Đạo diễn: Joel Schumacher
Diễn viên: Emmy Rossum
Nhà sản xuất: Warner Bros Pictures
Thể loại: Tâm lý, Tình Cảm
Độ dài: 100 phút
Quốc gia: Mỹ
Cô gái xinh đẹp bé nhỏ Christine tham gia trong một đoàn ca kịch trong nhà hát. Do tính đóng đảnh của cô ca sĩ chính, một lần Christine được trở thành người hát solo trong cả vở diễn và được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Christine (Emmy Rossum) luôn linh cảm có một người hộ mệnh nào đó luôn ở bên mình, truyền cảm cho giọng hát của mình và bảo vệ nàng trước tất cả những ai muốn hại. Một đêm nọ, sau những tràng pháo tay hâm mộ, ngập tràn trong cả rừng hoa chúc mừng, Christine nhận được một bông hồng. Rồi như mơ, như thực, nàng được một người đàn ông đeo mặt nạ (Gerard Butler) dẫn sâu vào tầng hầm nhà hát, đi đến xứ sở kỳ lạ của anh ta. Nơi đó, nàng được trân trọng như một nàng công chúa. Nhưng người đàn ông nhất định giấu mặt, mặc cho nàng cố gắng tìm hiểu xem anh ta là ai...
Bóng ma trong nhà hát là một bộ phim ca nhạc phát hành năm 2004 của đạo diễn Joel Schumacher. Bộ phim này được thực hiện theo vở nhạc kịch cùng tên năm 1986, còn bản gốc là tiểu tuyết Bóng ma trong nhà hát của nhà văn Pháp Gaston Leroux. Andrew Lloyd Webber là nhà sản xuất và cũng là tác giả kịch bản của bộ phim cùng với Joel Schumacher. Hai diễn viên chính là Gerard Butler trong vai bóng ma, và Emmy Rossum trong vai Christine Daaé.
Bóng ma trong nhà hát | |
---|---|
Emmy Rossum và Gerard Butler
| |
Thông tin phim | |
Đạo diễn | Joel Schumacher |
Sản xuất | Andrew Lloyd Webber |
Tác giả | Andrew Lloyd Webber, Charles Hart, Richard Stilgoe, Joel Schumacher |
Diễn viên | Gerard Butler, Emmy Rossum, Patrick Wilson, Miranda Richardson |
Phát hành | Warner Bros. |
Công chiếu | 22 tháng 12 2004 |
Độ dài | 143 phút |
Ngôn ngữ | Tiếng Anh |
Kinh phí | 70 triệu đô la Mỹ[1] |
Doanh thu | 154.648.887 đô la Mỹ[1] |
The Phantom of the Opera | |
---|---|
Theatrical poster
| |
Directed by | Joel Schumacher |
Produced by | Andrew Lloyd Webber |
Screenplay by | Joel Schumacher Andrew Lloyd Webber |
Based on | The Phantom of the Opera by Andrew Lloyd Webber Charles Hart Richard Stilgoe Gaston Leroux Le Fantôme de l'Opéra byGaston Leroux |
Starring | Gerard Butler Emmy Rossum Patrick Wilson Miranda Richardson Minnie Driver Simon Callow Ciaran Hinds |
Music by | Andrew Lloyd Webber |
Cinematography | John Mathieson |
Edited by | Terry Rawlings |
Production
company |
Really Useful Films
Joel Schumacher Productions Odyssey Entertainment Scion Films |
Distributed by | Warner Bros. Pictures |
Release dates
|
|
Running time
| 143 minutes[1] |
Country | United States United Kingdom |
Language | English |
Budget | $70 million[2] |
Box office | $154,648,887[2] |
The Phantom of the Opera is a 2004 British film adaptation of Andrew Lloyd Webber's 1986 musical of the same name, which in turn is based on the French novel Le Fantôme de l'Opéra by Gaston Leroux.
Directed by Joel Schumacher, the film was also produced and co-written by Lloyd Webber. The Phantom of the Opera stars Gerard Butler in the title role, Emmy Rossum as Christine Daaé, as well as Patrick Wilson as Raoul, Miranda Richardson as Madame Giry, and Minnie Driver as Carlotta Giudicelli.
The film was announced as early as 1989, but production only started in 2002 due to Lloyd Webber's divorce and Schumacher's busy career. It was entirely shot at Pinewood Studios, with sceneries also being depicted with the help of miniatures and computer graphics. Rossum, Wilson, and Driver had singing experience, but Butler had no experience and had to receive music lessons. The Phantom of the Opera grossed approximately $154 million worldwide, and received mixed reviews, praising the visuals and acting but criticising the writing and directing.
SUMMARY
From his hideout beneath a 19th century Paris opera house, the brooding Phantom (Gerard Butler) schemes to get closer to vocalist Christine Daae (Emmy Rossum). The Phantom, wearing a mask to hide a congenital disfigurement, strong-arms management into giving the budding starlet key roles, but Christine instead falls for arts benefactor Raoul (Patrick Wilson). Terrified at the notion of her absence, the Phantom enacts a plan to keep Christine by his side, while Raoul tries to foil the scheme.
"Bóng ma trong nhà hát": Vở nhạc kịch thành công nhất mọi thời đại
Thứ Ba, 16/03/2004
Vừa qua, vở nhạc kịch Phantom of the Opera (Bóng ma trong nhà hát) của nhà soạn nhạc nổi tiếng Andrew Lloyd Webber đã trở thành tác phẩm đứng thứ hai ở sân khấu Broadway (Mỹ) về số buổi trình diễn (6.681 buổi), đẩy vở Les Misérables (Những người khốn khổ) xuống vị trí thứ ba.
Phantom of the Opera cũng được coi là vở nhạc kịch thành công nhất mọi thời đại với số tiền bán vé lên tới 3,2 tỉ USD (nên biết bộ phim ăn khách nhất từ trước đến nay, Titanic, cũng chỉ đạt doanh thu phòng vé 1,9 tỉ USD) và hơn 100.000 triệu lượt khán giả. Sau 16 năm kể từ ngày đầu ra mắt cho đến nay, Phantom of the Opera đã có hàng loạt phiên bản được công diễn ở nhiều quốc gia, một bộ phim sắp ra đời và vô số giải thưởng giá trị. Bản CD ghi lại phần âm nhạc của vở diễn này là đĩa nhạc nên có đối với bất kỳ ai đam mê thể loại opera hiện đại, thậm chí cả những người ưa thích nhạc cổ điển. Và nó đã bắt đầu xuất hiện ở thị trường Việt Nam.
Nguồn gốc của "Bóng ma"
Vở nhạc kịch Phantom of the Opera được nhà soạn nhạc Andrew Llyod Webber dàn dựng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Pháp Gaston Leroux, lần đầu xuất bản vào năm 1911. Opera ở đây chính là nhà hát Opera là kinh đô Paris, nước Pháp, cho đến lúc đó (năm 1911) vẫn được coi là nhà hát Opera lớn nhất trên thế giới. Cũng như hình tượng chàng gù Quasimodo của Victor Hugo, bá tước Dracular của Bram Stocker, nhân vật Phantom của Gaston Leroux được xây dựng từ một truyền thuyết có thật, tuy nhiên, người Pháp không coi ông là Victor Hugo hay Bram Stocker nên cuốn sách nhanh chóng bị quên lãng. Phải đến năm 1922, khi Carl Laemmle, Chủ tịch hãng phim Universal, tình cờ đọc được Phantom of the Opera, ông này đã thực sự bị sốc và quyết định tái hiện câu chuyện trên màn ảnh. Năm 1925, bộ phim ra đời, ngay lập tức trở thành một cơn sốt. Nhân vật Phantom gây ấn tượng mạnh mẽ đến mức ở nhiều rạp chiếu phim lúc đó, người ta phải chuẩn bị bột ngửi miễn phí dành cho những khán giả yếu bóng vía tỉnh lại sau khi bị ngất do quá sợ hãi. Phantom, bá tước Dracular, Dr. Frankenstein đã trở thành ba hình tượng kinh dị trong văn học được khai thác nhiều nhất ở mọi loại hình nghệ thuật còn lại và cũng không ngoa khi nói rằng cả một ngành công nghiệp đã được dựng nên xung quanh họ. Năm 1984, một đạo diễn trẻ người Anh chuyển soạn tác phẩm thành một tác phẩm sân khấu dưới hình thức gần như một vở nhạc kịch. Trong số khán giả của vở kịch này có Andrew Lloyd Webber, người mà sau đó đã giúp đưa tác phẩm với nguyên tác của Leroux lên một tầm cao mới. Thực ra, lúc đó, Lloyd Webber vẫn đang phải tập trung vào một tác phẩm khác mang tên Aspect of love (Các khía cạnh của tình yêu) nhưng câu truyện về Phantom vẫn còn in đậm trong tâm trí của ông. Chín tháng sau, trong một cửa hiệu sách cũ ở New York, ông tình cờ bắt gặp bản dịch tiếng Anh của cuốn tiểu thuyết. Và Lloyd Webber đã nhận thấy, đây không chỉ đơn thuần là một câu chuyện rùng rợn, cũng không dựa trên sự thù ghét và tàn nhẫn, mà là một bi kịch về tình yêu đau khổ không lối thoát. Từ nguyên tác, nhà soạn nhạc của chúng ta đã bỏ đi những đoạn không logic, không cần thiết, những hình ảnh thô bạo và thay đổi một số chi tiết cơ bản để đưa ra bản chất thật sự của tấn bi kịch này. Cho đến nay, cả thế giới hầu như chỉ biết về câu truyện theo phiên bản mà Lloyd Webber đã viết ra.
Nội dung của tấn bi kịch
Vào một thời điểm nào đó, khoảng những năm 1880, một con người khốn khổ với khuôn mặt bị biến dạng đã chạy trốn khỏi xã hội mà anh ta căm ghét, một xã hội đã ruồng bỏ anh ta và tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn trong mê lộ những tầng hầm và kho chứa bên dưới nhà hát Opera tại Paris. Theo năm tháng, bắt đầu xuất hiện những lời đồn đại về bóng đen lạ thoắt ẩn thoắt hiện bên trong nhà hát và những đồ vật bị mất một cách bí hiểm. Đến năm 1893, một lần, khi nhìn qua một lỗ nhỏ về phía sân khấu, việc anh vẫn thường hay làm, Phantom nhìn thấy Christie, một diễn viên phụ trẻ đẹp và ngay lập tức cảm thấy trái tim mình đã thuộc về nàng. Bản thân Phantom đã có một kỹ thuật hát Opera hoàn hảo, nhờ được nghe những giọng ca hay nhất của châu Âu trong nhiều năm. Và anh xuất hiện, dạy Christie hát. Bằng chất giọng thuần khiết, trong vắt và những gì học được từ Phantom, Christie được nhận vai chính và vai diễn của cô đã làm rung động cả Paris. Phantom hy vọng Christie sẽ yêu mình để đáp lại sự dạy dỗ, nhưng đau đớn thay, nàng lại gửi trọn tình yêu cho Raoul de Chagny, một chàng quý tộc trẻ tuổi, đẹp trai. Đau khổ, tức giận và ghen tị, Phantom đã tìm cách bắt cóc Christie ngay khi cô đang diễn giữa sân khấu, đưa cô đến nơi ở của mình, cạnh một chiếc hồ ngầm ở tầng hầm thứ bảy, cũng là tầng hầm sâu nhất của nhà hát Opera. Chàng quý tộc trẻ, bỏ qua nỗi sợ hãi bóng tối thăm thẳm đã xuống đến nơi và giải cứu cô gái. Được phép chọn lựa, Christie đã chọn chàng thanh niên đẹp như thiên thần. Phantom có thể giết họ nhưng kìa, đám đông phía trên đang đi xuống để tìm những người mất tích với hàng trăm ngọn đuốc sáng rực. Anh đã phải từ bỏ người mình yêu, chạy vào nơi duy nhất của tầng hầm còn sót lại bóng tối. Nhưng trước khi Phantom chạy đi, Christie trả lại cho anh chiếc nhẫn anh đã trao cho cô như vật đính hôn. Và người ta còn tìm thấy một vật anh để lại: chiếc hộp nhạc hình con khỉ, chơi bản Masquerade. Phantom, với con tim tan nát, thêm một lần bị chối bỏ đã biến mất và không bao giờ được nhắc đến...
Sức hấp dẫn của âm nhạc
Không còn nghi ngờ gì, Andrew Lloyd Webber hiện là nhà soạn nhạc kịch vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta. Thành công lớn lao của Phantom of the Opera và một số vở diễn khác cũng do Lloyd Webber biên soạn phần lớn nhờ vào phần âm nhạc quá hấp dẫn, vừa mang tính hàn lâm vừa gần gũi với công chúng, dễ nghe, dễ vào, dễ ngấm nhưng lại không dễ quên. Những giai điệu của giọng nữ trong vở diễn ông viết ra vốn dành riêng cho vợ mình lúc đó, Sarah Brightman, người có giọng soprano trong vắt như pha lê, từng được giới phê bình nhận định nếu Phantom có sống lại thì nhất định anh sẽ chọn Sarah làm người hát chung với mình.
Hoành tráng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc, Phantom of the Opera hấp dẫn thính giả, kể cả những người chưa một lần được xem vở diễn bằng những cung bậc âm thanh biến hóa đến kỳ ảo, khi thì êm ái nhẹ nhàng, lúc thì dồn dập mạnh mẽ. Ca khúc chủ đề, Phantom of the Opera là một bản nhạc kinh điển, từng được nhiều nghệ sĩ thể hiện lại theo những phong cách khác nhau. Đó là lúc Phantom xuất hiện, như thực như ảo trước mắt Christie và bắt đầu dạy cô hát. In sleep he sang to me, in dream he came... And do I dream again... (Anh hát với tôi trong giấc ngủ, anh đến với tôi trong giấc mơ... Phải chăng tôi lại mơ lần nữa...). Và tất cả chợt như vỡ ào ra trong đoạn song ca giữa hai người trên nền nhạc đệm nhuốm đầy màu sắc huyền bí, đủ để người nghe hình dung ra cảnh Christie đứng một mình trong bóng tối, hát với một giọng nam vang vọng đằng sau tấm màn nhung. Rồi Phantom xuất hiện với chiếc mặt nạ sắt che đi một phần khuôn mặt. Bầu không khí lại chùng xuống khi Phantom bắt đầu cất tiếng hát... Đó là ca khúc Music in the night. Tiếng thét của Christie như đẩy toàn bộ vở diễn lên cao trào, và sau đó là câu hỏi của cô cứ lặp đi lặp lại why have you brought me here... (tại sao lại mang em tới chỗ này...) Khúc song ca trong All I ask of you dễ làm người nghe nhớ đến Time to say goodbye, ca khúc kinh điển Sarah Brightman hát cùng nghệ sĩ Opera mù Andrea Boceli. Tiếng cười của Phantom, tiếng kêu thất thanh của Christie trên nền nhạc nhỏ dần làm người nghe như cảm nhận được hoàn cảnh của 2 người lúc đó... Âm thanh trong hồi Masquerade/Why so silent mang đầy màu sắc của một vở Opera cổ điển, tiếng hát như nhảy múa theo giai điệu tươi vui rộn rã, dàn đồng ca khỏe khoắn, sau một khoảng dừng ngắn là cả một dòng thác âm thanh như đổ ập vào người nghe, rồi tất cả lắng xuống, tiếng đàn dây lại réo rắt vang lên. Hồi cuối cùng, Point of no return là giọng ca thê lương, như đe dọa, như oán than của Phantom và lời cầu xin, nỗi sợ hãi của Christie. Quyết định của nàng đã làm con tim anh vỡ nát. Nhưng kìa, đoàn người đã xuống và Phantom lê bước vào bóng tối. Âm thanh chùng xuống, nghẹn ngào như tỏ niềm tiếc thương cho một tình yêu bị từ chối...
Cho đến nay, CD phần âm nhạc của Phantom of the Opera đã tiêu thụ được hàng triệu bản trên toàn thế giới, không kém bất cứ một album nhạc hiện đại nào. Tất cả những gì bạn nên làm khi nghe tác phẩm kinh điển về ánh sáng và bóng tối, tình yêu và sự đau khổ này là "nhắm mắt lại và thả hồn bay cao". Bạn sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu mới lạ, khác hẳn những gì bạn đã từng nghe.
Hoàng Cường (TVTD)
No comments:
Post a Comment