Saturday, April 19, 2014

(E - Book): Truyện Ngắn Gabriel Garcia Marquez


1)  Người chết trôi đep̣ nhất trần gian
2)  Găp̣ gỡ tháng tám - Nguyễn Mạnh Hùng dịch
3)  Giấc ngủ ngày thứ ba - Nguyễn Văn Sâm dịch
4)  Thiên thần gãy cánh -  Trịnh Tường dịch
5)  Đêm nguyệt thực - Phan Quang dịch
6)  Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới - Cao Việt Dũng dịch
7)  Một ngày bình thường
8)  Cái chết vĩnh hằng bên kia tình yêu - Nguyễn Tấn Đại dịch





Gabriel Garcia Marquez qua đời, trăm năm không còn cô đơn

18/04/2014 09:21

(TNO) Gabriel Garcia Marquez, nhà văn Colombia từng đoạt giải Nobel văn học năm 1982, là người đã đưa chủ nghĩa hiện thực thần bí vào bản đồ văn học thế giới, đã qua đời vào hôm 17.4 tại Mexico (rạng sáng 18.4, giờ Việt Nam), hưởng thọ 87 tuổi.

  Nhà văn Gabriel Garcia Marquez trước cổng nhà mình tại thành phố Mexico City nhân dịp sinh nhật lần thứ 87 vào ngày 6.3.2014 - Ảnh: Reuters
Là một nhà văn có sức sáng tác mạnh mẽ, xuất thân từ một phóng viên, ông Garcia Marquez là cha đẻ của cuốn tiểu thuyết hiện thực thần bí “Trăm năm cô đơn”, một tác phẩm được đánh giá là kiệt tác văn học thế giới, giúp ông giành được giải Nobel Văn học năm 1982, theo Reuters.

Ông qua đời tại nhà riêng ở thành phố Mexico City. Vào tuần trước, nhà văn đã được bệnh viện chuyển về nhà sau một đợt điều trị bệnh viêm phổi.

“Trăm năm cô đơn”, xuất bản hồi năm 1967, từng được nhà văn lừng danh quá cố người Mexico Carlos Fuentes ví như “Don Quixote của châu Mỹ La Tinh”.

Kiệt tác này kể câu chuyện về 7 thế hệ của một gia đình ở ngôi làng hư cấu mang tên Macondo, dựa theo tên của thị trấn Aracataca nằm ở vùng duyên hải Caribbe của Colombia, nơi nhà văn Garcia Marquez được sinh ra vào ngày 6.3.1927.

Nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới đã lên tiếng chia buồn với gia đình nhà văn, bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của nhà văn.

“Thế giới đã mất đi một trong những nhà văn có tầm nhìn vĩ đại nhất và là một trong những người tôi thích nhất từ hồi tôi còn trẻ”, Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama.


Hoàng Uy


No comments:

Post a Comment