Thursday, November 4, 2021

AI ĐÃ GIẾT CỐ TỔNG THỐNG VNCH NGÔ ĐÌNH DIỆM? - HỮU VĂN



Cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm theo chủ nghĩa Quốc gia, là một nhà ái quốc chân chính.Ông còn là vị Tổng Thống đầu tiên đã đặt nền móng dân chủ cho miền Nam Việt Nam, muốn đưa quốc gia trở thành một nước văn minh cường thịnh.

Vào thời TT Diệm lãnh đạo đất nước, người dân miền Nam VN đã hưởng được nền giáo dục và y tế miễn phí. Và phần đông dân chúng Miền Nam VN đều công nhận rằng : Trong thời gian ông Diệm tại chức, quả thực dân Miền Nam VN hưởng trọng vẹn bầu không khí an lạc thái bình.

Nhưng đến ngày 2/11 /1963, vị Tổng Thống chân chính này cùng ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ của ông là bị một số phản tướng dưới quyền sát hại trong cuộc chính biến mà họ tự gọi là “ngày Cách Mạng”.

Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì anh em Diệm – Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị hành hung trước khi bị bắn. Xác Ngô Đình Nhu thì bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.

Ai đã giết Cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm ?

Nhưng ai đã ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Và ai cầm súng cầm dao hay đánh đập để hạ sát hai ông ấy?

Là một trong những người lãnh đạo cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”, Cựu Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã kể lại diễn tiến câu chuyện trong hồi ký [1] của ông như sau :

Đảo chánh lật đổ TT Diệm chưa đầy 100 ngày, thì các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và đại tá Nguyễn Chánh Thi làm cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”. Để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn Khánh đã nói với bà Trần Trung Dung-cháu gọi ông Diệm bằng cậu), những người làm “chỉnh lý” bắt ngay thiếu tá Nguyễn Văn Nhung vào đêm 30-1 và giam tại Lữ đoàn Nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám. (Nguyễn Văn Nhung mới lên thiếu tá từ sau ngày đảo chánh 1.11.1963).[1] Nguyễn Chánh Thi, VIỆT NAM – Một trời tâm sự, Nxb Anh Thư, California (USA) 1987, tr.230-1


Ông Thi kể tiếp trong tường thuật “Thiếu tá Nhung, viên sĩ quan cận vệ của trung tướng Dương Văn Minh được lệnh phải làm một bản tường trình về việc “tại sao, và bằng cách nào, đã quyết định giết chết ông Nhu và ông Diệm. Thiếu tá Nhung khai

1. Nhận hết trách nhiệm về việc hạ sát anh em ông Ngô Đình Diệm;

2. Khẳng định “không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân nhân Cách mạng” để tránh những rắc rối đối với tướng Dương Văn Minh. Tất cả những người có liên quan đến vụ đi bắt và giết anh em ông Diệm đều được khai với những cái tên hoàn toàn không có trong thực tế, về cấp bậc và nhiệm vụ cũng sai để những người nầy khỏi phải bị nêu tên thật trong bất cứ hoàn cảnh nào: Ví dụ Nhung khai:

-Trung tá Nghĩa chỉ huy đoàn thiết giáp (sự thực là đại úy Dương Hoà Hiệp)

-Thiếu tá Đày sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo (trong đoàn không có ai tên là Đày cả, chỉ có thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa (lúc đi bắt ông Diệm, Nghĩa mới đeo lon đại úy); theo Nhung thiếu tá Đày là người “lấy cái cặp của ông Diệm nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng”.

-Thiếu tướng Thu trách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ nầy (sự thực trong Hội đồng tướng lãnh tham gia đảo chánh không có ai tên là Thu cả mà là thiếu tướng Mai Hữu Xuân – người được tướng Dương Văn Minh cử đi theo dõi đoàn xe “rước anh em tổng thống Diệm”.

Thiếu tá Nhung đã thuật lại việc giết hai ông Diệm, Nhu như sau:

“Tôi (Nhung) được lệnh đi theo Đoàn Thiết giáp lên đón hai ông Diệm, Nhu, sau khi được tin hai ông này từ một nhà thờ ở Chợ Lớn gọi điện thoại xin đầu hàng. Đoàn Thiết giáp do trung tá Nghĩa chỉ huy. Có một số sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo, trong đó có thiếu tá Đày. Trách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ này là thiếu tướng Thu (?).

Đoàn Thiết giáp lên đến ngôi nhà thờ Chợ Lớn thì hai anh em ông Diệm ngoan ngoãn lên xe (xe M113 thiết giáp). Xe chạy về ngã Saigòn. Đi được chừng 500 thước thì từ phía Sài Gòn chạy ngược lên một đoàn mấy cái xe Jeep, trên đó có thiếu tướng Thu. Khi hai đoàn xe gặp nhau, đậu cách nhau chừng 30 thước, thiếu tướng Thu và đoàn tùy tùng xuống xe. Lúc đó bên đoàn thiết giáp có ý chờ đợi thiếu tướng Thu cho lệnh về việc xử trí với anh em ông Diệm như thế nào. Khi đó tôi thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Tôi nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó, tôi còn hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực. Trong lúc xe chạy thì thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý giá”.”

Lúc đó mọi người trên hai xe còn đang ú ớ muốn hỏi lại cho rõ, xem phải giết người nào, thì đồng bào ùa đến xem quá đông. Bên đoàn xe thiết giáp bắt đầu lo ngại về an ninh của anh em ông Diệm cũng như về an ninh của chính họ (Họ nghĩ rằng dư đảng Cần Lao có thể trà trộn giải vây cho anh em ông Diệm, hoặc dân chúng phẫn uất có thể giết chết hai ông này). Họ muốn chạy băng qua để hỏi lệnh cho rõ, nhưng dân chúng vây chặt, không thể nào đi được. Nhưng đoàn xe thiết giáp được lệnh dẹp đường chạy về Bộ Tổng Tham mưu. Cùng lúc, tướng Thu cũng cho đoàn xe quay đầu chạy trước đoàn xe thiết giáp cùng hướng về Bộ Tổng Tham mưu.

Cuối tờ khai, Thiếu tá Nhung kết luận: “Tôi chỉ vì hăng say theo lệnh cấp trên mà đã làm như thế”.

Ngày 17.2.1964, sĩ quan báo chí Bộ Quốc phòng của Nguyễn Khánh chính thức tiết lộ: “Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sỹ quan tổng quát và tùy viên của trung tướng Dương Văn Minh bắt làm tờ khai nội vụ. Nhưng nội trong đêm, sau khi làm tờ khai, Thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của mình thắt cổ tự sát.

Tôi (Nguyễn Chánh Thi) được tin, không khỏi ngậm ngùi cho số kiếp của một sĩ quan trung thành với cấp trên, không lường được hậu quả to lớn của việc mình làm, không có ý thức chính trị hướng dẫn, đến khi một mình chịu tội một mình thác oan…” [1].

Đoạn trích trên đây có lời tự thuật của thiếu tá Nhung – người được xem là xạ thủ đã giết chết anh em ông Ngô Đình Diệm.

Không rõ ông Thi ghi lại bản tự thuật đó có trung thực hay không, vì sau lần tự thuật đó thiếu tá Nhung không còn ở trên đời nên không thể kiểm chứng được.

Sau ngày chỉnh lý 30.1.1964, có dư luận cho rằng đại tá Thi đã tham gia vào việc đánh đập tra tấn Nguyễn Văn Nhung đến chết.

Và cái chết bí ẩn được cho là tự sát bằng dây giày

Còn đây là lời khai của bà Huỳnh Thi Nhi vợ góa của thiếu tá Nguyễn Văn Nhung cho biết: khi được báo tin chồng chết, bà đến nhận xác chồng ở Bệnh viện Cộng Hòa. Nhưng các bác sĩ pháp y không ai dám xác nhận chồng bà đã chết bằng cách gì. Ngay cả bác sĩ Nicola Võ Minh Kỵ làm giám đốc Bệnh viện Cộng Hòa có bà con với gia đình bà cũng đóng cửa phòng để tránh việc phải xác nhận về cách chết của Nguyễn Văn Nhung. Nếu ông Nhung tự tử bằng dây giày thì việc xác nhận có gì khó khăn đâu để những người có trách nhiệm trong pháp y sợ hãi phải từ chối né tránh đến vậy? Bà Nhi cho biết thêm khi khâm liệm ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím, có vết còn in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô. Có lẽ Nguyễn Văn Nhung bị trả thù bằng những đòn đấm đá của nhiều người nên các bác sĩ pháp y không dám xác nhận chăng? Bà Nhi khẳng định chồng bà bị tra khảo mà chết chứ không phải tự sát bằng dây giày như đại tá Thi đã viết. Theo báo Dân Ý xuất bản ở Sài Gòn, từ số 140 ngày 01.10.1970 đến số 160 thì thiếu tá Nhung đã “bị đá bể lá lách sau khi ông đã khai tất cả những bí mật trong vụ thanh toán anh em tổng thống Diệm. Lời khai của ông được thâu băng và trao cho tướng Khánh”.

Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm như thế nào báo Hồn Việt số ra mắt (tháng 7-2007) đã đề cập rõ và cái chết của Nguyễn Văn Nhung – người bị dư luận qui kết là thủ phạm đã gây ra hai cái chết trên chưa được bạch hóa. Nguyễn Văn Nhung bị “ép cung” đã phải viết ra bản “cung khai” nêu trên chứng tỏ dư luận qui kết cho Nhung là có cơ sở.

Sau khi nghe Nguyễn Văn Nhung bị bắt và bị giết để trả thù cho anh em ông Ngô Đình Diệm. Cựu đại uý Đỗ Thọ là tùy Viên duy nhất theo chân hai ông Ngô đến phút cuối cùng. ( Vì ông là cháu ruột của một trong những vị chủ mưu vụ chính biến này là Đại tá Đỗ Mậu * quyền Giám đốc Nha An ninh quân đội, mà ông Thọ đã không bị thủ tiêu cùng với hai ông Ngô.) Ông Thọ đã kể nhiều trong quyển “Hồi ký Đỗ Thọ “.


Cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm và bào đệ thật sự chết vì sao ?



*Đại tá Đỗ Mậu lúc đó là quyền Giám đốc Nha An ninh quân đội được xem như là một thuộc hạ tin cậy của TT Ngô Đình Diệm, chính ông này đã làm một phúc trình giả trình cho TT Diệm là biết Việt Cộng đang tập trung tại vùng ven đô và âm mưu đánh phá Sài Gòn, với mục đích làm lạc hướng theo dõi của chính quyền và đồng thời có cớ để phân tán một số đơn vị trung thành của Diệm ra khỏi Sài Gòn.

**Còn thêm một nhân chứng nữa kể về cuộc tàn sát hai anh Em TT Diệm như sau:


Trong ảnh chụp cận cảnh xác chết của TT Diệm bị trói quặp và có nhiều vết thương

Nhân chứng có mặt tại hiện trường kể lại

Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, mà lởi kể của ông thật trùng khớp với chi tiết trong quyển ” Hồi ký Đỗ Thọ ” cho biết :

Ông là người đi trên chiết M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẽ hợp lý hơn cả. Theo nhân chứng này, vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gòn để tăng cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai toán, một toán hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu. Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Sáng 2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ.

Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường. Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung, Nghĩa và Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra.

Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm:

– Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn.

Ông Diệm:

– Ông Đôn và ông Minh đâu hè?

Đại Tá Lắm:

– Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.

– Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.

Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:

– Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.

Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng:

– Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.

Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:

– Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.

Đại Úy Nhung liền oang oang:

– Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.

Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:

– Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng dược, nhưng còn Tổng Thống…

Đại Úy Nhung:

– Ở đây không còn Tổng Thống nào cả.

Ngay lập tức, Nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và kéo cửa lên… Xe đi hết đường Nguyễn Trải, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới.

Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật. Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.


Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chay ra. Các binh sĩ lúc nảy được lệnh leo lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:

– Ông Diệm và ông Nhu đâu?

– Ở dưới.

– Sao rồi?

– Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện.

Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.

– Còn ông Diệm?

– Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.

– Chết hay sống?

– Không biết.

Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung. Khi đến đuờng Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (gióng như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào. Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua.

Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ…

Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trói tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.(Nguồn:ngo the linh)

Cái chết của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy sau đó là hệ quả của luật nhân quả vô thường

Tổng thống JFK, cũng bị ám sát, vào ngày 22-11-1963.

***Nhiều nguồn thông tin lịch sử cho biết, quyết định bỏ rơi chính quyền Của ông Diệm thực chất được đưa từ Đại sứ Mỹ là Henry CabotLodge ( bật đèn xanh cho chính biến cũng từ đương kim Tổng thống lúc bấy giờ là John F. Kennedy (JFK). ) Nhưng sự đời, không có bàn tay nhuốm máu nào là vô tội cả: Chỉ 3 tuần sau cái chết của TT Ngô Đình Diệm, lần lượt nhiều chính khách trong gia đình Kennedy ( bao gồm cả chính đương kim Tổng thống JFK, cũng bị ám sát, vào ngày 22-11-1963. ) Nhiều người cho rằng đây là chuyện gánh chịu từ luật nhân quả vô thường.

Tổng hợp

No comments:

Post a Comment