Monday, June 24, 2024

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ: HAI GIỜ "NGHẸT THỞ" - JEFFREY THAI

Trạm cứu hỏa 

Chuyện xảy ra vào cuối mùa hạ năm trước.  Đó là một ngày rất nóng.  Tôi rời nơi làm việc sớm hơn thường lệ để có chút ít thời gian đến nơi đạp xe quen thuộc, dù biết rằng đã khá trễ.  Khi đến đó thì đã 8 giờ 30 tối, tôi dự định là sẽ đạp xe qua cầu vượt vào khu vực cánh đồng chỉ khoảng nửa tiếng thôi rồi sẽ quay lại.  Qui định của cầu vượt là sẽ đóng cửa vào lúc 10 giờ tối, nên tôi nghĩ khi quay lại vào lúc 9 giờ thì không sao cả.

CUỐI MÙA NHAN SẮC XIV - JEFFREY THAI


Tôi đến thành phố này vào một đêm băng giá mùa đông, khi mùa đông chỉ vừa mới bắt đầu - mùa đông của trời đất, cũng là mùa đông của cuộc đời, của một thuở nhan sắc cuối mùa. Bây giờ đã là mùa đông thứ năm. Nếu hỏi tôi điều gì ấn tượng nhất ở mùa đông nơi này, thì có lẽ đó là những ngày tuyết trắng - cả một vùng không gian trời đất được bao phủ toàn một màu trắng, vừa tinh khôi, vừa sáng rực lạ thường.

Monday, January 1, 2024

CUỐI MÙA NHAN SẮC XIII - JEFFREY THAI

 


Những tiếng pháo giao thừa vừa nổ giòn tan ngoài kia.  Có chút gì đó rộn rã và gợi nhớ trong thứ thanh âm quen thuộc ấy.  Chợt nhớ nhiều lắm cũng đêm này của bốn năm về trước.  Đêm ấy, tôi vừa đến thành phố này, trong cái giá lạnh của một đêm mùa đông; và với một cõi lòng cũng lạnh giá không kém của ... cuối mùa nhan sắc.  Bốn năm, đã mười hai lần tôi ngồi xuống để viết về cuối mùa nhan sắc.  Và ở giây phút này, tôi chợt muốn bắt mình phải ngồi xuống lần nữa, trong không gian này, để lại viết về cuối mùa nhan sắc lần thứ...  mười ba.  

Thursday, December 14, 2023

CUỐI MÙA NHAN SẮC XII - JEFFREY THAI




Vượt khoảng đường 400 dặm, tôi trở về thăm lại thành phố cũ - nơi tôi đã từng sống ngót nghét hơn hai thập kỷ, bỏ lại đằng sau lưng thành phố lạ ngày nào.   Chuyến hành trình tựa như một bộ phim quay ngược của chuyến ra đi ngày ấy (mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên).  Ra đi và trở về, ở giữa hai động thái ấy là một khoảng thời gian đủ dài:  bốn năm.  Sau bốn năm, trên chuyến hành trình quay lại, tôi có dịp thêm một lần nữa nhìn lại chính mình ở...  cuối mùa nhan sắc.  

Bốn năm.  Dài hay ngắn?  Đôi khi, tôi thấy mình mất đi khái niệm về độ dài của thời gian.  Tôi chỉ cảm thấy rằng thời gian sao cứ ngày càng trôi qua nhanh quá, và dường như tôi cứ thế mà trôi tuột sâu hơn vào cuối mùa nhan sắc.  Trên con đường trơn trượt ấy, tôi thấy mình cố bám víu vào một điểm tựa vô hình với hy vọng mơ hồ có thể làm chậm lại sự tàn phai.  Liệu là điều ấy có quan trọng không, khi biết bao người có lẽ chẳng hề màng tới?   Với tôi, có lẽ là có ít nhiều, vì tôi biết tôi vẫn còn phải trình diện cuộc đời và tôi hoàn toàn không muốn sự trình diện đó mang dáng nét của một sự đổ vỡ hoàn toàn.  

Gặp lại một vài người quen (nhưng không biết), tôi nhận rõ sự tàn phai trên dáng hình họ, và tôi nghĩ, biết đâu họ cũng nghĩ như thế về mình.   Dĩ nhiên, sự tàn phai là không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là ở mức độ mà thôi:  chấp nhận được và không chấp nhận được.  Có hai sự kiện sau đó trong ngày đã khiến tôi ít nhiều cảm thấy rằng có lẽ mình trông cũng chưa đến hồi bi thảm.   Những cách đối xử ưu ái và những cái nhìn thiện cảm mà tôi đã nhận được, tôi đoán chừng là đều bắt nguồn từ dung mạo của mình.  Sự đoán chừng ấy có hoàn toàn chính xác không?  Tôi không bận tâm nhiều lắm về điều đó, bao giờ tôi vẫn còn có thể nghĩ thế, là tôi vẫn còn cảm thấy tạm ổn về chính bản thân mình.  Và tôi chợt mơ hồ nghĩ về một ngày nào đó, có lẽ mình sẽ không còn trình diện đời sống này nữa, mình rồi sẽ như thể đã tan vào hư không.

Sau bốn năm, tôi trở về thăm lại những nơi chốn thân quen và dấu yêu cũ.  Tất cả dường như vẫn thế, không thay đổi gì nhiều, đến nỗi tôi tưởng chừng như đã chẳng hề có cái khoảng cách bốn năm trường ấy ngăn cách giữa quá khứ và hiện tại.  Tôi đã về lại và đã sống lại những ngày trước khi ra đi - những ngày mang dáng nét của một cơn mê đời thật hoang vắng và lẻ loi, nhưng cũng thật đẹp vô chừng.  Sao kỳ lạ quá?  Tôi tự hỏi chính mình, mình bây giờ và mình của ngày ấy có gì khác nhau không.  Dường như không, không gì khác cả; tôi vẫn là người của muôn năm cũ.   Trong giây phút, tôi chợt như quên, quên đi tất cả, quên hẳn rằng mình đang trơn trượt sâu hơn vào cuối mùa nhan sắc.   

Tuy vậy, nếu hỏi tôi rằng, tôi có muốn quay về để sống tiếp những ngày tháng cũ, thì câu trả lời là không.  Đoạn đời ấy đã thực sự qua rồi.  Đoạn đời ấy đã thực sự qua đi, qua đi như bóng dáng của cố nhân năm nào.  Tất cả chỉ còn lại là hoài niệm mà thôi - một thứ hoài niệm mơ hồ và mông lung, buồn như tiếng còi tàu của chuyến tàu cuối cùng buổi hoàng hôn.   Tôi, một lần nữa đã vượt quãng đường dài để về lại công viên ngày cũ, khi màn đêm đã buông, khi chuyến tàu hoàng hôn đã xa khuất lâu rồi.  Tôi đứng ngắm nhìn những ngọn đèn trang trí Giáng Sinh thật đẹp trong đêm mà thấy có chút hơi ấm nào đó len nhẹ vào hồn.  Nhưng rồi tôi cũng tự thầm nhủ với mình, một lần này nữa rồi thôi.  

Mai tôi lại từ giã thành phố này để trở về thành phố lạ.  Tôi sẽ mang theo chút hơi ấm nồng nàn của những giờ phút hoài niệm này như một thứ hành trang mà mình đã bỏ sót lại buổi ra đi.  Có phải chăng đời thật buồn ở cuối mùa nhan sắc vì tất cả những gì con người ta còn có thể có được chỉ là... hoài niệm.  

13/12/2023


Tuesday, December 12, 2023

CUỐI MÙA NHAN SẮC XI - JEFFREY THAI

 


Tôi vừa trải qua cuộc hành trình 400 dặm để trở về thăm lại thành phố cũ - nơi tôi đã rời đi cách đây bốn năm về trước, và đây là chuyến viếng thăm dài ngày.   Có điều gì đó rất quen, rất gần trong không gian hôm nay.  Cũng phải thôi.  Cũng chính những đoạn đường ngày ấy trên xa lộ 20 và 22.  Cũng chính cái không gian ấy - những ngày lập đông băng giá với nắng và gió rất hiền.  Trong thoáng chốc, tôi cứ tưởng chừng như đã chẳng có điều gì xảy ra cả, đã chẳng có cuộc ra đi nào cả; và tôi chỉ đang trở về thành phố từ sau một chuyến đi xa.  Dĩ nhiên, đó chỉ là ảo giác.  Thực tế là, tôi đã đi sâu hơn thêm bốn năm nữa vào...  cuối mùa nhan sắc.  

Vậy là thêm bốn năm nữa đã trôi qua.  Thêm bốn năm nữa đã cộng thêm vào tuổi đời, thành một tổng số không ai muốn nhớ đến. Bốn năm làm tàn phai thêm nhan sắc, nhân dáng như một định luật muôn đời.  Đôi khi, tôi thấy mình là một kẻ ngoan cố kỳ lạ, khi vô tình hay hữu ý, tự ảo tưởng rằng mình vẫn là người của muôn năm cũ.  Thực ra, tôi không có ý lường gạt ai cả, tôi chỉ cố dẫn dụ chính mình cố mà sống trọn, sống vui một kiếp nhân sinh này.  Càng đi sâu hơn vào cuối mùa nhan sắc, tôi càng cảm nhận một nỗi trống rỗng mênh mông cứ lớn dần lên bất tận trong cõi lòng mình.  Nó khiến cho mỗi ngày sống tới của tôi trở thành một ngày chiến đấu, và đôi khi, để chiến thắng tôi không thể không ít nhiều lường gạt chính bản thân mình.  

Tôi trở về đây lúc đêm vừa lên.  Thành phố sáng rực ánh đèn.  Hình như rất nhiều đèn hơn thì phải so với ngày xưa.  Cả xe cộ cũng vậy.  Đông đúc hơn rất nhiều.  Càng lúc càng đông.  Lượng xe cộ di chuyển ồ ạt đó dễ làm nao núng và hoảng sợ những tay lái tinh mơ.  Thành phố bao giờ cũng lộng lẫy và tráng lệ, xứng đáng với tầm thế và danh tiếng của nó.  Không thể nhớ được đã bao nhiêu lần tôi lái xe qua đoạn đường vòng quanh qua downtown thành phố.  Một sự quen thuộc đến gần như trở thành một tập quán.   Và có lẽ chính sự quen thuộc ấy, nó đã đem đến cho tôi cái cảm giác của một thứ quê hương - cái thứ khái niệm mà chỉ có cái chết mới khiến người ta quên đi được.

Tôi trở về đây lúc đêm vừa lên.  Với tâm thế của một cố nhân.  Đi tìm lại ảnh hình đã mòn phai của một cố nhân nào đó trong cuộc đời.  Đã nhiều ngày tháng trôi qua, sao tôi lại thấy mọi thứ quen thuộc đến mức như đã chẳng hề rời xa.  Mỗi một đoạn đường, mỗi một khoảng xa lộ, mỗi một ngã rẽ lại ngồn ngộn biết bao nhiêu ký ức của những tháng năm tôi đã sống nơi này.  Thực tế là, thành phố này là nơi tôi đã sống dài lâu nhất trong cuộc đời mình.  Nhưng có một góc khuất của nó mà không phải ai cũng biết.  Nó to lớn quá, nó mênh mông quá, nó hùng vĩ, tráng lệ quá; và đi kèm với tất cả những tính từ miêu tả sự đồ sộ, khổng lồ ấy là cả một nỗi cô đơn bàng hoàng, mang sức nhấn chìm của một trận đại hồng thủy.   Rời xa nó, tôi chạy trốn nỗi cô đơn ngút ngàn.  

Càng đi sâu hơn vào cuối mùa nhan sắc, tôi thấy mình thảng thốt đi tìm lại dấu vết của những thân quen cũ.  Chúng mang hơi ấm có sức yên ủi diệu kỳ.  Tôi muốn lần này được một lần có đủ thời gian để thăm lại những nơi thân quen, dấu yêu cũ.  Cuộc đời mà!  Ai biết ngày mai ra sao?   Lần nào cũng có thể là lần cuối, phải không?  

Atlanta 11/12/2023


Saturday, July 15, 2023

BA GIỜ SÁNG, MỘT PHỤ NỮ GÂY CHẤN ĐỘNG THÀNH PHỐ - VISION TIMES

 


Nếu một người thực sự muốn làm điều gì đó, người này sẽ tìm cách. Nếu như không muốn làm thì người đó nhất định sẽ tìm lý do.

Đây là câu chuyện đã xảy ra ở Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch, vào ngày 13 tháng 11 năm 1953. 3 giờ sáng hôm đó, chàng lính cứu hỏa Erich 20 tuổi đã nhận được cuộc gọi trong ca trực của mình. 

Ngay khi chuông điện thoại reo lên, Erich cầm máy và nói: “Xin chào! Đây là đội cứu hỏa”. Không có ai trả lời ở đầu dây điện thoại bên kia, thế nhưng Erich lại nghe được tiếng thở nặng nề.

Wednesday, July 12, 2023

SAU LƯNG CỦA MỖI CÔNG DÂN LUÔN LÀ MỘT TỔ QUỐC! - TONY

 

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn Quốc quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biến từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng [Emperor Meiji Period].

Ðể rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Sunday, July 9, 2023

CHUYỆN SÀI GÒN...." BAO NHỚ" - VÔ DANH

 


Lần đầu tôi đến Sài Gòn, năm 1991, tất nhiên có hàng ngàn thứ lạ lẫm, một trong đó là chữ “bao".

Đầu tiên là gặp vựa trái cây, quận Tám, có lẽ do ngay bến ghe thương hồ từ miền Tây lên đây cập bến để lên hàng, nên trái cây ngon, trái cây luôn được bao ăn. Tôi ghé vô hỏi thẳng: bao ăn là sao chú?

Ông lão không nhìn tôi, tay chụp cặp thơm ném dưới ghe lên thoăn thoắt điệu nghệ, miệng ngậm thuốc rê, trả lời gọn lỏn: là ăn thoải mái, thích thì mua không thích đừng! Vậy là ghé thử liền, chôm chôm Vĩnh long trái đỏ lựng, lột ăn thoái mái, sầu riêng tách vỏ sẵn, muốn ăn lấy tay xé ăn, măng cụt có con dao Thái, cán vàng đang cắm trên miệng cái cần xé, ăn trái nào hớt đầu trái đó… Ăn xong, đã nư rồi mua mỗi thứ một ít, làm quà, cân 3 ký chôm chôm xong chị bán hàng còn bốc thêm vài bốc bỏ vô, một chục măng cụt tính 14 trái, mua trái sầu riêng được tặng luôn trái hồi nãy mới thử..., đã quá...!

Monday, July 3, 2023

(TRUYỆN NGẮN) TÌNH YÊU HỌC TRÒ - TRẦN THỊ NHẬT HƯNG

 

Nàng rất yêu môn toán vì nàng giỏi toán, do đó, với bất cứ thầy, cô giáo nào dạy toán cũng chiếm ngay cảm tình của nàng đầu tiên. Đặc biệt nàng dành cho thầy hơn cô. Đương nhiên thôi, vì âm dương như nam châm thường hút nhau. Và trong số nhiều thầy toán nàng gặp, già, trẻ, đẹp, xấu đủ cả: Người đáng tuổi cha thì nàng yêu như bố, người đáng tuổi anh (bị tội xấu trai, nàng chỉ yêu như anh trai thôi) còn người đồng trang vừa lứa lại đẹp, lại độc thân đương nhiên nàng yêu như… chồng, dù nàng chưa từng là tình nhân.

Và nàng đã gặp người trong mộng, chú tâm đến thầy Sơn dạy toán. Thầy Sơn vừa trẻ lại đẹp trai, giỏi và nhất là thầy chưa có vợ! (nàng điều tra nhanh, chỉ biết chưa có vợ là được, còn thầy có người yêu chưa thì… mặc thầy, nàng không cần biết tới). Nàng đang ở tuổi dậy thì 17 mộng mơ. Tuổi của tình yêu, của trái tim mẫn cảm dễ bật lên cung đàn yêu thương và nàng cứ để tự nhiên cho con tim làm việc!

Monday, June 12, 2023

CẢM NGỘ "TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI": THẾ NÀO MỚI LÀ "TÌNH YÊU CAO THƯỢNG"?


 “Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. 

Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính Thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Ít ra thì truyền thuyết nói như vậy”.

Saturday, April 29, 2023

CHIẾN TRANH "GIẢI PHÓNG", VÀ DIỄN VIÊN ĐƠN DƯƠNG - TUẤN KHANH

Những người sống ở Sài Gòn nói họ tuy đã quen với việc hàng năm, đến ngày 30 Tháng Tư, nhà cầm quyền lại cho trương khắp nơi các bích chương, biểu ngữ mừng ngày “giải phóng miền Nam”, nhưng quen, không có nghĩa là không có những phản ứng nhất định, dù đã gần nửa thế kỷ đi qua.

Việc xác định là “giải phóng”, có lúc này lúc khác. Tùy theo cảm quan của người đứng đầu bộ máy nhà nước và thời thế. Đã có lúc cả miền Nam rộ lên niềm vui khó tả khi đọc được những dòng tâm tình của ông Võ Văn Kiệt, về ngày 30 Tháng Tư là có “triệu người vui, cũng có triệu người buồn”. Giai đoạn đó, những ngôn luận nhận thức khác lạ đó, mô tả được một tâm trạng có thật dai dẳng trong dân chúng: Miền Nam là của những người xác nhận mình thua cuộc, nhưng không nhận là mình được giải phóng.

Tuesday, April 25, 2023

NỮ VĂN SĨ BÀ TÙNG LONG VÀ MỘT THỜI TRUYỆN “FEUILLETON” TRÊN BÁO CHÍ SÀI GÒN 60 NĂM TRƯỚC

 


“Bà Tùng Long là một văn sĩ nổi tiếng từ thập niên 1950 ở Sài Gòn. Bà viết văn giản dị, mộc mạc, lối văn của miền Nam, như Hồ Biểu Chánh nhưng hiện đại hơn vì bà được theo học chương trình trung học Pháp từ thời tiểu học ở Đà Nẵng, rồi sau đó là tại các trường nữ sinh danh tiếng là Đồng Khánh ở Huế, Gia Long (trường áo tím ở Sài Gòn). 

Truyện của Bà Tùng Long là loại văn chương dễ đọc, phù hợp với người đọc đại chúng, với những câu chuyện mang tính chất luân thường đạo lý…, khác với loại văn chương trau chuốt của miền Bắc mà đại diện là Tự Lực Văn Đoàn”. 

Đó là những lời giới thiệu của giáo sư Trần Văn Khê đối với nữ văn sĩ Bà Tùng Long. Ông là bạn học với em gái của bà, theo ký ức của mình, giáo sư Trần Văn Khê nói Bà Tùng Long có vẻ đẹp thanh lịch, quý phái, gia đình trung lưu và nề nếp. 

Tuesday, April 11, 2023

NĂM NĂM RỒI KHÔNG GẶP - LÊ HỒNG MINH

 

“Chuyện Tình Buồn” có thể được xem là một trong những bản nhạc tình hay và cực kỳ lãng mạn của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Câu chuyện trong bài thơ hay bài hát đều kể về một thanh niên có gia đình theo đạo Phật, đem lòng yêu một cô gái rất đẹp theo đạo Công giáo. Hồi đó, những câu chuyện như thế này là không hề thiếu, và chắc chắn là luôn gặp phải trắc trở vì bị cả hai gia đình, thậm chí cả dòng họ ngăn cấm tới cùng!

Monday, April 10, 2023

MỐI "TÌNH TRAI" CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU VÀ NHÀ THƠ HOÀNG CÁT - THIÊN KIM

Nhà thơ Hoàng Cát có một căn phòng riêng đầy kỷ niệm, căn phòng mà với ông, nó là một "cõi thiêng" với rất nhiều điều được lưu giữ. Rất nhiều sách, rất nhiều kỷ vật, ảnh, giấy bút, bản thảo, và cả một kho thuốc cho căn bệnh quái ác từng hành hạ ông tưởng không thể vượt qua để mà tồn tại được.

Đôi chân thương binh thập thễnh nhưng nhanh nhẹn, tháo vát, dường như chưa bao giờ ngơi nghỉ trên con đường sống. Và tuyệt vời hơn nữa, là dù phải trải qua bao nhiêu thăng trầm của đời sống, ông vẫn là một nhà thơ nuôi dưỡng được cảm xúc cho trái tim với những nhịp yêu bất chấp thời gian. Chính vì thế, thơ của ông, luôn nặng trĩu những ân tình. Bởi vì ông đã có rất nhiều ký ức của cả một thời kỳ đẹp nhất trong đời sống thi ca với những con người thơ đã bất tử cùng chặng đường văn chương của dân tộc.

Tuesday, March 28, 2023

CON CHÓ - SƯU TẦM

 


Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh ! Mỗi lần muốn gọi, chỉ cần: "Êu, Êu" là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương ! Thường ngày, khi không có ai cần đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ, nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra, vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.

Saturday, March 25, 2023

BÃO TỐ - JEFFREY THAI

 

Chiều qua, tôi vô tình nghe được tin thời tiết, báo động sẽ có một cơn bão sắp đi qua.  Tối đi làm về - tối của một đêm cuối tuần - lòng muốn đi một nơi nào đó trong đêm, nhưng trời mưa tầm tã và kéo dài.  Đúng là trời đang giông bão như đã được báo động, nên đành về nhà thôi, dù có chút tiếc nuối. 

Sunday, March 5, 2023

THƠ: NGÀY TRẺ BA TỪNG YÊU - LEWIS TRƯƠNG

 

Ba kể về ngày trẻ ba từng yêu,

yêu say đắm một người không phải mẹ

đôi tay chẳng thon

bờ vai chẳng nhỏ bé

đôi mắt không tròn

sơ-mi sẫm màu be.

Thursday, February 2, 2023

ĐẾN TUỔI TRUNG NIÊN, HÃY DẸP BỎ NHỮNG ÂN OÁN - TRÚC NHI


Người ta khi tuổi tác càng lớn dần lên, càng cảm nhận sâu sắc về những vấn đề của cuộc đời. Khi bước sang tuổi trung niên cũng là lúc họ hiểu ra rằng, đã đến lúc phải dẹp bỏ những ân oán!

1. Nếu cuộc sống không dễ dàng với bạn, liệu nó có dễ dàng với những người khác?

Cho dù bạn có khóc mỗi ngày cũng không thể thay đổi số phận của mình. Khi một người bước vào tuổi trung niên, điều quý giá nhất không phải là lăn những giọt lệ mặn chát trên má, mà là sự mạnh mẽ và quyết tâm trong trái tim.

Do đó hãy dẹp bỏ những ân oán đi, đừng để trái tim thủy tinh dằn vặt cuộc đời bạn. Hơn nữa, cắn răng kiên trì chịu đựng nỗi đau còn tốt hơn gấp vạn lần tìm người để phàn nàn.

NÀNG ROZA VÀ CHÀNG THỦY THỦ

 

Trong thời gian đi biển, một thủy thủ nhận được những bức thư của một cô gái mà anh ta chưa từng gặp, tên là Roza. Họ viết thư cho nhau suốt 3 năm. Đọc những bức thư và trả lời cô, anh  hiểu rằng không thể sống thiếu những bức thư của cô. Họ thầm yêu nhau mà không nhận ra điều đó.

Khi anh trở về đất liền, họ hẹn gặp nhau ở nhà ga Trung tâm của thành phố vào lúc 5 giờ chiều. Roza viết rằng cô sẽ cài một bông hồng đỏ vào khuyết áo của mình.

Người thủy thủ nghĩ: anh chưa bao giờ nhìn thấy ảnh của Roza. Anh không biết cô bao nhiêu tuổi, xấu hay đẹp, béo hay gầy.

SUY NGHĨ CỦA PHẠM DUY VỀ HCM

 

Tôi còn nhớ rất rõ cái hôm Đại hội Văn nghệ ở Việt Bắc mùa hè năm 1950. Tố Hữu đã phá vỡ giấc mơ của nhiều người. 

Trước tiên ông ta tấn công vào nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ: “Vọng Cổ có âm điệu ủy mị, làm cho người nghe bị ru ngủ, tiêu tan cả chí phấn đấu.”

Lưu Hữu Phước đứng lên bênh vực cho bài Vọng Cổ của mình: “Vọng Cổ hay lắm, hay lắm, không bỏ Vọng Cổ được đâu”.

Nhưng Tố Hữu nói: “Vọng Cổ làm cho Việt Nam mất nước, nên phải cấm nó thôi.”

Dẹp xong vọng cổ, Tố Hữu quay sang kịch thơ.

“Nội dung phong kiến. Cốt truyện đưa ra toàn là những nhân vật quan liêu. Lối diễn xuất bằng sự ngâm nga, nghe thật là rên rỉ, lướt thướt. Kịch Thơ không thích hợp với kháng chiến.”

Tuesday, January 31, 2023

CUỐI NĂM KỂ CHUYỆN MA - ĐÀO VĂN

 

Cuối năm, kể chuyện ma: Ma cản đường (1947),hồn ma báo mộng (1959), tôi “phá” nhà ma và dụ ma xuất (1970)

✱ Tổ chức IPSOS: Mở cuộc khảo sát vào năm 2019, kết quả có  gần một nửa số người Mỹ tin rằng ma là có thật (46%)

✱ Dr. Spalding:  Sự hiện hình ở nghĩa địa chỉ là hình ảnh của thể phách đang tan rã, chứ không phải ma quỷ, vong linh. Khi ta chết, thể xác hư thối thì thể phách vốn là thể trung gian giữa thể xác và thể vía cũng tan rã theo

✱ Cảnh sát Hồng Kông: Sự thật khó hiểu chính là trong dạ dày 4 người đã qua đời có số thức ăn trùng khớp với đồ ăn mua của nhà hàng Triều Dũng Ký ngày hôm trước. (HK Police concluded case as Ghost Incident).

Saturday, December 17, 2022

HUYỀN THOẠI: "THÚY ĐÃ ĐI RỒI " - HÀ ĐÌNH NGUYÊN

 


Trong gia tài sáng tác khá đồ sộ của nhạc sĩ Y Vân, có một bản nhạc đặc biệt:" Thúy đã đi rồi.."

. Bản nhạc này rất thịnh hành vào thập niên 60 thế kỷ trước. Tuy nhiên, đằng sau bản nhạc là một bí mật ít người biết tới.

Nghệ sĩ vốn đa tình, cho nên chuyện trăng hoa, ong bướm âu cũng là nghiệp chướng. Nhưng trường hợp của nhạc sĩ Y Vân lại khác, bởi bà Minh Lâm - vợ ông, từng khẳng định với người viết là ông rất đứng đắn, nghiêm túc trong chuyện tình cảm và không giấu bà điều gì. Ngay cả bút danh Y Vân bà cũng biết, đó là cuộc tình thời trai trẻ của ông và thiếu nữ mang tên Tường Vân. Cuộc tình không thành nhưng để lại dấu ấn trong cái tên ký dưới mỗi bản nhạc do ông sáng tác: Y Vân (nghĩa là “Yêu Vân”). Cả chuyện cô gái chủ quán bi-da mà ông hay đến chơi, thường nhìn ông với ánh mắt “bất thường” để ông có cảm xúc viết thành ca khúc Khi em nhìn anh ông cũng kể hết với bà. Vậy, sao lại có bản Thúy đã đi rồi, gọi đích danh tên một người con gái với những ca từ mang tâm trạng của một kẻ đắm đuối trong bể tình:

Sunday, November 13, 2022

MẶT TỐI CỦA NƠI ĐƯỢC GỌI LÀ THIÊN ĐƯỜNG - JEFFREY THAI


Đó là bài viết bằng tiếng Anh của tôi, được viết cách đây đúng 12 năm, mà Facebook vừa vô tình khơi nhớ lại. Đó là bài viết đầu tiên của tôi về hiện thực an ninh của đất nước Mỹ, sau khi đã sống ở Mỹ được hơn 12 năm rưỡi. Tôi đọc lại nó như một kỷ niệm. Nhớ thuở ấy, tôi còn sử dụng tiếng Anh trong văn viết, và chưa viết lại chữ Việt kể từ sau khi đến Mỹ. Nhớ thuở ấy, tôi thấy mình ngây thơ làm sao với hiện thực cuộc sống, mà lý do là vì mình quá bận rộn với việc học và việc làm ở cuộc sống mới.

Thuở ấy, phải mất hơn 12 năm, tôi mới nhận ra được những điều thật đơn giản và trần trụi diễn ra chung quanh mình. Sự thật đó là: những nơi tôi đã từng sống trước đó, và cho cả đến những nơi tôi sống sau này ở thành phố Atlanta, không nơi nào là thực sự an toàn cả. Cho đến thời điểm viết bài viết ấy, chưa có điều gì không hay xảy ra với tôi, hoàn toàn chỉ là một sự tình cờ may mắn. Sau đó thì không như thế nữa.

Sunday, October 2, 2022

CUỐI MÙA NHAN SẮC X - JEFFREY THAI

 

Tôi đến thành phố này như một người khách lạ -  nơi tôi chẳng quen ai và cũng chẳng ai quen mình.  Mỗi sự đến và đi trong đời sống này đều có lý do riêng và định mệnh riêng của nó.  Với tôi, sự ra đi này vừa là một cách để giã từ một thứ dĩ vãng đã trở nên tận cùng nhàm chán, vừa là một cách để trở lại với cuộc đời này, với thế giới ta bà này, để sống nốt những năm tháng còn lại của... cuối mùa nhan sắc.  

Vì sao tôi lại đến thành phố này?  Cũng chẳng có lý do gì đặc biệt.  Tôi chỉ cần một sự đổi thay, tôi chỉ muốn di chuyển một chút về hướng Tây, sau hơn hai thập kỷ sống ở hướng Đông.  Ngày tôi đến, tôi đã biết nó là một thành phố nguy hiểm, nhưng tôi không xem điều đó là quá quan trọng, vì thành phố cũ tôi ở cũng là một thành phố nguy hiểm đấy thôi, và biết bao điều đã xảy ra với tôi trong những tháng năm sống nơi ấy.  Tuy vậy, tôi đã không thể lường được rằng, nó lại nguy hiểm đến mức vượt xa mọi tưởng tượng; ở đó, mạng sống con người có thể kết thúc vào bất kỳ lúc nào mà nguyên nhân chủ yếu là đạn lạc, cướp bóc và tấn công bằng súng.  Điều cuối cùng nhưng không kém phần thảm họa là tai nạn giao thông.  

Sunday, September 25, 2022

CUỐI MÙA NHAN SẮC IX - JEFFREY THAI

 

Tôi đến thành phố này vào một tối mùa đông thật lạnh, chỉ vài giờ thôi trước thời khắc giao thừa.  Tôi nhớ mãi chuyến đi dài hơn sáu tiếng đồng hồ ngày ấy mà tôi xem như là cuộc hành trình trăm dặm để trở lại với cuộc đời này, sau những năm tháng đi hoang.  Dẫu cho là đang giữa trời mùa đông mà nắng vẫn rất trong và những cơn gió lạnh chỉ dìu dịu thổi, thế mà tôi thấy lòng cũng chẳng có gì vui, chỉ le lói đâu đó chút ánh sáng mơ hồ từ một sự bắt đầu mới. Thứ ánh sáng ấy mới huyền hoặc làm sao, nó không đủ ấm để sưởi ấm cõi lòng người, mà chỉ đủ sáng để người ta thấy được thấp thoáng đâu đó bóng dáng của một nhan sắc cuối mùa.  

Thế là, tôi đã sống ở thành phố này qua ba mùa đông, và giờ thì một mùa thu đang khẽ khàng đi tới.  Không dưng, tôi bỗng thấy mình đặc biêt quan tâm tới thời khắc này - thời khắc những chiếc lá bắt đầu tàn phai, và muốn kết nối với nó thật đậm, thật sâu.  Hình như tôi đang cố gắng tìm kiếm lại những khoảnh khắc yên bình nào đó mà tôi đã từng có được ở những mùa thu trước, lúc còn ở thành phố cũ.  Tôi thấy mình dò dẫm gom góp lại những chiếc lá vàng rơi để có thể dùng chúng mà phủ lên trên những ám tượng kinh hoàng trong đời sống hôm nay, ở thành phố này. 

LỊCH SỬ CỦA NỖI CÔ ĐƠN - AMELIA WORSLEY

 


Mục lục

Những hiểm nguy của việc liều lĩnh dấn thân vào “sự cô đơn”

Tình thế nan giải của sự cô đơn hiện đại

Dân cư hóa vùng hoang dã của tâm trí

Có phải cô đơn là tình trạng bất ổn của thời đại chúng ta hiện nay hay không?

Ông Vivek Murthy, cựu Tổng Y Sĩ Hoa Kỳ nói rằng hầu hết các bệnh lý phổ biến mà ông đã gặp trong suốt sự nghiệp của mình “không phải là bệnh tim mạch hoặc tiểu đường; đó là cô đơn.”

Một số người nói rằng cô đơn kinh niên cũng giống như việc “hút 15 điếu thuốc mỗi ngày”. Chứng bệnh này còn “giết nhiều người hơn cả béo phì”

Bởi vì hiện nay sự cô đơn được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng – thậm chí là một bệnh dịch, nên người ta đang tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cố gắng tìm kiếm các giải pháp để chữa trị.

Sunday, September 18, 2022

HÔM QUA BỐ CHÁU ĐÃ VÀO CHẾT Ở TRONG RỪNG - NGUYỄN VẠN AN

Ở bên này (Pháp), giới tự coi là ‘trí thức » đều đọc báo Le Monde. Tờ báo này không những cho đầy đủ tin tức thời sự, mà còn có nhiều bài bàn luận rất giá trị về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, vân vân. Tranh ảnh rất đẹp, phần lớn là trắng đen, gần đây mới có chút ảnh mầu. Báo có rất nhiều tài liệu, muốn đọc hết phải bỏ cả giờ, nên nhiều khi chiều về mệt mỏi tôi chỉ đọc phớt qua. Chờ cuối tuần, hay khi nào rảnh, mới lấy ra đọc tiếp.

Nhưng có một trang mà tôi đọc đều đều. Đó là trang « Le carnet du Monde ». Trong đó có các tin hôn nhân, sanh con, đẻ cái, và rất nhiều tin…. cáo phó. Phải có tiền hay có tiếng mới gửi tin đăng vào đó, vì giá trả rất đắt.

NGƯỜI HOPI TIÊN ĐOÁN CUỘC "ĐẠI TỊNH HÓA" SẮP ĐẾN, HỦY DIỆT VÀ HY VỌNG CÙNG TỒN

 

Người Hopi nổi tiếng với nhiều lời tiên tri chính xác. (Ảnh minh họa qua Pinimg)

Người Hopi nổi tiếng với nhiều lời tiên tri chính xác, đối với tình hình nhân loại trong tương lai, tộc người này đã đưa ra lời dự ngôn chứa đựng lịch sử thay đổi nhân loại và lời cảnh báo nghiêm khắc cho tương lai.

Vùng đất người Hopi (Hopi Reservation), nằm ở phía Đông Bắc bang Arizona, Mỹ rộng khoảng 6.560km vuông. Trong vùng đất này có 3 ngọn núi, cách sắp xếp của chúng hoàn toàn giống với 3 đại Kim tự tháp ở Ai Cập và “vành đai ba sao” của Orion. Trên 3 ngọn núi này, có 12 ngôi làng mà người Hopi sinh sống.

Cái tên Hopi này nổi tiếng khắp thế giới. Tên ‘Hopi’ bắt nguồn từ tên thật của họ “Hopituh Shi-nu-mu” có nghĩa là “những người hòa bình” hoặc “những người nhỏ bé hòa bình”. Trong Từ điển Hopi, nghĩa chính của từ ‘Hopi’ là “một người tốt, văn minh, hòa bình và tuân theo đường lối của người Hopi”.

Sunday, September 11, 2022

CUỐI MÙA NHAN SẮC VIII - JEFFREY THAI

 

Tôi đến thành phố này như một người khách lạ, chẳng quen ai và cũng chẳng ai quen mình, vào một tối mùa đông thật lạnh, chỉ vài giờ trước thời khắc giao thừa.  Tôi ra đi như một sự bừng tỉnh (hay thực ra là để đánh thức mình) sau một cơn mê - cơn mê vừa đẹp, vừa dài, vừa mê mải và thật buồn như một lần bỏ cuộc đời mà đi.  

Ở những ngày viết blog cũ, tôi vẫn cứ nghĩ chuyện bỏ cuộc đời mà đi chỉ là chuyện của văn chương, của những thoáng bốc đồng trong cuộc sống.  Nhưng hóa ra, nó hoàn toàn có thực.  Người ta sẽ bỏ cuộc đời mà đi khi trần gian này đã quá đỗi chán chường, và cuộc sống chỉ còn là một sự lặp lại tuần hoàn của những điều không mong muốn; với tôi, đó là vòng tuần hoàn đầy ngao ngán của sự chạm ngõ với những gương mặt người đáng sợ.  Ở những ngày bỏ cuộc đời mà đi vừa êm đềm, vừa cô đơn đến tận cùng ấy, tôi vẫn ước thầm giá mà mình không phải trở lại vì món nợ áo cơm.  Tôi biết lòng tôi đã là "những hàng thành quách cũ", trong đó không còn lại ai, không còn lại gì.  

Monday, September 5, 2022

TÂM SINH TƯỚNG - HƯƠNG NGUYỄN


Chọn bất kì một tấm hình người VN nào đó rồi đem để kế bên một tấm hình một người nước ngoài, dù Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Phi sẽ thấy rõ sự khác biệt. Ngoài các yếu tố về màu da, chủng tộc thì sắc mặt là thứ dễ nhận ra nhất. Nhìn vào gương mặt một người VN không thể nào có nét vô tư, tươi tắn, hồn nhiên và thoải mái như người nước ngoài được. Những lo âu, toan tính, sợ hãi, dè chừng, mưu mô hằn lên sắc mặt của mỗi người.

Sunday, September 4, 2022

THƠ: ANH VỀ ĐI - DAISY

Em
một lần
một nỗi buồn
một giấc tương tư
một thoáng mơ hồ trong đôi mắt
một một mảnh tình say, giấc mộng tàn
một hành tinh, riêng em giữ lấy
một tình yêu ấy, có hay không ?

Friday, August 5, 2022

HIỆU ỨNG "CỬA SỔ VỠ" - HÃY THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG ĐIỀU ĐƯỢC COI LÀ NHỎ NHẶT | TUỆ TÂM

Hiệu ứng “Cửa sổ vỡ”

Lần thứ nhất đến trễ, không bị trừng phạt, rồi mới dưỡng thành thói quen đến trễ; lần thứ nhất nới lỏng yêu cầu đối với mình, cuối cùng biến thành không có tiêu chuẩn đối với bản thân. Đây là điều mà rất nhiều người đang gặp phải.

Thận trọng với những điều được coi là nhỏ nhặt

Tin rằng trong cuộc sống, chúng ta đều đã từng có những trải nghiệm kiểu này: Ban đêm trước khi ngủ, bạn cầm điện thoại di động lên tự nói với mình: “Chỉ chơi mấy phút thôi!”, kết quả thành mấy tiếng đồng hồ.

Bạn vốn tửu lượng không tốt, trên bàn tiệc bằng hữu mời rượu, bạn không tiện từ chối, nói rằng chỉ uống một chén, kết quả là có chén thứ hai, chén thứ ba, cuối cùng trở về nhà trong tình trạng say mèm, thân thể bị hao tổn.

TRONG HỖN LOẠN CHÚNG TA TÌM THẤY SỰ CÂN BẰNG - LEO BABAUTA

 


Cuộc sống đầy bất ổn và gian nan, nhưng chúng ta có thể rèn luyện để đối mặt với điều đó.

Những tình huống đột ngột dồn dập xuất hiện có thể khiến chúng ta cảm thấy áp lực. Chúng ta có thể thất vọng, quá tải, căng thẳng và nản lòng. Đó là điều bình thường của cuộc sống vốn đã vận hành như thế. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể tự rèn luyện bản thân để giữ được trạng thái cân bằng hơn khi mọi việc rơi vào hỗn loạn và giữ được thái độ điềm tĩnh và thản nhiên, điều đó cho phép chúng ta trở thành bờ vai vững chắc mà người khác có thể dựa vào.

Hãy nói về cách rèn luyện bản thân để chúng ta có thể tìm thấy sự cân bằng hơn trong hỗn loạn.

Sunday, May 22, 2022

CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG VỀ VẾT XƯỚC XE VÀ CHIẾC PHONG BÌ NĂM TRIỆU - HẢI LAM

 


Trên đường phố, dưới cái nắng bỏng rát của tháng 7 quện vào cái khó chịu của thứ không khí đầy khói bụi, dòng xe nhích từng chút một. Giờ tan tầm, kết thúc sự tất bật ở cơ quan, ai cũng muốn tranh thủ từng phút để sớm về nhà, ở đó có một sự tất bật khác đang chờ họ. Ông lão đạp xích lô cũng hòa mình trong dòng chảy ấy.

Cái mệt đã thấm sâu vào từng nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Những giọt mồ hôi đã thấm đẫm tấm áo cũ sờn và chiếc khăn mặt vắt ngang nơi cổ. Ông lão đang gồng mình điều khiển chiếc xích lô trở đầy những thanh sắt dài 3m, nặng trịch.

HENRY MILLER NHÀ VĂN DUNG TỤC - VÕ CÔNG LIÊM


Giữa thế kỷ XX xuất hiện một tác giả khác đời, người đã gây ảnh hưởng không ít trong văn học thời bấy giờ,thay đổi cục diện văn chương Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới.  Một thứ văn chương đồi trụy,dâm dục,phi đạo đức làm thương tổn đến những nhà đạo đức học,luân lý học…

Đó là nhà văn Henry Miller(*)  Đời lên án ông gắt gao, cho ông là con người đảo khuynh; điều mà xưa nay người ta tránh nói tới thì nay ông mạnh dạn phanh phui,huỵch toẹt không ngại ngùng.  ”why not”!tại sao không!  Từ đó sinh ra hiện tượng Miller.  Một hiện tượng phủ nhận mọi tác quyền cũng như những ấn phẩm của ông.Hoa Kỳ và Anh quốc đồng loạt bôi bác,trù dập thứ văn chương dung tục như thế.  Vậy nguồn cơn nào đã đẩy ông vào con đường viết lách một cách bạo miệng bạo mồm như thế?

100 NĂM SAU VẪN BỒI HỒI "TÔI ĐI HỌC"


 “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”.

Đó là đoạn mở đầu bài văn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thường được nhắc đến mỗi khi bắt đầu năm học mới. Nếu tính từ ngày đầu đi học của nhà văn (sinh 1911), “buổi mai hôm ấy” đến nay cũng đã hơn 100 năm. Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi tìm lại ngôi trường làng 100 năm trước cậu học trò Trần Thanh Tịnh đã khởi đầu với bài Tôi đi học.

Saturday, May 21, 2022

VỀ GIÀ CẢM GIÁC NHƯ THẾ NÀO? - LUNYTA

 

Một ngày nọ, một người trẻ hỏi tôi: - Về già cảm giác như thế nào?

Tôi rất ngạc nhiên về câu hỏi, vì tôi không coi mình là già. Khi anh ấy nhìn thấy phản ứng của tôi, anh ấy có vẻ mắc cỡ, nhưng tôi giải thích rằng đó là một câu hỏi thú vị. Và sau khi suy ngẫm, tôi kết luận rằng già đi là một món quà.

Đôi khi tôi ngạc nhiên về hình dáng của mình khi đứng trước gương. Nhưng tôi không lo lắng về những điều đó lâu. Tôi sẽ không đánh đổi tất cả những gì mình có để có ít tóc bạc hơn và một cái bụng thon gọn. Tôi không tự trách mình vì đã không dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy, hay ăn thêm một vài món đồ "hơi béo". Tôi được quyền sống lộn xộn một chút, ngông nghênh và dành nhiều giờ hơn để nhìn ngắm những bông hoa của mình.

Saturday, May 14, 2022

HÃNG DĨA HÁT SÓNG NHẠC (HÃNG DĨA HÁT ASIA)




Sóng Nhạc, một trong những hãng dĩa lớn nhất ở Sàigòn, có văn phòng đặt tại số 37, đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.Cơ sở kỹ thuật của hãng dĩa Asia – Sóng Nhạc gồm có phòng thu thanh, phòng ép dĩa và sang băng ở trong Bến Hàm Tử Chợ Lớn.

Hãng dĩa Asia – Sóng Nhạc quy tụ tất cả hai bộ môn tân nhạc và cổ nhạc, với sự cộng tác của hầu hết những nghệ sĩ trình diễn và sáng tác nổi tiếng ở Sàigòn ngày trước.

Sunday, May 1, 2022

RỐT CUỘC THÌ NGƯỜI CÓ TIỀN THỰC SỰ MUỐN MỘT CUỘC SÔNG RA SAO? - THIỆN SINH

 

Hồi còn nhỏ ngồi chiếc xe đạp cà tàng, ăn dưa cải muối, nhìn thấy người ta ngồi xe gắn máy tiêu diêu tự tại, lòng không khỏi ao ước. Đợi đến sau này sắm được chiếc xe gắn máy rồi lại nhìn thấy người ta có tiền lái xe hơi, ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, sống ở thành phố lớn, lòng thật thèm muốn biết bao! 

Sau này lớn lên dốc sức kiếm tiền, cuối cùng cũng đã lái được xe hơi, ăn thịt, uống rượu. Lúc này ngoái đầu nhìn thì lại thấy người có tiền đang đạp xe đạp, ăn mấy món rau dại mà lúc trẻ ta dùng để nuôi heo trong nhà, không còn hút thuốc, cũng không uống rượu nữa, hơn nữa còn chuyển về sống ở vùng thôn quê.

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG: TÌNH YÊU CỦA CẶP VỢ CHỒNG NGHÈO - TUỆ TÂM

 
Khắc hạnh phúc lên bánh quẩy: Câu chuyện có nghe 9999 lần vẫn cảm động. (Ảnh minh họa)

Tình yêu không cần phải lãng mạn, không cần kinh thiên động địa, chỉ cần tay trái nắm tay phải, không buông không bỏ, không đổi không dời!

Năm đó, người vợ ngã bệnh, người chồng dùng xe ba gác đẩy vợ vào trấn để tìm phòng khám bệnh. Sau khi anh vét tất cả tiền xu trong túi ra, thầy thuốc cuối cùng cũng tiêm cho vợ anh một mũi, còn nhét cho cô hai túi thuốc Đông y bọc trong gói màu vàng.

Người chồng kéo chiếc xe rời đi, người vợ vẫn nằm yên trên xe. Băng qua một con đường nhỏ, rẽ sang phải, rồi lại băng qua một con đường nhỏ, có một mùi hương rất thơm bay tới. Người chồng nuốt nước miếng, ngập ngừng vài giây rồi dừng bước, quay đầu hỏi: “Có muốn ăn bánh quẩy không?”

SẦU THIÊN CỔ TRONG CA KHÚC "SÀI GÒN ƠI TÔI CÒN EM ĐÓ" CỦA NHẠC SĨ TRƯỜNG SA

 

Sau khi định cư ở Canada, nhạc sĩ Trường Sa có cho ra mắt một loạt ca khúc như  Sài Gòn Ơi Giã Biệt Từ Đó, Trên Vai Em Nỗi Buồn Mấy Tuổi, Từ Một Ước Mơ… đặc biệt trong đó ca khúc Sài Gòn Ơi Tôi Còn Em Đó được ca sĩ Thùy Dương trình bày, đã ghi dấu giai đoạn sáng tác mới ở vùng đất tự do. Nhưng với những người quen biết nhạc sĩ Trường Sa thì ca khúc này còn chất chứa một nỗi buồn không thể nói cùng ai: Sự ra đi của người bạn đường đã cùng ông đi qua những ngày khốn khó ở Việt Nam, đặc biệt với những năm tháng sau ngày 30-4 ấy.

DĨA CƠM - DON HỒ

 

Một ngày cuối Tháng Tư nắng đẹp, hai mẹ con ngồi trong quán cơm tấm gần nhà ở miền Nam California.

Đồ ăn được mang ra, hai dĩa cơm tấm bì chả- tàu hũ ky-trứng ốp la bự xự, thật “hoành tráng” với lỉnh kỉnh những món.

Một dĩa được đặt trước mặt mẹ. Mẹ ngắm nghía dĩa cơm một hồi rồi bảo:

– Nhiều thế này rồi sao mẹ ăn hết được hả con, sao không kêu cho mẹ dĩa nhỏ hơn?

Người con đang múc muỗng nước mắm ớt chan lên cơm, ngước mắt lên nhìn mẹ trả lời:

– Dĩa người ta giá bấy nhiêu, giờ mẹ muốn ít hơn thì người ta bỏ lại bớt nhưng cũng vẫn giá đó. Thôi thì ăn được bao nhiêu thì mẹ cứ ăn, không hết thì mình xin cái hộp, bỏ mang về …

Mẹ cười:

– Ờ nhỉ…

Monday, April 25, 2022

THÁNG TƯ, NHỚ MÌ GÓI - VŨ THẾ THÀNH

 

Tháng Tư và mì gói nào có liên quan gì với nhau. Tháng Tư chỉ là cột mốc, thoắt chốc mì gói đã trở thành sơn hào hải vị trong các bữa ăn của người dân Sài Gòn.

Những năm sau 75, con đường vương bá của mì gói bất ngờ nổi lên. Có lạ không khi miền Tây sông nước là vựa lúa mà miền Nam thiếu gạo, dù chiến tranh đã trôi qua vài năm. Mỗi tháng tiêu chuẩn gạo của kỹ sư như tôi được 13 kg. Gạo thiếu, thay một phần gạo bằng mì gói. Một kilogram gạo quy thành sáu gói mì, và chỉ một ký gạo được quy đổi thành mì gói thôi, còn lại là những lương thực độn khác như bo bo, bột mì, khoai sắn. Rồi đến lúc bao bì gói mì cũng không đủ, cho mì vụn vào túi nylon đóng bao nửa ký.

Sunday, April 24, 2022

HỌC CÁCH SỐNG NHƯ MỘT SAMURAI: TÂM BÌNH THẢN, TRÍ THÔNG SUỐT - JOSHUA PHILIPP

Một bức ảnh về samurai mặc áo giáp của Kusakabe Kimbei. (Ảnh Phạm vi công cộng)

Dáng vẻ của một người phản ánh nội tâm của người đó, và để đẹp hơn từ vẻ ngoài cho đến ánh nhìn, văn học cổ điển chỉ ra rằng trước tiên phải tu tâm dưỡng tính.

Có rất nhiều các sách cổ hướng dẫn con người thay đổi tâm tính bên trong, trong đó phải kể đến cuốn sách của người Nhật dành cho Samurai của học giả Nho giáo thế kỷ 17 tên là Yamaga Soko. Trong cuốn sách “Way of the Knight” (Tạm dịch: Phương pháp của một kị sĩ), ông giải thích rằng để đạt được những cải tiến thực sự về ngoại hình, trước tiên con người phải hướng vào nội tâm, nhìn vào bên trong tâm tính của bản thân.

Sunday, April 17, 2022

TẠP ÂM TRONG NỘI TÂM - FANG YUAN


Sáng nay thời tiết đẹp, tôi muốn đi bộ đi làm. Vì vậy, tôi đã mang một đôi giày thật nhẹ nhàng và thoải mái.

Con đường gần nhất để đi bộ đến cơ quan là một con đường mòn vắng vẻ và yên tĩnh. Con đường này có quang cảnh khá đẹp, người đi bộ cũng rất ít. Hôm nay cũng vậy, tôi một mình đi bộ hít thở bầu không khí trong lành, ngẩng đầu nhìn lên bầu trời và những tán cây xanh. Nhưng khi bắt đầu lên dốc thì tôi đột nhiên nghe thấy tiếng bước chân ở đằng sau.

Saturday, April 16, 2022

GIÀ RỒI, CHÚNG TA ĐÃ GIÀ RỒI! CHỈ LÀ...

   

Có lẽ nhiều người vẫn còn suy nghĩ già thì con cái nuôi. Tuy nhiên thời đại hiện đại nhiều người đã không còn suy nghĩ này, thậm chí họ còn nghĩ làm thế nào để có nhiều tài sản để lại cho con cháu, nhưng không phải bằng mọi giá. Bản thân cũng cần hưởng thụ và vì vậy bản thân, bản thân, câu trả lời vẫn chỉ có thể là bản thân.

Có một chiếc nồi của riêng mình, trước lúc chết tuyệt đối không được vứt bỏ, có một người vợ (người chồng), hãy tận tâm đồng hành; có một cơ thể, hãy bảo trọng thật tốt; có một trạng thái tốt, hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình!

Sunday, April 3, 2022

CHUYỆN LY KỲ ĐÊM TÂN HÔN CỦA TRỊNH CÔNG SƠN


Nhạc sĩ quen thuộc nhất nhì Việt Nam đã có những cuộc tình dang dở. Trong đó phải kể đến lần đầu tiên lấy vợ của nhạc sĩ. Kể từ đó, Trịnh Công Sơn không bao giờ lấy vợ nữa.

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ lớn, huyền thoại âm nhạc của Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng đồ sộ và đủ sức nặng để tạo nên cả một dòng nhạc riêng mang tên mình.

Không chỉ tài hoa, Trịnh Công Sơn còn là người thầy đã nâng đỡ, dìu dắt vô vàn ca sĩ danh tiếng như Khánh Ly, Hồng Nhung, Quang Dũng, Hà Trần, Mỹ Lệ… Hầu hết ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam đều chịu ảnh hưởng và từng hát nhạc của ông.

Song hành cùng âm nhạc, những chuyện đời tư, tình ái của Trịnh Công Sơn cũng thu hút dư luận và khán giả không kém. Ông là người yêu đời yêu người nên yêu nhiều và trải qua vô số bóng hồng.

Monday, March 21, 2022

CÓ MỘT KIỂU NGƯỜI SẼ KHÔNG BAO GIỜ GIÀ ĐI


Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này.

1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ.

Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.

Tuesday, March 15, 2022

TỪ CÂU CHUYỆN VỀ VỊ TỔNG THỐNG UKRAINE, BÀN VỀ TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT - THIÊN BẢO

Tổng thống Ukraine ông Volodymyr Zelensky trước khi nhậm chức đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình. (Ảnh: Báo Quốc Tế)

Trong những ngày qua, khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine diễn ra, thì trên mạng xã hội lại lên tiếng đàm tiếu về vị Tổng thống Ukraine – Zelensky. Một số người gọi ông là gã hề trở thành Tổng thống, mang đến cho đất nước Ukraine cuộc chiến hiện tại. Vậy rốt cuộc vị tổng thống này là ai?

Theo Wikipedia, Ông Volodymyr Zelensky trước khi nhậm chức, ông đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình, diễn viên, diễn viên hài, đạo diễn, nhà sản xuất và là nhà biên kịch. Ông là đồng sở hữu và giám đốc nghệ thuật của Studio Kvartal-95 từ năm 2003 – 2019, và là Tổng sản xuất của kênh Inter TV từ năm 2010 – 2012.