Friday, December 31, 2021

THIỀN VÀ THỞ - BS ĐỖ HỒNG NGỌC

Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thỏa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.

AI CÓ THỂ GIỮ VỮNG SỰ CAO QUÍ TRONG SÂU THẲM TÂM LINH MÌNH?


Trong cuộc sống hiện thực thường ngày, nếu một người không có nguyên tắc làm người hay chủ kiến thì người ấy sẽ rất dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố thuộc hoàn cảnh bên ngoài và thuận theo những ham muốn dục vọng của tự thân mà sống “nước chảy bèo trôi”. Người như vậy cho dù có thể sống cả trăm năm nhưng vẫn không thể nhận ra bản ngã chân chính của mình.

Monday, December 27, 2021

CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ CỦA CỰU THỦ TƯỚNG BA LAN


Ignacy Jan Paderewski là cựu Thủ tướng Ba Lan, còn Herbert Hoover là cựu Tổng thống Mỹ. Trong quá khứ, hai vị này đã có những việc làm rất đẹp để giúp đỡ lẫn nhau. Người ta nói rằng, chính sự giúp đỡ nhau ấy đã không chỉ làm thay đổi vận mệnh của bản thân họ mà còn thay đổi vận mệnh của hàng triệu con người. Câu chuyện nhân quả dưới đây xảy ra tại đại học Stanford và đã được ghi vào lịch sử.

Sunday, December 26, 2021

AI CŨNG CẦN MỘT VÒNG TAY ÔM - LÊ HỮU

 

Ai cũng cần một vòng tay ôm, để tha thứ . Chỉ có chiếc ôm ấy mới chữa lành được những vết thương

Genny gửi đi dòng text cuối cho Dick, bạn trai và cũng là đồng nghiệp của cô ở sở cảnh sát Dallas, khi bước đến gần căn apartment của cô ở lầu 3. Lúc ấy khoảng gần 10 giờ đêm. Cô về muộn hơn mọi ngày sau ca trực kéo dài suốt 14 tiếng… Một ngày đầu tuần khá mệt mỏi và nhức đầu vì những chuyện lỉnh kỉnh chẳng đâu vào đâu. Cô cần nghỉ ngơi để lấy lại sức.

60 NĂM MỘT CUỘC TÌNH - PHAN HOÀNG MY


1.

Ông bệnh nặng có vài tháng thì qua đời. Bà rơi vào khoảng không của một nỗi cô đơn đặc quánh. Gặp ai cũng nhớ ông, thấy gì cũng nghĩ đến ông. Cả năm trời trôi qua bà vẫn giữ y nguyên mọi thứ trong nhà. Tủ áo quần của ông, đồ dùng cá nhân, phòng điêu khắc gỗ…, tất cả đều còn nguyên vẹn, như thể ông vừa đi vắng mặt vài tiếng đồng hồ. Trên computer của bà, mỗi khi bật lên, là trước nhất hiện lên gương mặt ông tươi cười hiền lành, bà nhìn ông, cười chào qua làn nước mắt trước khi bắt đầu làm việc.

DỜI BẾN - NGUYỄN NGỌC TƯ

 

Dời bến…Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa.

Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đôi tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, “xứ gì ngộ quá, đâu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiếm đỏ con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đứng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi…”

Saturday, December 25, 2021

CẢI LƯƠNG, NGOẠI VÀ TUỔI THƠ TÔI - THANH HÀ



1/-

Hồi nhỏ tôi thích nghe cải lương vọng cổ lắm. Tôi nói “nghe” là vì thời ấy vô tuyến truyền hình chưa ra đời, nên chỉ được nghe các nghệ sĩ hát qua radio mà thôi. Tôi chỉ khoảng mười tuổi, vậy mà khi nghe tiếng hát cất lên là tôi đã phân biệt được đó là nghệ sĩ nào. Vào những tối đài phát chương trình cải lương, đêm thanh vắng, nằm trong giường lắng nghe các nghệ sĩ tài danh đóng vai thiện ác, trẻ già, đào thương đào lẳng, kép độc kép chánh, tuồng bi tuồng hài… mà tôi khóc cười, giận ghét, vui buồn theo từng nhân vật.

Này nhé, đào thương thì có sầu nữ Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Diệu Hiền, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bạch Tuyết… Kép chánh có Thành Được, Tấn Tài, Hùng Cường, Minh Phụng, Thanh Sang, Dũng Thanh Lâm… Vai người trung, cao niên có Út Trà Ôn, Hữu Phước, Trường Xuân… Hề có Văn Hường, Văn Chung…

Tuesday, December 21, 2021

HƯƠNG GÂY MÙI TẾT - LÊ VĂN NGHĨA

 

Mùi Tết của gia đình tôi đến bắt đầu từ mùi thơm... nồi thịt kho tàu! Tất nhiên khi nói vậy có hơi quá đáng một chút vì có vẻ như loại bỏ những yếu tố thời gian, không gian do tạo hóa mang lại.

Nhưng từ nhỏ và cho đến bây giờ, mùi thơm của nồi thịt kho tàu vẫn làm tôi biết Tết đã đến.

Ấy là khi mẹ tôi đi chợ về với một cục thịt ba rọi, hai chục trứng vịt tươi và trái dừa xiêm nằm trong giỏ. Không cần mẹ phải nói, tôi biết là bà sắp chuẩn bị một nồi thịt kho tàu cho Tết.

Gia đình nghèo nên những ngày thường nồi thịt kho tàu đã hiếm hoi vì thịt kho tàu là phải có thịt mà thịt là thứ thực phẩm "quý hiếm" cho một gia đình lao động đông con.

Saturday, December 18, 2021

NHÂN SINH VÔ THƯỜNG


Thiên tai và ôn dịch khiến nhân loại minh bạch rằng: Nhân sinh vô thường, hãy trân quý hết thảy mọi thứ trên đời.

Trong cuộc đời, nhất định phải trải qua một lần đối mặt với sinh tử mới có thể minh bạch sinh mệnh quan trọng tới nhường nào, phải trải lâm trọng bệnh mới hiểu cuộc sống thật tuyệt vời biết bao. Thế sự vô thường, đời người là hữu hạn. Sinh mệnh mong manh, ngắn ngủi, không biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Vậy nên, hãy sống trọn vẹn với hiện tại, trân quý mọi người xung quanh.

Trong những năm gần đây, trên thế giới thường xuyên xảy ra những thảm họa, động đất, sóng thần, dịch bệnh, cúm, lũ lụt, hạn hán … lần lượt xuất hiện ở nhiều nơi, khiến vô số người phải “ âm dương cách biệt ” với người thân, bạn bè. Mỗi khi nhìn thấy một hình ảnh khiến người ta trào dâng lên sự buồn thương, mỗi khi nghe tiếng khóc thảm thiết của người chịu cảnh mất đi người thân, nhiều người trong chúng ta ắt hẳn sẽ không kìm được sự chua xót mà thốt lên: Sinh mệnh quả thực mong manh làm sao!

HẠNH PHÚC - NGUYỄN TRẦN BẠT


Con người ở bất kỳ thời đại nào đều có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc. Không ai trên đời này không mong cầu hạnh phúc. Mong cầu hạnh phúc và đi tìm hạnh phúc là dấu hiệu nhận biết sự lành mạnh của mỗi con người. Suy cho cùng, tất cả ý nghĩa, giá trị, niềm vui của cuộc sống mà chúng ta cảm thấy đều được gói gém trong khái niệm hạnh phúc. Đó là một khái niệm triết học rộng lớn phản ánh mục tiêu phát triển của toàn nhân loại. Nhưng trong quá trình đi tìm hạnh phúc, con người lại khoanh khái niệm này thành những mục tiêu rất hạn hẹp và cụ thể, ví dụ quy thành niềm vui, hay sự thỏa mãn...

Vậy, hạnh phúc có phải là một trạng thái tinh thần nhất thời của con người và có đơn giản chỉ là sự thỏa mãn các đòi hỏi hay không? Bản chất của hạnh phúc thật sự là gì? Trước những cuộc khủng bố liên tiếp xảy ra trên khắp thế giới vào những năm gần đây, chúng ta buộc phải đặt câu hỏi: loài người có thật hạnh phúc không? Vì thế, tôi muốn truy đuổi khái niệm hạnh phúc để tìm ra đâu là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc của con người.

Saturday, December 11, 2021

YAKUTSK - THÀNH PHỐ LẠNH NHẤT THẾ GIỚI


Nhiều vùng hẻo lánh ở Nga được biết đến là những miền đất lạnh giá, ít nơi nào khắc nghiệt như Yakutia. Thủ đô của Yakutia là Yakutsk, được biết đến là thành phố lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ lạnh kỷ lục là âm 64 độ C vào năm 1891.

Mùa đông ở thành phố bắt đầu sớm hơn so với nhiều nơi khác, với nhiệt độ trung bình vào mùa đông khoảng âm 40 độ C. Vào những ngày đầu tháng 10, nhiệt độ đã xuống dưới 0 độ C. Thời gian này, nhiệt độ ở Yakutsk hạ thấp tới mức âm 38 độ C.

Sunday, December 5, 2021

ĐỜI NGƯỜI BỂ DÂU, LÃNG QUÊN TẤT CẢ LIỆU CÓ TỐT? - AN NHIÊN



Biết rằng đời người không như mộng, nhưng cũng chính là mộng, bởi thân phù thế như bọt bèo trong bể khổ mê mờ. Muốn quên đi làm người dại mà chẳng đặng, hay là làm người dũng kiên cường mạnh mẽ nhưng có trí huệ nhìn rộng nhìn xa để thấy cái bến bờ thực sự.

Trong tác phẩm kinh điển Cổ học tinh hoa do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân có một câu chuyện của Liệt Tử có tên là “Bệnh quên” như thế này:

Nước Tống có anh đứng tuổi, tự nhiên mắc phải bệnh quên, buổi sáng lấy gì của ai, buổi chiều đã quên, ngày nay cho ai cái gì, ngày mai đã quên, ra đường quên cả đi, ở nhà quên cả ngồi, trước có làm những gì bây giờ đã quên, bây giờ đang làm gì sau này cũng quên hết.

NHIẾP ẢNH: NẮNG ĐẦU ĐÔNG - AN NAM

Nắng vui đùa cùng hoa

Nắng đầu đông vàng tươi và ngọt như mật ong, thứ mật được chưng cất trong gió hanh hao và cái rét ngọt đầu mùa, khiến mùa đông luôn mang theo hương vị đặc biệt.

Phố phường lập đông rực rỡ trong sắc vàng, đỏ của nắng, những rặng cây đang thay sắc lá tạo nên vạt nắng vàng lấp lửng giữa khoảng không. Hương phố tỏa ra từ những hàng quà mùa Đông dọc vỉa hè…

VIỆT KIỀU Ở XỨ SỞ LÁ PHONG: CANADA QUẢ THẬT LÀ MỘT THIÊN ĐƯỜNG - LAN PHẠM


(Đây là bài viết tâm sự trên Facebook của chị Lan Phạm hiện đang sống ở Toronto- Canada)

Tôi sang Canada đến nay là vừa chín năm. Cuộc sống nơi đây đã cho tôi trải nghiệm khá nhiều cung bậc khác nhau. Trên đường bay tới Toronto- thủ phủ của tỉnh Ontario và là thành phố lớn nhất Canada- tôi cũng có nhiều băn khoăn lắm, không hiểu chặng tới này của đời mình sẽ ra sao khi dọn nhà đến một nơi mà không có một người thân quen, họ hàng, hiểu biết về tiếng Anh thì i tờ, tiếng Pháp thì không biết gì luôn.

Ngay mấy hôm đầu khi đi dạo ở khu trung tâm Toronto tôi thấy có ngôi nhà nhỏ với tấm biển Hội Người Việt Toronto liền rẽ ngay vào.

Vào tới nơi thấy mọi người đang ghi danh học tiếng Anh miễn phí tôi cũng ghi danh.

6 GIÁ TRỊ KHÔNG THỂ MUA ĐƯỢC BẰNG TIỀN TRÊN ĐẤT MỸ - SƯU TẦM

 



1. Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão.

Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.

Saturday, November 27, 2021

NỖI ĐAU KIẾP NGƯỜI - CẦM HUỲNH

 
Minh họa: Đinh Trường Chinh

Sau ngày miền Nam không còn cái tên “Saigon” của thành phố hoa lệ mỹ miều được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, những con đường của Thi ca của Văn sĩ, của những bài tình ca lãng mạn, góc phố con đường quen thuộc ngày ngày đi qua, bỗng trở thành xa lạ.

Còn đâu những ngày tà áo dài thướt tha bay bay quyện vào chân anh chàng “giày Saut áo trận”. Nay chỉ còn thấy những bóng dáng ngơ ngác lạ hoắc nhưng đầy oai lực. Gia đình chồng tôi ở Sài Gòn sau ngày tan hàng, con gái con dâu, cả nhà ba thế hệ trong một căn nhà “đi ra đụng người, đi vô phải nhường”. Tôi ôm con gái nhỏ về Phan Rang nương tựa cha mẹ. Một năm sau, nghe có lệnh bắt người dân miền Nam phải đi kinh tế mới, ông bà già chồng tôi sợ quá nên chia làm hai phe, phân nửa ở lại Saigon giữ cái chân của người Saigon, phân nửa lên Xuân Lộc mua đất để làm rẫy. Tôi khăn gói về lại Sài Gòn rồi theo lên Xuân Lộc.

ĐỜI CÔ ĐỘC CỦA "ĐỆ NHẤT MỸ NAM CHÂU Á" - NGHINH XUÂN

Diễn viên Tôn Long

Diễn viên Tôn Long bị mẹ đặt vào làn, bỏ rơi trên phố ở Hong Kong khi mới lọt lòng.

Hôm 23/11, các bức ảnh Tôn Long, 69 tuổi, tại một bữa tiệc ở Canada thu hút quan tâm của đông đảo khán giả. Nhiều người cho biết không nhận ra “Đệ nhất mỹ nam châu Á” một thời. Tôn Long định cư ở Canada, không còn hoạt động giải trí và kín tiếng đời tư.

Theo trang Thepaper, cuộc đời Tôn Long được ví như một bộ phim. Ông sinh năm 1952 ở Hong Kong, mẹ đựng ông vào chiếc làn, bỏ trên phố khi ông mới lọt lòng. Đến nay, nghệ sĩ vẫn không biết cha mẹ mình là ai và cũng không có ý định tìm hiểu thân thế của mình vì chẳng biết bắt đầu từ đâu. Ông cũng chưa từng tổ chức sinh nhật vì không biết chính xác sinh ngày nào.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG 10 NĂM BỊ SÉT ĐÁNH 3 LẦN, MẤT RỒI VẪN BỊ SÉT ĐÁNH NÁT BIA MỘ - THIỆN THÀNH (t/h)

 

(Ảnh minh họa qua vandieuhay.org)

Một người đàn ông bị sét đánh 3 lần trong 10 năm và cuối cùng bị sét đánh đến mất mạng. Nhưng điều khiến người ta không khỏi suy ngẫm là sau 4 năm ông mất, ngôi mộ của ông vẫn bị sét đánh.

Liệu có phải là ngẫu nhiên?

Người đàn ông đó là Satsuma Ford, thiếu tá phục vụ trong quân đội Anh. Satsuma là một chàng trai trẻ có tương lai và tiền đồ rộng mở. Chẳng ai ngờ nơi cuộc đời của anh kết thúc không phải trên chiến trường, không phải bệnh tật hay bất kỳ lý do bình thường nào mà con người nên gặp.

BÀI BÁO NĂM 1956: THANH NGA - MỘT MẦM NON SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

Một trang báo năm 1956. Tư liệu của Leminh Saigon

Cố nghệ sĩ Thanh Nga được sinh ra trong gia đình có cha mẹ đều là bầu gánh hát cải lương, cô lại sắc vóc hơn người, có giọng hát hay, từ nhỏ đã được sống trong môi trường tràn ngập ánh đèn sân khấu, những âm thanh vọng cổ vang vọng suốt đêm ngày… Tất cả những điều đó tạo thành yếu tố thuận lợi để đưa cô thành một “nữ hoàng sân khấu” thành công bậc nhất Sài Gòn. Tuy nhiên, những thuận lợi đó cũng sẽ trở thành số 0 nếu chính bản thân nghệ sĩ Thanh Nga không có sự khổ luyện, không cố gắng trau dồi khả năng của mình. Trong bài báo năm 1956 sau đây sẽ viết về quãng thời gian đó của nghệ sĩ Thanh Nga, khi cô mới 16 tuổi, vẫn còn là một “mầm non” của làng nghệ thuật và phải phấn đấu từng ngày để tìm cho mình được một chỗ đứng riêng. Xin giới thiệu cùng các bạn bài báo đã có tuổi đời 65 năm: 

Thanh Nga – Một mầm non sân khấu cải lương 
Tác giả: Giang Tan 
Báo Kịch Ảnh năm 1956  

Trong bài viết này có nhắc đến ông Lư Hoài Nghĩa, đó là tên thật của nghệ sĩ Năm Nghĩa, là cha dượng của nghệ sĩ Thanh Nga. Mẹ của Thanh Nga là bà Nguyễn Thị Thơ (Bầu Thơ), là vợ của ông hội đồng ở Tây Ninh và sinh ra 4 người con, trong đó có nghệ sĩ Hữu Thình (cha của nghệ sĩ Hữu Châu) và Thanh Nga. 

Sunday, November 21, 2021

TRI KỶ TRONG ĐỜI, GẶP ĐƯỢC MỘT NGƯỜI CŨNG LÀ QUÁ ĐỦ - AN NHIÊN

Người ăn mày và tài chủ thưởng trà. (Ảnh minh họa: wikipedia.org)

Xã hội ngày nay ngày càng trở nên thực dụng, toàn thể tiến bộ xã hội đều bị lợi ích dẫn dắt, tuy vậy chúng ta giờ đây càng cần có những người bạn tri kỷ. Càng nỗ lực, càng cô đơn; càng phấn đấu, càng tịch mịch. Nếu có thể có một người tri kỷ, bất luận là hồng nhan tri kỷ, hay là một người bạn hiểu mình, quý trọng mình, đời người vậy là quá đủ!

Truyền thuyết kể rằng đã lâu lắm rồi, có một vị tài chủ cực kỳ thích uống trà. Bất cứ ai đến uống trà ở nhà ông, bất luận giàu hay nghèo, chỉ cần đến, ông sẽ ngay lập tức gọi gia nhân phục vụ.

Một ngày, một người ăn mày áo quần rách rưới đến cửa nhà tài chủ. Ông ta chẳng xin thức ăn, chỉ nói đến để xin một chén trà. Gia nhân liền mời người ăn mày vào nhà, cho phép ông rót một chén.

BÀ NGOẠI TÔI - JEFFREY THAI

 

Nhớ có lần cách đây cũng hai năm, vô tình bắt gặp hình ảnh một cái ấm đựng trà được đặt trong một trái dừa khô, tôi đã nhớ thật nhiều đến ông ngoại tôi, và đã viết về ông. Đó là lúc tôi còn sống ở thành phố và tiểu bang cũ.

Từ lúc dọn sang thành phố và tiểu bang mới, tôi có dịp sống với những cánh đồng bát ngát với những lùm, bụi cây trên những con đê nhiều hơn (trên đất Arkansas). Chúng luôn gợi lên thật thiết tha trong tôi hình bóng của quê nhà. Và trong ký ức của tôi, ẩn khuất sau những lùm cây dày đặc ấy là nhà của ngoại tôi, là hình bóng già yếu lụm khụm của bà ngoại tôi.

Sunday, November 14, 2021

FRANK SNEPP: "TÔI LÁI XE ĐƯA TỔNG THỐNG THIỆU RA MÁY BAY NHƯ THẾ NÀO?" - TINA HÀ GIANG (BBC)

 

Năm nay 78 tuổi, ông Frank Snepp trả lời phỏng vấn của BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021

Theo như lời của ông Frank Snepp đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975 tại đất nước Việt Nam, sau khi đúng đúng vào ngày 30/4/1975, ông Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ 'rời khỏi' Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này.

THÓI HUNG HĂNG CỦA NGƯỜI VIỆT - NGUYỄN THỊ BÍCH NGÀ

 


Hung hăng là thể hiện một loạt các thái độ, hành vi sẵn sàng gây hấn, sử dụng lời nói hoặc hành động bạo lực chống lại người khác hoặc các vật thể xung quanh để gây ra tổn hại cho người hay vật với mục đích nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

Va quẹt xe nhẹ, chưa kịp dựng xe lên, chưa biết phải trái ra sao, người hung hăng đã lớn tiếng: “Mày chạy xe thế à. Mày đền cho ông nếu không ông đập chết mẹ.”

Người ta thể hiện thái độ hung hăng dưới nhiều dạng: thể chất, tinh thần, lời nói, cảm xúc để áp đảo tinh thần người khác hòng giành lấy phần lợi về mình trước tiên. Lợi ở đây là vật chất, vị thế, hoặc nhiều khi chỉ vì thỏa mãn cảm giác thắng được người. Hung hăng không có nghĩa chỉ là đánh đập, hung hăng bằng lời nói, cảm xúc cũng gây ra chấn thương tinh thần cho người khác không kém hành động.

Thursday, November 11, 2021

EVITA: ĐỆ NHẤT PHU NHÂN CỦA ĐẤT NƯỚC ARGENTINA - PHƯƠNG NAM

 


15 tuổi chìm nổi chốn lầu xanh, 27 tuổi thành đệ nhất phu nhân, cô đã làm gì để cả dân tộc phải ngưỡng mộ?

Từ một cô gái đến bước đường cùng, chìm nổi trong chốn phong trần, về sau trở thành đệ nhất phu nhân Argentina, bà chỉ sống đến 33 tuổi nhưng lại viết nên một trang sử huyền thoại.

Tháng ngày chìm nổi

Bà chính là Eva Perón, còn được biết đến với cái tên Evita, có một xuất thân nghèo khổ. Toàn bộ tuổi thơ của bà bị bao phủ trong màn đêm đen kịt.

Mẹ của Evita là người phụ nữ Argentina truyền thống, sống bằng nghề may vá, lại yêu say đắm một chủ trang trại đã có gia đình, còn sinh cho ông ấy 5 người con. Bà những tưởng người đàn ông từng nói lên những lời thề son sắt này sẽ chăm lo cho mẹ con bà cả đời, không ngờ trong một lần cãi vã, người đàn ông nhẫn tâm này đã bỏ nhà ra đi ngay khi Evita còn trong tã lót, và từ đó không bao giờ quay lại nữa.

Wednesday, November 10, 2021

CÂU CHUYỆN MỘT CON ĐĨ LƯƠNG THIỆN - SƯU TẦM

 


Trong một buổi chiều mưa gió, khi con đang sốt cao mà chị không có nổi một đồng xu trong túi. Sau khi để người ta dày vò, thỏa mãn, chị lao vào trong cơn mưa xối xả, chị đến tiệm thuốc Tây mua mấy liều thuốc cho con, chị ghé chợ mua một ít thịt dọi và mớ rau. Tối nay, gia đình chị được ăn bữa cơm thịt tươm tất. Nước mưa cứ quăng táp vào mặt chị. Chị không phân biệt được đâu là nước mưa, đâu là nước mắt. Chị chỉ nghĩ đến anh bị liệt đang nằm bất động cả năm nay, nghĩ đến đứa con gái ngày càng gầy gò, mới 15 tuổi đầu mà vừa đi học vừa phụ rửa bát cho quán, nghĩ đến thằng con trai bé bỏng đang sốt cao mà không đòi mẹ, không quấy mẹ. Chị nghĩ nhiều thứ và chị quyết định làm đĩ từ đó...

Friday, November 5, 2021

RA ĐI ĐỂ GIẾT NỖI BUỒN - JEFFREY THAI

 


Tôi chưa bao giờ thực sự thấy đời sống này vui.  Có chăng chỉ là trong thoáng chốc mà thôi. Đó là những thoáng chốc mà tôi đang miệt mài trong nỗi phù phiếm của đời mình. Nói ra nghe có vẻ lạ, cũng chính vì đời sống này buồn quá mà tôi chắt mót từng niềm vui có được. Để niềm vui ở lại dài lâu, tôi tự nguyện làm kẻ phù phiếm suốt đời này.

Theo định nghĩa của riêng tôi, ở lại là nỗi buồn, là sự dồn nén của những ngục tù đời sống. Sống ở một nơi nào đó càng lâu, sự tù đọng càng đậm sâu và vì thế, nỗi buồn ẩn ức cứ chực trào. Đó là chưa kể đến vô số những tình tiết lâm ly trong đời sống xúc cảm của con người. Khi đó, có lúc tìm quên trở thành thứ nhu cầu cấp thiết như hơi thở. Để giải thoát, người ta cần ra đi. Đi thật xa. Ra đi để giết nỗi buồn.

Thursday, November 4, 2021

AI ĐÃ GIẾT CỐ TỔNG THỐNG VNCH NGÔ ĐÌNH DIỆM? - HỮU VĂN



Cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm theo chủ nghĩa Quốc gia, là một nhà ái quốc chân chính.Ông còn là vị Tổng Thống đầu tiên đã đặt nền móng dân chủ cho miền Nam Việt Nam, muốn đưa quốc gia trở thành một nước văn minh cường thịnh.

Vào thời TT Diệm lãnh đạo đất nước, người dân miền Nam VN đã hưởng được nền giáo dục và y tế miễn phí. Và phần đông dân chúng Miền Nam VN đều công nhận rằng : Trong thời gian ông Diệm tại chức, quả thực dân Miền Nam VN hưởng trọng vẹn bầu không khí an lạc thái bình.

Nhưng đến ngày 2/11 /1963, vị Tổng Thống chân chính này cùng ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ của ông là bị một số phản tướng dưới quyền sát hại trong cuộc chính biến mà họ tự gọi là “ngày Cách Mạng”.

Monday, November 1, 2021

CHÚNG TA ĐANG TÌM KIẾM CÁI GÌ? - KRISHNAMURTI (PHẠM CÔNG THIỆN DỊCH)


Hầu hết chúng ta đang đi tìm gì? Mỗi người trong chúng ta muốn được gì? Nhất là giữa thời thế tao loạn này, mọi người đều muốn tìm một thứ an bình nào đó, một thứ hạnh phúc nào đó, nơi trú ẩn nào đó, vì thế chúng ta cần phải tìm cho ra chúng ta muốn tìm kiếm gì trên cuộc đời này, điều ấy dĩ nhiên là vô cùng quan trọng, phải thế không? Chúng ta cần phải biết đang đi tìm cái gì, chúng ta đang cố gắng khám phá ra điều gì.

Có lẽ hầu hết tất cả chúng ta đều đang đi tìm kiếm thứ hạnh phúc nào đó, một thứ thanh bình nào đó; trong một thế giới hỗn loạn, xáo trộn, đầy chiến tranh phân ly, phân tán, tất cả chúng ta đều cần có một nơi trú ẩn để mà có thể tìm được một chút thanh bình nào đó. Tôi nghĩ rằng đó là điều tất cả chúng ta, hầu hết tất cả chúng ta đều muốn đạt tới. Vì thế chúng ta chạy tìm đuổi theo một người lãnh tụ này đến một người lãnh tụ khác, từ một tổ chức tôn giáo này đến một tổ chức tôn giáo khác, từ một bậc thầy này đến một bậc thầy khác.

DĨA HÁT VIỆT NAM - HUỲNH MINH HIỆP




Đĩa hát bắt đầu nhập vào Việt Nam từ lúc nào và nó đóng góp vào đời sống giải trí của người Việt ra sao. Mời đọc lại bài viết dưới đây của nhạc sĩ Hoàng-Chương, đăng trên tờ Việt Báo số 20, ghi ngày “từ 1 tới 8-10-1949”. Trong bài viết này, tác giả đã giúp cho thấy một phần bức tranh không chỉ nền công nghiệp non trẻ đĩa hát của Việt Nam mà còn trình độ và xu hướng thưởng thức âm nhạc thời bấy giờ…

Sunday, October 17, 2021

TRUYỆN NGẮN: DỐC CÁT - MẠC DUNG

 

Hắn cay đắng nhìn con dốc như một quái vật khủng khiếp. Ba giờ rồi trò chơi cứ tiếp diễn như định mệnh khắc nghiệt đang trêu đùa. Bên kia con dốc là gì hắn không cần biết, nhưng rõ ràng nó là thế giới khác hẳn nơi hắn đứng. Vượt lên phía trước phải qua con dốc… Cát thì cứ chảy…

Dòng cát nơi hắn đứng không chân, không xương. Nó hữu hình lại như vô hình cứ đẩy bước chân trôi tuột. Mọi cố gắng chỉ là sự bắt đầu! Thời gian lại cứ trôi…

Xung quanh không một bóng người. Hơn ba dặm hoang vu đã bỏ qua. Giờ hắn nhìn bình nước với bài toán cũng rất khó xử. Phải vượt qua con dốc hoặc quay lại trước khi giọt cuối cùng trôi qua cổ!

Saturday, October 16, 2021

"ANH CÒN NỢ EM" - NỢ MỘT CUỘC TÌNH DANG DỞ... - MẪN NHI

 

Theo lời Phật dạy, cuộc sống của chúng ta cнíɴн là một vòng luân нồi, kiếp này nối tiếp kiếp sau, thừa hưởng và kế nghiệp lẫn nhau không biết đâu là điểm dừng, còn con người chúng ta mà gặp được nhau chính là bởi chữ duyên, sống và yêu nhau chính là nợ. Hết duyên hết nợ người ta sẽ chẳng tìm đến nhau, nhưng nếu nói “Anh còn nợ em” thì chính là anh vẫn còn rất yêu em, nhưng sự đời không cho phép, anh đành xin lỗi em. Và Anh Bằng cùng với thi sĩ Phạm Thành Tài đã cho ta biết thế nào là yêu rất nhiều nhưng chẳng thể chung đôi, dù còn nợ nhưng lại chẳng thể bên nhau. 

Sunday, October 10, 2021

"HAI LỐI MỘNG" & MỘT CHUYỆN TÌNH ĐÃ TAN VỠ - NGỌC SƯƠNG

 


Trúc Phương là một nhạc sĩ nổi tiếng, là biểu tượng của một người đa cảm, đa tình nên phải chịu đa sầu. Nhưng cái đáng quý ở nơi ông là dù cho tình yêu có không trọn vẹn, dù bi lụy trong tình trường nhưng ông không trách khứ hay đổ lỗi cho người khác. Thay vào đó là những chia sẽ rất cao thượng, cùng những lời an ủi rất nhẹ nhàng điển hình qua tình khúc “Hai Lối Mộng” với một kết thúc vội vàng của một cuộc tình sớm tan “Mình thương nhau chưa trót… thì… xin nhẹ đi vào sầu”. Thật vậy dù cuộc tình có dang dở nhưng đã từng là người yêu của nhau, từng trao cho nhau bao kỷ niệm đẹp thì xin hãy nhẹ đi vào sầu. Đừng gây cho nhau những nỗi ưu phiền, mà hãy xem như cho nhau một điều tốt đẹp sau cùng để không ai phải bận lòng về nhau.

Xin giã biệt bạn lòng ơi
Trao trả môi người cười
Vì hai lối mộng hai hướng trông
Mình thương nhau chưa trót

Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời
Cho dù chưa lần nói

Sunday, September 19, 2021

TRUYỆN NGẮN: TÌNH YÊU - LÊ YÊN

 


Hình như mùa Đông bước qua cửa nhà tôi… Trời trở lạnh rồi, sương mù làm ẩm cả khí trời. Những đôi uyên ương tìm nhau, sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu của họ. Tôi bước vô quán ăn quen thuộc, gọi một tô bún nước trong và tìm cho mình một chỗ ngồi sát vách. Tôi thích nhìn mọi người từ góc nhìn này.

Ngồi đối diện trước mặt tôi, một đôi chừng ngoài bốn mươi tuổi. Hai tô bún bốc khói được bưng ra. Nhìn cách anh nêm nếm tô bún cho chị rồi lấy đũa muỗng nói khẽ: “Ăn đi em”. Thái độ của anh như là một thói quen yêu thương… Chị ấy đang lơ mơ suy nghĩ chuyện gì đó… Tôi thấy tiếc cho chị!

VẬT CHẤT & TINH THẦN - NGUYÊN MINH


Cuộc sống của mỗi chúng ta đều tồn tại nhờ vào sự kết hợp của hai giá trị vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, có một khuynh hướng sai lầm rất phổ biến là không thấy được sự gắn bó và tương quan giữa hai giá trị này. Chính vì thế, đôi khi chúng ta quá xem trọng yếu tố vật chất, lại có đôi khi quá đặt nặng về mặt tinh thần. Nhưng sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này lại chính là nền tảng thiết yếu nhất để có được một cuộc sống an vui, hạnh phúc.

VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM CỘNG HÒA - VŨ THẾ THÀNH

 


Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà có thời tôi “ngốn” hầu như không sót cuốn nào. Ông viết như thì thầm kể chuyện, chẳng lý luận, triết lý gì cao siêu cả, nhưng rất buồn, và rất người. Thời Hitler, Remarque phải sống lưu vong, tác phẩm bị cấm và bị đốt. Bây giờ, cầm sách của ông trên tay, tôi lại nhớ đến thời sau 1975, thời sách bị cấm và bị đốt ở Sài Gòn.

Sách bị tịch thu, chất đống lên xe ba gác chở đi thì tôi chứng kiến, còn có đem đốt hay không thì tôi không thấy.

Saturday, September 4, 2021

NGHỆ THUẬT KHÔNG LÀM GÌ CẢ - TRANG Ps

 


Cứ mỗi ngày, tôi lại dành ra một thời gian nhất định để không làm gì cả. Không làm gì cả này không có nghĩa là không làm một việc gì, mà là để tâm trí rơi vào trạng thái tĩnh lặng, không muộn phiền nghĩ ngợi. Không suy tư nặng nề. Đơn giản là ngồi yên buông xả. Hoặc dọn phòng, quét nhà, chăm cây,… trong chánh niệm. Điều này cũng giống việc đang tạo ra không gian thở cho tâm hồn.

Cuộc sống hiện đại càng khiến con người phải suy tư nhiều hơn, âu lo nhiều hơn, muộn phiền nhiều hơn. Con người đánh giá cao vai trò của suy nghĩ nhưng lại không hề biết rằng đỉnh cao của trí tuệ không thể đến từ việc suy nghĩ không ngừng, mà biết “ngừng suy nghĩ”, tức biết rơi vào trạng thái định và chánh niệm.

Wednesday, September 1, 2021

NHẠC SĨ MẠNH PHÁT (1929-1971)


Mạnh Phát (1929 – 1971) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc bất hủ như Nỗi Buồn Gác Trọ, Ngày Xưa Anh Nói. Giai đoạn 1940, ông là ca sĩ hát cho hãng đĩa PK và Asia ở Sài Gòn. Giai đoạn 1949-1950 ông chuyển sang viết nhạc với bút danh Tiến Đạt một số bài như “Ai Về Quê Tôi”, “Trăng Sáng Trong Làng”. Sau này Mạnh Phát còn bút danh khác khi viết nhạc trữ tình là Thúc Đăng.

Mạnh Phát nổi tiếng với những ca khúc trữ tình, pha chút duyên quê, dân dã. Bài hát “Qua xóm nhỏ” mộc mạc, đậm đà, gợi nhớ một tình yêu trẻ trung, trong sáng.

Tuesday, August 31, 2021

BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN - TRỊNH CUNG


Bài viết này được ghi thеᴏ lời ᴄủa thi sĩ Tɾịnh Cᴜnɡ tɾᴏnɡ một bᴜổi nói ᴄhᴜyện nɡày 4-4-2001. Thời trẻ, Trịnh Cung là một trong những người bạn gần gũi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và ông đã có những nhận xét về bi kịch cuộc đời của nhạc sĩ tài hoa này, là những điều vẫn gây ra nhiều tranh cãi không dứt suốt mấy mươi năm qua.

Sunday, August 29, 2021

ĐI ĐỂ KHÁM PHÁ - HUY LÂM

 


Hằng năm vẫn có một số đông người làm những chuyến đi xuyên ngang nước Mỹ bằng chân và bằng xe đạp. Đối với một số người, đó là hành động giải thoát. Đối với một số người khác, nó thúc đẩy ý thức cộng đồng sau thời gian sống cô lập do đại dịch. Nhưng đối với tất cả nói chung, việc đi xuyên nước Mỹ với tốc độ chậm nhẩn nha vừa phải mang lại cho họ một phần thưởng to lớn là được chiêm ngắm cảnh quan hùng vĩ của một đất nước vĩ đại.

Khi nhìn vào tấm bản đồ của nước Mỹ, người ta nhận thấy bên này là nước, bên kia cũng là nước và phần giữa là cả một giải đất bao la bát ngát, và người ta không thể không tự hỏi là nếu làm một cuộc đi xuyên ngang nước Mỹ sẽ mang lại cho họ cảm giác ra sao.

NỖI NHỤC THẾ HỆ - KHUYẾT DANH


Sinh ra giữa thập niên 60 của thế kỷ trước và khi biến cố tháng 4 -1975 xảy ra, chúng tôi chỉ là những đứa trẻ 9-10 tuổi.

Chúng tôi lớn lên trong nghèo đói, lạc hậu và bị nhồi nhét trong đầu mớ ảo tưởng về XHCN nên các khái niệm về tự do, dân chủ và nhân quyền vô cùng xa lạ với chúng tôi.

Sai lầm nối tiếp sai lầm của nhà cầm quyền đã đưa đất nước xuống dốc thảm hại nên họ bắt buộc phải thay đổi bằng cách mở của giao thương với bên ngoài. Từ đấy người dân dần có cơ hội tiếp xúc với thế giới qua công nghệ Internet. Nhờ YouTube, Google, Yahoo, và đặc biệt là Facebook, chúng tôi được mở mang tầm nhìn, kết nối bạn bè khắp nơi, học được nhiều điều hay. Nhưng oái ăm thay, khi có điều kiện tiếp cận được những nền văn hóa và tư tưởng tiến bộ cũng như nếp sống văn minh nhân bản, thì đáng lẽ chúng tôi phải trở nên những con người tốt đẹp hơn. Nhưng buồn thay, chúng tôi như những cánh đồng lúa, khi còn non xanh thì ngay hàng thẳng lối, lúc chín mọng thì đầu lại cắm xuống đất!

Sunday, July 18, 2021

SỰ CẦN THIẾT CỦA NỖI SỢ

Minh họa năm 1924 của Kay Nielsen cho "Chú lính chì dũng cảm" của Han Christian Andersen.

Tầm quan trọng của việc biết sợ: Nhà văn người Ba Lan đạt giải Nobel bàn về truyện cổ tích và sự cần thiết của nỗi sợ

Nhà văn Andersen đã can đảm viết ra những câu chuyện kết thúc không có hậu. Ông không tin rằng chúng ta nên cố gắng trở thành người tốt vì điều đó sẽ được đền đáp, mà vì cái ác bắt nguồn từ sự hạn hẹp trí tuệ và cảm xúc. Nó đích thị là một kiểu nghèo nàn mà chúng ta cần phải tránh xa.

Monday, May 31, 2021

CUỐI MÙA NHAN SẮC VII - JEFFREY THAI

 


Tôi đến thành phố này như một người khách lạ vào một đêm cuối năm thật lạnh của mùa đông.  Tôi nhớ mãi cuộc hành trình dài hơn sáu tiếng của ngày ấy: có nắng sáng, có mây xanh, dẫu trời thổi gió buốt lạnh căm.  Tôi vẫn cho rằng đó là một cuộc hành trình định mệnh vì một sự bắt đầu chẳng thể khởi sinh nếu không có dấu chấm hết của một sự kết thúc.  Kết thúc.  Buông bỏ.  Ra đi.  Đó luôn là mệnh lệnh tối thượng trong đời sống của mỗi con người, của riêng tôi.  Tôi ra đi, ý thức được rằng mình đang mang trên mình thân phận của một cánh thiên di giữa... cuối mùa nhan sắc.  

Sunday, May 16, 2021

ĐOẠN TÁI BÚT - JEFFREY THAI

 


Không dưng, tôi thấy mình bỗng phải lòng bài hát ấy - bài hát vốn cũ và xưa như một đời người, bài hát đã từng vô tình thoảng qua tai tôi với số lần không nhớ hết.

Có một điều gì đó khiến tôi chợt chú ý ở đây. Phải rồi! Cái tâm tình bị tình phụ ấy mà - chuyện muôn đời của thế gian. Hẳn là phải đau khổ lắm. Hẳn là phải xót xa nhiều.

Có vô vàn lý do cho một kẻ phụ tình. Nhưng vì lý do gì đi nữa, kẻ bị phụ tình vẫn đau đớn khôn nguôi. Quên không thể quên. Nhưng nhớ càng thêm buồn. Và tái tê.

Saturday, May 15, 2021

NHỚ VỀ 7.000 DẶM ĐƯỜNG XA - JEFFREY THAI

 


Đến giờ, sau vừa tròn bốn năm, tôi vẫn nhớ về chuyến đi ngày ấy với tất cả những chi tiết sống động và dữ dội của nó, với tất cả những cung bậc cảm xúc mới lạ và nồng nàn của nó, cùng những trải nghiệm sinh tử không dễ gì có được.

Nằm sâu lại trong tôi, nó là một cột mốc trong đời sống - nơi tôi rẽ trái khỏi lối mòn kiếm sống thường nhật đã trở nên nhàm chán đến ám ảnh.  Không chỉ thế, nó còn là một thử thách lớn lao - thử thách mà sau đó, tôi không hề biết chắc được rằng mình còn có thể trở về với đời sống này không (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).  

Thursday, February 4, 2021

CHUNG QUANH VỤ ÁM SÁT MỤC SƯ MARTIN LUTER KING JR. NĂM 1968 - HUỲNH KIM QUANG


Thứ Hai, ngày 18 tháng 1 năm 2021 là ngày lễ toàn quốc Hoa Kỳ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 92 của Mục Sư Martin Luther King Jr., nhà lãnh đạo phong trào dân quyền Mỹ, là khôi nguyên Nobel Hòa Bình năm 1964. Ông đã sinh ra vào ngày 15 tháng 1 năm 1929 tại thành phố Atlanta thuộc tiểu bang Georgia và bị ám sát chết vào ngày 4 tháng 4 năm 1968 tại thành phố Memphis thuộc tiểu bang Tennessee.
Sự ám sát dẫn tới cái chết của ông vẫn còn tranh cãi. Theo tài liệu có tên “James Earl Ray Dead At 70” của Đài CBS được công bố vào ngày 23 tháng 4 năm 1998 và theo tài liệu “Conspiracy Theories in American History: An Encyclopedia” của Peter Knight vào năm 2003, các luật sư đại diện cho James Earl Ray, hung thủ bị kết tội giết Mục Sư King, cho rằng thân chủ của họ là một con dê tế thần giống như cách mà người ta xem vụ ám sát Tổng Thống John F. Kennedy là Lee Harvey Oswald. Những người ủng hộ lý lẽ này cho rằng sự thú tội của Ray bị nằm dưới áp lực và rằng ông đã bị đe dọa tội tử hình, theo www.en.wikipedia.org.

Tuesday, February 2, 2021

KỂ CHUYỆN MÀ CHƠI - TIỂU LỤC THẦN PHONG (TÙY BÚT)

Chẳng biết y trở thành tay kể chuyện tự bao giờ? Y vốn là người chẳng có tài cán hay năng lực chi cả, chỉ được mỗi cái thật thà như đếm và chịu đọc sách, thỉnh thoảng cũng đi đây đi đó nên thu thập khá khá chuyện để mà kể. Thiên hạ nhiều khi cũng khóc cười theo chuyện của y, cũng có kẻ chửi, khi dễ cho là chuyện của y nhạt như nước ốc. Y cười hì hì như thằng khờ chẳng chấp chi, vì y vốn tâm niệm: “ Kể chuyện chơi thôi mà!”

Sunday, January 17, 2021

SINH TỬ VÔ THƯỜNG, VẠN VẬT ĐỀU CÓ THỜI - HOA VIÊN

 


Sự vô thường của cuộc sống tiếp nối nhau như: Hoa nở, hoa tàn.

Những ngày dịch bệnh liên miên đã cướp đi sinh mạng của gần 2 triệu người trên thế giới và hàng chục triệu người nhiễm bệnh. Mọi chuyện đến giờ vẫn chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Dù có hiện đại, thông minh tới cỡ nào thì con người chúng ta dường như vẫn vô cùng nhỏ bé trước những giai đoạn đổi thay, chuyển mình của địa cầu và vũ trụ. Điều đó có tầng lớp ý nghĩa gì sâu xa hơn để chúng ta có cơ duyên “tỉnh ngộ”?

Saturday, January 9, 2021

TÔI SẼ KHÔNG NGẠC NHIÊN - JEFFREY THAI

 


Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu người anh em giao hảo tốt đẹp bấy lâu nay của tôi (mà tôi đã đối xử hết sức trân trọng và quý yêu) đột nhiên trở mặt, tìm mọi cách để xúc phạm và phỉ báng tôi mọi lúc mọi nơi, vì một lý do nào đó mà tôi không biết, hay không vì một lý do nào cả.  Và thực tế điều đó đã xảy ra.  Người ta gọi đó là tình đời.  "Tình đời thay trắng đổi đen, tình đời còn lắm bon chen...  "  

Sunday, January 3, 2021

GÁC VẮNG - JEFFREY THAI

 


Hồi còn học đại học ở Cần Thơ, có nhiều tháng tôi ở trên một căn gác trọ.  Gác vắng vì chỉ mình tôi.  Gác nóng như đổ lửa vì thấp và được lợp bằng tôn.  Hầu như căn gác nào cũng thấp cả, vì có như thế nên nó mới được gọi là gác.  Đó có lẽ là khoảng thời gian duy nhất tôi có dịp được ở trên một căn gác.  

Nhờ dịp ấy mà tôi mới hiểu thêm được rằng gác trọ có những nỗi niềm riêng của nó.  Trong không gian nhỏ hẹp ấy, chất đầy trong lòng người ở trọ là cả một trời sầu tư vời vợi.  Người ở trọ nào cũng nghèo vì có nghèo họ mới phải đi ở trọ.  Gác trọ nào thường cũng trống hoác nên khi đêm về, gió lạnh cứ tha hồ lùa quanh.