiều người chỉ ra tế lễ ăn uống rồi về mà cũng chẳng có lề luật nào định phải có bao nhiêu người dự bàn mới là đủ.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Tự giam hãm mình trong lũy tre làng (Trần Huy Liệu, Một bầu tâm sự, năm 1927)
Tục nước mình thường hay thiên trọng ở chốn hương thôn, quanh năm suốt tháng lẩn quẩn ở trong làng, chiếm được một chỗ ngồi nơi hương đảng đã lấy làm vinh dự, tranh nhau làm ông phó, tranh nhau làm ông xã, tranh nhau ăn trên, tranh nhau ngồi cao, chửi mắng nhau, đánh đập nhau, kiện tụng nhau. Cái câu “Hương đảng tiểu triều đình”(1) cùng “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” luôn luôn ở cửa miệng. Có nhiều người hết cơ, hết nghiệp vì một việc tức khí nơi hương thôn. Có nhiều người khánh kiệt gia tài vì một bữa hương ẩm(2). Ngoài cái làng ra, không còn biết đến nước nhà là gì, thế giới là gì. Vì vậy mà tư tưởng cục cằn kiến văn chật hẹp. Mấy dãy tre nơi đầu làng đã là cái khám nhốt người ta rồi. Không những không có người nào ra ngoại quốc học tập làm ăn, mà ngay đến trong nước, mỗi tỉnh mỗi xứ cũng coi như một thế giới riêng.
(1) làng xóm là một triều đình thu nhỏ
(2) cuộc ăn uống mời gần như cả làng
Kéo bè kéo cánh nắm giữ quyền lực (Phan Kế Bính,Việt Nam phong tục, năm 1915)
Xét cách bầu cử tổng lý của ta khi xưa thật lắm phiền nhiễu mà phần nhiều dùng cách tư tình(1), những người làm việc chẳng qua lại.là con cháu họ hàng với những chức sắc kỳ mục. Trừ ra những làng khó khăn không ai muốn làm không kể, còn về các làng tốt bổng(2), con cái nhà có thế lực tranh nhau mà ra, có mấy khi lọt vào tay người khác được. Vì thế lý dịch hay có bè đảng, mà nhất là hay a dua với hàng kỳ mục(3) để dễ cho sự thầm vụng của mình.
(1) tức sử dụng những mối quan hệ cá nhân
(2) có nhiều quyền lợi
(3) kỳ mục là những người có thế lực nói chung, còn lý dịch là những người đương làm việc, đương nắm quyền.
Đám đông chỉ chờ kiếm chác (Vũ Văn Hiền, Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc Kỳ, Thanh Nghị, năm 1944)
Việc làng thường định vào những ngày tuần tiết, là những ngày ở đình có tế lễ và ăn uống. Khi nào có việc gì khêu gợi sự cạnh tranh và đụng chạm đến những quyền lợi có sẵn thì số người ra họp rất đông. Còn khi nào chỉ họp để dự định công việc mới mê nhưng chưa ai thấy lợi trực tiếp cho mình thì buổi họp rất vắng. Nhiều người chỉ ra tế lễ ăn uống rồi về mà cũng chẳng có lề luật nào định phải có bao nhiêu người dự bàn mới là đủ.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Thói hư tật xấu của người Việt:Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh
Chỉ biết theo đuổi những giá trị tầm thường (Dương Bá Trạc, Tiếng gọi đàn, năm 1925)
Danh dự là có tài có đức có công nghiệp(1) có khí tiết thật, còn kẻ chạy theo hư vinh chỉ lo đâm đầu đâm đuôi chạy xuôi chạy ngược để cầu cạnh chen chúc, làm sao cho có được cái mã ngoài ấy thì tất là lộn sòng về cái chân giá trị. Nào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền. Rồi xu phụ khéo luồn lọt bợm để cẩu vinh, ấy là người giỏi, giết người tợn tâng công khỏe để cầu vinh, ấy là người tài, lắm quan thày tốt, thần thế lo gì cũng xong xin gì cũng được, ấy là anh hùng, nạt con em ức hiếp hàng xóm, anh làm ông nọ, em lâm ông kia, ấy là nhà có phúc, khao phẩm hàm, vọng(2) ngôi thứ, ấy là vẻ vang, cổ kim khánh, ngực mề đay ấy là danh giá. Một người như thế, trăm người đều như thế, đời trước như thế mà đời sau cũng như thế nới!
(1) cũng tức là sự nghiệp.
(2) nộp tiền hay lễ vật cho làng để có ngôi thứ.
Thiết thực nhưng lại phù phiếm (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)
Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý(1). Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo(2) và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực.
Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Não sáng tác(3) thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng , dung hoà thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo.
(1) tự nhiên cảm thấy hơn là do suy luận mà biết.
(2) những gì đã quá quen.
(3) nói theo cách nói hiện thời, tức “sức sáng tạo” nói chung.
Hay tự ái và hiếu danh (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
Người Việt rất hay tự ái. Không mấy khi họ thú thật nỗi cực nhọc từng phải chịu. Nhưng tính tự ái thường đi đôi với tính khoe khoang. Họ dễ kiêu căng. Ở nông thôn vấn đề thể diện có một tầm quan trọng xã hội hàng đầu. Người nông dân rất thích nổi bật trước mắt kẻ khác và thích nên danh nên giá. Để chiếm được một vị trí tốt giữa những người trong cùng cộng đồng, nói chung là để thỏa mãn tính hiếu danh, họ chẳng lùi bước trước một điều gì. Họ sẵn sàng nhịn hẳn thịt cá và các món ăn ngon lành trong cả năm, hay mặc những bộ quần áo vá chằng vá đụp, chỉ cốt để có tiền tổ chức những bữa khao vọng linh đình nhân được thụ phong một loại bằng sắc nào đó.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Chỉ biết theo đuổi những giá trị tầm thường (Dương Bá Trạc, Tiếng gọi đàn, năm 1925)
Danh dự là có tài có đức có công nghiệp(1) có khí tiết thật, còn kẻ chạy theo hư vinh chỉ lo đâm đầu đâm đuôi chạy xuôi chạy ngược để cầu cạnh chen chúc, làm sao cho có được cái mã ngoài ấy thì tất là lộn sòng về cái chân giá trị. Nào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền. Rồi xu phụ khéo luồn lọt bợm để cẩu vinh, ấy là người giỏi, giết người tợn tâng công khỏe để cầu vinh, ấy là người tài, lắm quan thày tốt, thần thế lo gì cũng xong xin gì cũng được, ấy là anh hùng, nạt con em ức hiếp hàng xóm, anh làm ông nọ, em lâm ông kia, ấy là nhà có phúc, khao phẩm hàm, vọng(2) ngôi thứ, ấy là vẻ vang, cổ kim khánh, ngực mề đay ấy là danh giá. Một người như thế, trăm người đều như thế, đời trước như thế mà đời sau cũng như thế nới!
(1) cũng tức là sự nghiệp.
(2) nộp tiền hay lễ vật cho làng để có ngôi thứ.
Thiết thực nhưng lại phù phiếm (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)
Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý(1). Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo(2) và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực.
Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Não sáng tác(3) thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng , dung hoà thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo.
(1) tự nhiên cảm thấy hơn là do suy luận mà biết.
(2) những gì đã quá quen.
(3) nói theo cách nói hiện thời, tức “sức sáng tạo” nói chung.
Hay tự ái và hiếu danh (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
Người Việt rất hay tự ái. Không mấy khi họ thú thật nỗi cực nhọc từng phải chịu. Nhưng tính tự ái thường đi đôi với tính khoe khoang. Họ dễ kiêu căng. Ở nông thôn vấn đề thể diện có một tầm quan trọng xã hội hàng đầu. Người nông dân rất thích nổi bật trước mắt kẻ khác và thích nên danh nên giá. Để chiếm được một vị trí tốt giữa những người trong cùng cộng đồng, nói chung là để thỏa mãn tính hiếu danh, họ chẳng lùi bước trước một điều gì. Họ sẵn sàng nhịn hẳn thịt cá và các món ăn ngon lành trong cả năm, hay mặc những bộ quần áo vá chằng vá đụp, chỉ cốt để có tiền tổ chức những bữa khao vọng linh đình nhân được thụ phong một loại bằng sắc nào đó.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Thói hư tật xấu của người Việt:Suy đồi, Nghi ngờ – Hại nhau, Cách chống tiêu cực
Sự suy đồi toàn diện (Phan Chu Trinh, Thư gửi Chính phủ Pháp, năm 1905)
Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triều đình, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc, quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vững thần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn, đám sĩ phu thì ganh nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì, bọn cùng dân bị nặn bóp mãi mà máu mủ ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa. Đến bây giờ thì thế sự hư hỏng, nhân dân lìa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bạt hoại, một khu đất bốn mươi vạn dặm vuông, một dân tộc hơn hai mươi triệu người lại sắp ở vào cái địa vị bán khai mà quay về cái địa vị dã man.
(… ) Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức… Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn, có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ(1) cho mượn trăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tướcvị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa.
(1) đây là Chính phủ thực dân Pháp
Hay nghi ngờ và làm hại nhau trong công việc (Phan Bội Châu, Việt Nam quốc sử khảo, năm 1908)
Người ChâuÂu, người Nhật Bản làm việc gì cũng hợp đoàn mà làm. Tôi thường thấy người Nhật Bản lúc bản tính công việc quan trọng họ tin cậy nhau hơn ruột thịt. Còn như nước ta thì không phải không muốn làm nên việc, nhưng cùng làm việc thì nghi ngờ nhau, không phải không muốn thành công, nhưng cùng lập công(1) thì ghét bỏ nhau. Nếu chịu nghĩ kỹ thì tại sao ta lại không biết dằn lòng mà theo nhau, không biết đem lòng thành thật mà đối đãi với nhau, lại cứ nghi ngờ ghét bỏ nhau, thật là ngu quá không thể hiểu được.
(1) ngày nay lập công có nghĩa lập được chiến công chiến tích , hồi đầu thế kỷ XX được hiểu đơn giản là làm mót công việc nào đó…
Cách chống đối tiêu cực (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)
Người Việt ít khi chịu chết vì tín ngưỡng hay vì một vĩ nhân nào đó đã chủ trương trái quyền lợi của họ. Gặp lúc phải dồn vào thế yếu, họ chống lại ngay bằng phương pháp tiêu cực: chỉ trích và châm chọc.
Luôn luôn bị áp bức về kinh tế và chính trị, cuộc sinh hoạt tinh thần thường lẩn cả vào trong tâm tưởng nên sức phản ứng của tình cảm và tư tưởng không mau lẹ. Tính ưa hư danh là một tật phổ thông của những người hằng cố gắng tìm vượt lên trên địa vị hiện tại của mình. Tật cờ bạc, do cuộc sống chật hẹp gây nên, cũng là một tật phổ thông khác.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Sự suy đồi toàn diện (Phan Chu Trinh, Thư gửi Chính phủ Pháp, năm 1905)
Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triều đình, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc, quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vững thần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn, đám sĩ phu thì ganh nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì, bọn cùng dân bị nặn bóp mãi mà máu mủ ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa. Đến bây giờ thì thế sự hư hỏng, nhân dân lìa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bạt hoại, một khu đất bốn mươi vạn dặm vuông, một dân tộc hơn hai mươi triệu người lại sắp ở vào cái địa vị bán khai mà quay về cái địa vị dã man.
(… ) Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức… Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn, có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ(1) cho mượn trăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tướcvị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa.
(1) đây là Chính phủ thực dân Pháp
Hay nghi ngờ và làm hại nhau trong công việc (Phan Bội Châu, Việt Nam quốc sử khảo, năm 1908)
Người ChâuÂu, người Nhật Bản làm việc gì cũng hợp đoàn mà làm. Tôi thường thấy người Nhật Bản lúc bản tính công việc quan trọng họ tin cậy nhau hơn ruột thịt. Còn như nước ta thì không phải không muốn làm nên việc, nhưng cùng làm việc thì nghi ngờ nhau, không phải không muốn thành công, nhưng cùng lập công(1) thì ghét bỏ nhau. Nếu chịu nghĩ kỹ thì tại sao ta lại không biết dằn lòng mà theo nhau, không biết đem lòng thành thật mà đối đãi với nhau, lại cứ nghi ngờ ghét bỏ nhau, thật là ngu quá không thể hiểu được.
(1) ngày nay lập công có nghĩa lập được chiến công chiến tích , hồi đầu thế kỷ XX được hiểu đơn giản là làm mót công việc nào đó…
Cách chống đối tiêu cực (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)
Người Việt ít khi chịu chết vì tín ngưỡng hay vì một vĩ nhân nào đó đã chủ trương trái quyền lợi của họ. Gặp lúc phải dồn vào thế yếu, họ chống lại ngay bằng phương pháp tiêu cực: chỉ trích và châm chọc.
Luôn luôn bị áp bức về kinh tế và chính trị, cuộc sinh hoạt tinh thần thường lẩn cả vào trong tâm tưởng nên sức phản ứng của tình cảm và tư tưởng không mau lẹ. Tính ưa hư danh là một tật phổ thông của những người hằng cố gắng tìm vượt lên trên địa vị hiện tại của mình. Tật cờ bạc, do cuộc sống chật hẹp gây nên, cũng là một tật phổ thông khác.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Thói hư tật xấu của người Việt:Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực
Quan cao chức lớn cũng sống như kẻ hạ lưu (Tản Đà, Đông Pháp thời báo, năm 1927)
Nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, như thế có phải là hạng người hạ lưu không, tưởng công chúng cũng đều công nhận. Lại nghĩ như những người tây học nho học, học rộng tài cao duyệt lịch giang hồ, giao du quyền quý mà quỷ quyệt giả trá, bôi nhọ ra hề, lấy văn học(1) gạt xã hội để mua cái hư danh, phụ xã hội thân người ngoài(2) để kiếm bề tư lợi , như thế có phải là hạ lưu không, tưởng công chúng cũng đều công nhận.
(1) văn học ở đây tức là học vấn nói chung.
(2) người ngoài: chỉ người Pháp cũng như người Tàu là các thế lực lúc ấy đang có nhiều ảnh hưởng.
Từ ảo tưởng tới thoái hóa (Phan Khôi, Báo Thần chung, năm 1929)
Mấy trăm năm nay, thuyết minh đức tân dân(1) làm hại cho sĩ phu nhiều lắm, nhất là trong thời đại khoa cử thịnh hành. Buổi còn đang đi học thì người nào cũng nhằm vào hai chữ tân dân đó mà ôm những hy vọng hão huyền, cứ tưởng rằng mình ngày sau sẽ làm ông nọ bà kia, sẽ kinh bang tế thế, rồi mình sẽ thượng trí quan, hạ trạch dân, làm nên công nghiệp(2) ghi vào thanh sử(3) đến đời đời, không ngờ thi không đậu hay đậu mà không làm ra trò chi, thì trở nên thất vọng, thiếu điều ngã ngửa người ra, tay chân xuôi lơ và bủn rủn. Còn người khác đắc thời, thi đậu ra làm quan thì lại ỉ rằng bấy lâu mình đã có cái công phu minh đức, nghĩa là mình đã học giỏi rồi, thì bây giờ cứ việc thôi sờ học ư sở hành, chớ có lo chi. Bởi vậy nên có những ông thượng thư bộ hộ mà làm chẳng chạy bốn phép toán, thượng thư bộ binh mà cả đời chẳng biết đến cái lưng con ngựa ra sao cái cò khẩu súng là gì. Mà rồi ông quan nào cũng như thượng đế cả, nghĩa là toàn trí, toàn năng(!).
(1) trích từ câu đầu tiên của sách Đại học, có nghĩa làm sáng đức và khiến dân luôn luôn đổi mới.
(2) cũng tức là sự nghiệp.
(3) thanh sét thời cổ ở Trung Quốc dùng thẻ tre để chép sử, nên lịch sử thường được gọi là thanh sử.
Trì trệ và bất lực (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)
Bị ý thức hệ nho giáo bảo thủ lung lạc, bị nguỵ thuyết của bọn Tống nho đưa lạc nẻo, bị chế độ thi cử chi phối, đẳng cấp nho sĩ Việt Nam không còn một chút hoạt lực(1) nào, không còn được một tính cách cấp tiến nào nữa. Bởi vậy họ đã chống tiến hoá chống cải cách. Phụ hoạ với triều định, họ đã lấy cái học bã giả(2) của Tống nho dựng một bức trường thành ngăn các trào lưu triết học khác không cho tràn tới địa hạt tri thức do họ giữ đặc quyền.
…”Thiếu độc lập về tư tưởng, hoàn toàn phục tùng cổ nhân TrungHoa về cả mặt tình cảm, quá câu nệ về hình thức thơ Tàu, đẳng cấp Nho sĩ Vệt Nam chỉ sản xuất ra được những lối thơ nghèo nàn. Nhiều tập thơ mài giũa công phu nhưng không chút sinh khí.
Qua ngay hình thức của thơ, ta cũng thấy rõ tinh thần bảo thủ của đẳng cấp Nho sĩ và sự bất lực của đẳng cấp này trong mọi công cuộc sáng tạo xã hội có tính chất cấp tiến.
(1) sức sống.
(2) thường nói bã chả, với nghĩa cái phần dư thừa sau khi lấy hết tính chất và nát ngấu nhão nhoẹt.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Quan cao chức lớn cũng sống như kẻ hạ lưu (Tản Đà, Đông Pháp thời báo, năm 1927)
Nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, như thế có phải là hạng người hạ lưu không, tưởng công chúng cũng đều công nhận. Lại nghĩ như những người tây học nho học, học rộng tài cao duyệt lịch giang hồ, giao du quyền quý mà quỷ quyệt giả trá, bôi nhọ ra hề, lấy văn học(1) gạt xã hội để mua cái hư danh, phụ xã hội thân người ngoài(2) để kiếm bề tư lợi , như thế có phải là hạ lưu không, tưởng công chúng cũng đều công nhận.
(1) văn học ở đây tức là học vấn nói chung.
(2) người ngoài: chỉ người Pháp cũng như người Tàu là các thế lực lúc ấy đang có nhiều ảnh hưởng.
Từ ảo tưởng tới thoái hóa (Phan Khôi, Báo Thần chung, năm 1929)
Mấy trăm năm nay, thuyết minh đức tân dân(1) làm hại cho sĩ phu nhiều lắm, nhất là trong thời đại khoa cử thịnh hành. Buổi còn đang đi học thì người nào cũng nhằm vào hai chữ tân dân đó mà ôm những hy vọng hão huyền, cứ tưởng rằng mình ngày sau sẽ làm ông nọ bà kia, sẽ kinh bang tế thế, rồi mình sẽ thượng trí quan, hạ trạch dân, làm nên công nghiệp(2) ghi vào thanh sử(3) đến đời đời, không ngờ thi không đậu hay đậu mà không làm ra trò chi, thì trở nên thất vọng, thiếu điều ngã ngửa người ra, tay chân xuôi lơ và bủn rủn. Còn người khác đắc thời, thi đậu ra làm quan thì lại ỉ rằng bấy lâu mình đã có cái công phu minh đức, nghĩa là mình đã học giỏi rồi, thì bây giờ cứ việc thôi sờ học ư sở hành, chớ có lo chi. Bởi vậy nên có những ông thượng thư bộ hộ mà làm chẳng chạy bốn phép toán, thượng thư bộ binh mà cả đời chẳng biết đến cái lưng con ngựa ra sao cái cò khẩu súng là gì. Mà rồi ông quan nào cũng như thượng đế cả, nghĩa là toàn trí, toàn năng(!).
(1) trích từ câu đầu tiên của sách Đại học, có nghĩa làm sáng đức và khiến dân luôn luôn đổi mới.
(2) cũng tức là sự nghiệp.
(3) thanh sét thời cổ ở Trung Quốc dùng thẻ tre để chép sử, nên lịch sử thường được gọi là thanh sử.
Trì trệ và bất lực (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)
Bị ý thức hệ nho giáo bảo thủ lung lạc, bị nguỵ thuyết của bọn Tống nho đưa lạc nẻo, bị chế độ thi cử chi phối, đẳng cấp nho sĩ Việt Nam không còn một chút hoạt lực(1) nào, không còn được một tính cách cấp tiến nào nữa. Bởi vậy họ đã chống tiến hoá chống cải cách. Phụ hoạ với triều định, họ đã lấy cái học bã giả(2) của Tống nho dựng một bức trường thành ngăn các trào lưu triết học khác không cho tràn tới địa hạt tri thức do họ giữ đặc quyền.
…”Thiếu độc lập về tư tưởng, hoàn toàn phục tùng cổ nhân TrungHoa về cả mặt tình cảm, quá câu nệ về hình thức thơ Tàu, đẳng cấp Nho sĩ Vệt Nam chỉ sản xuất ra được những lối thơ nghèo nàn. Nhiều tập thơ mài giũa công phu nhưng không chút sinh khí.
Qua ngay hình thức của thơ, ta cũng thấy rõ tinh thần bảo thủ của đẳng cấp Nho sĩ và sự bất lực của đẳng cấp này trong mọi công cuộc sáng tạo xã hội có tính chất cấp tiến.
(1) sức sống.
(2) thường nói bã chả, với nghĩa cái phần dư thừa sau khi lấy hết tính chất và nát ngấu nhão nhoẹt.
Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Thói hư tật xấu của người Việt:Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước
Dễ học cái dở hơn cái hay (Lương Dũ Thúc, Nông cổ mín đàm, 1904)
Người bổn quốc chúng ta lúc này cũng đã có nhiều người thành thị lịch lãm về sự dinh dãy (1), cách ở ăn sạch sẽ, về lệ luật phép tắc thông thạo nhiều; tôi chỉ không hiểu cho rõ làm sao mà thông thái mau hết mức về việc xa xỉ, về lý tự bạo (2), mà không thông thái về cách tính toán, về phép thương cổ (3); không có thấy bày ra hãng buôn nào cho lớn làm nghề nào cho to; vụ lợi (4) thì không làm, còn vụ hại thì thích lắm. Trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và không học nghề chi cho giới, thì kẻ nghèo khó còn thặng (5)trên số ngàn nữa.
(1) chỉ lối sống sang trọng
(2) chỉ tham vọng muốn trở nên ông kia bà nọ.
(3) buôn bán.
(4) việc sinh lợi
(5) dư ra
Xấu làm tốt dốt làm thông (Ngô Đức Kế, tạp chí Hữu Thanh, 1923)
Chúng ta thừa thụ cái cơ nghiệp của tiền nhân, sinh nở phồn thực ở đất nước này đã mấy nghìn năm đến nay lại gặp lúc ngọn triều tiến hoá tràn khắp mọi nơi, thế mà không làm sao bước tới
theo người. Mà chỉ mê mẩn tối tăm, ngu hèn dốt nát đói nghèo khốn khổ, không dám ló đầu ra với mọi người. Nhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ.
Nghĩ thấy Tổ quốc mình như thế, thôi thì không có việc mà bàn không có chuyện mà chép, mà cũng không bàn làm gì không chép làm gì.
Bắt chước vội vã thêm gây hại (Trần Trọng Kim, Nho giáo, 1930)
Tính bất chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy thì thật là hay lắm. Chỉ hiềm vì mình để cái tinh thần của mình hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta thì sự bắt chước ấy lại làm cho mình dở hơn nữa. Vì đã gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái hình hài bề ngoài mà thôi còn cái tinh thần ở trong, phi (1) lâu ngày nhiễm (2) lấy được mà hóa (3) đi, thì khó lòng mà bắt chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước chỉ là làm loạn cả tính tình tư tưởng và phong tục của mình. Có lắm người vọng tưởng (4) rằng mình cố bắt chước được người ngoài là mình làm điều có ích cho sự tiền hóa của nòi giống. Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc gây ra các thứ bệnh cho xã hội. Mà sự lầm lỗi ấy chỉ một ngày một thêm ra chứ không bớt đi được.
Vương Trí Nhàn Thể thao & Văn hóa Thói hư tật xấu của người Việt: Gánh nặng đông dân, lỗi giáo dục, kiêu ngạo hão huyền
Gánh nặng tăng theo dân số (Nguyễn Văn Huyên, Vấn đề nông dân VN ở Bắc Kỳ năm 1939)
Tính thiếu lo xa, sự đam mê vô độ cờ bạc và lòng tin ngây thơ vào sự cứu giúp của may rủi và cúng lễ, những sự kình địch giai cấp nẩy sinh từ những phân biệt giả tạo, đầu óc thích kiện cáo làm cho hai kẻ láng giềng chống lại nhau vì mót mảnh đất cỏn con hoặc vì một phần đồ cúng chia không đều, các vụ tranh chấp liên miên vì đất công, sự thụ động trước những yêu sách quá đáng của bọn cho vay… đó là những nhân tố làm trầm trọng thêm tình trạng khốn khổ của những gia đình làm ruộng.
Những hậu quả này – nảy sinh từ truyền thống – ngày xưa còn chịu đựng được nhờ mật độ người ổn định, nay trở thành một gánh nặng cứ mỗi năm một nặng thêm, do dân số tăng lên nhanh chóng.
Trăm sự đều do lỗi ở giáo dục (Phan Khôi, Trung Lập, Sài Gòn, năm 1930)
Xứ ta lâu nay việc giáo dục rất bơ thờ(1). Những trường học dạy cho biết ba cái chữ không đủ gọi là giáo dục được. Vì cái cớ không có giáo dục đứng đắn đó mà người ta không biết trọng danh dự không biết chuộng khí tiết, không biết giữ nhân cách mình cho cao, đã vậy thì cái lòng ham danh lợi nồi lên mà cai trị cả con người chúng ta, tùy nó xui giục đi đâu mình đi đó, ấy là sự mà chúng ta không thể chối được. Coi kia rất đỗi người(2) học thức tạo thành(3) mà còn không khỏi bị nhử cái mo tài lợi, phương chi là kẻ khác!
Trong xã hội hay có thói ngó mặt nhau. Một người làm việc xấu, nhiều người khác thấy mà phân bì: sức như ông ấy đó mà còn làm bậy, huống chi mình – rồi thì tập nhau mà làm quen chẳng ai lấy làm chướng tai gai mắt hết.
Nghe những người đứng lên nói vầy nói khác chế báng một ông nào đó ta tự hỏi nếu đem thay người nói vào cái địa vị ông ấy thì sao? Không dám vội tin rằng người thế cho ông ấy sẽ hơn được, vì người ấy vẫn thở chung một cái không khí với đám quần chúng này.
Chúng ta trách một người vì mấy trăm đồng bạc mà bán mình, song có ai chắc đến lượt mình không bán. Sự dễ thấy nhất là trong quần chúng An Nam luôn luôn có kẻ bán cái ý kiến của mình, bán cái quyền lợi của mình.
(1) vô ý, không cẩn thận. (2) lắm người. (3) đã tới trình độ thành thục.
Kiêu ngạo hão huyền (Nguyễn Đỗ Mục, Gõ đầu trẻ, Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Kiêu ngạo lộ ra ngoài mặt là những kẻ làm bộ làm tịch, ta đãy kẻ giờ(1) khinh người bằng nửa con mắt. Lại có thứ kiêu ngạo kín ở trong bụng, nghe điều trái tai không cãi, thấy điều chướng mắt không chê, chỉ nói mát một câu hay cười nhạt một tiếng. Có kẻ bụng dạ nhỏ nhen thì sinh ra kiêu ngạo, hơi một tí đã có tính hợm. Vậy nên đấng nghiêng tin lệch đất không kiêu ngạo bằng những kẻ đội lốt sư tử, trên rừng bạc bể không kiêu ngạo bằng những kẻ mầu mỡ riêu cua.
Có kẻ tư tưởng sai lầm thì sinh ra kiêu ngạo, ăn tàn phá hại lại tự cho là sang trọng vào nhòng, lừa dưới dối trên lại tự cho là khôn ngoan chẻ vỏ.
Kiêu ngạo lại thường là một người ngu, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vụng, vịt lội dưới ao chê sấm là nhỏ.
Kiêu ngạo không chỉ là cái cớ riêng của đám người không có giáo dục mà còn tại tập tục và trình độ cả đám đông xã hội. Còn người thì thào những canh thua canh được thì con bạc mới sĩ diện đổ hào, cong người bình phẩm những cỗ to, cỗ nhỏ thì nhà đám mới lên câu thịnh soạn, còn người ước ao những tấm lòngtróc hổ thì thầy địa lý mới lên mặt chỉnh tôn, còn người mê mẩn những tính quỷ hồn ma thì phù thủy mới rung đùi đắc pháp.
Vương Trí Nhàn Thể thao & Văn hóa
Dễ học cái dở hơn cái hay (Lương Dũ Thúc, Nông cổ mín đàm, 1904)
Người bổn quốc chúng ta lúc này cũng đã có nhiều người thành thị lịch lãm về sự dinh dãy (1), cách ở ăn sạch sẽ, về lệ luật phép tắc thông thạo nhiều; tôi chỉ không hiểu cho rõ làm sao mà thông thái mau hết mức về việc xa xỉ, về lý tự bạo (2), mà không thông thái về cách tính toán, về phép thương cổ (3); không có thấy bày ra hãng buôn nào cho lớn làm nghề nào cho to; vụ lợi (4) thì không làm, còn vụ hại thì thích lắm. Trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và không học nghề chi cho giới, thì kẻ nghèo khó còn thặng (5)trên số ngàn nữa.
(1) chỉ lối sống sang trọng
(2) chỉ tham vọng muốn trở nên ông kia bà nọ.
(3) buôn bán.
(4) việc sinh lợi
(5) dư ra
Xấu làm tốt dốt làm thông (Ngô Đức Kế, tạp chí Hữu Thanh, 1923)
Chúng ta thừa thụ cái cơ nghiệp của tiền nhân, sinh nở phồn thực ở đất nước này đã mấy nghìn năm đến nay lại gặp lúc ngọn triều tiến hoá tràn khắp mọi nơi, thế mà không làm sao bước tới
theo người. Mà chỉ mê mẩn tối tăm, ngu hèn dốt nát đói nghèo khốn khổ, không dám ló đầu ra với mọi người. Nhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ.
Nghĩ thấy Tổ quốc mình như thế, thôi thì không có việc mà bàn không có chuyện mà chép, mà cũng không bàn làm gì không chép làm gì.
Bắt chước vội vã thêm gây hại (Trần Trọng Kim, Nho giáo, 1930)
Tính bất chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy thì thật là hay lắm. Chỉ hiềm vì mình để cái tinh thần của mình hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta thì sự bắt chước ấy lại làm cho mình dở hơn nữa. Vì đã gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái hình hài bề ngoài mà thôi còn cái tinh thần ở trong, phi (1) lâu ngày nhiễm (2) lấy được mà hóa (3) đi, thì khó lòng mà bắt chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước chỉ là làm loạn cả tính tình tư tưởng và phong tục của mình. Có lắm người vọng tưởng (4) rằng mình cố bắt chước được người ngoài là mình làm điều có ích cho sự tiền hóa của nòi giống. Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc gây ra các thứ bệnh cho xã hội. Mà sự lầm lỗi ấy chỉ một ngày một thêm ra chứ không bớt đi được.
Vương Trí Nhàn Thể thao & Văn hóa Thói hư tật xấu của người Việt: Gánh nặng đông dân, lỗi giáo dục, kiêu ngạo hão huyền
Gánh nặng tăng theo dân số (Nguyễn Văn Huyên, Vấn đề nông dân VN ở Bắc Kỳ năm 1939)
Tính thiếu lo xa, sự đam mê vô độ cờ bạc và lòng tin ngây thơ vào sự cứu giúp của may rủi và cúng lễ, những sự kình địch giai cấp nẩy sinh từ những phân biệt giả tạo, đầu óc thích kiện cáo làm cho hai kẻ láng giềng chống lại nhau vì mót mảnh đất cỏn con hoặc vì một phần đồ cúng chia không đều, các vụ tranh chấp liên miên vì đất công, sự thụ động trước những yêu sách quá đáng của bọn cho vay… đó là những nhân tố làm trầm trọng thêm tình trạng khốn khổ của những gia đình làm ruộng.
Những hậu quả này – nảy sinh từ truyền thống – ngày xưa còn chịu đựng được nhờ mật độ người ổn định, nay trở thành một gánh nặng cứ mỗi năm một nặng thêm, do dân số tăng lên nhanh chóng.
Trăm sự đều do lỗi ở giáo dục (Phan Khôi, Trung Lập, Sài Gòn, năm 1930)
Xứ ta lâu nay việc giáo dục rất bơ thờ(1). Những trường học dạy cho biết ba cái chữ không đủ gọi là giáo dục được. Vì cái cớ không có giáo dục đứng đắn đó mà người ta không biết trọng danh dự không biết chuộng khí tiết, không biết giữ nhân cách mình cho cao, đã vậy thì cái lòng ham danh lợi nồi lên mà cai trị cả con người chúng ta, tùy nó xui giục đi đâu mình đi đó, ấy là sự mà chúng ta không thể chối được. Coi kia rất đỗi người(2) học thức tạo thành(3) mà còn không khỏi bị nhử cái mo tài lợi, phương chi là kẻ khác!
Trong xã hội hay có thói ngó mặt nhau. Một người làm việc xấu, nhiều người khác thấy mà phân bì: sức như ông ấy đó mà còn làm bậy, huống chi mình – rồi thì tập nhau mà làm quen chẳng ai lấy làm chướng tai gai mắt hết.
Nghe những người đứng lên nói vầy nói khác chế báng một ông nào đó ta tự hỏi nếu đem thay người nói vào cái địa vị ông ấy thì sao? Không dám vội tin rằng người thế cho ông ấy sẽ hơn được, vì người ấy vẫn thở chung một cái không khí với đám quần chúng này.
Chúng ta trách một người vì mấy trăm đồng bạc mà bán mình, song có ai chắc đến lượt mình không bán. Sự dễ thấy nhất là trong quần chúng An Nam luôn luôn có kẻ bán cái ý kiến của mình, bán cái quyền lợi của mình.
(1) vô ý, không cẩn thận. (2) lắm người. (3) đã tới trình độ thành thục.
Kiêu ngạo hão huyền (Nguyễn Đỗ Mục, Gõ đầu trẻ, Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Kiêu ngạo lộ ra ngoài mặt là những kẻ làm bộ làm tịch, ta đãy kẻ giờ(1) khinh người bằng nửa con mắt. Lại có thứ kiêu ngạo kín ở trong bụng, nghe điều trái tai không cãi, thấy điều chướng mắt không chê, chỉ nói mát một câu hay cười nhạt một tiếng. Có kẻ bụng dạ nhỏ nhen thì sinh ra kiêu ngạo, hơi một tí đã có tính hợm. Vậy nên đấng nghiêng tin lệch đất không kiêu ngạo bằng những kẻ đội lốt sư tử, trên rừng bạc bể không kiêu ngạo bằng những kẻ mầu mỡ riêu cua.
Có kẻ tư tưởng sai lầm thì sinh ra kiêu ngạo, ăn tàn phá hại lại tự cho là sang trọng vào nhòng, lừa dưới dối trên lại tự cho là khôn ngoan chẻ vỏ.
Kiêu ngạo lại thường là một người ngu, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vụng, vịt lội dưới ao chê sấm là nhỏ.
Kiêu ngạo không chỉ là cái cớ riêng của đám người không có giáo dục mà còn tại tập tục và trình độ cả đám đông xã hội. Còn người thì thào những canh thua canh được thì con bạc mới sĩ diện đổ hào, cong người bình phẩm những cỗ to, cỗ nhỏ thì nhà đám mới lên câu thịnh soạn, còn người ước ao những tấm lòngtróc hổ thì thầy địa lý mới lên mặt chỉnh tôn, còn người mê mẩn những tính quỷ hồn ma thì phù thủy mới rung đùi đắc pháp.
Vương Trí Nhàn Thể thao & Văn hóa
Thói hư tật xấu của người Việt: Tốt lẫn xấu, nặng về gia tộc, học đòi quên chuyện lớn, buôn không thành nghề
Cái tốt lẫn với cái xấu (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, năm 1925)
Về đàng trí tuệ và tính tình, người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức.
Cái tốt lẫn với cái xấu (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, năm 1925)
Về đàng trí tuệ và tính tình, người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức.
Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi qủy quyệt và hay bài bác nhạo chế. Thường nhút nhát hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.
Tâm địa nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trang hoàng bề ngoài, hiếu(1) danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỷ, sùng(2) sự lễ bái nhưng mà vẫn không nhiệt tín(3) tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.
Tinh thần gia tộc quá nặng (Vũ Văn Hiền, Những nhận xét nhỏ về dân quê Bắc Kỳ, Thanh Nghị, năm 1944)
Ta có thể thấy vì một mối tư thù, một viên lý trưởng, phó lý hay trương tuần bắt trói trái phép một người họ khác đã trái lệ làng vì một việc cỏn con, nhưng ta không thể thấy những viên chức dịch ấy lập biên bản để đưa ra đình hay giải lên quan một ông chú một người anh em họ bên nội hay bên ngoại, dẫu người đó đã phạm vào tội do hình luật trừng trị.
Cái tinh thần đại gia tộc ở xứ này đã diệt mất hẳn tinh thần công dân.Tình họ hàng ở thôn quê đã làm cho tê liệt hẳn bộ máy cai trị của làng vốn tự nó đã không được khỏe gì. Nhờ có sức mạnh thói quen mà làng Việt Nam còn giữ được những cổ lệ và cái đời sống thụ động của mình. Nhưng hiện tình thì ta không thể coi nó là một công cụ giúp vào việc tiến hóa của dân quê.
Học đòi vặt vãnh, bỏ qua nhiều chuyện lớn (Nguyễn Bá Học, Di ngôn, do Nguyễn Bá Trắc thuật, Nam Phong, năm 1921)
Quái lạ cho người đời, hễ ai bảo cải lương lối nhà cửa ở, hay là cải lương cách ăn mặc bắt chước theo lối Âu Tây, thời đua nhau như vịt, còn nhỡ ai khuyên bảo nên cải lương những thói xấu nết hư – chốn hương thôn không nên tranh giành kiện tụng nhau, ở với bè bạn thời phải giữ lòng trung tín – thời dẫu nói rát cổ bỏng họng cũng chỉ lờ đi, chớ thêm nghe.
Buôn bán không thành nghề (Lê Đức Mậu, Bàn về thương nghiệp, Hữu thanh, năm 1921)
Nói đến cuộc thương mại nước nhà mà thêm chán. Bất quá(1) trong nước được vài nhà buôn, còn thử đi qua các phố mà xem, chỉ những Chiệc với Chà(2) họ chiếm mất cả. Còn về buôn bán với các nước, lại càng chẳng có ai gọi là tay đại doanh nghiệp.
Vì cớ từ xưa đến nay đàn ông ở ta chỉ lo học hành thơ phú ngâm nga, hy vọng làm quan, chứ buôn bán cho là mạt nghệ(3).
Hai nữa là từ xưa không có học làm các sổ sách buôn bán, không có một trường nào dạy buôn bán như ở nước Tàu cũng như các nước bên ÂuMỹ.
Nhẽ thứ ba, ta có buôn chỉ buôn quanh bán quẩn với nhau, không thực thà không đồng tâm, không thạo việc, không biết cách đối đãi với khách mua hàng.
Vả lại bây giờ nước ta không giữ cái chủ nghĩa bế quan nữa, cửa ải đã mở rộng, nhưng mà cuộc thương mại với các nước ở tay ai chứ có ở trong tay mình đâu mà dẫu có để cho mình cũng vị tất có đủ tài sức mà gánh vác.Vương Trí Nhàn(Thể thao & Văn hóa)
Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội
Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội
Phan Bội Châu trong thời gian 15 năm cuối đời, sống ở Huế (1925 – 1940), có để lại một cuốn Tạp ký. Lúc đó, ông không còn tâm thế của người đứng ra vận động cứu nước mà thiên về cái nhìn của một trí thức từng trải, đau lòng trước tình trạng lạc hậu của đất nước. Dưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt – miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn:
“Tế có nghĩa là giao tế(1) vì nó ở trong phạm vi nghi lễ. Quá lắm thì xa xỉ, không đúng mức thì bủn xỉn, đều chưa hợp lễ.
Dân gian tế tự, nghi thức không đủ, mà còn đùa bỡn vật mọn, cả nước như cuồng. Trước lúc chưa tế thì mồm nói cấm kỵ mà đòi uống tìm ăn. Nghe xướng hai tiếng “lễ tất”, ai nấy đều nhao nhao. Bưng mâm thì ăn ngay trước cửa thần, rót rượu thì uống ngay trước mặt thánh. Đến khi dọn cỗ, trên các quan viên, dưới đến bình dân, ngồi đứng lung tung. Sau khi uống một hai chén rồi, Giáp thì đánh Ất, Ất thì đánh Bính, chửi mắng rầm rầm. Thậm chí chia thịt chưa đều thì đua sức đua hơi ngay ở đấy để chia tôn ti, phân biệt thứ bậc?
Theo Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản truyền thống của dân tộc ta đầu thời Nguyễn, Gia Long từng có một đạo dụ liên quan đến tình trạng tế lễ ở các làng:
“Vào đám hát xướng nhiều thì vài mươi ngày đêm, ít thì 8 – 9 ngày. Chèo thuyền hát hỏng ăn uống xa hoa, tiêu không tiếc tiền, rồi lại đua thuyền múa rối, đủ mọi thứ trò. Lại kén lấy trai tơ gái trẻ đánh cờ đánh bài. Tưởng là thờ thần, thực là để thỏa lòng dục. Ngân quỹ hết thì sinh ra đóng góp, cầm bán ruộng công?
Trong các tiểu thuyết của các nhà văn tiền chiến, lễ hội cũng thường hiện ra như một khung cảnh ồn ào luộm thuộm và mang nhiều tính cách tầm thường. Trong tiểu thuyết Lan và Hữu, Nhượng Tống sau khi miêu tả cảnh đi hội chen chúc hỗn độn, lại đặc biệt than phiền về tình trạng bẩn thỉu mất vệ sinh ở các chùa:
“Nếu tôi có tội phải người ta bắt đi đày thì đày tôi ra Côn Đảo ba năm tôi không sợ bằng đày tôi nơi cửa chùa Thiên Trù suốt ba tháng hội”.
Thật không khó gì nếu cần chứng minh cho tính đúng đắn của các nhận xét trên. Báo chí thời nay cũng đã hé ra cho thấy tình trạng tương tự. Vấn đề không phải chỉ là việc tổ chức luộm thuộm, người xe chen lấn ùn tắc, mà còn ở cảm giác dung tục mà con người thời nay mang tới lễ hội. Thiếu lòng thành kính tối thiểu, người ta đi chỉ cốt để cầu lợi.
Hội đền Hùng mùa Xuân năm 2002 thường được ghi nhận với việc làm ra một chiếc bánh dày 1,8 tấn, việc này về sau đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness. Nhưng đây là số phận của vật lễ thiêng liêng đó. Ngày 9/3 âm lịch, trên đường chuyển đến nơi hành lễ, chiếc bánh bị cả trăm người xúm quanh xô đẩy giằng xé. Bà con đi hội đã tự tiện thụ lộc. Trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, từ 10 đến 11 h30, chiếc bánh bốc hơi hoàn toàn.
Báo Tiền phong – Số ra ngày 22/4/2002 cho biết như vậy. Theo chỗ tôi đọc được, chỉ riêng báo tiền phong, ngoài ra không có báo nào đưa tin về sự kiện “hy hữu” này. Về sau cũng không ai nhắc tới, coi như không có.
Vương Trí Nhàn (Thể thao & Văn hóa)
Tự nhận thức cái xấu ở mình là cách tốt nhất để trở nên tốt hơn
Trong thời gian tới, nhà văn Vương Trí Nhàn sẽ cho ra đời một quyển sách tạm đặt tên là tên “Thói hư tật xấu của người Việt”, trong đó sưu tầm những lời cảnh tỉnh của các nhà trí thức đầu thế kỷ XX đối với một số khía cạnh tiêu cực trong nếp sống cộng đồng đã kéo dài trong lịch sử .Cuốn sách đã được hình thành ra sao ? Đây là cuộc đối thoại trực tiếp của phóng viên Thời đại với tác giả
1. Xin ông cho biết, tại sao ông lại có ý định cho ra đời một tập sách người mình “tự kể xấu” mình như vậy ?
Với tư cách một người viết văn , một trí thức , tôi thấy đời sống hiện nay đầy rẫy những bất cập. Sự băng hoại đạo đức, “chất người” kém đi ...Ví dụ nhỏ tôi mới đọc được trên báo : một bảo tàng ở thành phố HCM buổi trưa không mở cửa, bác xích lô biết mà vẫn chở khách du lịch nước ngoài đến, cốt là lấy tiền. Có thể nói cách sống ấy ở ta quá phổ biến . Sống càn rỡ , sống dối trá . Lười biếng , ẩu xị . Rồi người nọ hành người kia: Ông y tế kiếm tiền trên giá thuốc của bệnh nhân, bệnh nhân làm giáo viên thì hành phụ huynh, phụ huynh làm xây dựng lại lo “rút ruột ‘ công trình … Cứ như thế , cả loạt dây chuyền tiêu cực liên tiếp vận hành. Biết bao nhiêu thói hư tật xấu đang cản trở xã hội phát triển.
Muốn cắt nghĩa cái hỏng, cái yếu cái kém trong từng trường hợp cụ thể thì phải nhìn sâu vào cả cái chung của cộng đồng xã hội , trong sự liên tục của thời gian . Một hướng làm việc là đi vào tìm hiểu các vấn đề này trong các tài liệu lịch sử . Còn đang ít người làm theo hướng này , nên tôi chọn để làm .
Tôi cho rằng nói về thói hư tật xấu của dân mình là một trong những phần sâu sắc nhất trong di sản của các bậc tiền nhân , nhất là thế hệ các trí thức đầu thế kỷ XX , mà tiếc thay người ngày nay lại ít biết .
Tôi có cảm giác là gần đây ta chỉ lo thúc giục nhau hành động hơn là cùng nhau suy nghĩ. Muốn bay lên , một việc quan trọng hơn là tự nhận thức xem mình có cái gì hay, cái gì dở , nhược điểm ra sao, có bay nổi không , khi bay thường vướng chuyện gì – với tôi đây là công việc của lương tâm và trách nhiệm .
Sách của ta trích dẫn người nước ngoài nói về VN phần lớn chỉ trích lời khen, nếu gặp lời chê thì lập tức đặt vấn đề tại sao lại chê như thế, có phải muốn hạ bệ người VN … Trong những lúc ấy , thật ta chẳng khác trẻ con chỉ thích xoa đầu khen, đúng như Tản Đà đã khái quát “Dân hai mươi triệu ai người lớn, nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”.
2. Như thế có phải là ông "vạch áo cho người xem lưng" không?
Bước sang thời hiện đại , các dân tộc trên thế giới đều có xu thế đem chính mình ra để khảo tả , đặt vấn đề , tự phê phán . Loại sách "Người Nga kỳ cục ", "Người Trung Quốc xấu xí", "Mặt dày tim đen"...nước nào cũng có . Bởi họ đều nghĩ che giấu nhiều quá, không dám tự “vạch áo” thì không bao giờ sửa được những tính xấu vốn có. Ta cũng vậy . Chính nhu cầu phát triển đất nước đòi hỏi cái hành động tự nhận thức khá đau xót nhưng rất cần thiết này .
Gần đây, quyển hồi ký của Lê Vân, làm nhiều người bị sốc . Họ bảo tại sao lại để con cái nói xấu bố mẹ , như vậy là hư hỏng. Tôi không cho là vậy. Dù rất yêu quý bố mẹ nhưng mỗi người cũng phải biết rõ nhược điểm của bố mẹ. Đó không phải là nói xấu mà là đang nhận thức. Tôi có kinh nghiệm khi nhận ra thói xấu của bố mẹ mình cũng là lúc mình thương các cụ hơn . Với cả cộng đồng cũng vậy. “Vạch áo cho người xem lưng” là để thấy rõ tật bệnh rồi sống khỏe mạnh hơn , có gì là ngại ?
3. Nghiên cứu tài liệu nói về thói xấu của người Việt thời xưa, ông thấy thói xấu của người thời xưa và người thời nay có khác nhau không?
Có người hỏi nhà văn Tô Hoài: “Người bây giờ hay người ngày xưa xấu hơn?” Ông trả lời: “Cũng thế thôi, nhưng người bây giờ giỏi che giấu hơn, hay lí sự hơn.” Tôi cũng cảm thấy vậy . Ví như tầm nhìn hạn hẹp . Trước kia bệnh này nẩy sinh là do con người nông thôn không ra khỏi làng xã . Bây giờ chúng ta vẫn giữ . Hiểu biết thế giới quá ít , do quen sống co mình lại , nên ta thường gặp khó khăn trong việc hội nhập. Hoặc các cụ xưa đã kêu là dân mình cờ bạc bất tử, ăn tiêu phung phí, bây giờ thay đổi gì đâu . Lại thêm những thói xấu do học đòi những cái xấu của thiên hạ nữa chứ .
4. Khi phân tích thói hư thói xấu ông có đề cập đến cách thức sửa chữa không? Ai sẽ tham gia vào việc khó khăn này ?
Các thói xấu chỉ giảm đi với điều kiện chúng ta nhận thức được nó, giống như người ốm chỉ lành bệnh nếu có người gọi ra bệnh của mình.
Việc tôi làm chỉ là nhen một đốm lửa nhỏ . Cần có sự đồng thuận của nhiều người . Và trước tiên cần có sự đóng góp của các nhà trí thức . Đến lúc nào đó , mảng tài liệu này sẽ trở thành một bộ phận của bộ môn VN học , những lời cảnh tỉnh của người xưa đến được với mỗi gia đình và được đưa vào nhà trường dạy, chỉ có thế thì việc sửa chữa thói hư tật xấu trong phạm vi cộng đồng mới có hiệu quả
5. Trong tương lai, khi thời đại thay đổi, có thể sẽ nảy sinh ra những thói xấu khác. Có thể hiểu thói xấu không bao giờ hết được, vậy việc ông làm có phải là “dã tràng xe cát" không?
Không. Cái chính là chúng ta bắt tay làm đi, rồi vừa làm vừa nghĩ tiếp , lớp trẻ hơn làm tiếp việc của đám lớn tuổi .Việc đời cứ móc xích vào nhau, việc nọ liên quan tới việc kia nên chẳng ngại là không bao giờ hoàn chỉnh. Tin rằng còn nhiều con đường khác sẽ được mở ra để đi đến cái đích cuối cùng là tự nhận thức.
7. Nghĩa là ông không hề thấy "cô đơn" khi làm việc?
Không! Tôi rất thích câu của nhà văn Sêkhốp: “Một con người sẽ tốt hơn nếu chúng ta bảo cho anh ta biết anh ta là người thế nào”. Nhu cầu tự nhận thức là nhu cầu chung của con người hiện đại . Quan trọng là mình phải tìm ra cách làm thích hợp.
Thực tế thì cũng không phải mình tôi nghĩ về việc này mà đã có rất nhiều người nghĩ đến, thậm chí đã làm. Chẳng hạn, GS Cao Xuân Hạo, cố GS Trần Quốc Vượng ... đã từng bàn . Trong lịch sử cũng vậy, văn học dân gian cũng đã tổng kết kiểu “bạc như dân, bất nhân như lính” hay “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đến thế kỷ 20, với việc tiếp nhận văn hóa phương Tây một số trí thức cũng đã có những cái nhìn mới về vấn đề này. Như cụ Phan Bội Châu có nhiều bài đánh giá tình hình chung của đất nước rất thắng thắn, cụ Phan Châu Trinh rất hiểu tâm lý dân tộc, cụ bảo là cứ mất đoàn kết thế này, cứ hư hỏng thế này thì có độc lập cũng chẳng làm được gì. Chưa kể đến các nhà học giả như Phan Kế Bính , Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Huyên .. là những người có cái nhìn dân tộc rất chính xác; hoặc khi mô tả hiện thực thời hiện đại , ngòi bút của những Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan , Nam Cao không né tránh , họ đã ghi nhận được nhiều cái xấu của người mình .... Như thế thì làm sao lại bảo tôi cô đơn .
Thu Hiền (thực hiện)
No comments:
Post a Comment