Sunday, April 12, 2015

(Video 18+) The Reader - Người Đọc Chuyện (USA, 2008, Viet. Sub.) [5 Đề Cử Oscar 2009]


Rating: R (for some scenes of sexuality and nudity)
Genre: Drama , Romance
Directed By: Stephen Daldry
Written By: David Hare
In Theaters: Dec 10, 2008 Wide
On DVD: Apr 14, 2009
Box Office: $34.1M
Runtime: 2 hr. 3 min.


TÓM TẮT NỘI DUNG:

The Reader là câu chuyện về một mối tình tưởng chừng khó có thể chấp nhận giữa Hanna Schmitz, một phụ nữ độc thân làm nghề soát vé tàu đã 36 tuổi, và Michael cậu học sinh mới 15 tuổi. Tình yêu nồng cháy của họ kéo dài cho đến ngày Hanna biến mất một cách bí ẩn. Tám năm sau, Michael, giờ là một sinh viên luật đang chứng kiến cuộc chiến tranh tàn khốc của Đức, bất ngờ gặp lại người tình cũ trong một hoàn cảnh hết sức éo le… Với một cốt truyện đầy kịch tính và bất ngờ, cộng hưởng cùng diễn xuất tuyệt vời của David Kross và diễn viên gạo cội Kate Winslet, không khó hiểu khi The Reader lọt vào danh sách đề cử 5 hạng mục quan trọng của giải Oscar 2009. Nhân vật trong The Reader có tâm lý rất phức tạp mà chỉ khi thực sự chiêm nghiệm khán giả mới có thể vỡ òa theo từng cung bậc cảm xúc của bộ phim.

Kate Winslet as Hanna Schmitz

Ralph Fiennes as the older Michael Berg

David Kross as the younger Michael Berg


















 

















Nội Dung Chi Tiết:

Câu chuyện được mở ra bắt đầu từ năm 1958, cậu bé Michael Berg mới tròn 15 tuổi (David Kross) bị cuốn vào cuộc phiêu lưu tình ái với Hanna (Kate Winlest), một phụ nữ lớn tuổi hơn anh. Sau khi trở thành sinh viên luật, anh luôn quan tâm tới những phiên tòa xét xử tù nhân chiến tranh để tìm kiếm Hanna. Cô bị kết tội thảm sát hàng loạt. 5 bị cáo đồng loạt tố cáo Hanna là người viết bản báo cáo ra lệnh thảm sát 300 tù nhân. Nhưng điều bi kịch nhất chính là Hanna không biết chữ. Cô chấp nhận lời cáo buộc vì mặc cảm về sự thất học của mình và cảm giác tội lỗi khi đã gây ra cái chết cho 300 nữ tù nhân. Tòa tuyên án Hanna bị tù chung thân.

Hanna và Michael (Ralph Fiennes đóng) đến với nhau bằng tình cảm xác thịt. Ở độ tuổi mới lớn, chàng trai 15 tuổi bị hấp dẫn bởi một người phụ nữ trung niên 37 tuổi là Hanna. Michale gặp Hanna và yêu cô bằng một tình cảm trong sáng nhất. Còn cô đến với anh đơn giản là nỗi thèm khát của một người đàn bà. Michael thường hay đọc sách cho Hanna nghe vì cô đam mê những cuốn sách. Cô luôn lắng nghe say sưa khi nghe Michael đọc sách. Đến một ngày cô bỏ đi, để lại sự tiếc nuối nơi chàng trai 15 tuổi.

Sáu năm sau, khi Michale tròn 21 tuổi, anh gặp Hanna ở phiên tòa xét xử. Lúc này cô đã 43 tuổi, đang là một phạm nhân bị kết tội tàn sát tù nhân ở thời kỳ Đức quốc xã. Tâm can anh rối bời khi gặp lại người tình xưa, một người bị buộc tội tù chung thân. Michael luôn dằn vặt và khổ tâm vì anh biết rằng cô không phải là người viết bản báo cáo. Anh biết cô bị vu oan chỉ đơn giản vì cô không biết chữ. Những giây phút xưa bên nhau, Hanna đều luôn muốn Michael đọc cho mình nghe những cuốn tiểu thuyết. 

Đến khi cô 63 tuổi, Michael đã thực hiện ước mơ cho Hanna. Anh đọc lại và gửi những cuốn băng ghi âm vào trong tù. Hanna rất bất ngờ với món quà này. Cô hồi tưởng lại những kỷ niệm xưa. Đến lúc này cô bắt đầu học viết chữ - những chữ viết ngô nghê. Cô đã tập học chữ qua những cuốn sách và lắng nghe từng lời đọc của Michael trong băng. Hanna cũng gửi cho Michael những bức thư mà cô viết được. 

Khi Hanna sắp mãn hạn tù, người gác tù liên lạc với Michael mong anh có thể cưu mang Hanna vì cô không gia đình, không bà con. Chỉ có Michael là người liên lạc với cô trong tù. Hai người xưa gặp lại nhau nhưng tình cảm không còn như trước. Michael đến với Hanna chỉ còn là sự thương hại giữa một người đàn ông 42 tuổi với một bà lão 63 tuổi. Họ không còn gì cả. Hanna cảm thấy hụt hẫng, cô sống trên đời đơn giản vì Michael gieo cho cô niềm tin rằng còn có người quan tâm yêu thương mình. Nhưng thái độ lạnh nhạt của Michael khiến cô đau lòng và cuối cùng cô đã kết thúc bằng cách treo cổ.

Khi chết đi, cô có tâm nguyện đem số tiền dành dụm gửi tới gia đình khi xưa là tù nhân bị Đức quốc xã thảm sát. Hanna luôn cảm thấy hối hận những điều mình đã làm. Michael gặp người con gái của nữ tù ngày xưa, nhưng cô gái không nhận tiền, chỉ giữ lại hộp trà vì kỷ vật này gợi cho cô nhiều kỷ niệm. Chiếc hộp trà được cô gái đặt bên khung ảnh của gia đình.

Bộ phim kết thúc bằng cuộc tảo mộ của Michael và người con gái. Anh kể lại cuộc gặp gỡ lần đầu tiên lúc 15 tuổi với Hanna. 

‘The Reader’ và thông điệp phim

Bài viết đã sửa chữa từ “The Reader – Chưa sẵn sàng cho một thông điệp”



Trên trang web Kenh14.vn, khi bình luận về chiến thắng của Slumdog Millinonaire, thành viên Minh Khuong đã bình luận: “Dù sao, mình vẫn thích The Reader đoạt Oscar hơn, mặc dù nếu đoạt được thật, nó sẽ gây ra tranh cãi lớn. Làm sao mà người ta có thể ủng hộ một mối tình loạn luân như thế nhỉ?”. Với tư cách một khán giả, tôi tìm cách lý giải cho câu hỏi: Vì sao The Reader không đạt được tượng Oscar cho Phim xuất sắc nhất? Và câu trả lời là: tác phẩm đình đám đã mang về cho nữ diễn viên Kate Winslet tượng vàng Oscar sau nhiều năm cố gắng này thực ra là một tác phẩm chưa đạt tới tầm của nguyên tác, ít nhất là về mặt thông điệp.


Mặc dù Bernard Schink – tác giả của cuốn tiểu thuyết tuy mỏng nhưng đầy sức ảnh hưởng trên văn đàn thế giới cho biết: “Tôi yêu điện ảnh, và muốn cuốn sách này được dựng thành phim”. Song ông cũng phải thừa nhận: “Ông ta (đạo diễn) không đưa lên phim những hình ảnh như tôi từng có trong đầu, mà chỉ lấy cuốn sách làm cơ sở cho phim của mình”.

Tất nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi một đạo diễn có lối tư duy, hoặc kế thừa toàn bộ hoài bão, tình cảm mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm để thể hiện lại qua điện ảnh, sẽ là dễ dàng ảnh hưởng đến chức năng sáng tạo của điện ảnh. Song, nếu ai đã từng đọc kĩ tác phẩm “The Reader” sẽ thấy được: vấn đề chính của tác phẩm không nằm ở mối tình lệch lạc về tuổi tác, hay tội ác chiến tranh mà một thế hệ người Đức đã mắc phải trong Đế chế III. Qua câu chuyện làm thế nào mà một cậu bé sinh sau đế chế Nazi của Đức Quốc xã cả chục năm vẫn phải chịu trách nhiệm với lịch sử, với lòng mình, khi vướng vào tình yêu với người đàn bà hơn mình 21 tuổi; tác phẩm là thông điệp của một người Đức thuộc thế hệ sinh sau Đế chế thứ ba về gánh nặng vô hình mang tên Trách nhiệm lịch sử đó.

Sự hấp dẫn giới tính đơn thuần

Ý kiến của khán giả Minh Khuong ở trên có thể đại diện cho quan điểm của số đông khán giả (giả định đó là những người chưa đọc nguyên tác) về nội dung bộ phim này. Có lẽ là do ấn tượng quá mạnh của nhiều cảnh nóng bỏng, táo bạo được dàn dựng trong phim (vốn được đánh giá là “diễn xuất dũng cảm” của 2 diễn viên chính), song vấn đề là tận cùng của tình yêu đặc biệt này không phải là sự hấp dẫn nam nữ đơn thuần. (Tất nhiên, cũng không phải là sự sẻ chia một sở thích chung là đọc sách). Tôi cũng không phủ nhận điều quan trọng đầu tiên làm nên câu chuyện là sự thu hút giới tính giữa người đàn bà từng trải và cậu bé 15 tuổi còn tự ti và yếu đuối.

Trong phim, cảnh gợi cảm đầu tiên giữa hai người đã được lột tả khá táo bạo về mặt hình thể, diễn xuất: Michael vô tình nhìn qua khe cửa thấy Hanna đang đi tất, cô quay mình lại ngạc nhiên, để lộ toàn bộ thân dưới trần trụi. Như vậy, ngay từ ban đầu, người xem đã được mặc định trong đầu: Michael – cậu bé non nớt bị hấp dẫn bởi Hanna vì cảnh hở hang của cô. Và chỉ có vậy, không nói lên được ấn tượng quan trọng nhất. Còn trong tiểu thuyết, thao tác ấn tượng của Hanna được miêu tả tỉ mỉ từng bước một, như thể một hành động có tính thứ tự, nghiêm túc; như thể một nghi thức riêng của chính cô. Bản thân nhân vật Michael lý giải như sau: “Nhiều năm sau tôi nhận ra rằng tôi không thể rời mắt khỏi cô không vì hình dáng, mà vì tư thế và cử động của cô… Người phụ nữ ấy không lấy dáng, không làm điệu…. mà dường như cô lui vào thân thể mình, thả trôi với chính nó, và nhịp điệu riêng của nó không bị chi phối bởi mệnh lệnh nào của lý trí, quên hết thế giới xung quanh… – sự khêu gợi …là lời mời hãy quên hết thế giới xung quanh khi đã đi vào nội tâm” (*).

Michael đã nhận được rất nhiều điều trong mối quan hệ với Hanna: Không chỉ có khám phá tình dục, Michael còn tự xây dựng cho bản thân thái độ sống tự tại, tự tin trong thể thao, học tập, và quan hệ xã hội. Đổi lại, Michael cũng phải chịu nhiều đau đớn mà tình yêu này có thể đem lại cho một cậu bé 15 tuổi. Cứ mỗi lần phạm phải những nguyên tắc, luật bất thành văn mà Hanna dựng lên quanh mình là một lần nghiễm nhiên Michael phải “nhịn nhục và xin lỗi, cho đến khi cô chấp nhận tôi. Nhưng trong lòng tôi đầy căm hận”. Và cậu chỉ còn có một cách trả thù – “phản bội” vừa yếu đuối, vừa trẻ con là che giấu về Hanna với bạn bè, như một cách phủ nhận vai trò của cô trong cuộc sống của cậu.

Chính những trải nghiệm vừa ngọt ngào, vừa nặng nề, cay đắng mà chỉ Hanna với cá tính khác thường mới có thể đem lại cho cậu đã khiến cô có một chỗ đứng không thể thay đổi trong lòng Michael không chỉ suốt thời niên thiếu, mà cả trong quãng đời còn lại. Chính điều này đã khiến việc ra đi của cô trở thành một khoảng trống rỗng to lớn, khiến Michael vừa yêu – lại vừa căm thù khi việc Hanna biến mất đã gây quá nhiều mất mát.

Trong phim, ta đã thấy một sự đổi khác của Michael (do David Kross thủ vai) – hồn nhiên và vô tư lự ban đầu (khi gặp Hanna) và một Michael lịch sự, nhưng gần như dửng dưng với những tình cảm bình thường mà bạn bè theo đuổi. Đạo diễn đã cố gắng xây dựng tạo hình nhân vật đó như một lý giải về cảm giác tổn thương đến tê dại, lạnh lùng đến trống rỗng mà sự ra đi của Hanna gây ra cho cậu. Thế nhưng chính việc khai thác cốt truyện chỉ bám sâu vào sự hấp dẫn giới tính đơn thuần, những tình cảm còn lại được khai thác rất hạn chế, không dứt khoát đã thu hẹp những tầng lớp cảm xúc của nhân vật chính, phủ nhận nỗ lực của đạo diễn. Và vô tình, câu chuyện trở thành câu chuyện đơn thuần chỉ về Hanna, chứ không còn là câu chuyện cuộc đời của Michael.

Hoán đổi vai trò nhân vật chính

Bernard Schink cho rằng: “Tiểu thuyết The Reader là câu chuyện cuộc đời Michael Berg. Qua ánh hào quang của một Kate Winslet tài năng, bộ phim The Reader đã trở thành câu chuyện của Hanna”.

Quả thực, diễn xuất (và sự nổi tiếng) của Kate Winslet đã góp phần khiến cốt truyện trở thành cơn lốc sự kiện xoay quanh nhân vật của cô. Một phần khác, có lẽ là do chủ ý của đạo diễn và biên kịch trong giới hạn cảnh quay, quy mô khả dĩ mà đoàn làm phim thực hiện được. Song đáng tiếc là, sự thay đổi này đã khiến khán giả khó lòng nhận ra được thông điệp quan trọng nhất đã rung cảm trái tim hàng triệu người đọc trên thế giới: Áp lực tinh thần về chiến tranh có sức tàn phá khủng khiếp, nó khiến con người không thể sống một cuộc sống bình thường, và không thể dành cho mình một tình yêu bình thường. Đó chính là gánh nặng trách nhiệm quá khứ mà thế hệ Michael phải chịu đựng, mà Michael – với mối duyên tình kì lạ đã trực tiếp nhận nó nhiều hơn người khác mà thôi.

Lý do khác theo tôi là diễn xuất của Ralph Fiennes – đóng vai Michael trưởng thành đã để lại ấn tượng mờ nhạt nhất trong bộ ba diễn viên. Ngay từ những cảnh đầu phim, anh thể hiện một thái độ hào hứng, hồ hởi thái quá đối với người đàn bà có quan hệ với mình. Và trong nhiều cảnh khác, người ta không thấy được vẻ lãnh đạm, trống rỗng của một người bị thương. Người ta chỉ thấy các nhân vật khác (người tình, con gái, bà mẹ) khẳng định sự lạnh nhạt, bí ẩn của anh, còn bản thân Michael trưởng thành trong phim không biểu hiện được điều đó. Nỗi đau giữa một bên là hiện thực cuộc sống đòi hỏi anh phải xét đoán thế hệ cha ông đã phạm tội trong quá khứ, và một bên là tình yêu với Hanna đã được biểu hiện bằng lời thoại nhiều hơn là diễn xuất.

Và như vậy, khi vai trò nhân vật chính bị hoán đổi đã góp phần khiến bộ phim chỉ hoàn thành nhiệm vụ kể câu chuyện về tình yêu, chứ không thành công khi truyền tải lại thông điệp có ý nghĩa thực sự về một số phận của Michael Berg – đại diện cho một thế hệ người Đức. Mà về cơ bản, số phận đó gắn rất chặt với hệ quả của mối tình này.

Những ấn tượng đẹp

Dù vậy, cũng không thể phủ nhận những ấn tượng tốt đẹp của bộ phim. Đó là diễn xuất khá thành công của David Kross. Đó là đoạn dựng song song thời điểm Hanna và Michael cùng chuẩn bị trước khi bước vào phiên xử án cuối cùng – thời điểm không chỉ quyết định với Hanna, mà còn đòi hỏi Michael phải có quyết định dứt khoát về tình cảm, thái độ ứng xử với tội lỗi trong quá khứ của người yêu. Tất nhiên, là cả diễn xuất của Kate Winslet – tuy còn bị giới hạn, song đã lột tả khá thành công một Hanna vừa độc đoán, vừa ngây thơ.

Song tôi vẫn hi vọng vào một phiên bản “The Reader” thành công hơn nữa. Mà trong đó, những hình ảnh đáng ra đã trở thành dấu ấn trong điện ảnh sẽ được thể hiện thành công hơn: “Một hình là Hanna xỏ tất ở trong bếp. Một hình khác là Hanna đứng trước bồn tắm và nâng chiếc khăn bông. Một hình khác nữa là Hanna đi xe đạp, váy bay tung trong gió… Hanna sung sướng, tươi tắn cười… quay mình, nhảy nhót trước gương”… Những ám ảnh đó sẽ lý giải cho người xem vì sao khi Michael gặp lại Hanna lần cuối trong nhà xác, anh thấy “trong khuôn mặt chết hiển hiện khuôn mặt sống, trong khuôn mặt già nua hiện lên khuôn mặt trẻ trung – Đó phải là cảm giác của những đôi vợ chồng già” mà trước đó anh dửng dưng, không hề nhận ra. Qua đó thấy được sức mạnh tàn phá của chiến tranh dù đã đi qua lâu chừng nào, vẫn có thể khiến một con người không có được một mối tình bình thường, một cuộc sống bình thường với người yêu dấu.

Xét về xuất phát điểm, “The Reader” (hãng sản xuất Weinstein) có được một đội ngũ làm phim thuộc dạng thượng thừa so với các ứng cử viên khác: đạo diễn Stephen Daldry (Billy Elliot, The Hours), biên kịch gia David Hare, bộ đôi diễn viên nổi tiếng Kate Winslet, Ralph Fiennes, cùng bốn nhà sản xuất Anthony Minghella (The English Patient, Cold Mountain), Sydney Pollack (Out of Africa, The Interpreter), Donna Gigliotti, Redmond Morris (**)… Bản thân nguyên tác vốn là tiểu thuyết best-seller đầu tiên của Đức trên tờ New York Times danh giá, được in tới hàng triệu bản và được dịch ra 37 ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới từ 1995 đến nay.

Với một nền tảng vững chắc như vậy, giá “The Reader” có sự đào sâu khai thác về các tầng ý nghĩa của tiểu thuyết hơn nữa, sự thành công của tác phẩm sẽ không chỉ dừng lại ở vinh quang cho một cá nhân.

Hà Phương

———————————————————————————-

* : Bài viết sử dụng tài liệu từ tiểu thuyết “The Reader” của Bernhard Schlink (NXB Phụ nữ – Lê Quang dịch, nhan đề Người đọc);
** : Tham khảo thông tin từ bài viết “The Reader – Người đọc” của Cobain P (trang web Kenh14.vn đăng tải vào 00:01:00 ngày 22/02/2009)





“The Reader”: Những ẩn ức sâu kín


23.03.2009 by Bình Minh Mưa

Quá khứ rồi cũng qua đi, tội lỗi rồi cũng nhận “phán xét”, chỉ có những điều day dứt và ám ảnh vẫn còn lại với con người, ngay cả khi họ không còn nữa. Michael Berg – “người đọc sách” đã phải lựa chọn một phương cách đối mặt hòng hoá giải “sự yếu đuối và nỗi xấu hổ” phải chôn giấu bấy lâu…






Sự yếu đuối là một đặc tính của con người được thể hiện dưới nhiều hình thức. Hầu hết dễ nhận thấy, hoặc có thể nhận biết một cách nhanh chóng, trong khi với nhiều người, sự yếu đuối không thể nhìn thấy, ngay cả với chính bản thân họ. Việc thừa nhận sự yếu đuối đôi khi cản trở bạn trong nhiều tình huống, chống đối bạn hoặc ngăn chặn bạn đạt được thành công không phải là điều dễ dàng.

Cũng tương tự như vậy, tránh né nỗi xấu hổ đôi khi có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và bình yên trong tâm hồn của nhiều người. The Reader đã chạm đến sự yếu đuối, nỗi xấu hổ và cả cách đối diện với chúng trước sự thật.

Dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Bernhard Schlink và lấy bối cảnh vào những năm 50 của thế kỷ trước tại đất nước Đức, The Reader bắt đầu khi cậu thanh niên 15 tuổi Michael Berg (David Kross) tình cờ gặp Hanna Schmitz (Kate Winslet), nhân viên soát vé trên xe buýt.

Đó là một người phụ nữ cô đơn, khao khát tình yêu cũng như khao khát được nghe đọc sách, cả hai khao khát này Hanna tìm thấy trọn vẹn ở Michael. Mối quan hệ bí mật giữa hai người chỉ kéo dài trong một mùa hè, nhưng đã theo đuổi hai người trong suốt cuộc đời…

8 năm sau, Michael đang là sinh viên năm cuối trường Luật và cùng nhóm hội thảo của mình đến dự thính phiên tòa xử tội phạm chiến tranh thời Đức Quốc xã. Tại đây, Michael gặp lại Hanna nhưng trong tình thế nghiệt ngã…

Nếu như Michael yêu Hanna bằng tình yêu đầu đời trong sáng, ngây thơ và đầy đam mê, thì ở người phụ nữ từng trải này, bên cạnh tình yêu còn là một nội tâm phức tạp và những bí mật được che giấu- những bí mật không đơn thuần mang tính cá nhân mà nó liên quan đến vấn đề chính trị mà cho đến tận sau này, anh mới biết được phần nào.

Những xáo trộn, giằng co trong tâm lý của Michael khi nghĩ về quãng thời gian bên Hanna; nỗi đau đớn, tuyệt vọng trước sự biến mất đột ngột của cô; cuộc trùng phùng “bất ngờ”… tất cả đẩy Michael đến bên bờ vực mong manh: tha thứ hay vẫn giữ trong lòng sự thù hận?

Quá khứ rồi cũng qua đi, tội lỗi rồi cũng nhận “phán xét”, chỉ có những điều day dứt và ám ảnh vẫn còn lại với con người, ngay cả khi họ không còn nữa. Michael đã phải lựa chọn một phương cách đối mặt hòng hoá giải “sự yếu đuối và nỗi xấu hổ” phải chôn giấu bấy lâu…

The Reader là bộ phim “nơi những nhân vật nhìn chăm chú ra cửa sổ để báo hiệu những chất chứa nặng nề trong tâm trí”. Trong trường hợp này, đôi mắt buồn và tâm trí bị dày vò thuộc về Ralph Fiennes. Theo đôi mắt và dòng suy tư của Michael, bộ phim quay ngược về những năm 1955 và lần đầu tiên cậu gặp Hanna.

Vẫn là đôi mắt ấy khi ngập tràn trong hạnh phúc với tình yêu, khi tuyệt vọng trống rỗng vì bị bỏ rơi, khi cụp xuống đầy đau đớn và bàng hoàng khi khám phá bí mật của người mình yêu, khi lặng lẽ khóc trước khi ra đi cũng của chính người yêu thương ấy. Xung đột dữ dội từ sâu thẳm bên trong con người Michael được thể hiện trên nét mặt của cậu khi đi thăm lại các trại tị nạn và cả khi vội vã rời khỏi phòng xử án…

Những thước phim cảm động như thế này chắc chắn sẽ còn làm người xem phải nhớ mãi về The Reader: Hanna oà khóc khi nghe Michael đọc sách; khi hai người đến nhà thờ trong chuyến dã ngoại; khi Michael và Hanna nắm tay nhau trong lần gặp gỡ ở trong tù…

Nhiều nhà phê bình mong đợi trong phim sẽ là chủ đề, mô-típ và quan điểm quen thuộc liên quan đến Đức Quốc xã và Holocaust (vụ thảm sát hàng triệu người Do Thái do Đức Quốc xã gây ra những năm 30 và 40 của thế kỷ trước). Có lẽ việc nhấn mạnh vào sự kiện Holocaust và tội ác chiến tranh sẽ làm họ thấy thích thú hơn, nhưng ngược lại, sự kiện đó không phải là mục đích của The Reader.

Bộ phim hướng đến sự thật và sự hoà giải những mâu thuẫn, xung đột không chỉ giữa mọi người mà còn chính trong mỗi con người. Câu chuyện cuộc đời của Michael Berg buộc khán giả phải tự suy ngẫm: không có sự định hướng, và trong câu chuyện đặc biệt này, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng. Định mệnh không phải là điều được đề cập trước tiên mà hơn hết, cái người ta cần quan tâm ở bộ phim này chính là một câu chuyện dài cảm động của các nhân vật.

Bộ phim khai thác những uẩn khúc bên trong con người và đặt ra hàng loạt câu hỏi khiến người ta phải suy nghĩ nghiêm túc cũng như gợi lên những tranh cãi về vấn đề đạo đức. Dụng ý của Daldry và cộng sự là dõi theo quá khứ của Hanna qua những thước phim quay chậm và không chỉ đơn giản dừng lại ở đó một cách vô nghĩa, phù phiếm.

Quay phim Roger Deakins, bậc thầy của việc sử dụng hiệu ứng tương phản của bóng tối và ánh sáng đã dành nhiều không gian để chọn được những góc độ “đắt” nhất. Không phải sự thể hiện xuất sắc của các diễn viên mà chính là phong cách làm phim của Daldry đã chinh phục nhiều nhà phê bình khó tính nhất khi chọn cách truyền tải nhẹ nhàng mà sâu sắc bằng ngôn ngữ điện ảnh tinh tế.

Dù không được nhắc đến nhiều nhưng phần nhạc phim của Nico Muhly góp những giai điệu cảm xúc rất đẹp cho The Reader. Năm nay 28 tuổi, đã tốt nghiệp Đại học Columbia và trường âm nhạc Juilliard, Muhly đã có bốn dự án âm nhạc.

Với The Reader, đây là lần đầu tiên anh được tin tưởng giao thực hiện phần nhạc cho một bộ phim lớn. Nếu bạn đã xem phim, bạn có thể thấy các ca khúc được đặt đúng bối cảnh. Nếu chưa xem phim, bạn vẫn sẽ bị ngất ngây bởi một loại nhạc dễ nghe và lý tưởng để làm nhạc nền những buổi tiệc nhẹ. Hầu hết các track sử dụng piano làm nền với tiếng đàn dây, sáo và tiếng kèn oboa lấp đầy trong những khoảng lặng.

Ca khúc đầu tiên là The Egg cũng được mở đầu bằng tiếng đàn piano với điểm nhấn là tiếng đàn dây điểm xuyết. ca khúc này cũng tạo nên âm hưởng chung cho 18 ca khúc tiếp theo. Spying nổi bật bởi tiếng sáo và sự phối hợp của các nhạc cụ khác.

The first bath là dòng chảy ngọt ngào êm ái của piano và violin; You Don’t Matter tạo cảm giác u buồn với tiếng đàn dây, kèn oboa đối lập với tiếng piano; Go Back To Your Friends cũng mang không khí buồn nhưng được khắc hoạ bởi tiếng sáo và tiếng đàn dây nhẹ đến nao lòng ; Cycling Holiday “hoành tráng” với sự lấn át của keyboard so với đàn dây, và vì thế có tiết tấu nhanh, mạnh hơn các ca khúc khác…

Mặc dù có mạch phim đôi chỗ hơi dàn trải, nhiều phần diễn xuất còn mang tính “diễn”, phần hoá trang của nhân vật Hanna lúc về già chưa thật sự thuyết phục hay bị chỉ trích vì có “quá nhiều cảnh nude”… nhưng The Reader là một trải nghiệm lý thú cho những ai yêu thích những bộ phim có chiều sâu của một đạo diễn không e sợ việc khám phá những trái tim lạc lối đầy mâu thuẫn.

Không dừng lại ở những điểm yếu của nhân vật, bộ phim đặt ra cách nhìn thẳng thắn đối với phần tối của đạo đức: Liệu có thể chấp nhận tha thứ cho tội lỗi khủng khiếp do người mình thương yêu gây ra? Có nguyên tắc đạo đức nào yêu cầu người ta can thiệp để giúp đỡ một người khác khi họ từ chối giúp đỡ chính bản thân mình? Tại sao việc một người phụ nữ 36 tuổi quyến rũ một cậu thanh niên 15 tuổi lại không được xem xét trong chuyện này?

Mối quan hệ tình cảm giữa Hanna và Michael cũng không phải để phán xét, vì Daldry đơn giản chỉ đưa ra sự kiện như nó diễn ra trên thực tế để dẫn đến những sự kiện quan trọng hơn. Ấn tượng hơn là sự thanh minh cho vai trò của Hanna trong bộ máy Đức Quốc xã. Daldry và Hare tôn trọng không can thiệp vào phong cách và cách xây dựng cũng như khắc hoạ tính cách nhân vật trong nguyên bản của Schlink.

Đông Nhi

The reader – từ đọc sách đến xem phim


Cuốn tiểu thuyết Người đọc của Bernhard Schlink xuất bản tại Việt Nam (Lê Quang dịch, NXB Phụ Nữ và viện Goethe, 2006), những người làm sách đã đưa ra bình luận khá tinh tế: tác phẩm có sức hấp dẫn của một ký sự pháp đình, nhưng linh hồn của tác phẩm là tính nhân văn cao cả, thể hiện trong quá khứ chiến tranh đen tối lẫn hiện tại rối rắm của lòng người…

Người đọc xuất hiện ở Đức vào năm 1995 và được dịch ra gần 40 thứ tiếng, được xem là một sự kiện văn học có tiếng vang. 15 năm sau – 2009, Người đọc (The Reader) xuất hiện trên màn bạc và gây sự tò mò đối với khán giả yêu văn học và đang tạo cảm tình đối với ban tổ chức những giải thưởng lớn…

Câu chuyện xảy ra tại Berlin – Đức từ những năm chiến tranh đen tối 1938, về một mối tình nồng nhiệt giữa cậu con trai 15 tuổi Michael Berg với người đàn bà gấp đôi tuổi cậu – Hanna Schmitz. Mối tình đến bất ngờ với những rung động mãnh liệt khó cưỡng giữa một bên là sự ẩn ức của một người đàn bà có đời sống bị thời cuộc đưa đẩy khá tẻ nhạt và gần như thiếu khả năng tự chủ trong sự nghiệp (từng là nhân viên của hãng Siemens và sau đó gia nhập nhân quân SS của Đức quốc xã) và một bên là cậu bé dậy thì với nhiều mơ tưởng, đắm mình trong các tác phẩm văn chương từ Odissey, Schnitzler đến Anton Chekhov, D. Lessing và đang căng mình trải nghiệm, khám phá những rung động đầu tiên trong cuộc đời. Sự cuồng nhiệt của họ được bảo bọc trong một không gian nhân văn – sau giờ học, cậu học trò Michael tìm đến đọc sách cho Hanna nghe và sau đó họ làm tình với nhau. Michael không hề biết rằng, Hanna người tình của anh, người khát thế giới trong những trang sách, lại chính là một người đàn bà không biết chữ.

Kate Winslet đi vào vai diễn khá lôi cuốn với hình tượng Hanna – người đàn bà nuôi cái nhìn chân thành trước thời cuộc nhiều đảo điên, thật giả khó lường. Người đàn bà mù chữ ấy từng áp giải một đoàn tù nhân từ trại SS về trại tập trung, trên đường đi, một cơn hoả hoạn ngoài tầm kiểm soát đã giết chết nhiều người. Hanna không thể tự bảo vệ được mình trước toà án, cô phải vào tù. Chàng sinh viên luật Michael lúc bấy giờ cũng ngồi trong phiên toà nhưng bắt đầu cảm nhận cái đắng cay của một phiên toà bảo vệ cho công lý nhưng mang trong nó nhiều khuất tất, bí mật.

Phim có nhiều cảnh khoả thân và sex khá nóng bỏng và đầy xúc cảm. Tuy nhiên, cái kết khá nhàm chán vì những diễn giải lê thê. Dù sao, nó đã tạo được một không khí, tâm thế bất an về thế hệ ám ảnh bởi quá khứ tại nước Đức những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ 20. Còn gì buồn hơn người đàn ông Michael đã ly hôn với vợ, chấp nhận sống đơn độc để chỉ làm một việc: đọc và ghi âm những cuốn sách hay để gởi những băng cassette cho người tình đã già trong nhà ngục. Họ không gặp nhau. Nhưng hơi thở, sự giao cảm nồng nàn qua thế giới của những trang sách vẫn được nuôi dưỡng và cứu vãn đời sống đang ngột ngạt và nhiều bất an. Hanna đã học chữ bằng cách đối chiếu những bản sách trong thư viện trại tù với những cuốn băng mà người tình gởi đến. Đó là cách duy nhất người đàn bà thoát khỏi cái hốc kẹt đầy tuyệt vọng và oan uổng mà thời đại đã tạo ra cho số phận mình.

Bộ phim cũng như cuốn sách đã kết thúc hướng về vẻ đẹp xúc cảm có tính nhân văn nhưng khó giấu được một nỗi buồn, sự hụt hẫng về lý lẽ khi luật sư Michael đã đi hết những điều ẩn mật nhưng vẫn không kịp bảo vệ được người tình. Bộ phim xây dựng được một chi tiết khá đẹp nhấn nhá cho cái kết buồn: sau buổi gặp với Michael, Hanna trong dung mạo của một nữ tù nhân đứng tuổi lẩn thẩn xếp những cuốn sách lên mặt bàn và bước chân lên đó, tìm đến cái chết.

Mối tình Hanna và Micheal lên phim không tàn bạo như những gì bạn đọc hình dung qua trang sách. Một bộ phim kiểu Mỹ khá tròn trịa phù hợp với mong muốn của đại chúng. Thiếu cái lạnh lùng khốc liệt của tính cách Đức mà những ai đã từng say mê đọc sách háo hức chờ đợi. Nhưng, có lẽ ngay cả sự tròn trịa mượt mà ấy cũng có lý lẽ của nó.

Nguyễn Vinh
(Nguồn Sài Gòn tiếp thị)





Một bộ phim đầy ám ảnh về tình yêu và sự im lặng.

Tác phẩm văn học xưa nay vốn vẫn được coi là “nguồn tài nguyên” không bao giờ cạn để cho các nhà làm phim chuyển thể lên màn ảnh rộng. Trong số năm đề cử giải Oscar phim xuất sắc nhất thì có đến 3 phim được chuyển thể từ tiểu thuyết (The Reader, Slumdog Millionaire) hoặc truyện ngắn (The Curious Case of Benjamin Button). Tuy nhiên xét về mức độ nổi tiếng thì tiểu thuyếtThe Reader của nhà văn người Đức Bernharrd Schlink nổi trội hơn cả. Xuất bản vào năm 1995, cho đến nay Người Đọc (Der Vorleser) đã được in tới hàng triệu bản và được dịch ra 37 ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới. Đây cũng là tiểu thuyết đầu tiên của Đức trở thành best-seller trên tờ New York Times danh giá.

Khi chuyển thể The Reader thành tác phẩm điện ảnh, hãng sản xuất Weinsteinđã xây dựng được một đội ngũ làm phim thuộc dạng thượng thừa bao gồm đạo diễn Stephen Daldry (Billy Elliot, The Hours), biên kịch gia David Hare, bộ đôi diễn viên rất có thực lực Kate Winslet, Ralph Fiennes, cùng bốn nhà sản xuất Anthony Minghella (The English Patient, Cold Mountain), Sydney Pollack (Out of Africa, The Interpreter), Donna Gigliotti, Redmond Morris. Điều đáng tiếc là, khi The Reader chưa kịp khởi chiếu thì cả Anthony Minghella lẫn Sydney Pollack đều lần lượt qua đời trong tháng 3 và tháng 5 năm 2008.



Toàn bộ diễn biến phim trải dài qua mấy chục năm, được kể thông qua sự hồi tưởng của nhân vật chính Michael Berg (David Kross và Ralph Fiennes). Suốt quãng đời từ khi còn là cậu nhóc mới 15 tuổi cho đến khi trung niên,Michael vẫn luôn bị ám ảnh, dằn vặt bởi một người phụ nữ. Hình ảnh củaHanna Schmitz (Kate Winslet) luôn tồn tại trong tâm trí anh, cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Cậu nhóc Michael Berg lần đầu tiên gặp Hanna, khi đó đã hơn 30 tuổi, trong lúc đang đứng co ro tại một ngõ nhỏ vì mắc phải căn bệnh bất thường. Được sự giúp đỡ của cô, Michael mới có thể trở về nhà nằm dưỡng bệnh đến hơn 3 tháng trời. Lần thứ hai gặp lại là khi cậu tìm tới căn hộ của Hanna để tặng hoa và gửi lời cảm ơn. Thông qua tình huống thay trang phục được đạo diễnStephen Daldry xử lý rất tinh tế, tâm trí của Michael bắt đầu xáo động sau lần tái ngộ này . Lần thứ ba họ gặp nhau, sự tò mò, muốn khám phá những rung động đầu đời của Michael đã lên tới cực điểm, còn xúc cảm của Hanna cũng thay đổi hoàn toàn khi cô quan sát cậu tắm trong bồn. Cho dù chênh lệch xa về tuổi tác nhưng tình cảm giữa hai người được vun đắp rồi ập đến mãnh liệt chỉ sau ba lần gặp gỡ. Đó là vào thời điểm năm 1958, khi Berlin vẫn chưa thoát ra khỏi giai đoạn u ám thời hậu chiến tranh thế giới lần thứ II.




Trong khi Michael còn rất trẻ, tràn đầy sức sống, muốn tìm hiểu về tình yêu, khám phá về mặt thể xác, thì Hanna Schmitz lại là người phụ nữ có đời sống tẻ nhạt, với một quá khứ bí ẩn, hầu như chẳng có ai quen biết. Điều đó cũng chẳng thể ngăn được hai người đến với nhau. Mỗi ngày sau khi từ trường về, Michaellại đến căn hộ của Hanna để chìm đắm trong chuyện chăn gối. Đan xen mối quan hệ đầy đam mê giữa họ, Michael thường đọc sách cho Hanna nghe.Những Trường ca Odyssey của Homer, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (Mark Twain), The Lady with the Dog (Anton Chekhov) được kể lại với một niềm hứng khởi tràn đầy. Có lẽ đối với Hanna, chuyện ân ái với Michael không quan trọng bằng việc được nghe cậu đọc những án văn thơ nổi tiếng. Nguyên nhân của sự việc khán giả sẽ tự khám phá ở phần sau của bộ phim.




Cho đến một ngày, Hanna đột nhiên ra đi mà chẳng có một lời từ biệt. Michaelkhông gặp lại cô cho đến tận năm 1966 khi anh đang là một sinh viên chập chững bước vào ngành luật. Điều khủng khiếp thay, khi Michael tận mắt nhìn thấy Hanna sau tám năm ròng cũng là ngày cô bị đưa ra toà vì tội diệt chủng 300 người Do Thái trong thời gian phục vụ cho Đức quốc xã.

Nhân vật trong The Reader có tâm lý rất phức tạp, thậm chí là phức tạp nhất trong số 5 tác phẩm được đề cử giải Oscar phim xuất sắc nhất. Các mối quan hệ, cách đối xử giữa họ được xây dựng theo một hướng hoàn toàn khác mà không phải bất cứ khán giả nào cũng có thể hiểu tường tận khi thưởng thức lần thứ nhất. Người xem sẽ dần khám phá những bí mật được giữ kín của Hanna, đi sâu vào từng ngóc ngách trong suy nghĩ của Michael, chìm đắm vào mối tình kỳ lạ nhưng cũng đầy mãnh liệt và say đắm giữa hai người trong nửa đầu phim. Nửa cuối của The Reader, sự dằn vặt trong tâm trí Michael được đẩy lên cao trào, thể hiện rất rõ khi anh tham dự các phiên chất vấn tội phạm chiến tranh, đặc biệt là trường đoạn anh vào trại giam thăm lại Hanna.




Ngược lại với Michael, vào thời điểm này Hanna lại tỏ ra quá thành thật trước toà. Cô hầu như không ý thức được việc mình đã làm trong quá khứ. Lời giải thích của cô thật đơn giản, nó cũng giống như bao con người khác từ bao thời đại nay: “Tôi chỉ làm công việc của mình, tôi không biết điều gì đang diễn ra”. Để rồi cuối cùng, chỉ nhằm che dấu bí mật không có gì đáng xấu hổ về trình độ học vấn của mình, Hanna bắt buộc phải nhận tội. Cho dù còn rất nhiều bí mật mà phiên toà không thể điều tra tới cùng, cô vẫn dấu kín trong lòng để nhận lấy hình phạt có phần oan uổng. Đắng cay thay, Michael hiểu rõ những sự việc trên. Anh tự mình khám phá ra nguyên nhân vì sao cô phải làm công việc gác tù, biết rằng cô không phải là người viết bản báo cáo giết 300 người Do Thái. Nhưng điều đó cũng không giúp được gì trong việc bào chữa cho Hanna, vì đơn giản tất cả những gì Michael làm là … im lặng.




Ở cả hai thời điểm, khi Hanna ra đi không một lời từ biệt, và khi anh im lặng để nghe toà tuyên án cô, đều là những khoảnh khắc không thể nào quên đối vớiMichael. Kể từ đó, Michael sống dằn vặt trong cô đơn, hình ảnh của Hannavẫn ám ảnh ngay cả quãng thời gian anh có vợ. Chỉ tới lúc họ liên lạc với nhau thông qua giọng đọc được thu âm vào băng cát sét mà Michael âm thầm thực hiện, hay thông qua những bức thư ngắn ngủi nhưng đầy tâm huyết của Hanna, khán giả mới giải toả được tâm lý nặng nề.



Nhưng cho đến tận trường đoạn cuối cùng, khi Michael tìm đến nhà người phụ nữ Do Thái còn sống sót trong vụ diệt chủng làm 300 người thiệt mạng, liệu anh đã tha thứ cho tội lỗi của Hanna chưa, hay anh đến chỉ vì chuộc lại lỗi lầm mà anh đã im lặng, như bao người Đức đã im lặng, trong phiên toàn năm xưa. Mỗi một khán giả sẽ tự tìm ra cho mình một câu trả lời.




Kate Winslet chưa bao giờ bị coi là một diễn viên trung bình, thậm chí là khá. Các vai diễn của cô hầu như đều rất tốt đến cực tốt, bằng chứng là 6 đề cử giảiOscar trong sự nghiệp (tính cả vai Hanna Schimitz trong The Reader). Với tầm tuổi hiện nay của Kate (cô sinh năm 1975), vào vai Hanna thời kỳ trung niên là quá thích hợp. Thế nhưng, giai đoạn trong tù và khi đã về già, Kate Winslet còn nhập vai xuất sắc hơn nữa. Hình ảnh Hanna ngồi cô đơn đợi người khách bí mật đến thăm tù để rồi rốt cuộc thất vọng khi không thấy ai gây xúc động tột cùng cho người xem. Đã 5 lần trở về quê nhà Anh quốc trong tay trắng, nhưng có lẽ trong năm nay Kate Winslet sẽ có cơ hội cầm chặt tượng vàngOscar để ăn mừng thắng lợi.



Cho dù cái kết hơi lề mề, kịch bản phim chưa thể chuyển tải hết cái cay đắng, dữ dội như tiểu thuyết, nhưng The Reader vẫn là tác phẩm đáng xem, đặc biệtthích hợp với những ai yêu văn học.


Chủ nhật, 2009-02-22 - Nguồn: Kenh14.vn






Release date: December 12, 2008 (USA)
Director: Stephen Daldry
Screenplay: David Hare

Michael Berg (David Kross), a teen in postwar Germany, begins a passionate but clandestine affair with Hanna Schmitz (Kate Winslet), an older woman who enjoys having classic novels read to her. Then Hanna mysteriously disappears, leaving Michael heartbroken and confused. Years later, Michael, now a law student, gets the shock of his life when he sees Hanna on trial for Nazi war crimes.

The Reader
Reader ver2.jpg
Theatrical release poster
Directed byStephen Daldry
Produced byAnthony Minghella
Sydney Pollack
Donna Gigliotti
Redmond Morris
Screenplay byDavid Hare
Based onThe Reader
by Bernhard Schlink
StarringKate Winslet
Ralph Fiennes
David Kross
Lena Olin
Bruno Ganz
Music byNico Muhly
CinematographyChris Menges
Roger Deakins
Edited byClaire Simpson
Production
company
Distributed byThe Weinstein Company(US)
Senator Film (Germany)
Release dates
  • December 12, 2008(US: Limited)
  • February 6, 2009 (Berlin)
  • February 26, 2009(Germany)
Running time
124 minutes[1]
CountryUnited States
Germany[2]
LanguageEnglish
German
Greek
Latin
Budget$32 million[3]
Box office$108,901,967[3]


The Reader is a 2008 German-American romantic drama film based on the 1995 German novel of the same name by Bernhard Schlink. The film was written by David Hare and directed by Stephen Daldry. Ralph Fiennes and Kate Winslet star along with the young actor David Kross. It was the last film for producers Anthony Minghella and Sydney Pollack, both of whom had died before it was released. Production began in Germany in September 2007, and the film opened in limited release on December 10, 2008.

It tells the story of Michael Berg, a German lawyer who as a mid-teenager in 1958 had an affair with an older woman, Hanna Schmitz, who then disappeared only to resurface years later as one of the defendants in a war crimes trial stemming from her actions as a guard at a Nazi concentration camp. Michael realizes that Hanna is keeping a personal secret she believes is worse than her Nazi past – a secret which, if revealed, could help her at the trial.

Winslet and Kross, who plays the young Michael, received much praise for their performances; Winslet won a number of awards for her role, including the Academy Award for Best Actress. The film itself was nominated for several other major awards, including the Academy Award for Best Picture.

Plot

Berlin in 1995. Michael Berg watches an U-Bahn pass by—then flashing back to a tram in 1958 Neustadt. A 15-year-old Michael (David Kross) gets off because he feels sick and wanders the streets, pausing in the entryway of a nearby apartment building where he vomits. Hanna Schmitz (Kate Winslet), a tram conductor, comes in and helps him return home.

Michael, diagnosed with scarlet fever, rests at home for the next three months. After he recovers, he visits Hanna with flowers to thank her. The 36-year-old Hanna seduces him and they begin an affair. They spend much of their time together having sex in her apartment after she has had Michael read to her from literary works he is studying. After a bicycling trip, Hanna learns she is being promoted to a clerical job at the tram company. She abruptly moves without telling Michael.

In 1966 Michael is at Heidelberg University law school. As part of a seminar, the students observe a trial (similar to the Frankfurt Auschwitz Trials) of several women accused of letting 300 Jewish women die in a burning church when they were SS guards on the death march following the 1944 evacuation of a concentration camp near Krakow. Michael is stunned that Hanna is one of the defendants.

In the trial, the key evidence is the testimony of Ilana Mather (Alexandra Maria Lara), author of a memoir of how she and her mother (Lena Olin), who also testifies, survived. She describes how Hanna had women from the camp read to her in the evenings.

Hanna, unlike her co-defendants, admits that Auschwitz was an extermination camp and that the ten women she chose during each month's Selektion were gassed. She denies authorship of a report on the church fire, despite pressure from the other defendants, but then admits it rather than complying with a demand to provide a handwriting sample.

Michael realizes Hanna's secret: she is illiterate and has concealed it her whole life. The other guards who claim she wrote the report are lying to place responsibility on Hanna. Michael informs the professor that he has information favourable to one of the defendants but is not sure what to do since the defendant herself chose not to disclose the information. Michael arranges a visit with Hanna in prison, but once there he leaves without seeing her.

Hanna receives a life sentence for her admitted leadership role in the church deaths while the other defendants are sentenced to four years and three months each. Michael (Ralph Fiennes) meanwhile marries, has a daughter, and divorces. Retrieving his books from the time of the affair with Hanna, he begins reading them into a tape recorder. He sends the cassette tapes and a recorder to Hanna. Eventually, she begins to check the books out from the prison library and teaches herself to read and write by following along with Michael's tapes. She starts writing back to Michael in brief, childlike notes, asking him to write to her.

As time goes on, the letters reflect her gradually improving literacy.
Michael does not write back or visit but continues simply sending tapes, and in 1988 a prison official (Linda Bassett) telephones him to seek his help with Hanna's transition into society after her upcoming early release due to good behavior. He finds a place for her to live and a job and finally visits Hanna a week before her release. In their meeting, Michael remains somewhat distant and confronts her about what she has learned from her past. 

Michael arrives at the prison on the date of Hanna's release with flowers only to discover that Hanna hanged herself. She has left a tea tin with cash in it with a note asking Michael to give the cash and money in a bank account to Ilana. He discovers that she killed herself after reading Ilana's memoir of her horrifying experience in the concentration camp.

Michael travels to New York City where he meets Ilana (now Lena Olin) and confesses his relationship with Hanna. He tells her about the suicide note and Hanna's illiteracy. Ilana tells Michael there is nothing to be learned from the camps and refuses the money. Michael suggests that she donate the money to an organization that combats adult illiteracy, preferably a Jewish one. She wants him to take care of this instead. Ilana keeps the tea tin since it is similar to one stolen from her in Auschwitz.

Michael drives Julia, his daughter, to Hanna's grave and tells her their story.

Cast

Kate Winslet as Hanna Schmitz
Ralph Fiennes as the older Michael Berg
David Kross as the younger Michael Berg
Bruno Ganz as Professor Rohl, a Holocaust survivor
Alexandra Maria Lara as Ilana Mather, a former victim of a concentration camp
Lena Olin as Rose Mather (Ilana's mother) the older Ilana Mather
Vijessna Ferkic as Sophie, Michael's friend at school
Karoline Herfurth as Marthe, Michael's friend at university
Burghart Klaußner as the judge at Hanna's trial
Linda Bassett as Mrs. Brenner, prison official
Hannah Herzsprung as Julia, Michael Berg's daughter
Susanne Lothar as Carla Berg
Florian Bartholomäi as Thomas Berg
Volker Bruch as Dieter Spenz, a student in the seminar group


REVIEW BY ROGER EBERT (23/12/2008)


The Reader" is made by a 24-year-old youth, who has information that might help a woman about to be sentenced to life in prison, but withholds it. He is ashamed to reveal his affair with this woman. By making this decision, he shifts the film's focus from the subject of German guilt about the Holocaust and turns it on the human race in general. The film intends his decision as the key to its meaning, but most viewers may conclude that "The Reader" is only about the Nazis' crimes and the response to them by post-war German generations.

The film centers on a sexual relationship between Hanna (Kate Winslet), a woman in her mid-30s, and Michael (David Kross), a boy of 15. That such things are wrong is beside the point; they happen, and the story is about how it connected with her earlier life and his later one. It is powerfully, if sometimes confusingly, told in a flashback framework and powerfully acted by Winslet and Kross, with Ralph Fiennes coldly enigmatic as the elder Michael.

The story begins with the cold, withdrawn Michael in middle age (Fiennes), and moves back to the late 1950s on a day when young Michael is found sick and feverish in the street and taken back to Hanna's apartment to be cared for. This day, and all their days together, will be obsessed with sex. Hanna makes little pretense of genuinely loving Michael, who she calls "kid," and although Michael has a helpless crush on Hanna, it should not be confused with love. He is swept away by the discovery of his own sexuality.

What does she get from their affair? Sex, certainly, but it seems more important that he read aloud to her: "Reading first. Sex afterwards." The director, Stephen Daldry, portrays them with a great deal of nudity and sensuality, which is correct, because for those hours, in that place, they are about nothing else.

One day Hanna disappears. Michael finds her apartment deserted, with no hint or warning. His unformed ego is unprepared for this blow. Eight years later, as a law student, he enters a courtroom and discovers Hanna in a group of Nazi prison guards being tried for murder. Something during this trial suddenly makes another of her secrets clear to him and might help explain why she became a prison guard. His discovery does not excuse her unforgivable guilt. Still, it might affect her sentencing. Michael remains silent.

The adult Michael has sentenced himself to a lonely, isolated existence. We see him after a night with a woman, treating her with remote politeness. He has never recovered from the wound he received from Hanna, nor from the one he inflicted on himself eight years after. She hurt him, he hurt her. She was isolated and secretive after the war, he became so after the trial. The enormity of her sin far outweighs his, but they are both guilty of allowing harm because they reject the choice to do good.

At the film's end, Michael encounters a Jewish woman in New York (Lena Olin), who eviscerates him with her moral outrage. She should. But she thinks he seeks understanding for Hanna. Not so. He cannot forgive Hanna's crimes. He seeks understanding for himself, although perhaps he doesn't realize that. In the courtroom, he withheld moral witness and remained silent, as she did, as most Germans did. And as many of us have done or might be capable of doing.
There are enormous pressures in all human societies to go along. Many figures involved in the recent Wall Street meltdown have used the excuse, "I was only doing my job. I didn't know what was going on." President Bush led us into war on mistaken premises, and now says he was betrayed by faulty intelligence. U.S. military personnel became torturers because they were ordered to. Detroit says it was only giving us the cars we wanted. The Soviet Union functioned for years because people went along. China still does.

Many of the critics of "The Reader" seem to believe it is all about Hanna's shameful secret. No, not her past as a Nazi guard. The earlier secret that she essentially became a guard to conceal. Others think the movie is an excuse for soft-core porn disguised as a sermon. Still others say it asks us to pity Hanna. Some complain we don't need yet another "Holocaust movie." None of them think the movie may have anything to say about them. I believe the movie may be demonstrating a fact of human nature: Most people, most of the time, all over the world, choose to go along. We vote with the tribe.

What would we have done during the rise of Hitler? If we had been Jews, we would have fled or been killed. But if we were one of the rest of the Germans? Can we guess, on the basis of how most white Americans, from the North and South, knew about racial discrimination but didn't go out on a limb to oppose it? Philip Roth's great novel The Plot Against Americaimagines a Nazi takeover here. It is painfully thought-provoking and probably not unfair. "The Reader" suggests that many people are like Michael and Hanna, and possess secrets that we would do shameful things to conceal.

No comments:

Post a Comment