Tuesday, November 26, 2019

Thói đời mà không chấp nhận -Trường Giang


Thói đời là thói quen không tốt mà người đời thường mắc phải, nhất là ở những nơi, những lúc đang có sự tranh chấp quyền lợi, đang có sự chuẩn bị cho những biến đổi lớn. Nó có tính phổ biến đến mức ai cũng cảm thấy quen thuộc, hình như nó có ở người này, người kia, có cả ở người quen thân, gần gũi mình và có lẽ cả trong bản thân mình.

Có người gọi thói đó là một căn bệnh vì nó cũng gây tác hại, cũng có nguyên nhân và cũng có độ lây lan nhất định. Song có đều là chẳng ai thấy cần phải chạy chữa, nó xấu đấy nhưng cũng có vẻ không xấu lắm, nó nguy hiểm đấy nhưng có lúc thấy chẳng nguy hiểm lắm.

Monday, November 25, 2019

Vì sao người Trung Quốc ngày càng trở nên thiếu văn minh?


Từ một câu chuyện hành xử thiếu văn minh nơi công cộng, người dân Trung Quốc đã bàn luận sôi nổi về những hành vi đáng xấu hổ của dân tộc mình, từ đó kêu gọi phục hồi đạo đức đang xuống dốc tại mảnh đất 5000 năm văn hiến.

Cách đây không lâu, một cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của bản thân, trong một lần đi máy bay, anh đã gặp một người dẫn chương trình nổi tiếng. Người nổi tiếng này ngay khi vào chỗ ngồi của mình liền thuận thế gác chân lên tường cabin máy bay, thậm chí còn cà qua cà lại. Lúc đó nhiều người trong máy bay đã nhìn anh ta, hành vi như vậy được tác giả Sát Phương viết trên kênh Khán Trung Quốc là “biểu hiện của không có tố chất” (từ “tố” có nghĩa là trắng nõn, “tố chất” là người có phẩm hạnh cao sang, thanh khiết, chứ không phải là “yếu tố cơ bản của con người” như trong tiếng Việt).

Friday, November 22, 2019

Nhạc vàng VNCH kho tàng âm nhạc của Việt Nam


Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.

Tân nhạc bị gán ghép là nhạc tâm lý chiến, nhạc phản động, nhạc xuyên tạc đường lối, chống phá cách mạng, hay bị xem là thứ nhạc sến, nhạc đồi trụy, nhạc ru ngủ, nhạc lãng mạn bi quan, nhạc vàng vọt.

Góc nhìn của người lính cũ: Điệu boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH


Đầu năm 1974, tôi đóng đồn ngay con lộ đá dẫn vào Ba Kè (cách đó chừng 2 cây số), Vĩnh Long. Đồn nằm sát mặt lộ, chung quanh là cây dừa nước và sình lầy. Đó có thể là một ưu ái của ông đại đội trưởng hay tiểu đoàn trưởng, nhưng tôi lờ mờ không biết.

Đồn được làm bằng thân dừa và những bao cát của quân đội Mỹ được xếp chồng chất lên nhau, rất sơ sài và mong manh. Có khi tôi đã nghĩ chỉ cần một trái B.40 chính xác là “thầy trò” 7, 8 người rủ nhau đi “tầu suốt,” không hẹn ngày trở lại.

Thursday, November 21, 2019

SỰ KIÊU HÃNH HONG KONG & NỒI CƠM NƯỚC VIỆT


Đẹp! Một vẻ đẹp của bi kịch. Những con thiên nga thời đại của Hong Kong hôn nhau giữa khói lửa mịt mùng. Những chàng trai tuấn tú, những cô gái xuân thì bắn những tia mắt kiêu hãnh lên bầu trời xanh, dù trên vai họ là gông cùm, súng và gậy gộc...

Những người trẻ ra khỏi nhà bằng khao khát tự do và họ sẵn sàng chết vì điều đó. Chỉ có lý tưởng mới có thể khiến người ta nằm xuống chỉ để đổi lấy một thông điệp.

Tuesday, November 19, 2019

Lá Thư Của Một Nhà Văn Gửi Đến Cảnh Sát Hồng Kông



Ông Nhan Thuần Châu sinh ra ở Hồng Kông, không nhẫn tâm nhìn thấy trăm họ lầm than, mấy ngày trước đã viết thư ngỏ gửi đến cảnh sát Hồng Kông, từng lời từng từ xuất phát từ trái tim của ông, vang như sấm dậy, làm chấn động đến lương tâm của mỗi người dân.

Ông Nhan năm nay 71 tuổi, là nhà văn Hồng Kông, làm biên tập cho phụ san văn nghệ “Tân Vãn Báo” và “Văn Hội Báo”, làm biên tập cho công ty sách “Thế Giới”, với nhiều tiểu thuyết giành được giải thưởng. Hiện tại ông quay về Vancouver, phụ trách chuyên mục của người Trung Quốc ở hải ngoại với tên “Thế Giới Mới”.

Cảnh sát Hồng Kông luôn đứng tuyến đầu chống lại người biểu tình, tận sức dùng vũ lực, ra đòn nặng nề đối với những thanh niên biểu tình vì hòa bình.

Giá Trị Của Việt Nam Cộng Hòa - Trần Trung Đạo



Từ 1954 tại miền Bắc và sau 1975 trên phạm vi cả nước, bộ máy tuyên truyền của đảng CS đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. VNCH là hiện thân của mọi thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ thì VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.

Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas hơn mười năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.

Cuộc Chiến Hồng Kông, Cuộc Chiến Giữa Thiện Và Ác - Đại Bùi


Có thể nói, thế hệ của chúng tôi là thế hệ Hong Kong.

Chúng tôi đã lớn lên với những bộ phim hình sự, phim chưởng, phim tình cảm Hong Kong. Lối sống, tình cảm và xã hội Hong Kong vừa hấp dẫn vừa gần gũi. Hong Kong trong ký ức chúng tôi là một thành phố, thậm chí là một “đất nước” lý tưởng, biệt lập, tân tiến và nhân bản.

Monday, November 18, 2019

Trong Dáng Em Ngồi - Trần Quang Lộc


Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Quảng Trị, theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia Âm Nhạc Huế năm ông 20 tuổi.

Bắt đầu sáng tác cuối thập niên 60. Tuyển tập đầu tiên của ông có tựa: "Hát Trong Dòng Sông Xưa", xuất bản năm 1970.

Trần Quang Lộc viết và phổ nhạc những bài hát mang sắc thái tình người, tình quê hương, như bản "Về Đây Nghe Em", "Em Còn Nhớ Huế Không?", "Có Phải Mùa Thu Hà Nội", "Chợt Nghe Em Hát", "Định Mệnh" . ...

Sunday, November 17, 2019

Thói Chia Bè Kết Phái Của Người Việt - Nguyễn Thị Bích Ngà


Trước tiên, ta cần làm rõ, chia bè kết phái hoàn toàn khác với tổ chức. Tổ chức là tập hợp những người có cùng tư tưởng, lý tưởng, niềm tin, mục đích, mong muốn và tư duy hành động. Họ kết hợp với nhau thành một nhóm có quy chế hoạt động, có đường lối hành động và có phân chia công việc, đề ra các phương án, kế hoạch cụ thể để thực hiện nhằm đạt đến mục đích chung. Do đó, tổ chức có sự gắn kết chặt chẽ, có tính liên đới, trách nhiệm, tương trợ và trung thành.

‘Nhạc Sĩ Thần Đồng’ Cung Tiến - Hà Vũ


Với hai sáng tác đầu tay bất hủ ‘Thu vàng’ và ‘Hoài cảm’ viết từ khi mới lên 13-14 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là thần đồng âm nhạc dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu âm nhạc.

Ký Ức Của Tôi Về Văn Học Miền Nam Việt Nam - Jeffrey Thai


Có một thời, nhạc phẩm Đi Qua Vùng Cỏ Non là một ký ức.  Nhạc phẩm khá hay.  Trong bối cảnh chung quanh chỉ toàn nhạc đỏ vô hồn, không cảm xúc.  Đi đâu cũng nghe nó.  Cái tên Trần Long Ẩn thấp thoáng xuất hiện từ đó.

Bây giờ, nó chợt xuất hiện lần nữa.  Nhưng lại làm người ta phát giận, khi cho rằng, văn học miền Nam Việt Nam là độc hại.  Người ta giận cũng phải.  Tôi cũng giận.  Vì đó là một sự xuyên tạc, bóp méo sự thật vô cùng trơ trẽn và gian trá.  Tôi nói lên điều đó với tư cách là một chứng nhân.

Saturday, November 16, 2019

Khải Đơn: "Tôi Đã Sống Như Kẻ Không Nhà Trên Xứ Lạ"

Khải Đơn trong một hành trình du lịch khám phá.
Thứ bảy, 09/11/2019

Bỏ việc một năm để “gap year” vào tuổi 30 để lên đường lang thang ở Mỹ, Chile, Indonesia, thử sức qua các môn thể thao cảm giác mạnh, từ leo vách núi đến lướt sóng... “On the road” (trên đường) đúng nghĩa, nhà văn Khải Đơn viết về hành trình ấy trong tập sách mới nhất có tên Đi thật xa trên một chiếc camper (Phanbook & Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2019). Trên đường lang bạt ở Mỹ, chị mở laptop và có vài chia sẻ với bạn đọc.

Diệp Lang & Lam Phương: Những Hồi Ức Dở Dang - Nguyễn Thị Minh Ngọc

Từ trái: vợ chồng NSND Diệp Lang - Thu Phong, tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, nhạc sĩ Lam Phương trong chương trình gây quỹ cho Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng ở California, Mỹ

| Thứ hai, 25/02/2019 0
Với hai vị nghệ sĩ cao niên này: NSND Diệp Lang và nhạc sĩ Lam Phương, tôi có một số buổi làm việc với hy vọng ghi hồi ký của cả hai, như để ghi chép lại cho các bạn trẻ biết rõ hơn bối cảnh mà hai vị đã sống qua, đã làm nghề, với tất cả anh hoa phát tiết của mình như những chứng nhân lịch sử.

Wednesday, November 6, 2019

Cần Thơ Những Ngày Tôi Sống - Jeffrey Thai



Nhìn hình ảnh Cần Thơ lộng lẫy hôm nay, nhìn hình ảnh chiếc cầu bắc qua sông Hậu bề thế dễ có cảm tưởng là mọi thứ nơi đó đều ổn và người ta đang sống yên vui, hạnh phúc. Có thực như thế không? Tôi không biết. Tôi đã không còn là người của Cần Thơ ngót nghét hơn ba thập kỷ rồi còn gì.

Những ngày tôi sống, Cần Thơ buồn lắm. Thuở ấy, sân vận động ở Bãi Cát chỉ mới là một dự án, chưa được khởi động. Những túp lều bán hàng lụp xụp dọc theo lối xuống bến phà lần lượt bị dỡ bỏ để tạo bề mặt khoáng đãng. Bãi Cát ngày ấy vắng và thoáng, có phần hoang vu, chỉ toàn là cát. Có đôi ba quán cà phê sân vườn rộng lớn được cất lên dọc theo bên này bờ sông Hậu để người ta vừa uống cà phê, vừa hóng gió sông mát rượt.