NÀNG XÊ-ĐA: Một Vở Diễn Đạt Kỷ Lục Về Số Suất Diễn?
Ở sân khấu chèo, khán giả yêu thích “Nàng Si-Ta” (diễn viên Lâm Bằng – Đoàn Chèo Hà Nội), còn trên sân khấu cải lương, 1008 suất diễn “Nàng Xê-đa” – Nhà hát CL Trần Hữu Trang – ĐD-NSƯT Đoàn Bá – NSƯT Thanh Vy vai Nàng Xê-đa đã được khán giả ngợi khen “Chưa xem chưa biết Thanh Vy / Xem rồi mới thấy mê-ly”.
Nghĩ về vai diễn của mình, NS Thanh Vy đã nói: “Xê-đa là nhân vật đáng yêu nhất bởi nàng dung chứa toàn bộ đức tính của một người phụ nữ Phương Đông: chung thủy, diệu hiền, trung hậu. Cái nhân bản rất hàm súc trong tính cách của Xê-đa là yêu thương cao cả. Nhân vật này đã dễ dàng gây được sự đồng cảm của khán giả. Thanh Vy thể hiện vai Xê-đa có một thành công nhất định cũng vì Thanh Vy yêu nhân vật Xê-đa và mong muốn trong đời sống tình cảm của bản thân cũng có được một tâm hồn đẹp đẽ trong sáng như thế”. Đó là cảm tưởng của người tái hiện hình tượng nhân vật: Nàng Xê-đa. Còn người tác tạo ra, tác giả của kịch bản là ai? Và bà nghĩ gì? Nói gì? Về tác giả Lưu Quang Vũ – nhân kỷ niệm lần thứ 65 ngày sinh nhà thơ – nhà văn – nhà báo – nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (17/4/1948 - 17/4/2012) xin trân trọng giới thiệu cùng đông đảo người ái mộ kịch tác gia “Nàng Xê-đa” những dòng chữ của bà Lưu Quang Thuận, nhũ danh Vũ Thị Khánh (trích di cảo của bà đã in trong tập “Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại” – Hội Văn học Nghệ thuật TP Đà Nẵng xuất bản năm 1989).
“Quỳnh là một phụ nữ tài năng thông minh và thương yêu chồng con hết mực. Ban ngày quần quật, vất vả với công việc cơ quan, công việc gia đình, lo chợ búa cơm nước, giặt giũ, học hành cho 3 đứa con, Quỳnh chỉ có thời gian sáng tác vào ban đêm. Thường vào khoảng 11 giờ đêm, khi các con đã ngủ yên, Quỳnh mới ngồi trên nền nhà, kê giấy lên đầu gối mà viết. Cả nhà chỉ có một cái bàn con “ưu tiên” cho Vũ ngồi làm việc, tình yêu và sự chăm sóc chu đáo của Quỳnh đã giúp cho Vũ rất nhiều trong đời sống và trong công việc. Tôi vẫn nói với nhà tôi là Vũ viết được nhiều, được tốt như thế, tất nhiên phải do tài năng, nhưng nói chung phải nhờ vào tình thương yêu và tài đảm đang của Xuân Quỳnh. Quỳnh đã có mặt trong đời Vũ vào những năm gian nan, lận đận nhất. Những năm đó không phải chỉ đơn thuần là kiếm kế sinh nhai mà còn là vấn đề xác định hướng đi trong cuộc đời, lấy lại niềm tin vào bản thân mình.
Năm 1978, Vũ vào làm Biên tập ở Tạp chí Sân Khấu. Công việc tương đối ổn định và thích hợp với khả năng của Vũ. Việc làm báo ở một tòa soạn mới được thành lập, rất bận rộn, đồng lương ít ỏi (vì Vũ chưa qua một trường lớp đào tạo nào, không có bằng cấp gì, nên chỉ được xếp lương ở mức tối thiểu). Nhưng Vũ vẫn say sưa với vị trí công tác của mình. Sẳn có chút ít vốn hiểu biết về sân khấu, lại thông minh, nhanh nhạy và được sự giúp đỡ của cha, Vũ thích nghi rất nhanh với môi trường mới. Một số bài viết về sâu khấu và nhất là hàng loạt những bài chân
dung diễn viên do Vũ viết, đã thu hút được sự chú ý của những người quan tâm đến sân khấu. Bài viết đầu tiên về sân khấu của Vũ là bài viết về nghệ sĩ Tám Danh, do Tạp chí Sân Khấu số 1 in. Bài viết có những nhận xét sắc sảo, tinh tế của một người biết thưởng thức và yêu sân khấu. Có những bài chân dung Vũ viết như người sáng tác truyện ngắn. Tiêu biểu là những bài viết về nghệ sĩ kịch nói Chu Quỳ, nghệ sĩ chèo Diễm Lộc v.v… Cuối năm 1979, cuốn Diễn viên và sân khấu của Lưu Quang Vũ (in chung với Xuân Quỳnh và Vương Trí Nhàn) được xuất bản, gồm những bài viết về một số diễn viên của nền sân khấu Việt Nam. Thấy con trai đã từng thử bút trong nhiều lĩnh vực văn chương và tỏ ra ít nhiều có năng khiếu, nhà tôi những muốn định hướng cho Vũ nghiêng về sân khấu. Mặc dù từ kinh nghiệm bản thân mình và bao bạn bè cùng lứa, anh biết đây là con đường lắm chông gai, nhiều khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình.
Năm 1979, được sự gợi ý và giúp đỡ của Đạo diễn Phạm Thị Thành; Vũ đã hoàn thành kịch bản dài đầu tay Sống mãi tuổi 17, dựa trên kịch bản củ của Đào Duy Kỳ. Vở diễn này được Nhà hát Tuổi Trẻ dàn dựng, tham gia Hội diễn Sân khấu tòan quốc năm 1980, được Huy chương Vàng. Thành công bước đầu của Vũ khiến nhà tôi rất phấn khởi. Trước kia đã bao lần Vũ theo cha đến rạp hát xem tập vở của cha. Bây giờ ngược lại, cha đến xem tập vở
của con. Khi tổng duyệt vở Sống mãi tuổi 17 nhà tôi còn hào hứng hơn cả lúc vở của mình ra mắt khán giả lần đầu tiên. Một điều nữa khiến anh thích thú là vì trong vở có đủ mặt các lớp diễn viên. Từ chị Song Kim lúc đó đã nghỉ hưu, chị Thùy Chi, rồi Tuệ Minh, Lê Chức, Tú Mai, Lê Hùng và cả những diễn viên đang còn là học sinh như Đức
Hải, Chí Trung. Trong đó có những người như chị Song Kim, chị Thùy Chi trước kia đã từng có lúc bế Vũ trên tay. Nhà tôi đã quan tâm, để ý đến những hoạt động của Vũ trên kịch trường với tất cả niềm vui và nổi lo lắng. Anh như trẻ lại khi được chia sẻ với con những buồn vui của người sáng tạo nghệ thuật. Nhưng cuộc đời thật éo le. Nhà tôi không còn được sống để chứng kiến những bước đi phi thường của Vũ trong mấy năm sau. Cái chết đột ngột đã cắt đứt đời anh ở tuổi 60. Nhà tôi mất ngày 21.2.1981, đúng giờ mở màn, khi anh đang xem kịch ở Nhà hát lớn TP Hà Nội cùng với tôi. Lúc đó, Vũ, Quỳnh cũng đang làm việc tại nhà anh Dương Ngọc Đức ở ngay phía sau nhà hát. Cây đại thụ của gia đình đã nằm xuống. Mấy mẹ con tôi như hụt hẩng vì sự ra đi quá bất ngờ của anh. Ngoài nổi tiếc thương vì sự mất mát một người chồng, một người cha, mấy mẹ con tôi còn mang nặng nổi xót xa khi nhìn lại cuộc đời anh thấy có nhiều thiệt thòi quá. Suốt một đời cầm bút hầu như nhà tôi không được hưởng một sự ưu đãi nào dành cho văn nghệ sĩ. Ngay cả quyền lợi tối thiểu của một cán bộ đi làm nhà nước là mấy năm lên một bậc lương cũng không có. Hai mươi ba năm nhà tôi không lên được một bậc luơng. Vốn là một người tự trọng, không ham vật chất, nên anh không có ý kiến thắc mắc gì. Lúc mất đi, trong túi áo nhà tôi chỉ có mấy hào lẻ và một tấm vé đá bóng chưa kịp xem. Sau ngày an táng cha, các con tôi sắp xếp thu dọn những thứ còn để lại: một ít quần áo, sách vở và một chồng bản thảo, phần lớn còn dỡ dang. Là con trai lớn trong gia đình, lại theo đuổi nghiệp văn chương, hơn ai hết, Vũ thấu hiểu nổi lòng của cha. Hiểu những buồn vui, khao khát, hiểu cả nổi đắng cay mà cha mình đã âm thầm chịu đựng. Ngày đi học, Vũ rất thích và ghi vào sổ tay một câu nói
của Muýt-xê, thi sĩ Pháp: “Không có gì làm cho ta lớn bằng một nổi đau khổ lớn, những tiếng hát tuyệt vọng là những tiếng hát tuyệt vời nhất”. Bây giờ cũng vậy, dường như cái chết đột ngột của nhà tôi đã tạo nên ở Vũ một quyết tâm cao hơn. Vũ nói với các em: “Lúc nào bố cũng mong mỏi chúng ta trở thành người tốt và có ích. Bây giờ bố không còn nữa, mấy anh em mình càng phải cố gắng nhiều hơn để không phụ lòng bố. Chúng ta phải hết sức yêu thương nhau, phải học tập và làm việc cho tốt để xứng đáng là con của bố mẹ”. Cách sống mạnh mẽ, trong sạch và đầy tình cảm của nhà tôi đã có ảnh hưởng lớn đến các con. Khi nhà tôi mất đi, ngoài Vũ và em thứ hai đã có nghề nghiệp ổn định, tôi còn bốn con đang đi học: con trai thứ ba, sau 5 năm đi bộ đội về đang học ở trường Đại học Giao thông, con gái thứ tư đang học Đại học Tổng hợp và hai con trai thứ năm, thứ sáu đang học phổ thông trung học. Vũ là người anh lớn, thay cha bảo ban các em. Sự làm việc đêm ngày và khối lượng công việc đồ sộ của Vũ đã trở thành tấm gương và niềm tự hào cho cả gia đình.
Một thời gian ngắn sau khi cha mất, Vũ đã hoàn thành kịch bản Nàng Sita. Nhà tôi vốn rất tâm đắc với câu chuyện cổ tích Campuchia này và từ lâu đã có ý định viết thành kịch bản sân khấu. Nhưng cái chết bất ngờ đã không kịp cho anh thực hiện mong ước của mình. Khi anh mất đi, kịch bản Nàng Sita vẫn còn đang viết dở, với những trang gạch xóa nhằng nhịt. Viết xong kịch bản còn bỏ dở của cha với một tốc độ nhanh chóng lạ thường, Vũ đã báo hiếu cha một cách xứng đáng. Nàng Sita đã trở thành tiết mục được khán giả yêu thích của trên một chục đoàn nghệ thuật từ Nam ra Bắc. Đà làm việc của Vũ ngày càng phát triển. Năm nào Vũ cũng có 6,7 vở được dàn dựng. Có những thời điểm mà trong một đêm có hàng chục vở của Vũ được công diễn. Nhà văn Nguyễn Khải có lần đã nói: “Ở Sài Gòn dịp này đi ngả nào cũng đụng phải kịch của Lư Quang Vũ”. Thành công của Vũ đã phần nào làm dịu đi trong tôi nổi đau đớn của sự mất mát. Tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều vì Vũ đã thực hiện được niềm mơ ước của cha. Vũ đã đi một cách vững vàng trên con đường chông gai ấy và đã thu được những kết quả không ngờ.
Phần tôi, tôi thấy mình là một người mẹ thật hạnh phúc, thật sung sướng vì có một người con như thế. Mỗi khi xem kịch của con về, tôi lại thấy thương nhà tôi. Anh không được sống đến ngày nhìn thấy tài năng của con phát lộ rực rỡ nhất. Đặc biệt là qua đợt Hội diễn SKCNTQ năm 1985, Vũ có 8 vở tham dự thì 6 vở đạt HCV, 2 vở đạt HCB. Càng về sau này, các vở của Vũ càng tỏ ra nhuần nhuyển “đến độ” hơn. Đánh giá các tác phẩm của Vũ là công việc của những nhà phê bình. Tôi không muốn nói nhiều về việc này. Với tư cách là một người mẹ, tôi rất tự hào về con mình.
Ngoài đời, Vũ là một người khá nổi danh. Bà con ở khu phố gia đình tôi sống đều biết Vũ, đều đã từng xem kịch của Vũ trên tivi, trên sân khấu. Nhiều người khi biết tôi là mẹ Vũ đều bảo: “Bà hạnh phúc quá, sinh ra một người con thật tài giỏi. Trông anh ấy hiền thế, trẻ thế mà lại viết được nhiều kịch hay”. Có lúc tôi đang đi chợ cũng có người gọi lại để báo tin: “Hôm nay trên báo có ảnh con bác chụp với đồng chí Nguyễn Văn Linh”. Mỗi khi Vũ bước vào một hàng quán nào quanh nhà đều có những tiếng xì xào: “Lưu Quang Vũ, Lư Quang Vũ đấy!”
Đường đến kinh thành Aôtđia của các tác giả linh cảm
Chúng tôi xin kể lại giai thoại nghe được từ những văn nghệ sĩ từng cư ngụ tại nhà tập thể Hội Văn nghệ Hà Nội 96A Phố Huế.
Vị trí tuyệt đẹp của ngôi nhà vốn khi xưa là nhà hàng Lục quốc “với những món ăn có tiếng nhất Hà thành” (nhà báo Vũ Hà viết) cấu trúc của ngôi nhà rất thoáng với cửa lớn, trần cao giống như nhiều tòa nhà “thời Tây” khác. Cổng chính đối diện cửa chợ Hôm, nhưng nhà có chiều sâu, ngay cổng ra vào đã có giếng trời, nên mọi âm thanh ồn, tạp của phố thị đều bị khuếch tán bởi vòm cổng rất cao, các gầm cầu thang “đá rửa” kiên cố và các công trình phụ hun hút sâu chạy suốt tầng trệt. Yên tĩnh ngự trị các tầng lầu… Dùng để kinh doanh nhà hàng, nên các phòng trong cao ốc này có kích thước và bài trí khác nhau. Cứ cách một quãng hành lang lộ thiên là gặp một phòng; lên vài bậc thang, gặp một phòng khác; xuống vài bậc nữa, cũng lại có một phòng… Từ phòng ở của gia đình ông bà Lưu Quang Thuận, đi qua hành lang thông thoáng là tới căn phòng khoảng 10m2 của nhà thơ Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ. “Thành phố có một vườn cây mát”… Tôi nghĩ “vườn cây mát” trong mắt nhà thơ Lưu Quang Vũ - ấy làm “cụm dân cư” danh tiếng nơi đây: nào là nhà thơ Lưu Trọng Lư với bài “Tiếng thu” bất hủ; các con trai của ông là: KTS trưởng Lưu Trọng Hải, Đạo diễn điện ảnh Lưu Trọng Ninh, nhà báo Lưu Trọng Văn; trên lầu thượng có phòng 6m2 của nhạc sĩ Tuấn, mà ngày nhỏ, anh Vũ đã dắt lũ em kéo nhau lên xem “đám cưới cô Quỳnh – chú Tuấn”; ngôi nhà từng chứng kiến những ngày hạnh phúc của nghệ sĩ Tố Quyên – “con chim – vành khuyên” ríu rít xây tổ ấm bên anh lính trẻ binh chủng không quân Lưu Quang Vũ (năm 1970) và ngôi nhà cũng từng nghe những lời rủa sả “cay cú rất đàn bà” của vợ cũ cứ đứng dưới vòm cổng mà réo chửi người đã “cướp chồng, cướp con bà!” (Vì sau ly hôn, Kít – Lưu Minh Vũ được tòa cho ở với mẹ, nhưng sau ngày hai nhà thơ Quỳnh – Vũ kết hôn rồi sinh ra bé Mí – Lưu Quỳnh Thơ thì “con anh – con tôi – con chúng ta” đều yêu quý má Quỳnh, vì má Quỳnh nhịn ăn, nhịn mặc chăm nuôi Kít chu đáo y như đối với Tuấn Anh – con riêng của chị. Tất cả những oái oăm, ngọt, đắng của đời thường nhiễm vào vị đắng của thơ và kịch Lưu Quang Vũ, cũng như khát vọng tình yêu và cơ cực, nhọc nhằn đã hằn lên môi cười bí ẩn, vị tha của “nàng Xê- Đa” phút lâm chung.
Không trải nghiệm đắng cay, chắc không có thi nhân
Vốn sống là nguồn mạch, là vỉa, tầng tri thức và văn hóa cho nhà biên kịch. Không dễ gì có được những tình tiết và lời thoại đa tầng ý nghĩa như chúng ta bắt gặp trong kịch bản Lưu Quang Vũ, nếu bản thân cuộc đời tác giả không tự thân nếm trải những “trò đùa” của số phận! Những thử thách nghiệt ngã đến với anh ngay sau “happy end” của mối tình đầu. Anh lính trẻ ra quân; thất nghiệp bởi lỡ thời (anh đã tự khai tăng tuổi, nhờ sự vận động của chú Lưu Trùng Dương để được tòng quân đúng lúc trường đại học tuyển thẳng học sinh giỏi cấp thành phố là cơ hội anh từ bỏ). Giống như hàng ngàn thanh niên Hà Nội đương thời, nhà thơ hăng hái lên đường bởi: “Màu xứ sở ru con từ thuở bé, nay cùng con gìn giữ đất quê mình…”. Qua cả chục năm long đong, lận đận, ngay cả khi đã xây tổ ấm mới cùng nhà thơ Xuân Quỳnh và có con chung, tác giả vẫn lặng lẽ quan sát, miệt mài vẽ, viết báo, viết vài vở kịch… cho đến năm 1978 mới chính thức là phóng viên Tạp chí Sân khấu TW. Tưởng như đã “ổn”, thì bỗng đâu sét đánh bên tai! Anh không kịp vuốt mắt cho cha, không được nghe lời trăn trối. Tác giả Lưu Quang Thuận đột ngột tắt thở ngay trên hàng ghế đầu khán phòng Nhà hát Lớn – khi đó anh chị Vũ – Quỳnh đang trao đổi công việc với NSND Dương Ngọc Đức ngay trong tư thất của ông ở sau Nhà hát. Cha anh ra đi, để lại những trang “bản thảo” “Nàng Si-ta” viết xóa nhằng nhịt (lời kể của bà Lưu Quang Thuận). Một ngày kia, sau khi người cha khuất núi và cũng là khoảng thời gian trước khi kịch bản “Nàng Si-ta” được công bố, người ta nghe tin “khói bốc ra từ phòng chú Vũ” do trẻ con thuật lại. Người lớn đi làm vắng… Bà mẹ lật đật từ Nhà xuất bản Văn học (nơi bà làm việc) về nhà. Trẻ mách với bà: “Qua lổ khóa, cháu nhòm thấy chú Vũ nằm bất động trên băng ghế. Cốc cắm nhang nghi ngút cháy ở trên đầu…”. Bà Lưu Quang Thuận rất hiểu lòng con trai… Bà lẳng lặng viết dòng chữ “Xin đừng làm phiền”, dán lên cửa phòng anh. Cảm ơn lòng mẹ vì ứng xử tinh tế đó đã cho cảm hứng mang màu sắc tâm linh khiến xui ngòi bút người con tiếp nối dòng chảy thi tứ của người cha để “Nàng Si-ta” góp mặt với đời.
Cũng vậy – khả năng tiên liệu thành công đã khiến cho đạo diễn – NSUT Đoàn Bá “đo ni đóng giày” ngay cho NSUT Thanh Vy vai “Nàng Si-ta” phiên bản mới và NSUT Phương Quang vai P’Riêm (mà theo nhà nghiên cứu âm nhạc Đỗ Dũng, thì “lúc đó trong nhà hát không ít lời ra tiếng vào bình phẩm về khả năng nghệ thuật và tỏ ra phản đối, họ không tin tưởng đôi đào kép Phương Quang – Thanh Vy se thành công”) nhưng nhà hát CL Trần Hữu Trang đã thống kê: tính đến năm 1993, vở “Nàng Xê-Đa” đạt 1500 suất diễn “đông nghẹt khán giả” (nhà báo Đỗ Dũng viết). “Và không những “Nàng Xê-đa” đã đưa Phương Quang và Thanh Vy đến đỉnh cao nghệ thuật của mình, mà còn in đậm dấu ấn như là huyền thoại trong thời kỳ vàng son của cải lương”. Người ta nói: 50% thành công vở diễn đến ngay từ khi đạo diễn chọn nghệ sĩ “trúng vai”. Quả là Trời đã phú cho người lao động sáng tạo nghệ thuật khả năng đặc biệt: sự linh cảm trác tuyệt!
Khói trầm thơm và lòng thành kính đã đưa đường Lưu Quang Vũ tới kinh thành Aôtđia, tiếp bước người cha mới nửa đường gửi lại “bản thảo dở dang, chữ viết nhằng nhịt”. Và chàng trai biết rằng: “Tiếng con gọi cha không còn nghe nữa…Mẹ kể: cha làm việc thâu đêm/ Chỉ ấm chè xanh với mấy củ khoai lang… Cha chẳng thiết thói yếu mềm khóc lóc/ Sợ cha không vui, con chẳng dám khóc nhiều… Bát chè xanh con rót đặt lên bàn/ Nén hương này con thắp/ Sau làn khói xanh mờ/ Con như thấy chập chờn bong ngựa trắng buổi chiều xưa… Bay trên đồi cỏ biếc/ Một dòng sông nắng chói chảy về xa…” (Thơ Lưu Quang Vũ). Tác giả Lưu Quang Vũ đã linh cảm – hóa thân khi cầm bút viết câu chuyện xa xưa… NSUT Đoàn Bá đồng cảm với tác giả kịch bản. Nói về bi kịch của người tự đánh mất niềm tin, các tác giả: Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ đã gặp được người tri kỷ - tri âm. “Ngay khi xem chèo “Nàng Si-ta” của đoàn chèo Hà Nội (năm 1982) anh Bá liền đem bản gốc về đưa anh Thể Hà Vân chuyển thể cải lương, mời NSUT Cao Phi Long dàn dựng múa và động tác thể hình theo nghi lễ cung đình Campuchia xưa cho diễn viên, đồng thời, nhà hát tuyển ngay dàn vũ nữ Ap-xa-ra – các tân diễn viên này lập tức lên sàn tập múa dưới sự rèn luyện nỗ lực của biên đạo múa Cao Phi Long suốt một tháng trời…” (NSUT Thanh Vy kể lại). Với cương vị Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát Trần Hữu Trang – “Ông phù thủy” – đạo diễn – NSUT Đoàn Bá đã thực nghiệm công trình khảo cứu văn hóa dân tộc học và chỉnh lý kịch bản – đem lại tuyệt phẩm nghệ thuật vừa mang tính hiện đại, vừa đậm chất cổ tích dân gian – Thông điệp vở diễn đầy tính triết lý: Hãy cảnh giác với quỷ dữ trong lòng mình, nhưng mạnh hơn cả quỷ dữ, cao hơn mọi quyền lực là tình yêu và lòng tin ở điều nhân nghĩa! Đây chính là sức hút của “Nàng Xê-đa” vậy.
Ai dung dưỡng quyền uy của…
Cũng viết về quỷ dữ có một thi sĩ – kịch tác gia danh tiếng nhất nước Đức, đồng thời là một nhà bác học của Đức (1749-1832) đã từng cho ra mắt kịch bản “Faust”. Chuyện kể rằng: xưa có nhà “bác vật” tên gọi là Faust đã liên lạc và kết bạn với quỷ Méphistophéles. Ông này đã bán linh hồn cho quỷ để được khám phá các bí mật vũ trụ và thỏa mãn khoái lạc với nàng Marguerite, để rồi sau cùng, Faust chỉ còn hối hận không cùng… Vũ trụ bao la, huyền bí quá, nên “càng đi xa càng thất vọng”, còn săn đuổi sự “khoái lạc hỗn độn cũng chỉ mang lại hối hận, buồn tủi chán chường”… Tới lúc ngộ ra thì cái chết chực chờ rồi! Tác giả kịch bản trên là Goethe (Joharn Woifgang).
Khác với quỷ của Goethe, vua quỷ - NSUT Minh Châu đã tái hiện hình tượng quỷ Riếp của các tác giả một cách ấn tượng – đầy chất huyền thoại Á Đông. Sau chuỗi cười vang động cả âm dương giới chuỗi cười ma quái ngùn ngụt bốc lên xoáy lốc thinh không. Khi P’Riêm hỏi: “Ngươi là ai?” thì NSUT Minh Châu với đài từ nhấn nhá đặc sắc. Quỷ Vương nói bằng giọng ngực, chẳng cần giấu diếm, sau đây là lời “bộc bạch”: “Đối với người đời ta cũng không xa lạ lắm đâu… Quyền uy của ta là vô tận. Quyền uy của ta là ở cơn dục vọng… Ta hiểu rõ loài người… Các ngõ ngách của tâm hồn, nơi nào ta cũng vô trót lọt. Quyền uy của ta là những cơn dục vọng. Nó có mặt khắp nơi, không chừa bất cứ một ai!”
Vua Quỷ cũng nói “toạc móng heo” cho P’Riêm biết: sự thật là chính y đã sắp đặt ra mọi nỗi niềm bi phẫn của đời chàng: nào là mẹ kế thực thi âm mưu thoán đoạt ngôi báu kế nghiệp vua cha cho đứa em do mụ sinh ra; nào là chàng hoàng tử P’Riêm bỗng chốc bị đuổi ra khỏi kinh thành, đói khổ lại còn bị kẻ tiếm quyền ra lệnh truy sát… nào là cơn ác mộng hãi hùng mà Riêm thấy ông đã sát phạt hàng trăm mạng bọn gian thần chiếm ngôi soán đế. Mỗi thanh kiếm vung lên là một thây người ngã gục… đến tên tử tội cuối cùng thì ta đã thét gọi… Xê-đa!”. Quỷ Vương nói tiếp về việc P’Riêm đã “cuống quýt đuổi xô một cô gái (hóa thân của quỷ Riếp do NS Minh Xuân thủ diễn) trong khi lòng ngươi cũng đã mềm ra bởi những cái vuốt ve… Trên đời này, không ai là kẻ không yếu đuối, Riêm à”. Rồi khi P’Riêm còn chần chờ “tự dối lòng” trước “miếng mồi” vua Quỷ chia ra: Ta sẽ giúp ngươi cướp lại ngôi báu, thì vua Quỷ cười lớn và y dấn thêm một bước, dồn Riêm vào tận cùng yếu đuối tư dục mình… Ta đã nói quyền uy của ta là vô tận, thì ngay cả cơn ác mộng của hoàng tử …(ca Phú Lục):
“… Riêm. Đều do ta tạo dựng,
Ta là người của thiên hình vạn trạng,
Chỉ có ta mới dám đối đầu với thượng đế mà thôi
Ta đã rõ lòng ngươi,
Đừng tin rằng có kiếp sau,
Cũng bởi loài người muốn sát hại nhau
Ta sẽ giúp ngươi từ đây lấy lại,
Sức mạnh quyền uy của một Đấng Quân Vương
Riêm:
Ngươi có cần ở ta điều kiện gì
Nè, cứ thật lòng mà nói cho ta nghe,
Riếp:
Ta rất khát khao bởi ta là vua dục vọng
Muốn có một báu vật dịu kỳ trong tay ngươi…
Riêm:
Nhưng bây giờ ta chẳng còn lại chi
Riếp:
Ngươi còn mối tình chung thủy của Xê-đa”
(Lời qua tiếng lại… Hoàng tử bị Quỷ đánh gục. Quỷ lớn tiếng… “Không lâu lắm đâu, ngay khi ta rời khỏi nơi này, Xê-đa sẽ thuộc về vua Quỷ!” thì Riêm thất thanh thét gọi: “Vua Quỷ! Vua Quỷ!” khi đó: trời đất tối sầm, bão tố, giông gió cuốn bụi khói và chớp lóe xé mây… Chuỗi cười ma quái của vua Quỷ lại ngùn ngụt bốc cao rợn gáy cả khán phòng…
Thế mới biết chẳng tai nạn nào lớn bằng thảm họa sinh ra tự chính lòng tham quyền uy, sắc, dục của con người gây nên. Do đó quỷ dữ mới có điểm tựa mà len lách vào lòng ta, dùng mồi ngon làm đòn bẫy hất đổ ta một cách dễ dàng…
Xem vở diễn “Nàng Xê-đa”, khán giả suy tư và nhận ra bài học cho những phút yếu đuối “người đời ai cũng có”… Giá trị Nhân Văn nằm ở trường đoạng giải phẫu tâm hồn con người xã hội như đã trích dẫn ở trên.
Những vai diễn vàng của NSUT Phương Quang: Vua Riêm - Một kỷ lục của CL thời đài
KHÁ NHIỀU NGHỆ NHÂN TÀI TỬ VÀ NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN THẦN TƯỢNG VỀ GIỌNG CA CỦA CỐ NSND ÚT TRÀ ÔN, NÊN HỌ HỌC THEO GIỌNG CA CỦA ÔNG TƯƠNG ĐỐI. CÒN TRONG GIỚI CẢI LƯƠNG CHUYÊN NGHIỆP, CHỈ CÓ MỘT NSUT PHƯƠNG QUANG LÀ CÓ NHỮNG NÉT CA NGÂM BIỂU HIỆN GIỐNG HƠN SO VỚI NHỮNG GIỌNG KHÁC.
BỞI VÌ NHIỀU GIỌNG CA NAM Ở CẢI LƯƠNG ÍT HỌC THEO HƠI GIỌNG CỦA ÔNG ÚT LÀ VÌ KHÓ THỂ HIỆN Ở BỘ NHỊP VÀ CÁI "HƠ" ĐƯA GIỌNG, NSUT PHƯƠNG QUANG KHÔNG CHỈ BIỂU ĐẠT GIỐNG HƠI GIỌNG MÀ BỘ NHỊP CỦ ÔNG CŨNG KHÁ GIỐNG . ĐÓ LÀ SỰ RÈN LUYỆN CỦA NSUT PHƯƠNG QUANG., VÀ ÔNG ĐÃ THẦN TƯỢNG NSND ÚT TRÀ ÔN¨LÀ NGƯỜI THẦY GIÁN TIẾP NHƯ MỘT LIỀU THUỐC KÍCH THÍCH CHO PHƯƠNG QUANG THEO CẢI LƯƠNG: "ĐỘNG CƠ ĐẦU TIÊN TÔI THEO CẢI LƯƠNG LÀ VÌ TÔI MÊ GIỌNG CA CỦA ÔNG ÚT", ÔNG TÂM SỰ NHƯ VẬY.
BUỔI ĐẦU VÀO NGHỀ
NSUT Phương Quang tên thật là Tô Văn Quang, sinh năm 1942 tại Dĩ An - Biên Hoà (nay thuộc tỉnh Bìng Dương). Ngay thời niên thiếu của ông cũng yêu thích cải lương, mỗi khi gánh hát vể Dĩ An là cậu Quang thường hay đến rạp để xem hình nghệ sĩ và nghe ca Vọng cổ qua loa phóng thanh quảng cáo mỗi chiều. Có lần, cậu Quang gặp NS Hoàng Giang về đây hát, ông đi xe hơi, mặc nguyên bộ com-lê trắng, tóc chải xớt lên, tay cầm ống vố hút thuốc trông rất sang trọng. Một lần khác thì cậu Quang cũng gặp ông Út Trà Ôn cũng đi xe hơi và ca Vọng cổ độc đáo... Cả hai nghệ sĩ này làm cho cậu Quang có ước mơ thèm khát mình trở thành nghệ sĩ, đó cũng là duyên cớ mà sau này câu Quang biến ước mơ thành hiện thực.
Khi trở thành một thanh niên thì tình hình chiến sự miền Nam cáng căng thẳng hơn, trong lúc đó thì cậu Quang đã dđến tuổi líng quân dịch (1960), nhưng cậu thì không muốn đi lính. Thế là cậu xuống Sài Gòn tìm nhạc sĩ Văn Còn ( vừa là cùng quê vừa là bà con dòng họ) ở Phú Nhuận. Một thời gian cậu Quang theo nhạc sĩ Văn Còn, cậu phụ xách đờn cho nhạc sĩ Văn Còn lúc ông đờn gành hát Thanh Minh. Mỗi tối, Quang được ngồi dưới dàn đờn, coi gánh Thanh Minh diễn các vở như: Nửa đời hương phấn, con gái chị Hằng,...Từ lúc này, cậu Quang càng mê cải lương hơn nữa, và cứ mỗi lần xem hát lại ca theo đào kép. Cậu Quang theo làm đệ tử nhạc sĩ Văn Còn, nhưng được xách đờn nhiều hơn là học ca, nên thời gian khá lâu mà nhịp nhàng chưa vững. Một hôm Quang ca bài Vọng cổ Tình hận thâm cung, bài nổi tiếng của ông Út Trà Ôn lúc bấy giờ, nhạc sĩ Văn Còn không khỏi ngạc nhiên là cách ca và hơi giọng của Quang sao giống Út Trà Ôn...Vời kinh nghiệm của một nhạc sĩ dày dặn tay nghề, Văn Còn cho Quang biềt đây là một giọng ca vàng, mang âm hưởng của Út Trà Ôn. Thấy giọng ca của Quang có nhiều triển vọng nên từ đó văn Còn chăm chút hơn, truyền day nhịp nhàng bài bản, kỷ thuật ca ngâm.
Để thử sức mình sau thời gian rèn luyện, cậu Quang tìm đến gành Kim Thành, của bầu Nhuần mới thành lập để đầu quân và được nhận. Sau đó gành Kim Chưởng có đăng tuyển kép chánh, Phương Quang đăng kí vào thi cùng với ba anh kép khác, nhưng kết quả chỉ trúng tuyển một mình Phương Quang. Đến năm 1966, ông đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm, với vai Kỳ Thanh Lang trong " Tình nào cho em ".
Sau năm 1975, NSUT Phương Quang về cộng tác với người thầy cũ là NSUT Kim Chưởng trên sân khấu " Tiếng hát Long Xuyên ", ông có hàng chục vai chánh cùng với Minh Trung, Kiều Minh Trang tạo thành một bộ ba rất ăn khách., nổi đình nổi đám nhất là vở "Sự tích cây uyên ương" của tác giả Nguyên Thảo. Sau đó ông trở về Sài Gòn 2 cùng với Thanh Tuấn tạo thành một cặp kép chánh khai trương Đoàn với vờ " Lỡ bước sang ngang" của tác giả Thu An - Hoàng Khâm. Đến năm 1983, NSUT Phương Quang về nhà hát Trần Hữu Trang, ông có mặt trong những vở như: Hòn đảo Thần Vệ Nữ, Tình yêu và lời đáp,...bên cạnh những nghệ sĩ tài năng nhất của Sân khấu cải lương như: Út Trà Ôn, Minh Phụng, Minh Vương, Lệ Thuỷ, Bạch Tuyết, Thanh Sang, Út Hiền, Minh Cảnh,...Có lẽ giai đoạn này đáng ghi nhận nhất , vai mà được xem là đỉnh cao để đời từ sau Giải Phóng, đó là Vua Riêm trong Vở " Nàng Xê-Đa" của tác giả Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ, chuyển thể cải lương Thể Hà Vân, đạo diễn NSUT Đoàn Bá.
GIỌNG CA ĐỒNG VÀ VAI VUA RIÊM
Khi Hội Đồng Nghệ Thuật của nhà hát cãi lương Trần Hữu Trang (do NSUT Đoàn Bá làm Chủ tịch) quyết địng chọn NSUT Phương Quang đóng vai vua Riêm cùng với nữ ngệ sĩ Thanh Vy ( Xê-Đa). Lúc đó trong nhà hát không ít lời ra tiếng vào bình phẩm về khả năng nghệ thuật và tỏ ra phản đối. Họ không tin tưởng đôi đào kép Phương Quang - Thanh Vy sẽ thành công. Được sự ủng hộ động viên của NSUT Quang Thành, NSUT Tấn Đạt và một số nghệ sĩ lão thành cốt cán khác của nhà hát, Phương Quang nhận vai vua Riêm vơí tâm trang vừa mừng, vừa lo buồn và mặc cảm. Bởi trước dư luận tác động làm cho ông như thiếu tự tin với chính mình, nhưng vì lòng tự trọng của một nghệ sĩ, ông cố gắng hoàn thành vai diễn của mình. Thế rồi vai diễn của NSUT Phương Quang - Thanh Vy không những thành công, mà còn là vai diễn để lại với thời đại một hình tượng về nhân vật về một Vua Riêm - Phương Quang, nàng Xê - Đa - Thanh Vy sáng chói trong giai đoạn này của lịch sử cãi lương Nam Bộ. Theo thống kê của nhà hát Trần Hữu Trang thì vở " Nàng Xê - Đa" có sức sống hơn 10 năm, chíng thức ra mắt khán giải năm đầu 1983 đến cuối năm 1993, hơn 1.500 xuất luôn đông nghẹt khán giả.
" Nàng Xê- Đa" tạo một kỷ lục ở Nhà hát về sức sống của vở diễn và doanh thu cao. Không những " Nàng Xê-Đa" đã đưa Phương Quang và Thanh Vy đến đỉnh cao nghệ thuật của mình, mà còn in đậm đấu ấn như là huyền thoại trong thời kỳ vàng son của Cải lương. Vở "Nàng Xê-Đa" được tác giả phỏng theo nguyên tác " Nàng Xi-Ta" từ câu chuyện dân gian của đất nước Chùa Tháp - Campuchia. Nội dung vở nói về sự đối lập giữa cái thiện - ác trong mỗi con người. Nhân vật Quỷ Riếp trong vở, có thể hiểu là sự hiện thân của cái ác, là nguyênb nhân của mọi tội lỗi. Hắn muốn lôi kéo, xúi giục con người làm những việc phi đạo lí. Vở "Nàng Xê-Đa", ban đầu vua Riêm đã bị Quỷ Riếp làm mờ lý trí không nhận ra đâu là sự thật, nên ông nghu muội và sinh ra ghen tức với vợ mình nàng Xê-Đa, ông cho là nàng không chung thủy, buộc Xê-Đa chứng minh sự trong sáng của mình bằng cách đưa nàng lên giàn hoả... Có lẽ sự trong trắng của Xê-Đa đã làm động tới trời, nên đang lúc đốt lửa thiêu sống nàng thì đột ngột trời mưa làm tắt lửa giàn hoả. Xê-Đa được chứng minh sự trong trắng và được vua Riêm sủng ái. Nhưng Quỷ Riếp không buông tha Riêm, tìm cách tác động cách khác để Riêm ghen tức hơn. Xê-Đa tuy có thất vọng vì chồng mình cứ hà khắc và có thể những điều không may sẽ đến với nàng. Vì thế, Xê-Đa bỏ trốn khỏi Hoàng Cung vào rừng sâu sống với các thú. Qủy Riếp ngày càng có cơ hội làm cho vua Riêm ngu muội và mù quáng hơn. Một hôm, Riêm sai người em kết nghĩa là Pơ-Le vào rừng tìm giềt Xê-Đa cho thoả lòng căm tức. Nhưng Pơ-Le là nhân vật sáng suốt, nhận thấy chị dâu mình là người đức hạnh, chung thủy, lại đang mang thai với anh mình và sắp đến ngày sinh nở. Pơ-Le không ra tay độc ác, mà còn tìm cách cứu Xê-Đa và bảo toàn cho thai nhi bằng việc tự mổ tim mình, rồi nhờ cua khỉ Hanuman đem về triều dâng lên vua Riêm và bảo là tim của Xê-Đa. Còn nàng Xê-Đa được vua khỉ (Hanuman) đùm bọc, giúp đỡ nàng trong lúc sinh ra hoàng tử Ra-Lan, cũng là lúc vua Riêm sống trong cô độa. Ông bắt đầu hối hận và thương nhớ Xê-Đa. Ông sai nhiều quan quân đi vào rừng dò la tin tức Xê-Đa...Nhưng với Xê-Đa thì nàng chỉ nghĩ, khi nào Riêm băng hà thì nàng và con sẽ vể triều thọ tang mà thôi. Biết Xê-Đa cương quyết nên vua Riêm giả chết, bố cáo mình đã băng hà để Xê-Đa quay về. Và Xê-Đa đã trở lại hoàng cung thọ tang Riêm, nhưng trước đó nàng đã uống lá độc để được chết cùng chồng. Ngày hội ngộ vợ chồng, cha con cũng là lúc Xê-Đa ra đi vĩnh viễn....Đó là điểm nhấn và cao trào của vở diễn. kết cuộc vua Riêm càng nhận ra sự trong trắng và thủy chung cũa Xê-Đa, cũng là lúc chỉ còn là niếm ân hận cả đời.
Ngay từ cảnh đầu, khi vua Riêm còn là hoàng tử mới gặp Xê-Đa, một mối tìng thơ mộng, NSUT Phương Quang ca diễn rất trữ tình và tỏ ra bản lĩnh, khi bị bọn hoạn quan âm mưu bắt ông. Từ khẩu khí ca ngâm, ân giọng hùng hồn của một hoàng tử cứng cõi, ánh mắt nhìn bọn hoạn quan như nảy lửa và động tác tay gồng lên để thể hiện ý trí như muốn đánh bẹp tất cả...Riêm của Phương Quang kúc này là một người hùng. Khi với Xê-Đa (NSUT Thanh Vy ca Phụng Hoàng), lúc nàng xin theo chàng rời hoàng cung, Phương Quang trầm giọng xuống âm lực diệu êm hơn, ca diễn tự sự nhưng rất trữ tình với Xê-Đa, ánh mắt ông đâm chiêu một phút trầm tư, hai tay ông bung rộng như ôm cả không gian sàn diễn ca vang lên: "Nàng như đoá hoa tươi tô sắc khoe hương dưới ánh mặt trời, thì không thể theo ta chịu chung số kiếp, đã khổ một người, thì cứ để khổ một người thôi..."Khi Riêm phân trần, Phương Quang ca như nói, mắt ông đượm buốn theo nội dung ca từ : " Ôi, sống trong tháp ngà ngôi vị Đế vương, ta cứ ngỡ đời là thơ là mộng, nào ngờ đâu buổi sáng bình minh trời còn đang tối tăm u ám, ta vừa bước ra cổng thành trì chứng kiến cành tang thương. Chỗ này tranh giành với nhau vì một chén cơm, chỗ khác thì cáu xé nhau vì một manh áo rách. Đâu đâu ta cũng thấy đầy tội ác, máu và giáo gươm cũng vươn mắt oán hờn..." Ông vươn mắt nhìn trừng trừng nhìn chung quang vừa diễn tả thái độ bất mãn và oán giận xã hội nhiễu nhương; ông giằng giọng luyến hai dấu sắc "ác" và "giáo", ca cấn lên và xuống "Xề" ngọt liệm...
Lợi thế của vở diễn này với Phương Quang là ca nhiều, lớp nào cũng có vài câu Vọng cổ, dàn trãi từ cành đầu đến cảnh cuối, nhất là lớp ông cô độc và ân hận vì để Xê-Đa bỏ vào rừng.... Tâm trạng của Riêm lúc này được Phương Quang miêu tả sâu sắc hơn, ông tỏ vẻ bồn chồn đi đi, lại lại trong cung mà như chẳng biềt mình đi đâu và làm gì để vơi nỗi nhớ nàng và ân hận ê chề. Tiếng ca của NSUT Phương Quang lúc này như oán như than, để được ai đó hiểu lòng mình, càng thể hiện tâm trạng giọng ca vàng mùi mẫn mỗi lần ông "hơ..." nghe não nuột. Người ta rất dễ nhận ra một ông vua - người hùng cô độc, một Phương Quang lạ lẫm với đời thường, vừa oai phong lại vừa sầu não - một ấn tượng khá sâu sắc với khán giả lúc bấy giờ. Rồi đến cành, vua khỉ đưa hoàng tử Ra-Lan vào cung để gặp Riêm, Ra-Lan hát bài của Xê-Đa dạy cậu cho Riêm nghe. Phương Quang lại bộc lộ trạng thái hối hận và lòng như nặng trĩu tâm tư, ánh mắt ông buồn nhìn vua khỉ và Ra-Lan như muốn phân minh: " Ra-Lan ơi, ai dạy em hát bài hát ấy, bài hát mà ngày xưa nàng thường hát đễ ru đưa ta vào giấc ngủ, bài hát tình yêu thời son trẻ, nay đã già nua nhưng tình vẫn thiên thu tìng sống cho tình. Bài hát còn đây mà ngườ xưa đã vắng bóng đâu rồi..." Đây là một trong những lớp ca diễn hay của Phương Quang với vai vua Riêm., ông ca bằng tâm trạng nhưng đôi lúc lại cấn lên tạo âm giọng cao mà hùng rất thu hút.
NSUT Phương Quang thời còn trai trẻ, ông đã say mê và thần tượng giọng ca của NSND Út Trà Ôn; ông cho biết: vì ông mê giọng ca của ông Út mà ông theo cải lương. Có lẽ, vì quá ảnh hưởng hơi - giọng của ông Út, thêm vào đó NSUT Phương Quang cũng dày công tôi luyện, nên thoáng nghe khi ca, thì thấy hơi - giọng của Phương Quang khá giống ông Út về nhiều yếu tố. Nhưng nghe kỹ hay nghe vài lần thì thấy sự khác nhau rất rõ, nét khu biệt là những yều tố xử lý kỹ thuật: ngân giọng, buông hơi, sắp văn, chẻ nhịp,... Mỗi yếu ốt như thế có nét giống nhau từ 70-90 %; có nét chỉ na ná 60%; để đáng giá tỉ lệ này, chúng tôi căn cứ cơ sở ngữ âm học và vật lý âm nhạc. Ví dụ, chỉ âm "vàng" trong ca từ "tên Vàng" xuống "Hò" câu 1 của bài "Đài hoa dâng bác", NSND Út Trà Ôn buông hơi ở chữ "tên", rồi "hơ, ơ…" xuống giọng "vàng" nghe âm lực đầy đặn, trọng âm nhấn thanh huyền rõ. ta cảm tưởng âm giọng hùng mạnh hơn. Cũng kỹ thuật như vậy, NSUT Phương Quang nhấn chữ "tên" xuống hò chữ "vàng" khác với ông Út. Kiểu "hơ,ơ..."của Phương Quang ngắn hơn, hoạ âm ngang nhiều bổng ít hơn trung và trầm; trọng âm rơi xuống chữ "vàng" nghe yếu hơn, nhẹ hơn, vì trọng âm lực bị phân tán từ lúc ngân chữ "tên"; vì xử lý hơi miệng để ngân thì hoạ âm ngang nhiều hơn bổng nhưng âm giọng trẻ trung hơn. Nét khác biệ nữa là nhấn trọng âm dấu sắc và dấu hỏi của Phương Quang có phần trẻ trung, sinh động, âm lương bộc lộ đều đều, không bổng lên như ông Út; do vậy mà âm giọng nghe không hùng mạnh bằng, nhưng ngược lại nét hay riêng là lắng dịu , thanh xuân hơn. Đặc biệt, sự trẻ trung và kiểu ngân ngang nhiều hoạ âm, nên khi xuống "Xề" độ trầm của Phương Quang nghe rền hơn độ trầm của ông Út gãy gọn... Do vậy chất giọng ngọt và mùi mẫn của NSUT Phương Quang có nhiều âm hưởng không kém thần tượng củ mình.
Có thể nói trong những nghệ sĩ, nghệ nhân ca ngâm có hơi giọng và kỹ thuật giống NSND Út Trà Ôn, người kế thừa đó là NSUT Phương Quang. Về vai diễn thì "Vua Riêm" của phương Quang vốn được tác giả thiết kế nhiều lớp ca Vọng cổ, kế đó là loại vai hùng, tâm lý và tính cách đa dạng mà NSUT Phương Quang đã lột tả thành công. Đây là vai diễn của NSUT Phương Quang đã đi vào huyền thoại. trong thời kỳ vàng son của cải lương, và ông luôn mãi mãi tự hào. Không chỉ có thế mà "Vua Riêm" của phương Quang đã để lại một hình tượng của Cải lương nói chung, cho Nhà hát Trần Hữu Trang nói riêng một kỷ lục về xuất diễn và doanh thu trong lịch sử Cải lương thời kỳ hiện đại.
NSUT Phương Quang tâm sự: ông có được như thế là nhờ sự giúp đỡ nhiều mặt của các bậc Thầy, đồng nghiệp và sự cổ vũ của các khán giả mộ điệu...Ông thầm nghĩ, nếu còn sức khoẻ là ông cống hiến khả năng mình cho khán giả cùng Tổ nghiệp cho đến phút cuối đời.
Đổ Dũng
NSUT Thanh Vy trong vai nàng xê-đa
Trong thoáng chốc ru hồn người xem vào khung trời cổ tích, đó là giây phút diệu kỳ mở bức màn nhung trên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang – vở diễn “Nàng Xê-đa” (1984) kỷ lục: 1008 suất diễn.
Có thể nói, “Cây đàn muôn điệu” – NSUT Đoàn Bá đã huy động mọi thế mạnh của nghệ thuật cải lương như: Cảnh sắc bài trí lung linh hòa quyện trong thế giới đượm màu huyền hoặc, cổ xưa của tuồng tích, ca từ, đối thoại trong nhã nhạc và áo mão, xiêm y lấp lánh chiếu sắc muôn hồng, ngàn tía…Tôn lên vẻ ngọc ngà “nhất dáng - nhì da - thứ ba đường nét” của nàng Xê - đa – NSUT Thanh Vy. Xem nàng trên sàn diễn, rồi vài năm sau, khán giả ái mộ còn xem đi xem lại qua chương trình truyền hình sân khấu của Đài HTV. Và cho đến nay trước khi đặt bút viết bài theo yêu cầu của tòa soạn báo Sân khấu, thì tôi có dịp sống với vở diễn nổi tiếng một thời “Nàng Xê-đa” truyền dẫn từ mạng internet, dẫu tiếng nhạc, lời ca chất lượng phôi pha, tiếng nhòe, tiếng mất; hình ảnh không sắc sảo, rõ nét như trên band bétacam được Đài HTV dùng để ghi và phát hình hôm nay, nhưng chương trình vẫn đầy sức cuốn hút. Ngày đó vẫn là thời bao cấp nên tiền bồi dưỡng mỗi suất diễn của “Nàng Xê-đa” chỉ tương đương hai tô phở, nhờ vậy mà dáng ngọc cao sang xuất hiện hàng đêm dễ dàng nhập vai vợ – chàng hoàng tử bị thất sủng, bị mẹ kế và lũ gian nịnh trong triều soán đoạt ngôi kế vị ngay sau cái chết của vua cha chăng, thưa NSUT Thanh Vy?! Hỏi là tự trả lời, vì nhỡ thời ai cũng thế…Ai cũng hồn nhiên tìm kiếm niềm vui để vượt khó khăn. Hẳn vậy, nên nàng Xê-đa của chị Thanh Vy rất thoải mái, tung tăng “thi vị” hóa ngày tháng bị lưu đày nơi rừng thẳm, chia sẻ cùng P’Riêm nỗi bất hạnh có thực bằng giấc mơ sơn nữ thanh bình. Chúng ta hãy đọc xem trong kịch bản gốc mang tên “Nàng Si-ta”, tác giả Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ viết gì…Xin trích cảnh III như sau:
[center]Image[/center]
CẢNH III
(Si-ta và Pơ Riêm trốn vào rừng sâu, buổi sáng đâu tiên Si-ta đi hái nấm và hoa quả về)
Si Ta: Pơ Riêm (cười đùa với Pơ Riêm)
Pơ Riêm: Kìa! Si Ta, em đã về, Si Ta! Si Ta ơi! Hôm nay em đi kiếm được nhiều không cho anh xem nào.
Si Ta: Rất nhiều thứ, Pơ Riêm, hôm nay em sẽ chiêu đãi hoàng tử một món ăn mà hoàng cung không bao giờ có được. Pơ Riêm ơi! Trời đã tạnh mưa, trông rừng núi đẹp hẳn lên. À anh có biết không, lúc em đi kiếm măng rừng, có một con hươu nhỏ cứ quanh quẩn bên đồi, hình như nó bị lạc mẹ, anh ạ.
Pơ Riêm: Con hươu nhỏ hở em?
Si Ta: À hôm nay em kiếm được rất nhiều thứ. Anh xem: Đây là măng rừng; còn đây
Pơ Riêm: Ô! Cái gì mà đẹp thế?
Si Ta: Nấm rừng đấy
Pơ Riêm: Nấm rừng! Có ăn được không?
Si Ta: Ăn được chứ! Lát nữa em sẽ nấu cho anh món ăn mà các món ăn ở hoàng cung không sánh kịp đâu. Còn đây.
Pơ Riêm: Quả gì thế này?
Si Ta: Ổi rừng đấy! Anh ăn đi.
Pơ Riêm: Em ăn đi!
Si Ta: Em ăn rồi, phần anh.
Pơ Riêm: Sao cái gì em cũng phần cả cho anh
Si Ta: Em đói quen rồi!
Pơ Riêm: Em nói có bao giờ nhịn được cái đói đâu mà.
Si Ta: Thôi ăn đi! Đây là lệnh của em đấy!
Pơ Riêm: Lệnh ư? Anh…xin tuân lệnh (cười)
Ờ ngon, ngọt lắm, Si Ta ơi! Ăn nữa đi.
Si Ta: Kìa Pơ Riêm! Anh nghĩ cái gì vậy?
Pơ Riêm: Nếu những người hèn mạt kia họ không tráo trở thì bây giờ Si Ta đã là Hoàng hậu của anh rồi.
Si Ta: Đừng nghĩ tới chuyện đó nữa anh!
Thế tình yêu của em không bù đắp được cho anh hay sao?
Pơ Riêm: Si Ta ơi! Mấy đêm nay anh không sao ngủ được. Anh nhớ về kinh thành Aốtđia.
Nơi đã từng sáng chói sức mạnh và hình bóng của Tiên đế. Giờ đây đang ngạo nghễ những bước chân hèn mạt của lũ thoát đoạt. Còn anh phải sống nơi rừng hoang gió rét. Em thì đang ngày đêm phải lo từng bữa măng rừng.
Si Ta: Sao anh bảo anh vui với cảnh ẩn dật này rồi kia mà?
Pơ Riêm: Anh vui sao được. Anh vui được sao? Khi lòng anh phải nghĩ về kinh thành Aốtđia. Ôi! Ước gì lòng ta được thanh thản trở lại như những ngày còn là hai đứa trẻ vui chơi hát ca ở dưới vườn xoài.
Si Ta: Anh còn nhớ, bài hát mà chúng mình vẫn hát cho nhau nghe ngày ấy không?
Pơ Riêm: Anh còn nhớ…
Si Ta: Em hát nhé!
Pơ Riêm: Một bông hoa trắng
Một bông hoa trong dòng nước xanh bên hồ
Mợt bông hoa thơm. Hoa huệ ngát hương bay giữa trời êm.
Một bông hoa trắng. Một tia nắng cũng tươi màu hoa, nào ai biết hoa cười với trắng sáng ngời. Với tình yêu trong lòng ta, cùng thơm ngát bông hoa cuộc đời, người yêu hoa. Mối tình trắng trong tuyệt vời. Mỗi nhành hoa là bao nhiêu người vì hoa, người yêu hoa. Mối tình trắng trong tuyệt vời. MỖi nhành hoa là bao nhiêu người vì hoa!!!
Si Ta: Kìa Pơ Riêm, em làm anh buồn ư?
Pơ Riêm: Không sao. Anh không sao Si Ta ạ! Si Ta ơi! Hôm nay anh muốn ra gần cửa rừng.
Si Ta: Để làm gì?
Pơ Riêm: Để trông về phía kinh thành, nhưng làm sao có thể quên đi mối hiểm nguy rình rập và nỗi niềm gia cảnh điêu linh trong lòng chàng Pơ Riêm…Ngày ngày ngóng trông về chốn kinh thành, hoảng tử P’Riêm vẫn mong ngày trở về…
Đường đến kinh thành Aốtđia của tác giả Lưu Quang Vũ
Sân khấu thực sự đáng ngợi ca là “hoành tráng” với những nàng vũ nữ cung đình, những nhân vật đứng trong tư thế duyên dáng như tạc vào phù điêu…Đó là thời thanh xuân của vở diễn “Nàng Xê-đa” của Nhà hát Trần Hữu Trang năm 1984. Dàn đồng ca hòa thanh bè nam và nữ diễn tấu trong âm ba tràn ngập tâm hồn…
“Trên đất nước Aốtđia thời chưa có Ăng-co
Cũng có một kinh thành là thành Aốtđia…
Chỉ còn trong trí nhớ, nên những bài ca hát lên bên bếp lửa hồng…
Ngày xưa…có một ông vua là P’Riêm đánh mất người yêu…(tân nhạc, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ – ca từ nhà thơ Lê Giang)
No comments:
Post a Comment