Nguyễn Chánh Tín là con út trong gia đình có 5 người con, bố là Nguyễn Chánh Minh (võ sĩ nổi tiếng dưới thời vua Tự Đức, chuyện đi trừ gian diệt bạo, sau là đệ tử của một tướng trong quân đội Tôn Trung Sơn lưu lạc sang Việt Nam), mẹ là Lưu Ngọc Lan, một hoa khôi của vùng Bạc Liêu. Cà Mau.
Nguyễn Chánh Tín | |
---|---|
Sinh | 29 tháng 11, 1952 tại Bạc Liêu |
Tên khác | Chánh Tín |
Nghề nghiệp | Diễn viên, nhà sản xuất |
Hoạt động | 1972 |
Vai diễn đáng chú ý | Robert Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa |
Ông nội anh là một võ sĩ nổi tiếng dưới thời vua Tự Đức, chuyện đi trừ gian diệt bạo, tiêu diệt bọn cướp bóc ác ôn giúp dân lành nên đã bị bọn chúng đem lòng thù ghét mà giết chết khi còn rất trẻ. Nối tiếp truyền thống gia đình, cha Nguyễn Chánh Tín là Nguyễn Chánh Minh đã đi khắp Miền Nam tâm sự học đạo và may mắn được một tướng trong quân đội Tôn Trung Sơn lưu lạc sang Việt Nam nhận làm đệ tử, trở thành chân truyền của vị tướng này. Chính vì cảm phục sự can đảm của cha anh mà má anh, bà Lưu Ngọc Lan – một hoa khôi của vùng Bạc Liêu. Cà Mau ngày đó đã đem lòng yêu thương và nên vợ nên chồng với ông. Má anh là một người phụ nữ giỏi ca hát.
Cái gen nghệ thuật của Nguyễn Chánh Tín sau này có lẽ được thừa hưởng từ chính người mẹ của mình. Nguyễn Chánh Tín là con út trong gia đình có 5 người con. Vì là con nhà võ, nên ngay từ nhỏ, anh đã phải chịu một nền giáo dục rất nghiêm khắc, quy củ. Ngày bé, Nguyễn Chánh Tín đã sớm bộc lộ năng khiếu văn nghệ. Anh hát rất hay và thường được chọn biểu diễn đơn ca ở trường trong các dịp lễ. Không chỉ thế, Nguyễn Chánh Tín còn biết tạc tượng, vẽ tranh. Là người học võ, nên cha của Nguyễn Chánh Tín rất ghét văn nghệ, coi đó là xướng ca vô loài. Ông luôn lo ngại con cái mình sẽ vì thế mà chểnh mảng học hành nên luôn cấm cậu con trai út tham gia các hoạt động văn nghệ. Vì thế cứ mỗi lần phát hiện con trai tham gia ca hát ở trường, ông đều cho con trai 1 trận đòn nhớ đời.
Yêu điện ảnh, nhưng lại được chú ý trước tiên trên sân khấu nhạc nhẹ. Học cấp 3 ở trường Mạc Đĩnh Chi, tham gia ban văn nghệ nhà trường với tư cách là ca sĩ. Năm 1972 vì đột ngột nổi tiếng nên Chánh Tín đã không thể toàn tâm toàn ý cho việc học. Anh thi trượt vào trường Đại học Y khoa, trở thành sinh viên trường Luật nhưng vẫn toàn tâm toàn ý hướng về nghệ thuật. Năm 1973 là năm thực sự thành công và đáng nhớ với Nguyễn Chánh Tín. Năm đó anh được huy chương vàng điện ảnh, lại được giải Kim Khánh về âm nhạc do 40 tờ báo hàng đầu Sài Gòn bình chọn. Con đường nghệ thuật của cậu học trò trường Mạc Đĩnh Chi vì thế ngày càng thênh thang rộng mở.
Có lẽ là duyên nợ, nên chàng trai trẻ Nguyễn Chánh Tín được chú ý đến khi hát trên tivi và được mời vào vai nhỏ trong bộ phim Đời chưa trang điểm . Vai diễn khá thành công và ông bắt đầu giành được ấn tượng của giới điện ảnh Sài Gòn ngày ấy. Sau đó ông liên tiếp được mời vào vai chính trong 4 phim.
Những năm 1980, khi bộ phim “Ván bài lật ngửa” được công chiếu trên màn ảnh rộng khắp nước, Nguyễn Chánh Tín – với vai diễn Nguyễn Thành Luân trong bộ phim đã trở thành một hiện tượng của điện ảnh Việt. Vai diễn đó đã đưa Nguyễn Chánh Tín – từ một ca sĩ nổi tiếng khi đó vụt sáng trong vai trò diễn viên và chỉ một bước đã trở thành ngôi sao thực thụ của điện ảnh Việt, trở thành diễn viên được khán giả màn ảnh rộng cả nước yêu mến và ngưỡng mộ. “Ván bài lật ngửa” đến bây giờ vẫn là một bộ phim để đời trong sự nghiệp của Nguyễn Chánh Tín, cũng như một trong những bộ phim tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam một thời, đặc biệt là dòng phim tình báo chiến tranh.
No comments:
Post a Comment