Rating: R (for language throughout, some sexual content and brief violence)
Genre: Comedy
Directed By: Alejandro González Iñárritu
Written By: Alejandro González Iñárritu, Armando Bo, Nicolás Giacobone, Alexander Dinelaris, Jr.
In Theaters: Oct 17, 2014 Wide
On DVD: Feb 17, 2015
Box Office: $1.6M
Runtime: 1 hr. 59 min.
MOVIE INFO
BIRDMAN or The Unexpected Virtue Of Ignorance is a black comedy that tells the story of an actor (Michael Keaton) - famous for portraying an iconic superhero - as he struggles to mount a Broadway play. In the days leading up to opening night, he battles his ego and attempts to recover his family, his career, and himself. (c) Fox Searchlight
Birdman (Người Chim) hay Phẩm Chất Vô Minh Không Mong Đợi là một bộ phim hài thuộc dạng đen, kể về câu chuyện của một diễn viên (do Michael Keaton đóng) - vốn nổi tiếng trong việc khắc họa chân dung của một hình tượng siêu anh hùng - khi ông ta đang nỗ lực để dựng một vở kịch trên sân khấu Broadway. Trong những ngày trước đêm vở kịch mở màn, ông ta chiến đấu chống lại bản ngã của mình và cố gắng phục hồi lại gia đình, sự nghiệp và chính bản thân mình.
REVIEW BY CHRISTY LEMIRE (10/17/2014)
The first time we see Michael Keaton in his tighty-whities in “Birdman,” it’s from behind. His character, a formerly high-flying movie star, is sitting in the lotus position in his dressing room of a historic Broadway theatre, only he’s levitating above the ground. Bathed in sunlight streaming in from an open window, he looks peaceful. But a voice inside his head is growling, grumbling, gnawing at him grotesquely about matters both large and small.
The next time we see Keaton in his tighty-whities in “Birdman,” he’s dashing frantically through Times Square at night, having accidentally locked himself out of that same theatre in the middle of a performance of a Raymond Carver production that he stars in, wrote and directed. He’s swimming upstream through a river of gawking tourists, autograph seekers, food carts and street performers. But despite the chaos that surrounds him, he seems purposeful, driven and–for the first time–oddly content.
These are the extremes that director Alejandro G. Inarritu navigates with audacious ambition and spectacular skill in “Birdman”–the full title of which is “Birdman or (The Unexpected Virtue of Ignorance).” He’s made a film that’s both technically astounding yet emotionally rich, intimate yet enormous, biting yet warm, satirical yet sweet. It’s also the first time that Inarritu, the director of ponderous downers like “Babel” and “Biutiful,” actually seems to be having some fun.
Make that a ton of fun. “Birdman” is a complete blast from start to finish. The gimmick here–and it’s a doozy, and it works beautifully–is that Inarritu has created the sensation that you are watching a two-hour film shot all in one take. Working with the brilliant and inventive cinematographer Emmanuel Lubezki (who won an Oscar this year for shooting “Gravity” for Inarritu’s close friend and fellow Mexican director Alfonso Cuaron), Inarritu has constructed the most delicate and dazzling high-wire act. And indeed, before shooting began, the director sent his cast a photo of Philippe Petit walking a tightrope between the World Trade Center towers as inspiration.
Through impossibly long, intricately choreographed tracking shots, the camera swoops through narrow corridors, up and down tight stairways and into crowded streets. It comes in close for quiet conversations and soars between skyscrapers for magical-realism flights of fancy. A percussive and propulsive score from Antonio Sanchez, heavy on drums and cymbals, maintains a jazzy, edgy vibe throughout. Sure, you can look closely to find where the cuts probably happened, but that takes much of the enjoyment out of it. Succumbing to the thrill of the experience is the whole point.
Just as thrilling is the tour-de-force performance from Keaton in the role of a lifetime as Riggan Thompson, a washed-up actor trying to regain the former glory he achieved as the winged action hero Birdman. The film follows the fraught early going of his Broadway debut which is also his last shot at greatness–although his on-screen alter ego doesn’t help much by voicing his fears and making him doubt himself incessantly. Yes, it’s knowingly amusing that Keaton, who peaked 20-plus years ago as a superhero, is playing an actor who peaked 20-plus years ago as a superhero. Although I’d happily argue that Keaton’s Batman for Tim Burton in 1989 is THE definitive performance of the iconic character–but that’s a whole ‘nother conversation for another time.
Or is it? While “Birdman” exists in its own meticulously realized world, it’s very much of this time and place from a pop-culture perspective, with references to other real-life actors like Robert Downey Jr. and Michael Fassbender who’ve enjoyed enormous success when they’ve donned the superhero duds. The script from Inarritu, Nicolas Giacobone, Alexander Dinelaris and Armando Bo is cleverly meta without being too cutesy and self-satisfied.
Keaton gets to toy with his persona a bit–as well as acknowledge how comparatively quiet his career has been in recent years–but seeing him in seasoned form provides its own joy. He’s still hyper-verbal and playful and he can still be amusing and lacerating in his delivery, but there’s a wry wistfulness and even a desperation in the mix now that’s achingly poignant.
Also confronting his real-life reputation is Edward Norton as Mike Shiner, the brilliant but infamously capricious actor who steps in as Riggan’s co-star just as previews are about to begin on his labor-of-love production of “What We Talk About When We Talk About Love.” Norton, who’s come with the baggage of being difficult and demanding over the years, finds just the right balance between arrogance and sincerity.
Besides, they need each other, as they find in the days leading up to opening night. They all need each other. Inarritu has amassed a tremendous supporting cast and made ridiculous technical demands of them, yet they’ve all more than risen to the occasion and relished the chance to shine.
Zach Galifianakis plays strongly against type as Riggan’s manager and the rare voice of reason in the middle of all this madness. Emma Stone is adorable as Riggan’s world-weary, wise-ass daughter who also serves as his assistant. (She and Norton have crackling chemistry in a couple of crucial scenes.) Amy Ryan does wonders with her brief screen time as Riggan’s ex-wife; she fleshes him out and allows us to see both the selfish and the good in him. And Naomi Watts, who starred in Inarritu’s wrenching “21 Grams,” gets to play both light and heavy moments as a neurotic fellow cast member.
It’s powerfully clear that they all worked their asses of to make this complicated thrill ride look effortless. The result is one of the best times you’ll have at the movies this year–which might even be the best movie this year.
Chirsty Lemire
Oscar lần thứ 87-2015: Birdman thắng thuyết phục
Việc Birdman chiến thắng là một bất ngờ với cả người trong cuộc lẫn giới phê bình, từ truyền thông đến công chúng nhưng phim này thật sự xứng đáng
Bất ngờ luôn xảy ra ở Oscar - giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới. Những ngày trước lễ trao giải, Birdman hay Boyhood sẽ chiến thắng Oscar lần thứ 87-2015 là câu hỏi làm nóng các trang báo và dư luận. Nếu Boyhood nổi bật trên mặt báo với dự đoán của giới phê bình chiếm 62% cơ hội chiến thắng thì rốt cuộc, Birdman bất ngờ đại thắng trong lễ trao giải Oscar lần này - diễn ra ngày 23-2 (giờ Việt Nam) tại nhà hát Dolby, Los Angeles - Mỹ. Tình thế đã lật ngược đầy thú vị dù tỉ suất dự đoán giữa 2 phim chênh lệch không đáng kể.
Đề cao giá trị nhân văn
Trước khi ra mắt, Birdman của đạo diễn Alejandro González Iñárritu đã nhận được những lời phê bình tích cực và nằm trong tốp Phim trong năm do giới phê bình quốc tế bình chọn. Tại Giải thưởng Quả cầu vàng 2015, phim nhận được tổng cộng 7 đề cử, nhiều nhất trong số các tác phẩm dự thi. Ở Oscar 2015, Birdman có đến 9 đề cử. Vì vậy, với 2 giải thưởng quan trọng nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 87: Bộ phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, chiến thắng của Birdman được ví như “cú phạt đền của danh thủ bất bại”.
Đoàn phim Birdman nhận giải Oscar lần thứ 87 cho Phim xuất sắc nhất Ảnh: REUTERS
Birdman chiến thắng xứng đáng nhưng lại là điều nuối tiếc tột độ của những ai yêu thích Boyhood. Trước khi lễ trao giải Oscar 87 diễn ra, công chúng cũng như giới chuyên môn đã kỳ vọng sự lên ngôi của dòng phim độc lập “cải biên”. Đó là một sáng tác đầy cầu thị với sự cân bằng giữa cái tôi nghệ sĩ với nhu cầu thưởng thức đích thực của đại đa số công chúng. Boyhood đã không may mắn và chiến thắng của Birdman một lần nữa khẳng định tính giải trí đầy thương mại ở màn bạc vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Đó là sự hội tụ của nhiều yếu tố: trí tưởng tượng bay bổng, công nghệ được vận dụng một cách thông minh và người xem được nếm trải những cảm xúc huyễn hoặc đến bất tận.
Birdman xây dựng hình ảnh về một ngôi sao hết thời tên Riggan Thomson, người cố gắng tìm lại ánh hào quang cũ qua công việc đạo diễn kiêm diễn viên chính của vở kịch What we talk about when we talk about love tại rạp St. James của sân khấu Broadway lừng danh. Birdman khắc họa khát vọng muốn thoát ly khỏi thực tại đầy khắc nghiệt của Riggan Thomson để trở về với bầu trời tự do rộng lớn cùng đôi cánh của Birdman, nơi ông luôn được mọi người ngước nhìn với ánh mắt thán phục, nơi ông không bị ràng buộc bởi những rắc rối, lo toan của cuộc đời. Sức mạnh có phần ảo mộng ấy, khí chất dị biệt ấy đã trở thành động lực để Riggan Thomson diễn xuất xuất thần trên sân khấu.
Birdman chính là tác phẩm điện ảnh về những số phận, những khuôn mặt riêng của từng con người gắn bó với nghệ thuật trong vai trò diễn viên. Họ đã sống hết mình cho những sáng tạo mà đôi khi phải đeo đuổi cả cuộc đời cho dù trải qua nhiều áp lực, khó khăn của cuộc sống và cả những ánh hào quang cũ. Birdman trở thành một tác phẩm điện ảnh hấp dẫn khi chứa đựng giá trị nhân văn đó.
Con mắt tinh tường
Vị đạo diễn người Mexico, Alejandro González Iñárritu, cũng xứng đáng với tượng vàng Oscar 87 dành cho Đạo diễn xuất sắc nhất. Một lần nữa, ông chứng minh mình có con mắt tinh tường trong việc lựa chọn diễn viên và trao đúng đất diễn để họ thể hiện hết khả năng của mình dù đó là vai chính hay vai phụ.
Các diễn viên (từ trái qua) khoe tượng vàng Oscar: J.K. Simmons: Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (phim Whiplash), Patricia Arquette: Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (phim Boyhood), Julianne Moore: Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (phim Still Alice) và Eddie Redmayne: Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (phim The theory of everything) Ảnh: REUTERS
Birdman đánh dấu sự trở lại ấn tượng của Michael Keaton - tài tử thủ vai siêu anh hùng Batman trong loạt phim cùng tên của đạo diễn Tim Burton cách đây 2 thập kỷ. Hơn 20 năm trước, Michael Keaton nổi danh khắp thế giới với vai diễn Người dơi kinh điển trong loạt phim Batman của đạo diễn Tim Burton. Loạt phim này có ảnh hưởng rất lớn tới dòng phim siêu anh hùng hiện đại của Hollywood sau đó. Song, danh tiếng ấy cũng dần bị lãng quên khi Michael Keaton rời bỏ phim ảnh để theo đuổi nghệ thuật sân khấu. Hình ảnh Riggan Thomson như tấm gương phản chiếu chính cuộc đời của Michael Keaton đầy sắc màu thi vị, chua chát, khắc nghiệt nhưng vô cùng thực tế.
Cũng giống như Michael Keaton, nhân vật Riggan Thomson từng một thời là ngôi sao sáng nhất Hollywood với Birdman, vai diễn làm nên tên tuổi của tài tử này nhưng cũng ám ảnh ông suốt từ đó. Thomson rời Birdman chỉ còn là một tên tuổi ít ai nhớ tới, không gia đình và bạn bè, ngoại trừ Sam - cô con gái cáu bẳn đang trong thời gian cai nghiện. Thomson cũng chẳng còn tiền bạc, tới mức phải tính toán tới chuyện cầm cố căn nhà ông dành cho con gái để lấy tiền thực hiện vở kịch mới.
Bộ phim ghi lại những ngày cuối cùng trước khi vở kịch công diễn, khi mà Riggan Thomson vừa phải giải quyết những rắc rối và lo lắng xoay quanh vở kịch vừa phải vất vả phân tích giấc mộng mang tên Birdman với hiện tại khắc nghiệt. Nhân vật Riggan Thomson chìm đắm trong giấc mơ của bản thân đến mức xóa nhòa ranh giới của hiện thực và mộng tưởng. Ông có thể là một siêu anh hùng ở phút trước nhưng ngay sau đó lại là một người rất đỗi bình thường với những lo toan của doanh thu bán vé hay các bài viết chê bai của báo chí về vở kịch của mình.
Đây là vai diễn đòi hỏi rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ vui tới buồn, từ hào sảng tới tuyệt vọng nhưng Michael Keaton đã thể hiện xuất sắc đến không ngờ. Ông không chỉ thể hiện được những suy nghĩ, dằn vặt của nhân vật Riggan Thomson mà còn cho người xem cảm nhận rõ ngọn lửa đam mê diễn xuất luôn bùng cháy trong con người mình. Những tưởng Batman đã là vai diễn ấn tượng nhất trong lịch sử điện ảnh nhưng với Thomson trong Birdman, ông còn để lại ấn tượng mạnh hơn. Ông thực sự khiến cho mọi người tin rằng tình yêu điện ảnh và uy lực diễn xuất chưa bao giờ tắt trong ông dù đã ở tuổi ngoài 60.
Thùy Trang (Theo Người lao động)
Oscar 2015: Vì sao “Birdman” giành giải Phim truyện xuất sắc nhất?
Bộ phim của đạo diễn người Mexcio "Birdman" (Người chim) giành giải "Bộ phim xuất sắc nhất" Oscar 2015.
Trong buổi lễ trao giải Oscar 2015, “Birdman” (Người chim) đã thắng 4 giải gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc và Kịch bản gốc hay nhất.
Trước đó bộ phim này cũng được giới phê bình dự đoán sẽ giành giải cao nhất tại Oscar 87 với tỉ lệ đặt cược cao. Chiến thắng giải Phim hay nhất tại giải Tinh thần độc lập 2015 cuối tuần qua của "Người chim" càng củng cố thêm vị thế của phim này tại Oscar năm nay.
Còn nhà làm phim Người Mexico Alejandro González Iñárritu giành tượng vàng Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất. Được đề cử ở hạng mục tương tự lần đầu năm 2007 với bộ phim “Babel” tuy nhiên đây là lần đầu tiên nhà làm phim 52 tuổi này được chạm tay vào bức tượng vàng danh giá.
“Birdman” (Siêu anh hùng Birdman) được ví như một tấm gương phản chiếu thế giới hào nhoáng, phù phiếm nhưng ẩn chứa nhiều bi kịch ở Hollywood.
Phim kể về một diễn viên đã hết thời phải vật lộn với đời sống vật chất nhưng vẫn không thôi khát vọng tỏa sáng, mong muốn được khán giả nhắc nhớ tới.
Nhân vật nam chính của phim cũng giống như bao diễn viên đã bị lãng quên khác ở Hollywood, họ loanh quanh với sự nghiệp không như ý của mình, khán giả tưởng họ đã âm thầm giã từ sự nghiệp từ lâu, nhưng rồi đột ngột, một ngày nọ, họ trở lại với một vai diễn mới và mang trong lòng đầy kỳ vọng về một cú tái xuất ngoạn mục, một sự trở lại của hào quang thắp sáng lần hai.
Một cảnh trong phim Birdman.
Truyện phim kể về một diễn viên lớn tuổi, đã hết thời - Riggan Thomson.
Riggan từng một thời rất nổi tiếng khi vào vai siêu anh hùng Birdman trên màn ảnh, nhưng rốt cuộc, ông lại là diễn viên chỉ nổi tiếng với một vai duy nhất. Tất cả những vai diễn sau này của Riggan đều không được người xem nhớ đến. Người diễn viên ấy không chấp nhận sự thật và muốn tái xuất ngoạn mục trên sân khấu kịch Broadway ở tuổi xế chiều.
Một điểm nhấn quan trọng của “Birdman”, đó là cảnh phim liền mạch, liên tục và xuyên suốt, khiến người xem tưởng như không hề có chuyển cảnh, không cắt gọt, không biên tập, phim diễn ra tự nhiên như thể chính cuộc đời và không có bàn tay dàn dựng của đạo diễn.
Sự liên tục trong cảnh phim đôi lúc như dồn nén người xem theo mạch cảm xúc của nhân vật, khiến người xem cũng cảm thấy ngột ngạt, bế tắc, không lối thoát như chính nhân vật.
Bộ phim kết hợp cả hiện thực và giả tưởng, trong đó, nhân vật nam chính - Riggan Thomson (Michael Keaton) - luôn sống với quá khứ hào quang của vai diễn siêu anh hùng Birdman. Thành công ấy vẫn ám ảnh ông suốt những năm tháng qua, “Birdman” đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi Riggan, khiến Riggan nhìn nhận cuộc đời bằng cả đôi mắt của “Người Chim”.
Biểu tượng vàng Oscar danh giá.
Có lẽ, chính bởi nội dung xuyên suốt, mạch lạc đó mà bộ phim "Người Chim" đã xuất sắc vượt qua Boyhood trở thành phim hay nhất Oscar 2015.
Những điều thú vị về bộ phim xuất sắc nhất Oscar 2015
Birdman là bộ phim đáp ứng được tính sáng tạo và đột phá mạnh mẽ, tôn vinh điện ảnh, và chính nó đã là một lời cảm ơn của những người vốn say mê làm phim gửi đến các khán giả của mình.
Mùa giải Oscar 2015 đánh dấu một năm so kè "ác liệt" giữa rất nhiều ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu Phim hay nhất như The Grand Budapest Hotel, Boyhood, American Sniper… Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận rằng trong số đó, Birdman vẫn là cái tên được đặt lên tiêu điểm hàng đầu, không chỉ vì đây là một kiệt tác của thể loại điện ảnh độc lập mà còn là bộ phim đầy rẫy những tầng lớp ý nghĩa sâu sắc mang tính ẩn dụ về nền công nghiệp điện ảnh và cuộc đời – con người của những diễn viên, nhà làm phim.
Birdman không chỉ là một bộ phim tâm lý đơn thuần mà còn là một tác phẩm tôn vinh công việc điện ảnh như là một trong những niềm say mê có khả năng kích thích trí sáng tạo mạnh mẽ nhất thế giới.
Michael Keaton thủ vai Riggan, một diễn viên – đạo diễn bị ám ảnh bởi nhân vật Birdman mình từng thủ vai trong quá khứ
Đạo diễn gạo cội người Mexico Alejandro González Iñárritu, các nhà biên kịch Nicolás Giacobone, Alexander Dinelaris, Jr., Armando Bo, Jr., nam chính Michael Keaton và đặc biệt là nhà quay phim Emmanuel Lubezki đã có được những tưởng thưởng xứng đáng cho công sức và sự "liều lĩnh" mà họ bỏ ra để thực hiện một dự án vốn từng được xem là điên rồ này.
Sự phức tạp của một câu chuyện nhiều cảm xúc
Trước hết, phải thừa nhận một điều rằng, Birdman là một bộ phim không hề dễ xem. Xoay quanh câu chuyện của Riggan Thomson, một nam diễn viên gạo cội hết thời đã cố cứu vãn lấy sự nghiệp của mình bằng cách đầu tư thực hiện một vở nhạc kịch do chính ông thủ vai chính và làm đạo diễn. Trong quá khứ, Riggan từng thành công với vai diễn anh hùng Birdman (người chim), và cũng chính nhân vật này đã luôn ám ảnh Riggan để rồi trong đầu ông luôn vang lên những giọng nói vọng về từ hư vô, điều khiển Riggan trong cả suy nghĩ lẫn hành động thực.
Câu chuyện của bộ phim luôn bị trộn lẫn giữa hư và thực
Trong quá trình thực hiện vở nhạc kịch, Riggan liên tục gặp rắc rối với với quản lý tài chính, tuyển chọn diễn viên, phê bình báo chí. Nam tài tử Mike Shiner, người bạn luật Jake, cô con gái ngỗ ngược Sam Thomson, nhà báo Tabitha... là những thử thách mà cuộc sống "bày biện" ra để thách thức Riggan, khiêu khích anh chiến đấu tận cùng vì niềm say mê của mình.
Chính điều đó đã đẩy Riggan đến chỗ biến câu chuyện cuộc đời của mình thành bi kịch, tạo ra một bước đột phá mới khủng khiếp trên sàn diễn kịch và rồi đưa đến cho bộ phim một kết thúc lãng đãng và rất buồn.
Vở nhạc kịch mà nhân vật Riggan dàn dựng trong Birdman chính là vở nhạc kịch được chuyển thể từ câu truyện What We Talk About When We Talk About Love (Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình) của nhà văn Raymond Carver. Cái thú vị ở Birdman là đạo diễn Alejandro González Iñárritu đã biết đồng bộ cái không khí lãng đãng, mơ màng trong câu chuyện lãng đãng của Raymond Carver vào bộ phim mà không hề tạo ra sự dụng công. Bởi Birdman luôn có một sự mơ hồ dễ cảm nhận trong cái ranh giới giữa hiện thực và những ảo ảnh (do nhân vật chính Riggan tạo ra), nhưng nó không sa đà đến nỗi cuốn sâu vào những ma trận kỳ quái mà luôn giữ được những cảm xúc nhất định nơi người xem.
Kỳ thực, câu chuyện mà Birdman kể được không có gì mới, rất nhiều tác phẩm nổi tiếng do nhiều nhà làm phim gạo cội đã khai thác đề tài tương tự (về việc một đạo diễn đã đấu tranh thế nào cho tác phẩm để đời của mình), nhưng thứ thực sự tạo nên được sự khác biệt ở Birdman chính là một câu chuyện đầy rẫy những mối liên kết và nút thắt liền mạch, nó mượt mà như thể được chuyển hóa từ cuộc sống và giấc mơ hoặc ngược lại.
Đó chính là lý do vì sao bộ phim đã được xướng danh ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất ở lễ trao giải Oscar năm nay.
Emma Stone đã có một vai diễn gây ngạc nhiên trong Birdman
Những đột phá mới về mặt kỹ thuật
Một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên sự đặc biệt ở Birdman mà sẽ còn được lưu truyền và nhắc đến rất lâu về sau nữa, đó chính là cách quay phim như thể toàn bộ bộ phim chỉ được thực hiện bởi một cú máy dài duy nhất. Một cú máy dài 120 phút là một điều được xem là điên rồ trong điện ảnh và cũng là nguyên do chính khiến trước khi bộ phim được thực hiện.
Dĩ nhiên, Birdman không hề được quay bởi một cú máy duy nhất mà nó là những cú mày dài được chắp nối một cách khéo léo vào nhau để đánh lừa thị giác khán giả. Người thực hiện nên kỳ công này chính là nhà quay phim Emmanuel Lubezki, vừa giành giải Quay phim xuất sắc nhất vào năm ngoài với Gravity. Tượng vàng Orscar thứ hai năm nay của ông là hoàn toàn xứng đáng với những gì mà ông và ê-kíp của mình đã bỏ ra.
Cách quay phim của Birdman tạo cảm giác như toàn bộ bộ phim là một cú máy dài.
Kỳ thực, góc mày và cách xử lý máy quay trong Birdman không hẳn là tuyệt mỹ hay hoàn hảo, đôi chỗ còn khiền người xem có cảm giác hơi chao đảo hoặc vụng về, theo kiểu "bán chuyên". Tuy nhiên, đây lại chính là dụng ý của ê-kíp nhằm tạo ra một sự chân thật nhất định dành cho khán giả, những người rồi sẽ bị cuốn vào bộ phim một cách say mê, không dứt ra được.
Cách dựng phim và quay phim này đã đồng nhất Birdman vào đời thực, một cuộc sống "không có cắt cảnh" và mọi thứ cứ diễn ra liên tiếp, ồ ạt, không có điểm dừng và không sao ngăn lại được. Đồng bộ với tất cả những thứ hình ảnh công phu đó là một phần hòa thanh và phối âm vô cùng xuất sắc với những tiếng động vừa hoa mỹ vừa gai góc.
Rất tiếc, Birdman đã trượt cả hai giải về âm thanh và hòa thanh nhưng vẫn không thể phủ nhận nó chính là một phần đã giúp bộ phim nâng cao lên được giá trị hơn nhiều.
Dàn diễn viên chứa đựng nhiều bất ngờ
Nam chính Michael Keaton, như nhiều người đã biết, có số phận khá tương đồng với nhân vật Riggan do anh thủ vai. Có lẽ cũng vì vậy mà anh đã hòa nhập vào bộ phim một cách tròn trịa, với tất cả những thô ráp bên ngoài và ủy mị bên trong được phô bày trong từng thời điểm một cách tinh tế.
Thật khó để nhận ra "người dơi" ngày nào trong một hình ảnh say mê đầy khắc khổ như thế với nghề nghiệp và điện ảnh. Cách diễn của Michal Keaton còn có tác động truyền cảm hứng. Sự độc đáo và đầy đặn trong cảm xúc của anh đã phần nào mang đến ảnh hưởng cho các diễn viên khác trong đoàn phimn, từ đó tạo ra một hiệu ứng lan rộng mạnh mẽ và sâu sắc.
Với vai diễn Mike Shiner trong Birdman, Edward Norton cũng có được lần thứ ba đề cử giải Oscar, rất tiếc, lại một lần nữa anh trượt. Vai diễn "nam tài tử" của anh là một trong số những nhân vật hiếm hoi có thể gọi là tuyến phản diện, gây xung đột và tạo nút thắt cho bộ phim. Edward Norton xử lý chúng tinh tế, duyên dáng bằng cách kết hợp với hòa với cả Michael Keaton lẫn Emma Stone, nữ diễn viên thủ vai Sam, con gái của nhân vật chính Riggan.
Emma Stone cũng nhờ vai diễn này mà rũ bỏ được lớp hình ảnh bề ngoài kiêu sa, trẻ trung và có phần hơi thị trường để chứng tỏ mình cũng có khả năng lấn sân sâu vào mảng nghệ thuật hàn lâm. Dù vậy, cách diễn của Emma Stone đôi khi cũng tạo cảm giác hơi phô trương, đặc biệt là trong đoạn đối thoại với cha về những công việc và dự án của ông, nhưng vẫn hoàn toàn chấp nhận và đáng ghi nhận như một nỗ lực.
Ngay từ cảnh mở đầu, khán giả đã bị ấn tượng bởi một cảnh quay lạ và khó hiểu
Naomi Watts, Andrea Riseborough và Zach Galifianakis cũng làm rất tốt vai trò của mình để thúc đẩy sự thành công của bộ phim. Đặc biệt, có thể xem Zach Galifianakis như một yếu tố bất ngờ khi anh đã khiến không ít người chẳng thể nhận ra mình từng chuyên trị nhưng vai ngốc nghếch, chọc cười trong những bộ phim khác. Vai diễn luật sư Jake của anh trong Birdman tưởng chỉ là bâng quơ nhưng hóa ra cũng đầy sức nặng không kém các diễn viên còn lại.
Cứ mỗi khi Oscar vinh danh một tác phẩm độc lập ở hạng mục Phim hay nhất, các nhà làm phim trên thế giới lại vui mừng phấn khởi, bởi điện ảnh được tôn vinh một cách đa dạng chứ không chỉ gói gọn trong sự điều hành của các hãng phim lớn sẽ mang lại cho khán giả và các nhà làm phim nhiều lựa chọn hơn. Sẽ có người cho rằng The Grand Budapest Hotel hay Boyhood mới là kiệt tác, nhưng Birdman mới thực sự là bộ phim đáp ứng được tính sáng tạo và đột phá mạnh mẽ nhất trong mùa phim năm nay.
Đó là chưa kể, bản thân Birdman chính là một cách để tôn vinh điện ảnh, và chính nó đã là một lời cảm ơn của những người vốn say mê làm phim gửi đến các khán giả của mình.
(Theo 24h)
No comments:
Post a Comment