Tuesday, May 19, 2015

(Audio) Ó Đen - Lý Tống









Tiểu sử Lý Tống

Lý Tống sinh ngày 1 tháng 9 năm 1945 tại Huế, gia nhập Binh chủng Không quân năm 1965, thuộc khóa 65A, và du học Hoa Kỳ năm 1966. Vì trừng trị một niên trưởng hắc ám, Lý Tống bị kỷ luật, bị sa thải và trở về nước.

Lý Tống được tuyển vào hãng Pacific Architech & Engineer và chỉ trong vòng 3 tháng thực tập ngành Thảo Chương Viên, anh tự động sửa một program chính của hãng, giảm thiểu nhân số phòng Phân Tích từ 5 nhân viên xuống còn một mình anh. Do công trạng thần kỳ đó, Lý Tống được Chủ Tịch Hội IBM Chapter Việt Nam đề nghị bầu vào chức Phó Chủ Tịch và cấp học bổng du học ngành Programmer. Nha Động Viên đã gọi Lý Tống nhập ngũ Khoá 4/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức trước khi Lý Tống hoàn thành thủ tục nên anh bỏ mất cơ hội du học Hoa Kỳ lần thứ nhì. Lý Tống là người duy nhất bị sa thải vì kỷ luật được trở lại Không Quân Khoá 33/69 và tốt nghiệp Hoa Tiêu ngành Quan Sát. Năm 1973, Lý Tống được huấn luyện lái phi cơ A.37, trở thành Phi Công Phản Lực Cường Kích. Vốn là người của xứ cố đô ngàn năm văn vật, Lý Tống là một tổng hợp của nhiều con người: Vừa giang hồ lãng tử, vừa nghệ sĩ, businessman, vừa là hoa tiêu gan lì gai góc. Đề cập đến các chiến tích lẫy lừng của Lý Tống, có câu nhận xét của Phi công cùng Phi Đoàn Ó Đen thường được nhắc nhở đến: “Nếu 4 Vùng Chiến thuật có 4 Lý Tống, VC sẽ không ngóc đầu lên nỗi!“ Sáu trong hàng trăm phi vụ “Tử Thần“ của Phi Đoàn 548 có sự tham dự của Lý Tống gồm : (1) Phước Long : Phi vụ đánh tan nhiều mũi tấn công cuả VC vào Tỉnh Phước Long, ngoài huy chương Anh Dũng Bội Tinh về chiến tích, Lý Tống còn được tưởng thưởng về giá trị Văn học của Bài Thơ Lý Tống diễn tả lại trận đánh nầy. (2) Tây Nguyên : Phi vụ tiêu diệt toàn bộ hàng trăm xe tiếp tế của VC taị Tây Nguyên.

(3) Đèo Phượng Hoàng : Phi vụ ngăn chận đạo quân VC ồ ạt chuyển quân từ Ban Mê Thuột về hướng Đèo Phượng Hoàng. Do say mê bắn xe tăng VC, Lý Tống đã bay xuống thấp đến nỗi phi cơ bị trúng một số mãnh phi đạn do mình bắn ra cùng đất đá văng lên làm phi cơ bị phế thải vì kính phòng lái và bụng máy bay bị thủng 38 lỗ đạn ! (4) Phi Vụ BOB : Bay theo sự hướng dẫn của Radar Đài Kiểm Báo. Trong Phi vụ này, Phi tuần Trưởng không đánh bom, tưởng Bộ Chỉ Huy chấm nhầm tọa độ vì chợt phát hiện vòng đai Phi trường Phù Cát dưới lỗ hỗng mây ! Lý Tống Phi tuần Phó, tự động bấm bom theo phản xạ khi nghe hiệu lệnh vô tuyến thay vì theo lệnh Phi tuần Trưởng nên toàn bộ Phi công của Phi đội bay theo sau đã thả bom theo Lý Tống. Kết quả toàn bộ Sư Đoàn 23 Sao Vàng của VC bị tiêu diệt và phải mất một tuần lễ mới chôn hết thi thể địch quân. (5) Cầu Dziên Bình : Một đầu cầu chiến lược huyết mạch tại ngã ba biên giới Việt- Miên- Lào, do 4 Trung đoàn Phòng không thiện chiến nhất của VC trấn giử, được VC dùng để chuyển quân, vũ khí và tiếp liệu ồ ạt vào Tây nguyên. Về đêm, khi phòng không địch khai hỏa, Dziên Bình bỗng rực sáng như “Thành phố San Francisco vừa lên đèn!“ Nhóm phi công cảm tử gồm 4 người. Lý Tống là người tình nguyện duy nhất đầu tiên và động viên, kêu gọi vài phi công bạn cùng tham gia. Bốn phản lực cơ A 37 cất cánh từ Pleiku, bay đi Kontum để đánh lạc hướng địch, rồi từ Kontum, “bay trên ngọn cỏ, dưới ngọn cây“ men theo sườn đồi, hẻm núi, đột kích từ sát mặt đất phóng vụt lên, nhào xuống đánh sập cầu Dziên Bình. Theo sự đánh giá của Khối Tình Báo Chiến Lược, nếu không có phi vụ đánh sập cầu Dziên Bình của nhóm cảm tử Lý Tống, Miền Nam VN đã rơi vào tay CS năm 1974 thay vì năm 1975 ! (6) Phi Vụ Cuối Cùng: Vào phút hấp hối của Quê Mẹ, Lý Tống thi hành phi vụ đánh sập cầu Ba Ngòi gần Cam Ranh, ngăn chận làn sóng tiến công ồ ạt của Cộng quân vào Phan Rang. Thấy dân chúng đông như kiến, lũ lượt xô đẩy nhau qua cầu chạy giặc, Lý Tống quyết định bay xuống thấp sát mặt đất làm hiệu để dân chạy nạn tránh đi, nhưng dòng người cứ ào ạt tràn qua cầu. Do trái tim đầy lòng nhân ái luôn nghĩ đến sự an nguy và tính mạng dân lành vô tội, anh phải bay thấp đến vòng thứ ba, nên khi vừa lấy cao độ để thả bom, chiếc phản lực cơ A37 của phi công Lý Tống bị hỏa tiển SA7 tầm nhiệt VC bắn trúng vở thành nhiều mãnh. Anh đã tung cánh dù trong vòng lửa đạn và bị bắt sau hơn 1 giờ bôn tẩu vào ngày 5 tháng 4 năm 1975.

Lý Tống nằm chung số phận với những người tù cải tạo Miền Nam. Sau gần 6 năm tù và 2 lần vượt ngục, Lý Tống đã trốn thoát Trại tù A 30 tỉnh Phú Khánh ngày 12/7/1980. Ra khỏi chốn tù đày, về đến Sài Gòn, Anh đột nhập phi trường Tân Sơn Nhất 2 lần dự định cướp máy bay ném bom Bộ Chỉ Huy tại Trại A.30 để cứu bạn tù như đã hứa. Mưu sự không thành do toàn bộ phi cơ VNCH bị bộ đội CS “làm thịt’’ bán sắt vụn, tháng 9 năm 1981 Anh rời quê hương tìm tự do bằng đường bộ, xuyên qua 5 quốc gia, dài hơn 3 ngàn cây số, trong thời gian gần 2 năm, trốn thoát 3 nhà tù, cuối cùng bơi qua eo biển Johore Baru từ Mã Lai đến Singapore, và được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho đi định cư tại Mỹ vào ngày 1 tháng 9 năm 1983.

Cuộc hành trình tìm tự do của Lý Tống được các báo chí nổi tìếng thế giới như Reader´s Digest, The Wall Street Journal…ca ngợi là cuộc vượt biên ly kỳ vô tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị của thế kỷ 20 và được Tổng Thống Ronald Reagan vinh danh qua nhận định: “Sự can trường bất khuất của Lý Tống là một biểu tượng và nguồn cảm hứng cho những ai muốn biết cái giá của tự do.’’

Đến Hoa Kỳ, sau 9 năm đèn sách, anh lần lượt đậu các bằng Cử nhân, Thạc sĩ. Năm 1992 Lý Tống hoàn tất chương trình Tiến sĩ Chính Trị ngành Bang Giao Quốc Tế và chuẩn bị trình Luận án Tiến sĩ tại Đại Học New Orleans về đề tài “Học Thuyết Chất Xúc Tác: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng’’ tức “Sức Mạnh Quần Chúng’’ (People’s Power). Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Lý Tống trở về VN áp dụng học thuyết do mình phát kiến, được nhiều quốc gia áp dụng thành công đã lật đổ 23 Chế Độ độc tài trên thế giới trong 2 thập kỷ qua, để thực hiện cuộc “Cách Mạng Đua Xe’’ bằng cách đột nhập phi trường Ubon Rachathani của Thái Lan, định đánh cắp phi cơ bay về Sài Gòn dội bom kho xăng Khánh Hội vào dịp Quốc Khánh VC ngày 2/9/1992 để gây bạo loạn và tạo nên chất xúc tác, đốt lên ngọn lửa đấu tranh tại quê mẹ. Điệp vụ bất thành vì bình điện phi cơ yếu, mở máy không nổ, Anh chuyển sang phương án 2, khống chế chiếc Air Bus 321-200 cuả Hàng Không VC từ Bangkok về Sài Gòn, thả 50 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào Tổng Nổi Dậy lật đổ chế độ bạo quyền CS. Anh nhảy dù xuống SG, sau 4 giờ trốn tránh truy nã, Lý Tống bị bắt, và kết án 20 năm tù. Nhờ sự tranh đấu kiên trì của đồng bào hải ngoại và dưới áp lực của các cường quốc tự do, bạo quyền CS đã phải trả tự do cho Anh và một số tù nhân lương tâm khác sau 6 năm bị giam cầm.

Lý Tống đã viết lên trang sử đẹp nhất của đời mình, là niềm kiêu hãnh chung của những người con dân Việt. Anh đã xem thường vinh hoa phú quí khi thành tài trên đất người, đã hy sinh mạng sống của mình cho chính nghĩa dân tộc, nói lên khát vọng tự do của con người, thắp lên hàng triệu ánh đuốc sáng rực bầu trời VN. Hành động phi thường quả cảm của Lý Tống đã được đồng bào toàn quốc và thế giới kính phục. Nhà thơ Hà Huyền Chi đã viết:

Một dũng cảm trên chót thang dũng cảm
Một hy sinh trên cao độ hy sinh.
Lý Tống đi, thế giới nghiêng mình
Chào chính nghĩa, chào Anh hùng dân tộc.

Ngày 1/1/2000, chỉ hơn 1 năm sau ngày trở về từ ngục tù CS, Lý Tống đã thực hiện một phi vụ đầy mạo hiểm khác. Nhân ngày Quốc Khánh thứ 41 của CS Cuba, và là ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới với hiện tượng Y2K có thể đình động mọi máy tính và Radar toàn cầu theo giới chuyên môn, Lý Tống đã bay đến Havana, Cuba, rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi toàn dân đứng lên lật đổ “Con Khủng Long Già Nua Fidel Castro,’’ làm kinh động cả thế giới, tạo thành huyền thoại một “Lưỡng Quốc Anh Hùng.’’ Hành động xả thân vì đại nghĩa của Lý Tống đã được người Cuba lưu vong, đặc biệt ½ triệu người trong cuộc Diễn Hành Ba Vua, nồng nhiệt vinh danh Anh Hùng và tri ân, do góp công lớn vào sự nghiệp chống Cộng toàn cầu.

Lý Tống dự tính đánh sập Lăng Hồ Chí Minh, một biểu tượng và long mạch của Chế độ CSVN, nên nhờ người liên lạc với Tướng Vàng Pao và Kháng Chiến Quân H’Mong để từ Lào bay về Hà Nội dội bom. Điệp vụ bất thành do Tướng Vàng Pao có tang. Nhân chuyến công du VN của Tổng Thống Bill Clinton, Lý Tống chuyển sang phương án thứ nhì, qua Cam Bốt chuẩn bị phi vụ kế tiếp. Do sự phản bội của người dẫn đường, phi vụ ngày 14/11 bị hủy bỏ, Lý Tống trở về Thái Lan, thuê 1 chiếc máy bay dân sự, dùng 15 ngàn MK tiền mặt và 5 ngàn MK hiện vật thuyết phục HLV người Thái hợp tác, bay đến Sài Gòn lần thứ nhì ngày 17/11/2007 để rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ ách độc tài áp bức của CSVN. Lý Tống bay trở lại Thái Lan, đáp tại Phi Trường Utapao, và bị bắt giữ vì âm mưu cấu kết giữa Chính Phủ Thatsin Thái Lan và VC.

Trong gần 7 năm bị giam cầm, Lý Tống luôn động não tìm biện pháp Giải thể Chế độ CSVN và chống lại bản án sai trái bịa đặt của Tòa án Thái Lan, cùng áp lực của Bạo quyền CS đòi dẫn độ Anh về VN xét xử và trừng trị. Với nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi của đồng bào hải ngoại khắp thế giới, cùng cuộc đảo chánh lật đổ Chế Độ tham nhũng của Thủ Tướng Thatsin của Nhóm quân nhân Thái, và những Biện Minh Trạng mới hùng hồn dựa trên các bộ Luật Không Tặc, Dẫn Độ, Không Hành, Chicago Convention 1940 và Công pháp Quốc tế mới nhận đựơc, với những bằng chứng và luận điểm chính xác, chặt chẽ, sắc bén đầy tính thuyết phục của Lý Tống, cuối cùng “Chính nghĩa đã thắng hung tàn,” ngày 3/4/2007 Toà Chung Thẩm Thái Lan đã ra Phán Quyết công nhận Phi vụ Lý Tống là một hành động chính trị, và trả tự do cho Lý Tống, đánh dấu bước thắng lợi lớn nỗ lực đấu tranh của Đồng Bào Hải ngoại và sự thất bại nhục nhã của CSVN.

Các câu Tuyên bố nổi tiếng của Lý Tống :

Ta cúi đầu, Cộng cỡi cổ. Ta đứng dậy, Cộng sụp đổ !
Mưu sự tại Lý Tống, thành sự tại Đồng Bào.
Bắn đi ! Lý Tống này chết đi còn có trăm ngàn Lý Tống khác !
Ông có thể cắt đầu tôi nhưng không thể cắt tóc tôi !
Thà bị nhầm lẫn hơn là vô trách nhiệm.
Hôm nay tôi xin làm học trò, Harvard từ chối. Ngày mai Harvard mời làm thầy, tôi cũng sẽ từ chối !
Tôi trở về đây nhân danh Tổ quốc, Công lý để lật đổ Chế độ CS. Các ông cũng nhân danh Tổ quốc, Công lý để kết tội tôi. Tại phiên tòa này các ông là quan tòa, tôi là bị cáo. Nhưng ngoài phiên tòa này còn có Tòa án Lịch sử và toàn Dân VN sẽ là những vị quan tòa công minh nhất, họ sẽ định công, định tội tôi và các ông !
Chúng ta đã bóp cổ CS đủ mạnh để chúng phải nhả 3 người chúng tôi hôm nay. Chúng ta cần phải bóp cổ CS mạnh hơn nữa để chúng phải nhả hết những tù lương tâm còn lại. Và chúng ta cần phải tiếp tục bóp cổ đến khi nào bạo quyền CS hoàn toàn tắt thở.
Tội Khinh mạn Tòa án không nặng bằng tội khinh mạn Công lý, nhất là kẻ coi thường Công lý, Luật pháp lại là Thẩm phán và Công tố viên.
Tôi trở về đây để thay đổi và cải thiện Luật pháp chứ không phải để tuân thủ và chấp hành Nội quy, Luật pháp.
Tôi nguyện sẽ cải tạo đến chừng nào Chế độ CS tốt mới về.
Các ông có quyền bắt tôi, bỏ tù tôi. Nhưng quyền “tự thả, tự phóng thích“ khỏi nhà tù lúc nào là quyền của tôi.

Các câu Thiên hạ nhận xét về Lý Tống :

Lý Tống là Thần tượng Tuổi trẻ Nha Trang. (Đại Úy Ngọc, bạn tù Trại A 30.)
Nếu 4 Vùng Chiến thuật có 4 Lý Tống, VC sẽ không ngóc đầu lên nỗi ! (Đ/U Bảy, PDD 548.)
Lý Tống là bậc thầy của Papillon. (Julian, Trưởng Phòng Phản gián Singapore.)
Anh là người đàn ông hướng dẫn được định mạng đời mình.(Hạnh Sài Gòn.)
Your courage is an example and inspiration to all who would know the price of freedom. (Tổng Thống Ronald Reagan.)
Like Eisenhower, a fighter for fredom, a hero from another war. (Sử gia Tiến sĩ Stephen E. Ambrose.)
Ly Tong is in a class by himself. (Barry Wain, The Wall Street Journal.)
He made himself a torch for the whole world to exterminate the Communist. (The Orange County Register.)
His flight has become one of the great escape saga of our time. (Anthony Paul. Reader’s Digest.)
Ly Tong is a great American. (Congressman Dana Rohrabacher.)
Washington State Senate recognizes the valiant efforts deserve the respect, admiration, and acknowledgment of all.
Các Danh hiệu của Lý Tống do báo chí ngoại quốc gọi và đặt :
James Bond 007, Papillon, Top Gun, Leaflet Cowboy, Black Eagle, Robin Hood, Don Quixote, Folk Hero, True Patriot, Mr. Impossible, The Last Action Hero, Resistance Icon, Freedom Fighter, Kinh Kha.

---

No comments:

Post a Comment